Monday, May 13, 2024
spot_img
HomeNhà đấtĐất đaiTrưng dụng đất là gì? Những điều cần lưu ý về trưng...

Trưng dụng đất là gì? Những điều cần lưu ý về trưng dụng đất

Trong thực tế, trưng dụng đất không thường xuyên xảy ra tuy nhiên người sử dụng đất cần hiểu rõ trưng dụng đất là gì, thời điểm tiến hành trưng dụng đất cũng như thủ tục và trình tự thực hiện. Cùng Muaban.net tìm hiểu những thông tin cần thiết, hữu ích có liên quan đến hình thức trưng dụng đất qua bài viết dưới đây.

Trưng dụng đất là gì?

trưng dụng đất là gì
Trưng dụng đất là gì?

Dựa vào Khoản 2, Điều 2 của Luật trưng mua, trưng dụng tài sản số 15/2008/QH12  03/06/2008 quy định rõ:

“Trưng dụng tài sản là việc Nhà nước sử dụng có thời hạn tài sản của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thông qua quyết định hành chính trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia”.

Ngoài ra, tại Khoản 1, Điều 72 của Luật đất đai số 45/2013/QH13 có quy định như sau:

“Nhà nước trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai”.

Như vậy từ 02 quy định vừa nêu trên, có thể trả lời trưng dụng đất là gì một cách đơn giản và dễ hiểu là việc Nhà nước sử dụng đất có thời hạn của người sử dụng đất thông qua quyết định hành chính trong trường hợp thật sự cần thiết nhằm thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp hoặc phục vụ công tác phòng, chống thiên tai.

Lấy một ví dụ cụ thể: Do diễn biến dịch bệnh COVID-19 kéo dài và bùng phát dữ dội với ổ dịch là một khu công nghiệp, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định trưng dụng đất của khu công nghiệp đó làm bệnh viện dã chiến và khu cách ly tập trung cho những người nhiễm bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh.

Sau khi hiểu rõ về trưng dụng đất là gì, mời bạn đọc theo dõi những phần tiếp theo của bài viết để nắm vững thông tin về thời hạn, nghĩa vụ và quy trình của trưng dụng đất.

Khi nào Nhà nước trưng dụng đất?

Dựa vào Khoản 1, Điều 72 của Luật Đất đai 2013, quy định rõ Nhà nước tiến hành trưng dụng đất trong trường hợp cấp thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh, trong tình trạng chiến tranh hoặc thực hiện công tác phòng, chống thiên tai.

trưng dụng đất là gì
Nhà nước tiến hành trưng dụng đất trong các trường hợp cấp thiết

Quyết định trưng dụng đất phải được thể hiện bằng văn bản rõ ràng, minh bạch. Tuy nhiên, trong trường hợp khẩn cấp không thể ra quyết định bằng văn bản thì cơ quan có thẩm quyền được quyền quyết định trưng dụng đất bằng lời nói nhưng đảm bảo phải viết giấy xác nhận về việc quyết định trưng dụng đất ngay thời điểm trưng dụng (quyết định trưng dụng đất có hiệu lực thi hành kể từ thời điểm ban hành).

Chậm nhất là 48 giờ, kể từ thời điểm quyết định trưng dụng đất bằng lời nói, cơ quan thẩm quyền đã quyết định trưng dụng đất bằng lời nói phải có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản về việc trưng dụng đất và phải gửi cho tổ chức, cá nhân có đất trưng dụng.

>>> Tham khảo thêm: Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm các bước nào?

Cơ quan có thẩm quyền trưng dụng đất

Dựa trên Khoản 03, Điều 72 của Luật Đất đai năm 2013, những người sau đây có thẩm quyền quyết định trưng dụng đất, gồm:

  • Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
  • Bộ trưởng Bộ Công an.
  • Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.
  • Bộ trưởng Bộ Y tế.
  • Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
  • Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  • Bộ trưởng Bộ Công Thương.
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
trưng dụng đất là gì
Bộ trưởng Bộ Y tế có thẩm quyền ra quyết định trưng dụng đất

Thời hạn trưng dụng đất

Căn cứ vào Khoản 04, Điều 72 của Luật Đất đai năm 2013, thời hạn trưng dụng đất được quy định là không quá 30 ngày kể thời điểm quyết định trưng dụng có hiệu lực thi hành.

Đối với trường hợp trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thời hạn trưng dụng đất được tính bắt đầu từ ngày ra quyết định đến không quá 30 ngày kể từ ngày bãi bỏ tình trạng chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp.

trưng dụng đất là gì
Trưng dụng đất là gì? Thời hạn trưng dụng đất là bao lâu?

Nếu đã hết thời hạn trưng dụng đất mà mục đích trưng dụng chưa hoàn thành thì sẽ được gia hạn nhưng không quá 30 ngày. Đồng thời, quyết định gia hạn trưng dụng đất phải được thể hiện bằng văn bản và sau đó phải gửi cho tổ chức, cá nhân có đất trưng dụng trước thời điểm kết thúc thời hạn trưng dụng đất.

Nghĩa vụ của người sử dụng đất khi có quyết định trưng dụng đất

Theo quy định của Pháp luật, người có đất trưng dụng phải chấp hành đúng theo quyết định trưng dụng đất.

trưng dụng đất là gì?
Nghĩa vụ trưng dụng đất là gì?

Trường hợp quyết định trưng dụng đất đã được triển khai thực hiện theo đúng quy định  Pháp luật nhưng người có đất trưng dụng không chấp hành thì cơ quan có thẩm quyền quyết định trưng dụng đất sẽ ra quyết định cưỡng chế thi hành và tổ chức cưỡng chế thi hành hoặc giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện nơi có đất trưng dụng đang được cưỡng chế thi hành.

Trình tự, thủ tục trưng dụng đất

Trình tự, thủ tục trưng dụng đất có tất cả là 6 bước, gồm:

Bước 1: Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thực hiện việc trưng dụng đất, quyết định gia hạn trưng dụng đất. Lưu ý, người có thẩm quyền trưng dụng đất nhất định không được phân cấp thẩm quyền cho người khác.

Nội dung quyết định trưng dụng đất bằng văn bản phải xác nhận rõ việc trưng dụng đất bao gồm: họ & tên, chức vụ, đơn vị công tác của người ra quyết định trưng dụng đất; họ & tên, địa chỉ của người sở hữu đất trưng dụng hoặc người đang quản lý đất trưng dụng; họ & tên và địa chỉ của người được giao quyền sử dụng đất trưng dụng; mục đích cũng như thời hạn trưng dụng đất; diện tích, vị trí, loại đất, tài sản gắn với đất trưng dụng và thời gian bàn giao đất trưng dụng. 

Bước 2: Người có đất trưng dụng cần phải chấp hành quyết định trưng dụng đất theo quy định của Pháp luật hiện hành.

trưng dụng đất là gì
Trình tự, thủ tục trưng dụng đất là gì? gồm bao nhiêu bước?

Bước 3: Cơ quan thẩm quyền có quyết định trưng dụng đất ra quyết định cưỡng chế thi hành đối với đối tượng không chấp hành trưng dụng đất.

Bước 4: Cơ quan có thẩm quyền trưng dụng đất giao cho cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý và sử dụng đất trưng dụng đúng mục đích mang lại hiệu quả.

Bước 5: Thực hiện hoàn trả lại đất cho người sử dụng đất khi đã hết thời hạn trưng dụng. Cơ quan có thẩm quyền quyết định trưng dụng đất ban hành quyết định hoàn trả lại đất trưng dụng và gửi cho người có đất được trưng dụng. Trong trường hợp người có đất trưng dụng tự nguyện quyên tặng cho cơ quan Nhà nước thì làm thủ tục tặng quyền sử dụng đất.

Bước 6: Tiến hành bồi thường thiệt hại do trưng dụng đất gây ra.

>>> Tham khảo thêm: Tất tần tật về tranh chấp quyền sử dụng đất có thể bạn chưa biết

Bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng đất gây ra

Căn cứ Khoản 07, Điều 72 của Luật Đất đai năm 2013, việc bồi thường thiệt hại do trưng dụng đất gây ra được thực hiện như sau:

Trong trường hợp đất trưng dụng bị hủy hoại, người có đất trưng dụng bị thiệt hại về thu nhập bởi việc trưng dụng đất trực tiếp gây ra thì người có đất trưng dụng được bồi thường thiệt hại thỏa đáng. Nếu đất trưng dụng bị hủy hoại thì việc bồi thường sẽ được thực hiện bằng tiền dựa vào giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường tại thời điểm thực hiện thanh toán.

Trường hợp người có đất trưng dụng bị thiệt hại về thu nhập vì trưng dụng đất trực tiếp gây ra, mức bồi thường thiệt hại sẽ được xác định dựa vào mức thiệt hại thu nhập thực tế tính từ ngày giao đất trưng dụng cho đến ngày hoàn trả lại đất trưng dụng được nêu rõ trong quyết định hoàn trả đất bị trưng dụng.

trưng dụng đất là gì
Trưng dụng đất là gì? Bồi thường thiệt hại do trưng dụng đất như thế nào?

Lưu ý, mức thiệt hại về thu nhập thực tế phải khớp với thu nhập do đất trưng dụng đem lại trong điều kiện bình thường trước khi trưng dụng đất diễn ra.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện nơi có đất trưng dụng phải thành lập Hội đồng nhằm xác định mức bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng đất gây ra dựa trên cơ sở văn bản kê khai của người sử dụng đất cùng hồ sơ địa chính.

Căn cứ vào mức bồi thường thiệt hại do Hội đồng cung cấp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện tiến hành ra quyết định chính thức cho mức bồi thường.

Số tiền bồi thường thiệt hại do việc trưng dụng đất gây ra được ngân sách Nhà nước trực tiếp chi trả một lần cho người có đất trưng dụng trong vòng không quá 30 ngày tính từ ngày hoàn trả lại đất.

Trên đây là bài viết được Muaban.net tổng hợp để giải thích rõ trưng dụng đất là gì và những quy định khác có liên quan đến trưng dụng đất. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích về thời gian, trình tự và thủ tục trưng dụng đất đến quý bạn đọc một cách chính xác và đầy đủ nhất.

Ngoài ra, nếu muốn tìm hiểu các thông tin liên quan đến mua bán nhà đất, bạn hãy truy cập ngay website Muaban.net. Website luôn được cập nhật các dự án thường xuyên mỗi ngày với những mức giá hấp dẫn nhất!

>> Xem thêm:

 

Chế Yến
Chế Ngô Hoàng Yến - Content writer chuyên chia sẻ kinh nghiệm tại Muaban.net - Trang đăng tin rao vặt uy tín tại Việt Nam. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp những thông tin có ích đến cho bạn đọc "Try to take advantage of every opportunity that comes you way".
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ