Rất dễ để bắt gặp hoặc thậm chí là bạn thường phải dùng cụm từ Copyright hay ký tự ©. Tuy nhiên, có khá nhiều bạn hay nhầm lẫn hoặc thậm chí không hiểu Copyright là gì và vì sao phải dùng nó. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn làm rõ những vấn đề xoay quanh Copyright là gì, cùng theo dõi nhé!
Copyright là gì? Bản quyền là gì?
Copyright là thuật ngữ nói về một loại sở hữu trí tuệ đã được chứng nhận nhằm bảo vệ các tác phẩm gốc cũng như quyền tác giả của tác phẩm. Các tác phẩm trong trường hợp này có thể bao gồm nhiều hình thức. Chẳng hạn như:
- Tác phẩm âm nhạc
- Ghi âm
- Tranh ảnh
- Tác phẩm minh họa
- Phần mềm
- Phim
- Và còn nhiều hình thức khác.

Một trong những điểm chung của các tác phẩm được gắn Copyright là đã được đăng ký bảo hộ quyền tác giả với một đơn vị hợp pháp nào đó. Chứng nhận này có thể khác nhau về hình thức chẳng hạn như: văn bản hoặc đoạn mã lập trình… Nhưng tác dụng bảo vệ bản quyền nó mang lại cho tác phẩm là như nhau.
Tóm Tắt Nội Dung
- Copyright áp dụng cho những hình thức nào? Phạm vi áp dụng Copyright là gì?
- Làm thế nào để sử dụng tác phẩm có gắn Copyright?
- Một số mức phạt thường gặp trong luật bản quyền
- Phạm vi bảo hộ số Copyright là gì?
- Phạm vi bảo hộ cho website
- Bản quyền trên thiết kế số của Copyright là gì?
- Copywriter là gì?
- Sự nhầm lẫn phổ biến giữa Copyright và Copywriter
Copyright áp dụng cho những hình thức nào? Phạm vi áp dụng Copyright là gì?
Copyright được áp dụng cho khá nhiều hình thức, từ trí tuệ, sáng tạo nghệ thuật cho đến các tác phẩm khác. Về chi tiết cụ thể sẽ khác nhau tùy theo thẩm quyền. Tuy nhiên nhìn chung có thể bao gồm các bài tiểu luận, bài thơ, tác phẩm văn học, vở kịch; âm nhạc, phim ảnh, tranh; bản vẽ, điêu khắc hoặc phần mềm, chương trình truyền hình cũng như các ấn phẩm trong ngành thiết kế. Mỗi lĩnh vực có thể có các quy tắc về Copyright riêng biệt trong một số khu vực pháp lý.
Bản quyền không bao gồm các thông tin các nhân và ý tưởng. Bản quyền chỉ bao gồm các cách thức và hình thức mà tác phẩm được thể hiện. Tác phẩm có thể được sao chép cho mục đích sử dụng khác chẳng hạn như triển lãm thương mại… hoặc sao chép cho mục đích bình luận. Tuy nhiên, các quy định khác của pháp luật có quyền áp đặt các hạn chế bổ sung đối với bản quyền trong những trường hợp nhất định.

Bản quyền được tiêu chuẩn hóa qua các công ước quốc tế như công ước bản quyền và công ước Berne. Tổ chức thương mại quốc tế, Liên minh châu Âu là hai tổ chức tiêu biểu yêu cầu các thành viên của tổ chức phải tuân thủ theo quy định của các điều ước.
Làm thế nào để sử dụng tác phẩm có gắn Copyright?
Khái niệm Copyright là gì ở trên nói đơn giản thì là quyền tác giả của tác phẩm gốc. Do đó, để có thể sử dụng những tác phẩm này bạn cần được sự cho phép từ tác giả. Bên cạnh đó, trong phạm vi của quyền tác giả, bạn phải có được mẫu ủy quyền mới có thể thực hiện những hoạt động sau:
- Sao chép hoặc nhân bản các tác phẩm nghệ thuật gốc tựa như một bản sao digital
- Sử dụng một phần bất kỳ trong bản gốc để sáng tạo ra một tác phẩm hoàn toàn mới
- Cấp phép thương mại hoặc nhượng quyền kinh doanh tác phẩm cho bản sao của tác phẩm gốc
- Hiển thị tác phẩm với các mục đích ngoài thương mại.
>>>Xem thêm: 5 Điều bạn cần biết trước khi có ý định tham gia nhượng quyền thương hiệu
Copyright và vi phạm bản quyền
Một số mức phạt thường gặp trong luật bản quyền
Không chỉ cần nắm rõ Copyright là gì. Để ứng dụng đúng thuật ngữ này bạn còn cần hiểu những điều luật quy định về nó. Theo nghị định 131 phát hành ngày 16/10/2013 luật bản quyền thường áp dụng một số mức phạt hành chính có thể kể đến như:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tác phẩm không nêu tên thật hoặc bút danh của tác giả, tên tác phẩm trên các bản sao tác phẩm, ghi hình, bản ghi âm hoặc chương trình phát sóng. (Theo điều 9. Hành vi xâm phạm quyền đứng tên tên và đặt tên sản phẩm)
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với hành vi tự ý chỉnh sửa, cắt xén tác phẩm gây hại đến danh dự và uy tín của tác giả. (Theo điều 10. Hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm)

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với hành vi công bố tác phẩm khi chưa được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định hiện hành. (Theo điều 11. Hành vi xâm phạm quyền công bố tác phẩm)
Cách bảo vệ bản quyền tác phẩm của bạn
Copyright được định nghĩa rất rộng. Khái niệm này không nằm co cụm ở một diễn giải cụ thể nào. Ngoài việc bạn lựa chọn hình thức nào để bảo vệ các tác phẩm của mình.
Phạm vi bảo hộ số Copyright là gì?
Bảo hộ số hay digital thường khiến bạn liên tưởng ngay đến Facebook, Twitter, Instagram hay các trang mạng xã hội khác. Những mạng xã hội này đều có rất nhiều công cụ khác nhau để giúp người sáng tạo nội dung hay nói cách khác là tác giả dễ dàng bảo vệ bản quyền của mình. Công cụ tham chiếu sẽ dựa trên mô tả, bản ghi hoặc một liên kết bảo hộ cho tác phẩm của bạn.

>>>Có thể bạn nên biết: Tìm việc qua mạng xã hội – những rủi ro cần lường trước
Phạm vi bảo hộ cho website
Website hiện nay thường sẽ bao gồm hai hình thức bảo hộ nội dung là code Schema hoặc thông qua một đơn vị trung gian thứ 3 chẳng hạn như cục bản quyền trí tuệ hoặc DMCA.
Với cục bản quyền trí tuệ, để bảo hộ cho website bạn cần đăng ký bằng cách điền văn bản và gửi bản ghi CD code website hay chương trình máy tính về cục.
Cách này khá tốn thời gian nên thường, người thiết kế website sẽ ưu tiên chọn phương án DMCA. Có nghĩa là người thiết kế sẽ tạo một đoạn mã Schema và khai báo DMCA. Bằng cách này tác giả có thể bảo vệ bản quyền website của mình. Và đây cũng là một trong những hình thức bảo vệ bản quyền chính được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
Bản quyền trên thiết kế số của Copyright là gì?
Có thể nói thiết kế góp phần không nhỏ trong hầu như mọi lĩnh vực hiện nay. Họ là những người cực kỳ sáng tạo khi cho ra đời những hình ảnh đẹp, những thiết kế độc đáo giúp những nội dung trên internet ngày càng sinh động và đẹp mắt. Những hình ảnh ấn tượng về sản phẩm cũng giúp doanh nghiệp dễ dàng thực hiện tiếp thị đến khách hàng. Cũng chính vì sự phát triển vượt bậc này, các thiết kế số thường bị “đánh cắp” ý tưởng. Sẽ không còn tính sáng tạo nữa nếu nhà thiết kế trở thành nạn nhân vi phạm bản quyền tác giả.
Đây cũng là lý do khiến các công cụ trong thiết kế như: Adobe Photoshop (PTS), Adobe Premiere, Illustrator… đều cho phép người dùng truy cập và định danh. Nói cách khác đây chính là cách để bạn tạo bản quyền trên thiết kế của họ.

Copywriter là gì? Copyright và Copywriter có giống nhau không?
Copywriter là gì?
Đúng như tên gọi của nó, Copywriter bao gồm hai yếu tố chính là Copy và Write. Đây được hiểu là một trong những nghề dựa trên ngôn ngữ để tạo ra các bài báo, content giới thiệu sản phẩm, content quảng cáo hoặc những nội dung sáng tạo ra những mẫu quảng cáo đẹp và độc quyền. Để làm việc Copywriter bạn cần hiểu rõ sáng tạo là gì. Bởi Copywriter cần có sự năng động, sáng tạo trên ngôn từ của mình.
>>>Có thể bạn quan tâm: Các công việc Freelancer có mức thu nhập cao và dễ tìm hiện nay

Sự nhầm lẫn phổ biến giữa Copyright và Copywriter
Thực tế, Copywriter và Copyright là hai công việc hoàn toàn khác nhau. Nhưng vì tên gọi và một phần nghĩa tiếng việt khiến nhiều người có thể bị nhầm lẫn. Copyright là khái niệm tập trung về bản quyền. Còn khái niệm Copywriter lại là một khái niệm công việc khá mới của thời đại 4.0.
Các Copywriter có thể kết hợp với các nhà sáng tạo hoặc nghệ thuật để cho ra đời những tác phẩm hấp dẫn và thu hút khách hàng. Vị trí này họ còn có thể làm việc tự do – hoạt động với vai trò là một freelancer. Cơ hội việc làm cho Copywriter trong xã hội và thời đại Internet lên ngôi như hiện nay là rất nhiều. Nếu biết tận dụng sức mạnh do Internet mang lại, họ có thể dễ dàng tìm kiếm khách hàng cho mình trên nhiều nền tảng.
Công việc của Copywriter là gì? Lộ trình thăng tiến và lương như thế nào?
Một vài đầu việc nổi trội của dân Copywriter có thể kế đến như:
- Viết
- Nghiên cứu
- Phỏng vấn
- Biên tập
- Đọc và review các bài viết
- Quản lý dự án
- Tìm kiếm hình ảnh
- Lên kế hoạch và thực hiện các chiến dịch cùng team marketing
Lộ trình thăng tiến của Copywriter hiện nay đa phần sẽ theo các cấp bậc: từ Intern Copywriter – Junior Copywriter – Senior Copywriter – Content/Creative Manager – Content/ Creative Director. Nhiều bạn sẽ đặt câu hỏi tại sao lại có vị trí Content/Creative Manager hay Content/ Creative Director? Vì trong những chiến dịch truyền thông lớn hiện nay, content không đơn thuần chỉ là nội dung dưới dạng văn bản. Mà nó còn bao gồm hình ảnh, clip hay nhiều sản phẩm khác của Creative. Và lúc này đòi hỏi phải có một Director hoặc Manager để lên chiến lược tổng thể cho dự án.
Mức thu nhập của Copywriter sẽ tùy biến theo cấp bậc, kỹ năng, kinh nghiệm và cả tình hình của doanh nghiệp. Tuy nhiên nhìn chung, mức thu nhập của Copywriter sẽ rơi vào khoảng 9.000.000 đồng – 25.000.000 đồng cho vị trí Junior hoặc dưới 3 năm kinh nghiệm. Vị trí Senior Copywriter hoặc Content/Creative Manager hoặc Content/Creative Director tại các tập đoàn lớn, các Global Agency hay những big project thì mức thu nhập có thể dao động từ 30.000.000 – 60.000.000 đồng/tháng.
Tìm việc Copywriter ở đâu?
Việc làm dành cho Copywriter khá nhiều. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy tin tuyển dụng cho vị trí Copywriter tại Muaban.net, các trang việc làm nổi tiếng, mạng xã hội hoặc trên website của doanh nghiệp.
Điều quan trọng là bạn cần lọc ra đâu là tin tuyển dụng phù hợp với khả năng cũng như mong muốn của mình nhé!
Bài viết trên đây là tổng hợp kiến thức về Copyright là gì, bản quyền là gì cũng như đem đến cho bạn cái nhìn tổng quát về Copywriter. Điều này góp phần giúp bạn tránh nhầm lẫn giữa hai khái niệm rất thường bắt gặp hiện nay là Copyright và Copywriter. Ngoài ra, để hiểu hơn về những tác phẩm thuộc phạm trù này bạn có thể tìm kiếm chúng trên Mua Bán
Đa dạng thông tin, đa dạng ngành nghề, chính xác và kịp thời chính là những từ ngữ miêu tả Muaban.net. Đây cũng là lý do giúp Mua Bán trở thành nơi liên kết giữa người bán và người mua cũng như là kênh thông tin tìm việc làm được ưa chuộng hiện nay.