Friday, May 10, 2024
spot_img
HomeChia sẻ kinh nghiệmSWOT là gì? Cách phân tích SWOT đúng cách, nhanh chóng, dễ...

SWOT là gì? Cách phân tích SWOT đúng cách, nhanh chóng, dễ dàng

Khi nhắc đến triết lý kinh doanh, chắc chắn một phần không thể thiếu chính là chiến lược, phương pháp phân tích thị trường. Trong đó phương pháp Marketing dựa trên mô hình SWOT được nhắc đến khá nhiều. Vậy mô hình SWOT là gì? Muaban sẽ mang đến những thông tin chi tiết nhất về mô hình này cho bạn đọc tham khảo ngay sau đây.

Tổng quan về mô hình SWOT

Muốn áp dụng SWOT vào kinh doanh, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu tổng quan về mô hình này. Mô hình SWOT hay còn gọi là ma trận SWOT là viết tắt của 4 từ:

  • Strengths: Thế mạnh
  • Weaknesses: Điểm yếu
  • Opportunities: Cơ hội
  • Threats: Thách thức
SWOT là gì?
SWOT là gì?

SWOT là gì?

Phân tích SWOT bản thân là mô hình giúp doanh nghiệp cải thiện tình trạng kinh doanh hiện tại. Nó vận hành bằng cách giúp doanh nghiệp đánh giá được tinh hình, sau đó tìm ra định hướng đúng đắn nhất. Nhờ vậy mà việc kinh doanh sẽ có một nền tảng phát triển bền vững, ít bị ảnh hưởng bởi những biến số bất ngờ.

Cụ thể, hai yếu tố Điểm mạnh và Điểm yếu là vấn đề nội bộ doanh nghiệp cần nhìn nhận được. Đó có thể là danh tiếng, vị trí địa lý hoặc đặc điểm kinh doanh riêng của mỗi doanh nghiệp. Và quan trọng nhất là những yếu tố này hoàn toàn có thể thay đổi, cải thiện được một cách chủ động.

Còn hai yếu tố Cơ hội và Thách thức là yếu tố khách quan. Đây là những yếu tố không dễ kiểm soát. Ví dụ như thị trường, sự cạnh tranh giữa các bên, nguồn cung ứng tài nguyên, … 

Mô hình SWOT
Cùng tìm hiểu về mô hình SWOT

Tham khảo thêm: Block Facebook – Điều gì sẽ xảy ra khi bạn Block người khác

Phân tích SWOT là gì?

Việc phân tích SWOT có thể thực hiện cho toàn bộ mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, những bộ phận, tổ chức hay một dự án riêng lẻ cũng có thể áp dụng cách phân tích SWOT để tìm ra hướng đi, giải pháp khả thi.

  • Về thế mạnh, đối tượng cần xác định được mình có điểm gì lợi thế hơn so với đối thủ. Đây chính là “vốn liếng” để bạn cạnh tranh trên thị trường
  • Điểm yếu cũng là vấn đề cần xác định rõ ràng. Đối tượng phải nhìn nhận khách quan, thực tế về năng lực, tài chính, … Điều này giúp chúng ta kịp thời khắc phục, thay đổi bản thân để trở nên mạnh hơn so với đối thủ
  • Cơ hội là một yếu tố khó xác định nhất hiện nay. Điều này đòi hỏi đối tượng phải nghiên cứu thị trường kỹ càng, có tầm nhìn xa trông rộng. Nhưng nếu nắm bắt được cơ hội tốt thì mọi công việc sẽ diễn ra vô cùng thuận lợi và thành công
  • Thách thức là nhân tố dễ dàng tác động tiêu cực đến đối tượng nhất. Nhưng chúng ta không thể tránh khỏi những chướng ngại vật như vậy trên con đường kinh doanh

Tham khảo thêm tin đăng việc làm lương cao tại Muaban.net

Spa Thảo Mộc Tân Bình cần tuyển lễ tân nữ làm theo ca hoặc fulltime
0
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
CÔNG TY CỔ PHẦN BIO-PHAM TUYỂN NHÂN VIÊN TẠP VỤ VĂN PHÒNG
1
  • Hôm nay
  • Quận Tây Hồ, Hà Nội
Tuyến gấp  nam nữ sắp xếp hàng hóa gói hàng dán tem tại quầy
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
TUYỂN GẤP LĐPT (Trực Quầy Đóng Gói Tạp Vụ Bảo Vệ Thu Ngân) Đi Làm Ngay
13
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
Việc bán thời gian - chăm sóc bé (sau giờ học)
2
  • Hôm nay
  • Quận 4, TP.HCM
TUYỂN TÀI XẾ LÁI XE CÔNG TY (B2)
2
TUYỂN TÀI XẾ LÁI XE CÔNG TY (B2) Đến 13 triệu/tháng
  • Hôm nay
  • Quận 1, TP.HCM
Tuyển 4 nam bảo vệ, 2 nữ hưởng đầy đủ chế độ, có chỗ ở lại
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
NHÀ HÁT KỊCH VIỆT NAM THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG NV KỸ THUẬT ÂM THANH
1
  • Hôm nay
  • Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Cần gấp 3 nhân viên phụ đứng bán tại quầy
1
  • Hôm nay
  • Quận 11, TP.HCM
Bổ Sung 3 nhân viên phụ kho không cần kinh nghiệm, không cần bằng cấp
1
  • Hôm nay
  • Quận 8, TP.HCM
Công ty CP Vĩnh Phú Cần tuyển: Nhân viên Kế toán; Nhân viên Bán hàng
1
  • Hôm nay
  • Quận 6, TP.HCM
TUYỂN NHÂN VIÊN LAO ĐỘNG PHỔ THÔNG
2
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
Thiếu 6 Bạn phụ bán cửa hàng. Có CCCD đi làm ngay.
1
  • Hôm nay
  • Quận 11, TP.HCM
#TPHCM Cần người đóng gói, soạn hàng, bán hàng tại Cửa Hàng
1
  • Hôm nay
  • Huyện Bình Chánh, TP.HCM
Kho Vận Quận 8 - Tuyển Nhân Viên Phụ Kho , Bóc Vác , Gói Hàng
1
  • Hôm nay
  • Quận 8, TP.HCM
Thiếu người Cần bổ sung nhân viên gấp. Có CCCD gốc làm ngay.
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
Cửa hàng tiện lợi 24h cần tuyển nhân viên bán hàng tại cửa hàng
3
  • Hôm nay
  • Quận 11, TP.HCM
CẦN TUYỂN NV LĐPT  BÁN HÀNG SOẠN HÀNG ĐÓNG GÓI DÁN TEM  TẠI CỬA HÀNG
1
  • Hôm nay
  • Quận 11, TP.HCM
Tuyển 2 nhân viên làm  các công việc tại xưởng gia công
0
  • Hôm nay
  • Quận Đống Đa, Hà Nội
Cửa Hàng Bách Hóa Quận 10 Cần Gấp 3 Nhân Viên Trực Quầy Bán Hàng
5
  • Hôm nay
  • Quận 10, TP.HCM

Phân tích SWOT
Phân tích 4 yếu tố chính của mô hình SWOT

Ai nên phân tích SWOT? Ý nghĩa của việc lập ma trận SWOT

Chúng ta đã nắm được những thông tin tổng quan về mô hình SWOT. Nhưng có phải bạn vẫn băn khoăn không biết đối tượng cụ thể thích hợp với mô hình ma trận này là gì? Theo Muaban, có ba cách xác định đối tượng thích hợp nhất là:

  • Xác định theo lĩnh vực chuyên môn kinh doanh
  • Xác định theo từng mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp
  • Và cuối cùng là sử dụng SWOT để phân tích kế hoạch phát triển bản thân

Áp dụng SWOT trong lĩnh vực nào?

Nhìn chung, mô hình SWOT thích hợp với hầu hết các lĩnh vực kinh doanh, đời sống, xã hội, … 

Mô hình kinh doanh
Mô hình phù hợp với hầu hết các lĩnh vực kinh doanh

Đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh, mô hình này có thể đưa ra đường lối, kế hoạch trong tương lai. Cụ thể hơn, những người giữ vị trí quản lý, sales hoặc dịch vụ chăm sóc khách hàng sẽ rất cần đến phân tích SWOT.

Áp dụng SWOT cho doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp, việc phân tích SWOT cũng thoả mãn những mong muốn:

  • Đánh giá tình hình hiện tại của doanh nghiệp
  • Xác định, thành lập chiến lược một cách phù hợp và mang lại hiệu quả cao

Tham khảo thêm: Ambivert Là Gì? Người vừa hướng nội vừa hướng ngoại có những ưu điểm gì?

Áp dụng SWOT bản thân

Không chỉ áp dụng trong kinh doanh mà mô hình này hoàn toàn có thể là cơ sở để đánh giá bản thân chúng ta. Từ việc nhìn nhận rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình. Bạn có thể tìm được cơ hội phù hợp với bản thân đồng thời loại bỏ hoặc vượt qua thách thức tốt hơn.

Phân tích bản thân
Phân tích bản thân nhanh chóng và chính xác

Ưu nhược điểm của mô hình SWOT

Là mô hình phân tích chiến lược ưu việt, vậy SWOT có tồn tại những thiếu sót hay nhược điểm không? Như bạn đã biết, bản thân mô hình này giúp chúng ta nhìn ra điểm yếu, thách thức. Vậy đương nhiên bên trong nó cũng tồn tại những yếu điểm riêng. Cùng Muaban tìm xem ưu nhược điểm của mô hình này là gì nhé.

Ưu điểm của SWOT

Nhắc đến ưu điểm, mô hình này có 3 yếu tố chính là:

  • Không tốn kém chi phí
  • Giúp cho đối tượng xác định được độ khả thi, rút ra kết luận chính xác
  • Và quan trọng nhất, nhờ phân tích việc kinh doanh bằng mô hình SWOT mà bạn có thể có thêm nhiều ý tưởng mới. Hoặc việc chuẩn bị các phương án khác nhau để kế hoạch diễn ra suôn sẻ, thuận lợi hơn.
Ưu điểm
Mô hình này có những ưu điểm nhất định đối với mọi lĩnh vực

Nhược điểm

Mặt khác, mô hình SWOT cũng còn tồn tại những khuyết điểm mà chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận là:

  • Kết quả thu được chưa chuyên sâu
  • Ngoài phân tích SWOT, bạn sẽ phải làm thêm nhiều nghiên cứu khác mới có thể đưa dự án vào thực hiện
  • Và yếu điểm cuối cùng là ta sẽ khó đánh giá hoàn toàn khách quan. Việc đánh giá dựa trên góc nhìn chủ quan sẽ tạo ra nhiều bất lợi cho bạn và doanh nghiệp.

Hướng dẫn xây dựng mô hình SWOT

Để xây dựng biểu đồ SWOT, bạn chỉ cần nhờ bám sát vào 4 yếu tố cốt lõi. Cụ thể là: 

  • Strength – Thế mạnh
  • Weakness – Điểm yếu
  • Opportunity – Cơ hội
  • Threat – Rủi ro

Hãy sử dụng các góc nhìn, đánh giá và những khảo sát thực tiễn để tìm ra 4 yếu tố trên. Bạn có thể tham khảo ảnh minh hoạ dưới đây để có thêm gợi ý khi xây dựng mô hình SWOT.

Tham khảo thêm: Associate là gì? Ý nghĩa của Associate trong mỗi lĩnh vực và những điều bạn cần biết!

Xây dựng mô hình
Xây dựng mô hình SWOT

Phân tích PEST là gì? 

Cách phân tích PEST được áp dụng khi cần phân tích toàn cảnh môi trường kinh doanh. Cụ thể bao gồm 4 yếu tố là:

  • P: Chính trị
  • E: Kinh tế
  • S: Xã hội
  • T: Công nghệ

Mối liên hệ giữa phân tích PEST và mô hình SWOT

Phân tích PEST được sử dụng nhiều nhất là trong giai đoạn nghiên cứu về cơ hội và thách thức theo mô hình SWOT. PEST sẽ giúp doanh nghiệp nhìn nhận tổng quát về thị trường. Nhờ đó mà bạn có thể nắm bắt được cơ hội cũng như khó khăn thật chính xác và đầy đủ.

Mở rộng mô hình SWOT thành ma trận 

Việc mở rộng từ quy mô mô hình thành ma trận sẽ giúp doanh nghiệp thiết lập được những cơ sở để khắc phục trở ngại và phát triển thế mạnh hơn nữa:

  • SO: đây là cách để bạn tận dụng lợi thế và tạo ra cơ hội
  • WO: cách này sẽ giúp bạn khắc phục nhược điểm và nắm bắt cơ hội tốt hơn
  • ST: bạn hãy sử dụng thế mạnh của mình để vượt qua, khắc phục nguy cơ
  • WT: giảm thiểu hoặc loại bỏ rủi ro, ảnh hưởng tiêu cực trong quá trình thực hiện dự án
Phát triển mô hình thành ma trận
Phát triển mô hình thành ma trận

Phân tích và thiết lập chiến lược SWOT chi tiết, chính xác

Nếu như đã hiểu được mô hình SWOT cùng những thành phần của nó. Vậy hãy đi sâu vào việc phân tích và xây dựng chiến lược hơn nữa. Muaban cho rằng việc tìm hiểu chi tiết này rất quan trọng. Vì nếu muốn ứng dụng SWOT bạn bắt buộc phải biết những điều này.

Tham khảo thêm: Smart Goals là gì? Giải thích ý nghĩa cụm từ trong Smart Goals

Thiết lập Ma trận SWOT

Ma trận SWOT có thể giúp theo dõi dễ dàng, khoa học hơn. Tất cả những gì bạn cần làm là tạo ma trận như hình minh hoạ dưới đây. Sau đó bạn chỉ cần điền lần lượt các thông tin vào trong bảng.

Thiết lập ma trận
Thiết lập ma trận

Phát triển Điểm mạnh của doanh nghiệp

Từ ma trận trên, chúng ta dễ dàng nhìn thấy các điểm mạnh đã được liệt kê trong chiến lược SWOT. Ta lấy ví dụ về điểm mạnh của một cửa hàng như:

  • Vị trí kinh doanh đắc địa
  • Cơ sở vật chất đầy đủ tiện nghi
  • Thương hiệu có danh tiếng tốt
  • Thực đơn đa dạng, ấn tượng
  • Giá cả xứng đáng với dịch vụ

Từ những ưu điểm này, bạn hãy nắm bắt các cơ hội như thời điểm nhu cầu của người dùng tăng cao, kinh doanh qua các ứng dụng giao hàng đang được ưa chuộng, … Khi đó việc kinh doanh của cửa hàng chắc chắn sẽ phát triển lớn mạnh thêm

Chuyển hóa rủi ro theo ma trận SWOT

Về việc chuyển hoá rủi ro, bạn cũng vẫn áp dụng cách sử dụng điểm mạnh sẵn có của mình. Nói cách khác, khi đã có một nền tảng vững chắc, bạn sẽ dễ dàng vượt qua rủi ro hơn. Vẫn lấy ví dụ về một doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm và dịch vụ:

  • Bạn có thể vận dụng danh tiếng của thương hiệu để tạo nên niềm tin và nâng cao độ nhận diện đối với người dùng. Như vậy có thể hạn chế rủi ro bị đối thủ cạnh tranh, sao chép ý tưởng
  • Hoặc bạn có thể thực hiện chiến lược khác biệt hoá các sản phẩm để làm nên điều mới mẻ hơn, gây ấn tượng với thị trường
Chuyển hoá rủi ro
Chuyển hoá rủi ro để vượt qua khó khăn, thử thách

 

Tận dụng Cơ hội trong kinh doanh

Trong quá trình mở rộng việc kinh doanh từ mô hình SWOT chắc chắn phải kể đến giai đoạn tận dụng cơ hội. Tận dụng cơ hội là cách giúp bạn thâm nhập thị trường và mở rộng việc kinh doanh hiệu quả. Cách này chủ yếu là sự kết hợp giữa WO (nhìn ra điểm yếu và lựa chọn cơ hội thích hợp).

Loại bỏ các Mối đe dọa hiện hữu và tiềm ẩn

Và cuối cùng là việc vận dụng WT (khắc phục điểm yếu để vượt qua khó khăn, thách thức trong kinh doanh).

Loại bỏ nguy cơ tiềm ẩn
Loại bỏ nguy cơ tiềm ẩn nhờ phân tích mô hình SWOT

Nguồn gốc của ma trận SWOT

Khi đã tìm hiểu về ma trận SWOT thì chúng ta cũng nên dành thời gian để biết đôi điều về người hình thành ra nó. Đó là cố vấn quản lý Albert Humphrey người Mỹ. Ban đầu, mô hình này có tên là SOFT và sau này được phát triển, cải tiến thành SWOT.

Tham khảo thêm: Expert là gì? Những vai trò và khả năng tuyệt vời của expert

Một số ví dụ về mô hình SWOT mà bạn có thể tham khảo

Chỉ phân tích về lý thuyết mà không đưa ra ví dụ về mô hình SWOT cụ thể sẽ khiến người đọc khó hình dung. Vì vậy Muaban đã tổng hợp một số dẫn chứng về các dự án, doanh nghiệp sử dụng mô hình này trong kinh doanh. Hãy cùng tham khảo ngay sau đây nhé.

Vinamilk
Vinamilk cũng đã áp dụng SWOT trong cách xây dựng thương hiệu và chiến lược kinh doanh

Mô hình SWOT Starbuck

Mô hình SWOT Starbucks là một ví dụ vô cùng điển hình và quen thuộc. Khi áp dụng cách phân tích này, ta có thể thấy được:

  • Thế mạnh của Starbuck là thương hiệu nổi tiếng toàn cầu về chất lượng và dịch vụ. Đây là nơi được bình chọn trong TOP 100 về việc tôn trọng nhân viên, xứng đáng để làm việc. Không chỉ vậy, việc kinh doanh có đạo đức và biết cách nắm bắt thị hiếu, xu hướng cũng là điểm mạnh đáng kể
  • Điểm yếu của Starbuck là tập trung quá nhiều vào thị trường Mỹ mà không mở rộng nhiều ở các quốc gia khác. Dễ gặp rủi ro trong quá trình cập nhật xu hướng.
  • Về cơ hội, Starbuck đã nắm bắt thành công thị trường vào năm 2004 khi cho phép khách hàng tự tạo CD âm nhạc tại Mỹ bằng cách kết hợp với tập đoàn CNTT Hewlett Packard. Ngoài ra, Starbuck hoàn toàn có thể liên kết với đơn vị sản xuất thực phẩm, đồ uống khác hoặc nhượng quyền kinh doanh thương hiệu cho nhiều đối tác hơn. Đây là cơ hội để thương hiệu mở rộng thị trường.
  • Thách thức của Starbuck được đặt ra khi nhiều thương hiệu đồ uống khác cũng đang phát triển mạnh. Nguyên liệu cà phê và sữa cũng ngày một tăng giá là vấn đề không nhỏ mà thương hiệu này phải cân nhắc kỹ càng.
Starbuck
Starbuck

Ví dụ về mô hình SWOT Highland Coffee

Ngoài Starbuck, những thương hiệu nổi tiếng cũng đã sử dụng SWOT để nghiên cứu thị trường và phát triển kinh doanh có thể kể đến như Vinamilk, Highland Coffee, The Coffee House, … 

Với Highland Coffee, chúng ta sẽ biết được 4 yếu tố điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức như sau:

  • Điểm mạnh (Strengths): Thương hiệu Highland đã quá nổi tiếng và có độ nhận diện lớn tại thị trường Việt Nam. Họ xây dựng chuỗi cửa hàng với vị trí đắc địa, ở những trung tâm thương mại luôn có ít nhất một quán Highland toạ lạc tại đây
  • Điểm yếu (Weaknesses): Hiện nay mức giá đồ uống của Highland vẫn tương đối cao, điều này khiến việc tiếp cận phân khúc khách hàng bình dân tại Việt Nam còn nhiều khó khăn. Ngoài ra, việc sử dụng cốc nhựa 100% cũng phần nào khiến thương hiệu bị mất điểm
  • Cơ hội (Opportunities): Là một thương hiệu nội địa, có được độ nhận diện nhất định trong lòng người tiêu dùng Việt, Highlands có thể hiểu rõ văn hoá, phong tục tập quán của người Việt hơn các thương hiệu nước ngoài. Đây sẽ là cơ hội để thương hiệu tiếp tục phát triển và đưa ra các dịch vụ, sản phẩm phù hợp với thị hiếu hơn nữa
  • Thách thức (Threats): Thị trường Việt Nam ngày càng phát triển, được nhiều thương hiệu đồ uống cả trong và ngoài nước chú ý đến. Vì vậy Highlands Coffee cũng phải chịu sự cạnh tranh rất lớn. Nếu không có chiến lược kinh doanh tốt thì rất có thể sẽ bị các thương hiệu khác vượt qua như The Coffee House, Cà phê Trung Nguyên, Starbucks, … Chưa kể người dùng còn có nhiều sự lựa chọn đồ uống khác như sinh tố healthy, trà chanh, trà sữa, … 
Ví dụ tham khảo
Ví dụ tham khảo về mô hình SWOT của Highlands Coffee

Mô hình SWOT The Coffee House

Tương tự, chúng ta cũng có thể lấy ví dụ về mô hình SWOT của The Coffee House:

  • Ưu điểm: Tuy là thương hiệu khá mới nhưng The Coffee House đã có cách tiếp cận khách hàng bằng sự thân thiện, lịch sự tối đa. Điều này để cho người dùng cảm nhận được sự tôn trọng, cảm giác thoải mái nhất. Bên cạnh đó, việc lựa chọn các vị trí đắc địa cũng là điểm mạnh để The Coffee House chiếm lĩnh thị trường tốt hơn
  • Nhược điểm: The Coffee House hiện đang là một trong những chuỗi cà phê phải chịu lỗ nặng nhất tại Việt Nam. Chưa kể đến việc nhượng quyền thương hiệu quá nhanh khiến việc quản lý, sát sao với từng cửa hàng và từng nhân viên trở nên khó khăn. Dần dần mất đi sự hài lòng của khách hàng
  • Cơ hội: The Coffee House cũng đã có độ nhận diện nhất định trong lòng người tiêu dùng Việt Nam. Vì vậy thương hiệu hoàn toàn có thể đưa ra những chiến lược, dịch vụ và sản phẩm phù hợp với sở thích, thị hiếu của người dùng hơn. Ví dụ như cách thay đổi menu đồ uống theo mùa, có thêm nhiều sự lựa chọn cho khách hàng ngoài cà phê, … 
  • Thách thức: Cũng như các thương hiệu đồ uống khác, độ cạnh tranh mà The Coffee House phải chịu cũng rất lớn. Hơn nữa các thương hiệu lớn như Trung Nguyên, Highlands, Starbucks cũng đang không ngừng thay đổi, làm mới mình đồng thời nghiên cứu thị trường rất kỹ càng. Vì vậy nếu không nhìn nhận thị trường và đưa ra chiến lược kinh doanh hợp lý ngay bây giờ thì The Coffee House sẽ gặp phải nhiều áp lực hơn.
The Coffee House
Phân tích chiến lược kinh doanh của The Coffee House

Bên cạnh những ví dụ trên, bạn cũng có thể tìm thêm thông tin phân tích SWOT của những thương hiệu khác để so sánh, tham khảo.

So sánh ma trận SWOT và ma trận BCG

Khi nhắc đến SWOT, những nhà kinh doanh thường có sự liên tưởng, so sánh ma trận SWOT và ma trận BCG. Hiểu ngắn gọn, Muaban cho rằng sự khác biệt lớn nhất là:

  • Ma trận SWOT có thể đánh giá toàn diện hơn về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và khó khăn
  • Còn ma trận BCG tập trung vào triển vọng, tiềm năng và thị phần của dự án
BCG vs SWOT
So sánh ma trận BCG với SWOT

Trên đây Muaban đã cung cấp các thông tin về ma trận SWOT một cách đầy đủ, chi tiết nhất. Hy vọng những thông tin này đã mang đến giá trị hữu ích cho bạn. Đừng quên tiếp tục cập nhật tin tức mới tại Muaban.net mỗi ngày bạn nhé.

Xem thêm: Shark Liên và những câu nói hay của nữ cá mập mạnh mẽ

Hoàng Ngọc
Mình là Hoàng Ngọc - Content SEO Specialist với hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực phong thủy, xem ngày tốt, học tập. Mình hy vọng với thông tin mà mình cung cấp sẽ mang lại giá trị hữu ích cho bạn.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ