Wednesday, April 24, 2024
spot_img
HomeChia sẻ kinh nghiệmKỹ năng giao tiếp là gì? 10 yếu tố giúp cải thiện...

Kỹ năng giao tiếp là gì? 10 yếu tố giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp cực chuyên nghiệp

Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng mềm cực kỳ quan trọng trong cuộc sống cũng như công việc. Nó giúp bạn truyền đạt thông tin, quan điểm và ý kiến một cách hiệu quả. Vậy làm thế nào để cải thiện và nâng cao kỹ năng giao tiếp một cách hiệu quả? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Mua Bán để có được câu trả lời nhé.

Tìm hiểu cách cải thiện kỹ năng giao tiếp
Tìm hiểu cách cải thiện và nâng cao kỹ năng giao tiếp

I. Kỹ năng giao tiếp là gì?

Kỹ năng giao tiếp hiện khả năng sử dụng ngôn ngữ, cách tương tác và ứng xử được hình thành từ những kinh nghiệm được đúc kết trong quá trình giao tiếp hằng ngày. Ngoài truyền đạt và trao đổi thông tin, giao tiếp còn là cách để thể hiện các kỹ năng khác như kỹ năng sử dụng ngôn từ, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thuyết phục,…

II. Vai trò của kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp có vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc sống và công việc của mỗi người. Khi giao tiếp tốt, bạn có thể tự tin khi diễn đạt ý kiến và bày tỏ cảm xúc, tăng khả năng thuyết phục và ảnh hưởng. Đồng thời, sự khéo léo cũng giúp bạn giải quyết xung đột và vấn đề trong cuộc trò chuyện một cách hiệu quả.

Từ đó, bạn có thể xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè, đồng nghiệp, khách hàng,… Kỹ năng giao tiếp tốt cũng giúp bạn nâng cao vị thế của bản thân trong mắt mọi người xung quanh và gặt hái được những kết quả tốt đẹp trong cuộc sống cũng như sự nghiệp.

Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp
Tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp

Xem thêm: Bất đồng quan điểm là gì? Những cách giải quyết thông minh

III. 10 yếu tố giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp cực hiệu quả

Rõ ràng, kỹ năng giao tiếp ứng xử là một kỹ năng quan trọng và cần được rèn luyện. Chúng ta cần phải thực hành và áp dụng để cải thiện khả năng đàm thoại, truyền tải và tương tác.

Dưới đây là 10 yếu tố mà Mua Bán gợi ý để bạn có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Cụ thể:

1. Dùng ngôn ngữ cơ thể

Những động tác, biểu cảm khuôn mặt, thái độ và khoảng cách mà bạn dùng khi giao tiếp có thể mang lại nhiều thông tin hơn lời nói. Bạn nên dùng ngôn ngữ cơ thể một cách thích hợp với nội dung và hoàn cảnh giao tiếp, ví dụ như:

  • Cười và gật đầu khi tán thành hoặc động viên người khác.
  • Dùng tay chỉ hoặc vẫy khi muốn gây sự chú ý hoặc nhấn mạnh điểm quan trọng.
  • Giữ khoảng cách hợp lý với người khác, không quá xa để tránh sự lạnh nhạt, không quá gần để tránh sự xâm phạm.
  • Đứng hoặc ngồi một cách thoải mái, không gập người hay chéo chân.
Dùng ngôn ngữ cơ thể khi giao tiếp
Dùng ngôn ngữ cơ thể khi giao tiếp

2. Giọng nói tự tin, quyết đoán

Giọng nói đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp, bởi vì nó có thể ảnh hưởng đến thông tin truyền đạt và cảm nhận của người nghe. Giọng nói tự tin và quyết đoán khi giao tiếp giúp bạn tạo được ấn tượng tốt hơn.

  • Nói to và rõ ràng, không nói nhỏ hay lắp bắp.
  • Nói vừa phải, không quá nhanh hay quá chậm.
  • Không nói liền mạch, nên nói có ngắt nghỉ và nhấn mạnh những điểm quan trọng.

Tham khảo các tin đăng tìm việc làm tại Muaban.net:

Tuyển gấp 3LĐPT đóng gói dán tem sản phẩm
1
  • Hôm nay
  • Huyện Hóc Môn, TP.HCM
Đứng bán trực tiếp tại quầy hàng. Dọn dẹp
2
  • Hôm nay
  • Quận Phú Nhuận, TP.HCM
Tuyển Gấp Nhân Viên Bán Hàng Nam - Nữ LĐPT
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
 Bổ Sung 50 Nhân Viên Co.op Mart ở TP.HCM
6
Bổ Sung 50 Nhân Viên Co.op Mart ở TP.HCM 8,5 triệu - 14 triệu/tháng
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
Tuyển nhân viên phụ bán hàng
1
Tuyển nhân viên phụ bán hàng 3,5 triệu - 8 triệu/tháng
  • Hôm nay
  • Huyện Hóc Môn, TP.HCM
Cần Gấp LĐPT Trực Quầy, Giao Hàng, Phụ Kho Tại HocMon - TP HCM
5
  • Hôm nay
  • Huyện Hóc Môn, TP.HCM
CẦN CÔ/ CHÚ LỚN TUỔI PHỤ ĐÓNG GÓI, LAU DỌN QUẦY HÀNG
5
  • Hôm nay
  • Huyện Bình Chánh, TP.HCM
Cửa hàng bách hóa tuyển gấp 3 lao động sắp xếp hàng hóa
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
Công ty vận tải Anh Tuấn Hiệp tuyển tài xé xe cẩu 15 tấn, có chỗ ở lai
1
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận 9, TP.HCM
Cty TNHH Vận tải và Thương mại Tấn Hưng cần tuyển: 4 Tài xế xe tải
1
  • Hôm nay
  • Quận 6, TP.HCM
💥💥Cần Tuyển 03Nam/Nữ Trên 18 Có CCCD đi làm luôn (GỌI SỚM THÌ CÒN)
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
Tuyển gấp 1 nữ giúp việc, 1 nữ chăm bé gần 1 tuổi
1
  • Hôm nay
  • Quận 3, TP.HCM
Cửa hàng tiện lợi 24h cần tuyển nhân viên bán hàng tại cửa hàng
5
  • Hôm nay
  • Quận 11, TP.HCM
Quận Gò Vấp Tuyển Gấp Nhiều Vị Trí Không Cần Kinh Nghiệm
1
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
TUYỂN TẠP VỤ NAM NỮ TẠI KHU VỰC QUẬN 1
3
  • Hôm nay
  • Quận 1, TP.HCM
Spa Lá Sen Tuyển Dụng Kỹ Thuật Viên Và Lễ Tân
1
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận 2, TP.HCM
BỔ SUNG NHÂN VIÊN -ĐÓNG GÓI HÀNG
1
BỔ SUNG NHÂN VIÊN -ĐÓNG GÓI HÀNG 7,8 triệu - 9 triệu/tháng
  • Hôm nay
  • Quận 6, TP.HCM
Tuyển Phục Vụ Nam Nữ Ca Chiều
0
Tuyển Phục Vụ Nam Nữ Ca Chiều 6 triệu - 8 triệu/tháng
  • Hôm nay
  • Quận 3, TP.HCM
TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ KẾ TOÁN KHO
1
TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ KẾ TOÁN KHO 8 triệu - 12 triệu/tháng
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG TRỰC TIẾP LAO ĐỘNG PHỔ THÔNG
1
  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM

3. Không lòng vòng, rõ ràng, rành mạch

Nội dung là những thông tin mà bạn muốn gửi đến người khác, vì vậy nó là yếu tố quan trọng trong kỹ năng giao tiếp. Luyện tập truyền tải nội dung một cách rõ ràng và mạch lạc khi giao tiếp là một cách giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình.

  • Giới thiệu mục đích và ý chính của cuộc giao tiếp ở đầu hoặc cuối.
  • Hãy nói một cách thẳng thắn, rõ ràng, dễ hiểu.
  • Sử dụng câu từ phù hợp với người nghe và hoàn cảnh giao tiếp.
  • Sử dụng các ví dụ, minh họa hoặc số liệu để làm sáng tỏ ý kiến.
  • Sử dụng các từ nối để kết nối các ý kiến lại với nhau.
Nói trực tiếp, rõ ràng, dễ hiểu
Nói trực tiếp, rõ ràng, dễ hiểu

4. Nhớ tên người đang giao tiếp

Nhớ tên người đối diện là cách để thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đối với họ. Khi bạn nhớ tên của người khác, bạn có thể gọi tên họ một cách tự nhiên và thân thiện, làm cho họ cảm thấy được chú ý và đánh giá cao bạn.

5. Biết lắng nghe

Để hiểu và đáp ứng nhu cầu của người khác, bạn cần biết cách lắng nghe. Do đó, lắng nghe một cách tích cực và cởi mở khi giao tiếp là rất cần thiết.

  • Tập trung vào người nói, không bị xao nhãng hay phân tâm bởi những thứ khác.
  • Gật đầu hoặc nói các câu/từ khẳng định để bày tỏ sự quan tâm, đồng cảm.
  • Phản hồi để xác nhận bản thân đã hiểu và thể hiện ý kiến hoặc đặt câu hỏi nếu có thắc mắc.
  • Tóm tắt lại các thông tin quan trọng mà người nói đã truyền đạt.
Biết lắng nghe
Biết lắng nghe

6. Điều khiến cảm xúc

Khi giao tiếp, cảm xúc có thể làm ảnh hưởng đến khả năng trình bày quan điểm một cách khách quan và hợp lý. Bạn có thể làm chủ cảm xúc của mình và người khác bằng những cách sau:

  • Nhận biết và thừa cảm xúc của bản thân và đối phương.
  • Không để cảm xúc ảnh hưởng đến hành động và lời nói của bản thân.
  • Hít thở sâu hoặc sử dụng các kỹ thuật thư giãn để giảm sự căng thẳng và lo lắng.
Điều khiển cảm xúc khi giao tiếp
Điều khiển cảm xúc khi giao tiếp

7. Cách phát âm và chọn lọc từ ngữ khi nói

Cách phát âm và sử dụng từ ngữ không đúng có thể truyền đạt thông tin sai lệch, làm cho người nghe không hiểu hoặc hiểu nhầm. Bạn nên phát âm chuẩn và chọn lọc từ ngữ kỹ càng khi giao tiếp.

  • Học cách phát âm một cách rõ ràng, dễ nghe.
  • Sử dụng từ ngữ phong phú và đa dạng, tránh lặp đi lặp lại hoặc sử dụng từ ngữ quá chuyên môn, khó hiểu hoặc nước ngoài.
  • Sử dụng từ ngữ lịch sự và tôn trọng, tránh sử dụng từ ngữ thô tục, xúc phạm hoặc mang tính kỳ thị.
  • Sử dụng từ ngữ mang tính tích cực và động viên, không nên sử dụng từ ngữ tiêu cực hoặc chê bai, chỉ trích.

8. Sử dụng ánh mắt trong giao tiếp

Ánh mắt là yếu tố quan trọng trong cuộc đối thoại, bởi vì ánh mắt có thể giúp bạn tạo và giữ sự liên hệ với người khác. Bạn có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp thông qua việc sử dụng ánh mắt như sau: 

  • Nhìn vào mắt người nói hoặc người nghe, không nhìn lung tung hay trợn mắt.
  • Nhìn vào mắt người khác khoảng 50-60% thời gian giao tiếp, không nhìn quá lâu hoặc quá ít.
  • Nháy mắt một cách tự nhiên, không nháy mắt quá nhanh hoặc quá chậm.
  • Sử dụng ánh mắt để bày tỏ cảm xúc, ví dụ như nháy mắt để tạo sự gần gũi, nhăn mày để thể hiện sự lo lắng.
  • Sử dụng ánh mắt trong giao tiếp
Sử dụng ánh mắt trong giao tiếp
Sử dụng ánh mắt trong giao tiếp

9. Tránh tán gẫu

Tán gẫu có thể phá vỡ cuộc trò chuyện, làm cho bạn mất tập trung và làm phiền người khác. Để tránh tán gẫu khi giao tiếp, bạn nên: 

  • Không nói lan man hay nói về những chủ đề không liên quan. 
  • Không bàn về những chủ đề nhạy cảm hoặc gây bất đồng như chính trị, tôn giáo,… 
  • Không nói quá nhiều về bản thân hoặc khoe khoang, tự cao.

10. Hạn chế sử dụng điện thoại

Điện thoại là một trong những yếu tố gây nhiễu, nó làm cho bạn mất sự tập trung và thiếu kết nối với người đối diện. Bạn nên hạn chế sử dụng điện thoại khi giao tiếp bằng cách:

  • Tắt chuông và âm thanh hoặc để chế độ rung khi đang giao tiếp.
  • Không liên tục xem điện thoại.
  • Nếu có việc gấp, xin phép người người đối diện trước khi sử dụng điện thoại
Sử dụng điện thoại gây mất kết nối với người đối diện trong cuộc giao tiếp
Sử dụng điện thoại gây mất kết nối trong cuộc giao tiếp

Tham khảo thêm: Top 7 kỹ năng bán hàng giúp bạn thành công

IV. Các lỗi cần tránh trong giao tiếp

Để giao tiếp hiệu quả và chuyên nghiệp, bạn cần tránh các lỗi sau đây:

  • Hay ngắt lời người khác
  • Không tập trung lắng nghe và phản hồi.
  • Bực tức, nóng nảy hoặc có thái độ không tốt
  • Hay phán xét, nói xấu, chê bai, người khác
  • Xúc phạm lòng tự trọng của người khác hoặc nó những điều họ không muốn nghe, của họ.
  • Nói chuyện vòng vo, ngập ngừng, không rõ ràng.
  • Nói sai chủ đề, không đúng trong tâm mà mọi người đang bàn luận.
  • Không nhớ tên người đối diện, dù họ đã giới thiệu.
  • Không sử dụng ngôn ngữ cơ thể.
Các lỗi cần tránh để nâng cao kỹ năng giao tiếp
Các lỗi cần tránh để nâng cao kỹ năng giao tiếp

V. Người ít nói, hướng nội phải làm gì để cải thiện kỹ năng giao tiếp?

Nếu bạn là người hướng nội, ít nói, bạn có thể gặp khó khăn trong việc giao tiếp với người khác. Tuy nhiên, bạn không nên tự ti hoặc từ bỏ, mà hãy thử áp dụng các cách sau đây để cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình:

5.1.  Chuẩn bị trước cho sự gặp mặt

Chuẩn bị trước cho sự gặp mặt là một trong những cách giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp. Bạn có thể liệt kê những điều muốn nói trước, sắp xếp sẵn trong đầu những thông tin cần nói. Bạn cũng có thể tìm hiểu về người mà bạn sẽ gặp, như tên, công việc, sở thích, để có thể dễ dàng bắt chuyện hoặc tạo sự quan tâm.

5.2. Tự tin rằng lời nói của mình có giá trị

Bạn ít nói có thể vì bạn nghĩ rằng lời nói của mình không có giá trị hoặc không được người khác quan tâm. Tuy nhiên, mỗi người đều có những ý kiến và quan điểm riêng. Ai cũng có quyền được chia sẻ dù chúng có khác biệt. Vì vậy bạn hãy mạnh dạn nêu lên quan điểm của mình và tin rằng lời nói của bản thân có giá trị.

Tự tin rằng lời nói của mình có giá trị
Tự tin rằng lời nói của mình có giá trị

5.3. Tập nói chuyện trước gương

Để tập nói chuyện trước gương, bạn có thể chọn một chủ đề mà bạn quan tâm, sau đó tự mình trình bày và diễn đạt ý kiến trước gương. Nhìn thẳng vào mắt mình trước gương là cách mà bạn tập quen với việc nhìn vào mắt người đối diện. Bên cạnh đó, việc chú ý đến nội dung, ngôn ngữ cơ thể, giọng nói, phát âm khi tập nói chuyện trước gương là điều vô cùng cần thiết.

Tập nói chuyện trước gương
Tập nói chuyện trước gương

5.4. Không ép bản thân phải nói nhiều hơn mức cần thiết

Cố gắng nghĩ ra điều gì để nói và ép bản thân phải nói quá nhiều sẽ khiến bạn khó chịu trong khi giao tiếp. Điều bạn cần làm là giữ tinh thần thoải mái, tự nhiên và nói ra những điều mà mình thật sự muốn. Sự im lặng trong giao tiếp không hẳn là điều xấu, nó có thể là dấu hiệu của sự lắng nghe hoặc suy ngẫm.

Giữ tinh thần thoải mái và tự nhiên khi giao tiếp
Giữ tinh thần thoải mái và tự nhiên khi giao tiếp

5.5. Vượt qua nỗi sợ giao tiếp

Có thể bạn thường nghĩ rằng lời nói của mình sẽ bị chê bai, phán xét,… Từ đó, nỗi sợ giao tiếp là rào cản khiến bạn trở nên ít nói. Bạn nên cố gắng vượt qua nỗi lo sợ này bằng cách:

  • Loại bỏ suy nghĩ tiêu cực về giao tiếp.
  • Đặt mục tiêu và lập kế hoạch rèn luyện kỹ năng giao tiếp cụ thể, khả thi.
  • Thực hành giao tiếp với bạn bè, người quen,…
  • Tham gia các khóa học về kỹ năng giao tiếp, tham gia nhiều hoạt động tập thể, câu lạc bộ để cải thiện sự tự tin khi giao tiếp.
Thực hành giao tiếp với những người quen
Thực hành giao tiếp với bạn bè, người quen

Xem thêm: Nhân viên bán hàng cần kỹ năng gì để trở thành nhân viên xuất sắc

VI. Cách giao tiếp hiệu quả trong cuộc phỏng vấn với nhà tuyển dụng

Khi tìm việc làm, bạn sẽ phải đối mặt với những tình huống giao tiếp căng thẳng và quan trọng như cuộc phỏng vấn. Để thuyết phục được nhà tuyển dụng, bạn cần lưu ý đến những yếu tố sau đây:

1. Trong phần trình bày CV

  • CV được chuẩn bị một cách chuyên nghiệp, trình bày rõ ràng.
  • Nêu ra các thông tin cá nhân và học vấn, kỹ năng, kinh nghiệm, thành tích liên quan đến vị trí ứng tuyển.
  • Làm nổi bật điểm mạnh của bản thân bằng cách sử dụng các từ khóa hoặc số liệu.

2. Trong lúc phỏng vấn với nhà tuyển dụng

  • Chào hỏi nhà tuyển dụng khi gặp mặt, có thái độ tích cực, bày tỏ sự quan tâm và tôn trọng.
  • Sử dụng ngôn ngữ cơ thể, duy trì ánh mắt, thể hiện sự tự tin.
  • Trả lời câu hỏi một cách rõ ràng và rành mạch.
  • Thể hiện sự quan tâm về công ty và vị trí ứng tuyển bằng cách đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng.
  • Cảm ơn nhà tuyển dụng đã dành thời gian cho buổi phỏng vấn
Thể hiện sự tự tin và tận dụng ngôn ngữ cơ thể
Thể hiện sự tự tin và tận dụng ngôn ngữ cơ thể

Lời kết

Không chỉ giúp bạn kết nối với mọi người, kỹ năng giao tiếp còn là yếu tố then chốt để bạn thành công trong cuộc sống và sự nghiệp. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức và kinh nghiệm hữu ích, có thể giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp. Hãy truy cập Muaban.net để xem thêm các bài viết hay về nhiều chủ đề như học tập, kỹ năng mềm, việc làm,…

 Xem thêm:

BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ