Kỹ năng trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh là một phần quan trọng trong quá trình tìm kiếm việc làm. Trong bài viết này, Mua Bán sẽ gửi đến cho độc giả những câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh và cách bạn có thể chuẩn bị trước để tỏa sáng trong bất kỳ tình huống mà nhà tuyển dụng đặt ra. Hãy cùng Muaban.net khám phá ngay bây giờ nhé!
1. Tell me about yourself! (Hãy nói cho tôi biết về bản thân bạn!)
Phỏng vấn tiếng Anh, khi được giới thiệu về bản thân, không chỉ đơn thuần là việc trả lời một câu hỏi thông thường, mà còn là cơ hội để bạn thể hiện sự tự tin, nhiệt huyết và niềm đam mê của mình. Người phỏng vấn không chỉ tìm kiếm câu trả lời, mà họ muốn cảm nhận được tinh thần tích cực và lòng hứng khởi từ những từ ngữ bạn chọn.
Khi bắt đầu phần giới thiệu, sau khi chào hỏi và bắt tay, nhà tuyển dụng có thể yêu cầu bạn chia sẻ về bản thân. Trong lúc này, đừng chỉ tập trung vào việc kể về số lượng thành viên trong gia đình hay nguồn gốc, quê quán. Thay vào đó, hãy tập trung vào những khía cạnh liên quan đến sự phát triển nghề nghiệp của bạn, những trải nghiệm và cách bạn đã ứng dụng chúng trong ngữ cảnh công việc bạn đang ứng tuyển.
Ví dụ:
I’ve been working as a junior chef at a small Italian restaurant for 2 years and my duties included assisting the head chef and preparing salads. I have always been interested in food and cooking which was why I chose to follow this career path. I studied at ____ college, where I gained my first level cooking diploma.
(Tôi làm phụ bếp tại một nhà hàng Italy nhỏ trong vòng hai năm. Nhiệm vụ của tôi gồm hỗ trợ bếp trưởng và chuẩn bị món salad. Tôi luôn quan tâm đến ẩm thực và nấu ăn, đó là lý do tôi lựa chọn công việc này. Tôi tốt nghiệp đại học _____, nơi tôi nhận bằng nấu ăn cấp một).
Lưu ý: Không sử dụng tiếng lóng, tránh các lỗi ngữ pháp cơ bản.
2. What is your biggest strength/weakness? (Những điểm mạnh/ yếu điểm của bạn là gì?)
Đối với câu hỏi về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, bạn có thể tham khảo cách trả lời sau:
2.1 What is your biggest strength?
Khi nhà tuyển dụng đặt câu hỏi này, họ thực sự muốn hiểu về những phẩm chất tích cực của bạn, nhất quán với yêu cầu công việc. Do đó, trước khi bước vào buổi phỏng vấn, quan trọng nhất là bạn cần tìm hiểu kỹ về các tiêu chí và kỹ năng cần thiết cho vị trí mà bạn ứng tuyển.
Tuy nhiên, bạn không nên chỉ liệt kê những từ ngữ tích cực mà bất kỳ ai cũng có thể nói ra. Thay vào đó, hãy làm cho câu trả lời của bạn trở nên thuyết phục bằng cách sử dụng những ví dụ cụ thể. Hãy chia sẻ những tình huống và thành tựu mà bạn đã đạt được, để nhà tuyển dụng thấy rõ những phẩm chất mà bạn nói đến không chỉ là lý thuyết mà còn là hiện thực trong quá trình làm việc.
Ví dụ về điểm mạnh:
I’m a punctual person. I always arrive early and complete my work on time. My previous job had a lot of deadlines and I made sure that I was organized and adhered to (respected) all my jobs.
(Tôi là người đúng giờ. Tôi luôn đến sớm và hoàn thành công việc. Công việc trước đây của tôi luôn kèm theo yêu cầu về thời hạn và tôi phải đảm bảo rằng mình làm việc có kế hoạch và tuân thủ quy tắc công việc).
I consider myself to be a team-player. I like to work with other people and I find that it’s much easier to achieve something when everyone works together and communicates well.
(Tôi coi mình là một phần của tập thể. Tôi thích làm việc với người khác và nhận thấy dễ thực hiện mục tiêu hơn nếu mọi người cùng phối hợp và trao đổi).
I’m ambitious. I have always set myself goals and it motivates me to work hard. I have achieved my goals so far with my training, education and work experience and now I am looking for ways to improve myself and grow.
(Tôi là người có tham vọng. Tôi luôn đặt cho mình mục tiêu và chúng thúc đẩy tôi làm việc chăm chỉ. Tôi đạt được mục tiêu bằng kinh nghiệm, đào tạo, học vấn và làm việc. Hiện, tôi đang tìm cách cải thiện và phát triển bản thân)
2.2 What is your biggest weakness?
Một cách khôn ngoan để đối mặt với câu hỏi này là biến nhược điểm thành ưu điểm tích cực. Ví dụ, thay vì nói rằng bạn thường xuyên mất nhiều thời gian trên các dự án, bạn có thể nhấn mạnh vào sự cẩn trọng và chi tiết, đảm bảo rằng mỗi bước của bạn đều được thực hiện một cách kỹ lưỡng để đạt đến chất lượng cao.
Ví dụ:
I am sometimes slower in completing my tasks compared to others because I really want to get things right. I will double or sometimes triple-check documents and files to make sure everything is accurate.
(Thỉnh thoảng, tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình chậm hơn người khác vì tôi thực sự muốn mọi thứ thật chính xác. Tôi sẽ kiểm tra hai, nhiều khi là ba lần, các tài liệu để đảm bảo chúng không có sai sót gì).
3. Why do you want this job? (Tại sao bạn lại muốn công việc này?)
Câu hỏi này là cơ hội để bạn bày tỏ với nhà tuyển dụng về những gì bạn biết về công việc và công ty. Hãy thể hiện nguyện vọng làm việc và khát vọng cống hiến đối với vị trí ứng tuyển.
Ví dụ:
It was a great experience but I felt I had learned everything I could in that position. I didn’t see myself having any promotion opportunities in the company before, and I was the type to enjoy challenges, so I thought it was time for me to switch jobs.
(Đó là một trải nghiệm tuyệt vời nhưng tôi cảm thấy tôi đã học được tất cả mọi thứ tôi có thể ở vị trí đó. Tôi không thấy có mình có bất cứ cơ hội thăng tiến nào trong công ty trước, tôi lại là người thích được thử thách, vì thế tôi nghĩ đã đến lúc tôi nên chuyển việc).
Xem thêm: Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng như thế nào ở buổi phỏng vấn?
4. Why did you leave your last job? (Tại sao bạn lại bỏ công việc cũ?)
Nếu bạn là sinh viên mới ra trường và đây là công việc đầu tiên bạn ứng tuyển thì câu hỏi này không dành cho bạn. Tuy nhiên, nếu bạn đã trải qua những vị trí khác trước đây, nhà tuyển dụng thường muốn tìm hiểu lý do tại sao bạn nghỉ việc?
Đối với câu hỏi này, dù bạn bị đuổi hoặc chủ động nghỉ việc cũng hãy tránh nói những điều tiêu cực về nơi làm việc hoặc sếp cũ. Dưới đây là một số cách trả lời bạn có thể tham khảo:
“I’m looking for new challenges” (Tôi đang tìm kiếm thử thách mới).
“I feel I wasn’t able to show my talents” (Tôi cảm thấy mình không thể hiện được tài năng).
“I’m looking for a job that suits my qualifications” (Tôi muốn tìm một việc phù hợp với trình độ).
“I’m looking for a job where I can grow with the company” (Tôi đang tìm một việc mà có thể phát triển cùng công ty).
5. What do you know about our company? (Bạn biết gì về công ty của chúng tôi?)
Trong quá trình phỏng vấn, việc nắm vững thông tin về công ty mà bạn đang xin việc là điều vô cùng cần thiết. Điều quan trọng ở đây không chỉ là việc bạn có biết về công ty hay không, mà là liệu bạn thực sự nghiêm túc và cam kết với công việc đó hay không. Bạn đang tham gia cuộc phỏng vấn với tâm huyết và tập trung cao, hay đây chỉ là một trong những cuộc phỏng vấn ngẫu nhiên trong danh sách của bạn?
Dưới đây là một cách trả lời phỏng vấn tiếng Anh mà bạn có thể tham khảo:
ABC Company has a great work environment and a place where strong contributors are rewarded. I want to work for a company with opportunities and I know ABC Company provides these things.
(Công ty ABC có một môi trường làm việc tuyệt vời và là nơi những người đóng góp sẽ được tưởng thưởng. Tôi muốn làm việc cho một công ty có nhiều cơ hội và tôi biết Công ty ABC đáp ứng những cơ hội này).
6. Tell us about your education! (Hãy nói tôi biết thêm về việc học của bạn)
Đối với câu hỏi này, không cần phải chia sẻ mọi chi tiết về quá trình học tập của bạn với nhà tuyển dụng, nhưng hãy tập trung vào việc đề cập đến những bằng cấp quan trọng. Đây là một cách cập nhật thông tin học vấn một cách súc tích:
I graduated from National Economics University with a BA (Bachelor of Arts) in Accounting. My main course works are Intermediate Accounting, Principle of Accounting and Calculus. During my school time in National Economic University, I did work as a TA (Teaching Assistant) for my Calculus professor and received good feedbacks from the students.
(Tôi tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân với bằng Cử nhân (Cử nhân) chuyên ngành Kế toán, môn học chính của tôi là Kế toán Trung cấp, Nguyên lý Kế toán và Giải tích. Trong thời gian học tập tại trường Kinh tế Quốc dân, tôi có làm trợ giảng cho giáo sư của tôi và nhận được nhiều lời khen từ học sinh).
Xem thêm: Top các câu hỏi phỏng vấn bán mỹ phẩm các nhà tuyển dụng hay hỏi nhất
7. What are your short term goals? (Các mục tiêu ngắn hạn của bạn là gì)
8. What are your long term goals? (Các mục tiêu dài hạn của bạn là gì?)
9. Do you work well under pressure? (Bạn có thể làm việc dưới áp lực không?)
10. How long do you plan on staying with this company? (Bạn dự định làm việc trong công ty chúng tôi trong bao lâu?)
Đối với câu hỏi này, bạn có thể trả lời như sau:
This company has everything I’m looking for. It provides the type of work I love and many advancement opportunities. I plan on staying a long time.
(Quý công ty có mọi điều mà tôi đang tìm kiếm. Công việc phù hợp và nhiều cơ hội thăng tiến. Tôi dự định sẽ làm ở đây lâu dài.)
Ngoài ra nếu có nhu cầu tìm kiếm việc làm với mức lương cao, uy tín, bạn có thể tham khảo tại website Muaban.net:
11. Why should I hire you? (Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn)
Trả lời:
There are two reasons I should be hired. First, my experience is almost perfectly aligned with the requirements you asked for in your job listing. Second, I’m excited and passionate about this industry and will always give 100%.
(Có hai lý do các anh nên thuê tôi. Thứ nhất, kinh nghiệm của tôi hoàn toàn phù hợp với yêu cầu được đưa ra cho vị trí công việc. Thứ hai, tôi thích và say mê lĩnh vực này và sẽ luôn luôn cống hiến 100% sức lực của mình cho công việc).
12. Tell me once you made a mistake? (Hãy nói cho tôi biết về một lần bạn mắc lỗi)
13. In what ways do you manage your time? (Bạn quản lý thời gian của mình bằng cách nào)
Khi đi phỏng vấn xin việc gặp câu hỏi này, ứng viên hãy thể hiện sự tự tin của bản thân với kỹ năng quản lý thời gian.
Trả lời:
I will note down/jot down my schedule daily before work (during morning time) and I’m going to follow that schedule tightly. I will make sure to finish every single thing I’ve jotted down on that note to make sure my work won’t be delayed to the next day.
(Tôi sẽ ghi lại lịch trình của mình hàng ngày trước khi làm việc (trong thời gian buổi sáng) và tôi sẽ tuân thủ lịch trình đó một cách chặt chẽ. Tôi sẽ đảm bảo rằng tôi sẽ hoàn thành mọi thứ mà tôi đã ghi vào ghi chú đó để đảm bảo rằng công việc của tôi sẽ không bị trì hoãn sang ngày hôm sau).
14. What do you expect from your boss/director? (Bạn có trông đợi gì từ sếp của bạn)
Đối với câu hỏi này, ứng viên nên khéo léo trả lời như sau:
The most important thing I want from my manager is constructive feedback so I know where I need to improve. I want to continually grow and having a good manager will help me achieve my goal.
(Điều quan trọng nhất mà tôi muốn từ giám đốc của mình là những phản hồi mang tính xây dựng để tôi biết mình cần phải cải thiện điều gì. Tôi muốn mình liên tục phát triển và có một quản lý tốt giúp tôi đạt được mục tiêu của mình.)
15. If your supervisor tells you to do something that you believe can be done in a different way, what would you do? ( Nếu cấp trên yêu cầu bạn làm một việc mà bạn tin rằng có thể thực hiện được theo một cách khác, bạn sẽ làm gì?)
Đây là một câu hỏi tình huống, vì vậy ứng viên cần bình tĩnh trả lời, bạn có thể tham khảo:
I will tell my supervisor an alternative way and explain the benefits. If my supervisor is not convinced, then I’ll follow his instructions.
(Tôi sẽ nói với cấp trên của mình một phương án thay thế và giải thích cho họ nghe về các điểm thuận lợi. Nếu tôi vẫn không thuyết phục được, tôi sẽ làm theo chỉ dẫn của cấp trên.)
Tham khảo thêm: Các bài test IQ khi đi phỏng vấn và bí kíp để thi IQ điểm cao
16. How do you handle change? (Bạn thích ứng với sự thay đổi như thế nào?)
Khi nhà tuyển dụng hỏi bạn câu hỏi này, họ mong muốn tìm hiểu về sự linh hoạt và thích ứng của bạn trong mọi tình huống.
Bạn có thể tham khảo câu trả lời sau:
I’ve experienced many changes previously. I handle the situation by quickly coming up to speed on the changes and applying myself to make them a success.
(Trước kia tôi đã trải qua nhiều sự thay đổi. Tôi đã ứng phó bằng cách nắm bắt thật nhanh thông tin về những thay đổi và làm việc chăm chỉ để đem lại thành quả.)