Saturday, May 11, 2024
spot_img
HomeKiến thức xeXe máyĐường 1 chiều là gì? Các biển báo và cách lưu thông...

Đường 1 chiều là gì? Các biển báo và cách lưu thông đúng về đường một chiều cần nắm rõ

Đường phố tại Việt Nam có rất nhiều biển báo và làn đường, chính vì thế người tham gia còn lúng túng về cách đi thế nào cho đúng luật, ví dụ: đường 1 chiều. Cái tên nghe có vẻ quen thuộc nhưng không phải ai cũng rành về nó. Đường 1 chiều là gì? Làm cách nào để lái xe đường 1 chiều đúng cách? Cùng Muaban.net tìm hiểu về đường một chiều trong bài viết này nhé.

Thế nào là đường 1 chiều?

Điều 3 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41: 2019/BGTVT về báo hiệu đường bộ quy định “Đường một chiều là đường chỉ được đi một chiều”. Theo định nghĩa, đường 1 chiều là đường chỉ được phép lưu thông theo một hướng cụ thể, đồng thời có các phương tiện di chuyển cùng chiều, còn các phương tiện di chuyển ngược chiều trên đường đó thì không. 

Quy định đường một chiều áp dụng cho tất cả các phương tiện ngoại trừ các phương tiện ưu tiên tham gia giao thông như xe cứu thương, xe chữa cháy đang làm nhiệm vụ… Nếu bạn lái xe vào hướng bị cấm, dù cố ý hay vô ý, bạn sẽ bị xử phạt hành chính.

đường 1 chiều là gì
Khái niệm đường 1 chiều là gì ?

Phân biệt đường 1 chiều với những đường khác

Đường 1 chiều Là đường chỉ được phép các phương tiện giao thông đi theo một hướng nhất định. Chỉ có những xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ thì mới được đi ngược đường.

Đường 2 chiều là đường trong đó có chiều đi và chiều về được phân cách với nhau bằng vạch kẻ đường (nghĩa là không có dải phân cách ở giữa giống như đường đôi).

Đường đôi là đường mà có chiều đi và chiều về được đánh dấu bằng dải phân cách ở giữa theo chiều dọc của đường (bê tông, hộ lan tôn sóng hoặc dải đất dự trữ).

Lưu ý: Nếu tháo dỡ dải phân cách ở phía giữa thì đường đôi sẽ trở thành đường 2 chiều. Nếu một phía đường trên đoạn đường đôi mà bị hư hỏng phải sửa chữa, buộc các phương tiện giao thông phải đi trên phía đường đôi còn lại thì đoạn đường đôi mà các phương tiện đang đi sẽ trở thành đường 2 chiều.

đường 1 chiều là gì
Phân biệt đường 1 chiều với những đường khác

>>> Tham khảo thêm: Cách quay đầu xe ô tô trên các tuyến đường bạn chưa biết

Tìm hiểu ý nghĩa các biển báo trên đường một chiều

Để tránh mắc phải lỗi lái xe đi ngược chiều, người tham gia giao thông cần phải nắm được ý nghĩa của một vài loại biển báo về đường một chiều. Dưới đây là các loại biển báo đường một chiều trong giao thông đường bộ mà chúng ta cần lưu ý.

Biển chỉ dẫn R407a

Biển báo đường một chiều R407a thường được đặt sau các ngã ba, ngã tư, được lắp đặt phía sau giao lộ. Biển báo này chỉ dẫn đoạn đường chạy chỉ được chạy một chiều. R407a chỉ cho phép các phương tiện lưu thông trên đường theo hướng mũi tên.

Biển báo R407a cấm người điều khiển phương tiện tham gia giao thông quay đầu xe ngược chiều. Trên đường một chiều, chỉ ưu tiên cho các phương tiện được ưu tiên theo Luật Giao thông đường bộ.

Khi bạn nhìn thấy biển báo 204, biển báo đường một chiều sẽ hết liệu lệnh. Biển báo này cho biết đoạn đường tiếp theo sẽ là đường hai chiều. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông được phép di chuyển hai chiều..

đường 1 chiều là gì
Biển chỉ dẫn R407a

Biển chỉ dẫn R407b

Biển báo này thường được đặt trước các ngã ba, ngã tư, đặt trước nơi đường giao nhau. Biển báo R407b chỉ dẫn người điều khiển giao thông lưu thông theo hướng một chiều. Biển báo R407b chỉ cho phép các phương tiện đi vào lòng đường theo hướng mũi tên, rẽ bên phải. 

Biển báo đường một chiều trên đường R407b cấm người điều khiển phương tiện quay đầu. Chỉ trừ các trường hợp được quyền ưu tiên cho các xe theo quy định.

đường 1 chiều là gì
Biển chỉ dẫn R407b

Biển chỉ dẫn R407c

Biển báo này thường được đặt trước vị trí ngã ba, ngã tư, đặt trước nơi đường giao nhau. Biển chỉ dẫn R407c chỉ cho phép lưu thông theo một hướng. Biển báo chỉ cho phép các phương tiện đi vào đường theo hướng mũi tên, rẽ bên trái. 

Biển báo đường một chiều R407c cấm người điều khiển phương tiện rẽ. Chỉ trừ những trường hợp xe được ưu tiên theo quy định.

đường 1 chiều là gì
Biển báo đường 1 chiều là gì – Biển chỉ dẫn R407c

>>> Tham khảo thêm: Mức phạt lỗi đi sai làn đường phạt bao nhiêu?

Biển cấm đi ngược chiều

Là biển báo đường một chiều 102, biển cấm đi một chiều, chỉ dẫn rằng: cấm tất cả các phương tiện lưu thông đi theo chiều đặt biển. Chỉ những xe ưu tiên mới được phép lưu thông. 

Chiều đi ngược lại với chiều đặt biển báo chính là lối đi thuận chiều. Các phương tiện được phép đi theo hướng dẫn, do đó, phải lắp đặt biển báo một chiều với số hiệu 407a. Người đi bộ vẫn có thể đi trên vỉa hè khi gặp biển báo đường một chiều này.

đường 1 chiều là gì
Biển cấm đi ngược chiều

Tham khảo một số mẫu xe máy cũ tại:

Quy định về việc lùi xe ở trên đường một chiều

Theo quy định tại Điều 5, Khoản 2, Mục 1 quy định người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng: Nơi đường cắt ngang, lùi xe ở đường một chiều, nơi đường bộ cắt ngang đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất, lùi xe không có các tín hiệu báo trước.

Do đó, người lái xe không thể lùi xe vào đường một chiều. Nếu vi phạm, người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt tiền.

đường 1 chiều là gì
Quy định về việc lùi xe ở trên đường một chiều

Tốc độ tối đa cho phép trên các loại đường

Tốc độ tối đa ở trong khu đông dân cư

Loại phương tiện

Đường đôi

Đường hai chiều

Đường một chiều mà có hai làn xe trở lên

Đường một chiều có một làn xe

Mô tô, ô tô và một vài loại xe khác

60 km/h

50 km/h

60 km/h

50 km/h

Đối với loại xe gắn máy (dưới 50cm3) và xe điện

40 km/h

40 km/h

40 km/h

40 km/h

Tốc độ tối đa ở ngoài khu đông dân cư

Loại phương tiện

Đường đôi

Đường 2 chiều

Đường một  chiều mà có hai làn xe trở lên

Đường một chiều có một làn xe

Xe con, xe 30 chỗ; xe tải 3,5 tấn trở xuống

90 km/h

80 km/h

90 km/h

80 km/h

Xe trên 30 chỗ, xe tải trên 3,5 tấn

80 km/h

70 km/h

80 km/h

70 km/h

Mô tô; xe buýt; xe đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe chuyên dùng

70 km/h

60 km/h

70km/h

60 km/h

Ô tô kéo rơ moóc và ô tô kéo xe khác

60 km/h

50 km/h

60 km/h

50 km/h

Đối với xe gắn máy (dưới 50cm3) và xe điện

40 km/h

40 km/h

40 km/h

40 km/h

Cách đi đúng quy định trên đường một chiều
  • Trên đường có nhiều làn xe chạy cùng chiều, được phân cách bằng vạch kẻ phân làn đường, chủ phương tiện chỉ được phép cho xe đi trong một làn đường và chỉ khi được phép chuyển làn đường ở những nơi cho phép. Khi chuyển làn phải có tín hiệu báo trước để đảm bảo an toàn.
  • Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn, các loại xe thô sơ phải đi làn trong cùng bên phải, xe máy chuyên dùng, xe cơ giới đi làn bên trái.
  • Các phương tiện tham gia giao thông đường bộ lưu thông với tốc tốc độ thấp hơn phải đi bên phải.

>>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn tra cứu phạt nguội ô tô đơn giản và cực kỳ nhanh chóng

Mức phạt vi phạm đối với người đi ngược chiều 

Đối với người đi xe ô tô

  • Theo Nghị định 100/2019/ NĐ-CP, Điều 5, Khoản 5, Điểm c, người điều khiển xe đi ngược chiều trên đường một chiều bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trường hợp vi phạm.
  • Điều khiển xe ngược chiều của đường một chiều mà gây tai nạn giao thông thì phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm (Điều 5 khoản 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).
đường 1 chiều là gì?
Sử dụng xe ô tô đi ngược chiều

Đối với người đi xe moto, xe máy, xe máy điện

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều trên đoạn đường một chiều (Điều 6, Khoản 5 Nghị định 100/2019 / NĐ-CP).
  • Người điều khiển xe đi ngược chiều trên đường một chiều mà gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng (Điều 6, Khoản 7 Nghị định 100/2019 / NĐ-CP).

Đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng, máy kéo

  • Người điều khiển xe đi ngược chiều trên đường một chiều sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng (Nghị định 100/2019/ NĐ-CP, Điều 7, Khoản 4). 
  • Người điều khiển xe đi ngược chiều trên đường một chiều mà gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng (Điều 7, Khoản 7 Nghị định 100/2019 / NĐ-CP).
đường 1 chiều là gì?
Sử dụng xe đầu kéo đi ngược chiều

Đối với loại máy kéo và xe máy chuyên dụng

Đối với loại xe máy kéo, xe máy chuyên dùng sẽ bị phạt 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng khi điều khiển xe ngược chiều.

Đối với người lái xe đạp và xe đạp điện

Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe có hành vi đi ngược chiều tại đường một chiều.

Bài viết trên đã cung cấp tất cả những thông tin hữu ích về “đường 1 chiều là gì?“. Biết luật giao thông và biển báo đường một chiều sẽ giúp ích rất nhiều, bạn có thể điều khiển phương tiện của mình đi đến các nơi khác mà không lo vi phạm luật. 

Nếu bạn có nhu cầu mua xe máy cũ, xe đã qua sử dụng thì có thể truy cập vào trang Muaban.net để tậu ngay chiến mã với giá cực hời và vô vàn mẫu máy để bạn lựa chọn.

>>> Xem thêm: 

Hoàng Ngọc
Mình là Hoàng Ngọc - Content SEO Specialist với hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực phong thủy, xem ngày tốt, học tập. Mình hy vọng với thông tin mà mình cung cấp sẽ mang lại giá trị hữu ích cho bạn.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ