Thursday, April 25, 2024
spot_img
HomeNhà đấtTất tần tật về tranh chấp quyền sử dụng đất có thể...

Tất tần tật về tranh chấp quyền sử dụng đất có thể bạn chưa biết

Tranh chấp quyền sử dụng đất hiện nay đang là một vấn đề nhạy cảm, liên quan đến nhiều vấn đề xã hội, nếu không giải quyết tốt sẽ dẫn đến những phản ứng tiêu cực không chỉ của một cá nhân mà còn của nhiều người, có thể sẽ châm ngòi cho những mâu thuẫn gay gắt, dẫn đến những tác động xấu đối với xã hội. Hãy cùng Mua bán tìm hiểu rõ hơn về vấn đề liên quan đến tranh chấp quyền sử dụng đất này nhé!

Tranh chấp quyền sử dụng đất là gì ?

Tranh chấp quyền sử dụng đất là một trong những loại tranh chấp thuộc phạm vi của tranh chấp đất đai.

Đặc trưng của tranh chấp quyền sử dụng đất là việc chưa phân định được ai là người chính thức được sở hữu quyền sử dụng đất tại một thời điểm nhất định và khi giải quyết được bài toán tranh chấp quyền sử dụng đất ắt sẽ có được câu trả lời này.

Tranh chấp quyền sử dụng đất

Tranh chấp quyền sử dụng đất là gì?

Đặc điểm của tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai có những đặc điểm mà bạn cần biết, cụ thể:     

  • Đối tượng về tranh chấp đất đai là quyền sử dụng, quyền kiểm soát và những lợi ích phát sinh từ việc sử dụng một loại tài sản đặc biệt mà các bên tranh chấp không thuộc quyền sở hữu.
  • Các chủ thể tranh chấp đất đai là các chủ thể quản lý và sử dụng đất (được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chấp nhận quyền sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất) hoặc người khác có quyền, nghĩa vụ liên quan đến đất đai, không có quyền sở hữu đối với đất đai. Trường hợp những tranh chấp mà không phát sinh giữa những chủ thể này với nhau liên quan đến thửa đất thì đó lại là quan hệ tranh chấp khác. Ví dụ: Tranh chấp giữa người sử dụng đất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc giao đất, thuê đất, phê duyệt quyền sử dụng đất, thu hồi đất thì đó liên quan đến tranh chấp về khiếu kiện hành chính.
tranh chấp quyền sử dụng đất
Đặc điểm của tranh chấp quyền sử dụng đất
  • Nội dung của tranh chấp quyền sử dụng đất rất đa dạng và phức tạp. Đất đai đã trở thành một loại hàng hóa đặc biệt có giá trị kinh tế, biến động theo nền kinh tế thị trường, từ đó việc sử dụng và quản lý đất đai không chỉ đơn thuần là khai thác giá trị sử dụng mà gồm cả giá trị sinh lời của đất. 
  • Tranh chấp đất đai gắn liền với quá trình sử dụng đất của các bên nên không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích các chủ thể tham gia tranh chấp mà còn ảnh hưởng tới lợi ích của cơ quan Nhà nước. Vì khi xảy ra bất đồng tranh chấp, một bên không thực hiện được những quyền của mình, thì sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước. 
  • Đất đai thường có những mục đích sử dụng khác nhau mà các nhà làm luật gọi đó là mục đích sử dụng đất và loại đất. Vì thế nó dẫn đến việc tranh chấp về đất đai bao gồm chủ thể các bên khác nhau tham gia vào tranh chấp đó. Điều này cho thấy rằng tranh chấp đất đai cần phải nhanh chóng, tích cực chủ động giải quyết để bảo đảm quyền lợi của các bên, tránh tình trạng kéo dài thời gian, có tổ chức và đông người tham gia.

>>> Xem thêm: Chi tiết về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Các dạng tranh chấp hợp đồng sử dụng đất

Tranh chấp về quyền sử dụng đất

Tranh chấp quyền sử dụng đất là việc tranh chấp giữa các bên với nhau về việc ai có quyền sử dụng hợp pháp đối với một mảnh đất nào đó. Với dạng tranh chấp này, mọi người thường gặp các loại tranh chấp về ranh giới đất, tranh chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong các quan hệ thừa kế, ly hôn, tranh chấp đòi lại đất, tranh chấp về quyền sử dụng đất đai có liên quan đến tranh chấp về địa giới hành chính.

Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất

Loại tranh chấp này liên quan đến giao dịch dân sự trong đó chủ thể tham gia vào quyền sử dụng đất như chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng cho thuê hoặc tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất, bồi thường giải phóng mặt bằng,…  

 
Tranh chấp quyền sử dụng đất

Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Tranh chấp về mục đích sử dụng đất

Đây là dạng tranh chấp thường ít gặp hơn, đa số các tranh chấp này liên quan đến việc xác định mục đích sử dụng đất là gì? Thông thường những tranh chấp này đã có cơ sở để giải quyết vì trong quá trình phân bổ đất đai, Nhà nước đã xác định mục đích sử dụng đất cho các chủ thể thông qua việc quy hoạch sử dụng đất. Tranh chấp này chủ yếu do người sử dụng đất dùng sai mục đích so với khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.

Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là sự xung đột giữa hai bên chuyển nhượng với bên nhận chuyển nhượng khi thực hiện hợp đồng, giao kết hợp đồng. Ngoài ra người tham gia thứ ba cũng có thể trở thành chủ thể của tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, họ có quyền yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được ký để bảo vệ quyền và lợi ích của mình khi bị xâm phạm.     

>>> Xem thêm: Các hình thức sử dụng đất mà bạn nên biết

Khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất

Bạn đang còn thắc mắc việc khởi kiện sẽ như thế nào thì dưới đây bao gồm quy trình khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất như sau:

  • Bước 1: Hòa giải tại UBND cấp có thẩm quyền (trong trường hợp bắt buộc hòa giải).
  • Bước 2: Khởi kiện tranh chấp tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
  • Bước 3: Tòa án thụ lý đơn khởi kiện và chuẩn bị phiên tòa sơ thẩm.
  • Bước 4: Mở phiên tòa xét xử sơ thẩm.
  • Bước 5: Thủ tục kháng cáo.
  • Bước 6: Thủ tục chuẩn bị xét xử phúc thẩm.
  • Bước 7: Mở phiên tòa phúc thẩm.
Tranh chấp quyền sử dụng đất
Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai và quy định của pháp luật

Quy định giải quyết tranh chấp đất đai của Tòa án nhân dân: theo điều 203, Luật đất đai 2013: Tranh chấp quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ được quy định tại điều 100, Luật đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất đai thì do Tòa án nhân dân giải quyết.

Đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không hề có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các loại giấy tờ theo quy định thì đương sự có thể nộp đơn lên ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của bộ luật tố tụng dân sư.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của ủy ban nhân dân: Nếu các bên đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ được quy định tại điều 100 Luật đất đai thì đương sự lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp là nộp đơn tại ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3, điều 203 Luật đất đai yêu cầu giải quyết.

Tranh chấp quyền sử dụng đất

Cơ quan nào sẽ giải quyết tranh chấp đất đai

Lưu ý:

Để giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất đai trường hợp không có giấy tờ, các cấp có thẩm quyền phải xem xét khách quan, tình hình sử dụng đất cụ thể tại địa phương để có những quyết định xử lý đúng đắn. Các căn cứ bao gồm:      

  • Các bằng chứng cho thấy nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đưa ra. 
  • Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết đã được duyệt.
  • Các chính sách ưu đãi người có công cho Nhà nước.
  • Quy định của pháp luật về cho thuê đất, giao đất công nhận quyền sử dụng đất.

Trên đây là một số thông tin về tranh chấp quyền sử dụng đất mà Mua Bán muốn chia sẻ với bạn. Tham khảo thêm thông tin tại Mua Bán Nhà Đất để cập nhật về thị trường nhà đất tại TP. HCM và Hà Nội mới nhất bạn nhé!

>>> Tham khảo thêm:

 

BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ