Một trong những vị trí có vai trò then chốt cho sự thành công của các công ty ngày nay là CMO – người chịu trách nhiệm cho các chiến lược Marketing, truyền thông, xây dựng thương hiệu. Bạn có biết CMO là gì và viết tắt của từ gì không? CMO cần phải có những đặc điểm, năng lực nào để đảm nhận công việc này? Hãy cùng Mua Bán khám phá câu trả lời qua bài viết sau đây nhé.
I. CMO là gì?
CMO (Chief Marketing Officer) dịch nghĩa tiếng Việt là Giám đốc Marketing là một trong những vị trí quản lý cao cấp (C-level) của một doanh nghiệp, chuyên quản lý các hoạt động liên quan đến Marketing và báo cáo cho giám đốc điều hành (CEO). Đây là một chức danh có vai trò quan trọng trong các công ty quy mô lớn. Các công ty vừa và nhỏ có thể sẽ không có vị trí này, thay vào đó là vị trí Marketing Manager.
Các CMO phải quản lý nhiều đầu việc như phát triển sản phẩm, tiếp thị truyền thông, nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng, phát triển kênh phân phối, quan hệ công chúng, quản trị bán hàng,… Giám đốc Marketing – CMO là người chịu trách nhiệm quản lý tất cả các hoạt động nhằm quảng bá doanh nghiệp, hỗ trợ kinh doanh và hỗ trợ các hoạt động thương mại như:
- Lập kế hoạch, chiến lược, giải pháp và tổ chức thực hiện các hoạt động Marketing của công ty.
- Thực hiện các nhiệm vụ và dự án khảo sát thị trường.
- Tạo ra các phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động Marketing.
- Tư vấn cho ban Giám đốc về truyền thông, nhận diện và phát triển thương hiệu.
- Tạo và duy trì mối liên hệ với các bên đối tác, phương tiện truyền thông, các nhà cung cấp dịch vụ liên quan để hỗ trợ hoạt động Marketing của công ty.
- Đào tạo và huấn luyện nhân viên phòng Marketing trong phạm vi quản lý.
Tham khảo thêm: CFO là gì? 4 Kỹ Năng Phải Biết Nếu Muốn Trở Thành CFO
II. Vai trò của CMO trong tổ chức
CMO đảm nhận nhiều vị trí quan trọng là thế trong các doanh nghiệp, tổ chức vậy những vai trò chính của CMO là gì? Cùng tham khảo dưới đây:
1. Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp
Một CMO có trách nhiệm quản lý và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Thương hiệu mạnh sẽ thu hút người tiêu dùng và tăng cường sự gắn bó với họ, tạo ra giá trị thương hiệu cho công ty. Bởi thương hiệu không phải là cái chúng ta có thể chạm hay cảm nhận được mà nó được thể hiện qua báo cáo tài chính.
Đó là tài sản to lớn có thể gọi là “Sự tin cậy”, là cách khách hàng nhận thức về thương hiệu của công ty. Chúng ta phải bảo vệ tài sản vô hình ấy với sự quan tâm xứng đáng. Trong kinh doanh điều đó được gọi là định giá tài sản thương hiệu. Thương hiệu của chúng ta đã và đang được coi như một tài sản, thương hiệu mạnh sẽ làm cho giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán cao hơn, đồng thời tạo được sự gắn kết của khách hàng.
2. Nắm bắt xu hướng Marketing mới
Trên thế giới có rất nhiều xu hướng kinh doanh đồng thời tồn tại nhưng chỉ một số ít thực sự phù hợp và thu hút với doanh nghiệp của bạn. Do đó, nhiều doanh nghiệp không ngần ngại bỏ ra nhiều tiền để theo kịp những xu hướng mới nổi. Bởi chọn đúng xu hướng có thể giúp bạn khai phá một thị trường mới và mở rộng đối tượng khách hàng.
Tuy nhiên, không phải tất cả xu hướng đều bền vững lâu dài. Với một CMO, việc luôn cập nhật và nắm bắt những xu hướng Marketing mới là “đòn bẩy” giúp doanh nghiệp của bạn tiến xa hơn.
3. Đánh giá hiệu quả hoạt động Marketing
Để biết mình đã đạt được những gì đã đặt ra trong hoạt động Marketing, doanh nghiệp cần có những chỉ số rõ ràng như: doanh số và doanh thu tăng lên. Đó là lý do tại sao CMO phải lên kế hoạch cẩn thận, rõ ràng cho việc đánh giá các chiến dịch Marketing trước khi triển khai chúng để có thể tối ưu hóa hiệu quả.
Một quy trình tốt sẽ liên kết các hoạt động của công ty, tận dụng và hỗ trợ nguồn lực con người. Đó là mục tiêu mà CMO nào cũng hướng tới. Nhưng để làm được điều này, CMO cũng cần có sự hợp tác và đóng góp của các lãnh đạo cấp cao cũng như các chuyên gia điều hành ở mọi bộ phận trong công ty.
4. Tạo dựng môi trường, văn hóa hợp tác
CMO cần làm việc chung với tập thể, không nên cô lập bản thân. Với vai trò người lãnh đạo phòng/nhóm, họ cần có hoặc học hỏi kỹ năng lãnh đạo. CMO cần biết cách tuyển dụng và đào tạo những nhân tài để họ có thể phát triển tốt nhất khả năng của mình. Hơn nữa, việc xây dựng một văn hóa hợp tác, nơi mà mọi người đều được tôn trọng, đều có quyền phát biểu cũng rất quan trọng.
Một CMO giỏi sẽ biết cách vận dụng những nguyên tắc vào công việc hàng ngày để tạo ra những ý tưởng mới trong Marketing. Thông qua các hoạt động nội bộ, các vấn đề có thể được giải quyết từ nhiều góc nhìn mới, đồng thời cũng mang lại những giải pháp hiệu quả bất ngờ kích hoạt những ý tưởng, những vấn đề, loại bỏ khoảng cách của những bức tường bàn làm việc đang gây cản trở.
5. Đứng trên cương vị của khách hàng để thấu hiểu
Người làm Marketing không chỉ đơn thuần là người bán hàng hay cung cấp dịch vụ. Họ còn có trách nhiệm quản lý điều quan trọng nhất của công ty – trải nghiệm của khách hàng.
Cũng như giám đốc tài chính quan tâm đến lợi nhuận, giám đốc bảo mật bảo vệ tài sản thì CMO phải chăm lo và nâng cao những trải nghiệm của khách hàng. Điều này yêu cầu họ có một tầm nhìn rộng, kiến thức cơ bản về “Design Thinking” và sẵn sàng là người đại diện cho khách hàng trong ban lãnh đạo của công ty.
III. Yêu cầu công việc đối với CMO là gì?
CMO có trách nhiệm thực hiện nhiều công việc đồng thời và phải thành thạo các chuyên môn phức tạp như triển khai chiến dịch Marketing, quản trị thương hiệu, truyền thông thương hiệu, quan hệ công chúng, phát triển sản phẩm và các kênh phân phối,… Vậy những yêu cầu cần có đối với một CMO là gì?
1. Trình độ học vấn
Đã từng làm Giám đốc Marketing hoặc các chức danh tương đương. Có bằng cấp Đại học hoặc cao hơn về Quản trị kinh doanh, Truyền thông, Marketing hoặc các ngành liên quan.
2. Am hiểu về Marketing và lĩnh vực kinh doanh, tài chính
CMO phải nắm bắt chặt chẽ các hoạt động Marketing trong việc quản lý thương hiệu và hướng tới mục tiêu cuối cùng là giữ được lòng trung thành của khách hàng.
Bởi vì, Marketing cũng là hoạt động truyền tải sự tin cậy về uy tín của doanh nghiệp với khách hàng, để đem những sản phẩm tâm huyết của doanh nghiệp gần hơn với đám đông. Nói một cách khác, mục tiêu của những người làm Marketing không phải là lợi nhuận, mà là sự ủng hộ nồng nhiệt của người tiêu dùng đối với các dòng sản phẩm của tập đoàn ra mắt thị trường.
Họ phải biết và lên kế hoạch rõ ràng con đường nào mà doanh nghiệp cần: Marketing truyền thống hay Marketing Online. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu bức tranh tài chính của doanh nghiệp cũng giúp CMO xây dựng các chiến dịch tiếp thị sản phẩm và quảng bá thương hiệu một cách minh bạch hơn
3. Khả năng giao tiếp
CMO là người thường xuyên phải liên lạc, hợp tác với cấp trên, nhân viên, đối tác,… Vì vậy, kỹ năng giao tiếp tốt là điều bắt buộc, giúp các CMO có thể trình bày thông tin, ý tưởng một cách rõ ràng, dễ hiểu, có sức thuyết phục.
4. Hiểu biết dịch vụ chăm sóc khách hàng
Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong công việc của Giám đốc Marketing (CMO) là tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. CMO biết rằng để làm được điều này, họ phải nắm bắt được những gì khách hàng mong muốn và cần thiết.
Do đó, CMO phải tìm hiểu kỹ lưỡng về đối tượng khách hàng mục tiêu của họ, bao gồm cả những yếu tố như nhu cầu, sở thích, thói quen tiêu dùng và khả năng tài chính của họ. Đây là cách CMO có thể thực hiện triết lý “vui lòng khách đến – vừa lòng khách đi” trong kinh doanh.
5. Có tư duy sáng tạo
Một trong những yếu tố quan trọng để thành công trong kinh doanh 4.0 là khả năng sáng tạo của Marketer, đặc biệt là với CMO. Sáng tạo không chỉ là nguyên nhân mà còn là kết quả của sự cạnh tranh khốc liệt.
Điều này tạo ra cơ hội bình đẳng cho những người nỗ lực không ngừng trong việc nâng cao tỷ lệ chuyển đổi của khách hàng nếu họ có thể phân tích được ưu – nhược điểm trong chiến lược truyền thông cũng như quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp và của đối thủ cạnh tranh. Tư duy sáng tạo sẽ giúp tạo ra những sản phẩm tốt hơn, làm nên kết quả của quá trình hợp tác giữa khách hàng và bộ phận Marketing.
6. Có năng lực quản trị nhân sự và quản lý các mối quan hệ
Một CMO có thể cho rằng việc quản lý nhân sự không phải là trách nhiệm của mình. Nhưng thực tế, họ cần phối hợp với CHRO (Giám đốc Nhân sự) để lên kế hoạch chiêu mộ nhân tài cho phòng Marketing. Điều này sẽ giúp xây dựng đội ngũ có năng lực, đẩy mạnh thương hiệu và tăng hiệu quả từ các chiến dịch quảng cáo.
7. Thấu hiểu các phương pháp nghiên cứu thị trường
Một hoạt động quan trọng của Marketing là nghiên cứu thị trường. Đây là cách để hiểu rõ khách hàng – đối tượng chính của các hoạt động kinh doanh. Nếu không có phương pháp nghiên cứu thị trường hợp lý, CMO sẽ mất khách hàng vì họ sẽ không quan tâm đến những sản phẩm không phù hợp với nhu cầu của họ.
Hơn nữa, trên thị trường có rất nhiều thương hiệu đang tranh giành khách hàng với bạn. Do đó, hoạt động nghiên cứu thị trường giúp CMO có thể “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”.
8. Đánh giá hiệu quả hoạt động Marketing
Một trong những kỹ năng quan trọng của một CMO là biết đánh giá hiệu quả hoạt động Marketing. Điều này có nghĩa là CMO phải có khả năng xác định và theo dõi các chỉ số hiệu suất (KPIs) phù hợp với mục tiêu và chiến lược Marketing của tổ chức. Các KPIs có thể bao gồm: số lượng khách hàng tiềm năng, tỷ lệ chuyển đổi, doanh thu, lợi nhuận, chi phí mỗi khách hàng, độ nhận biết thương hiệu, sự hài lòng và trung thành của khách hàng,…
Bằng cách đánh giá hiệu quả hoạt động Marketing, CMO có thể:
- Kiểm tra xem các hoạt động Marketing có đạt được kết quả mong muốn hay không, tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu của chúng.
- Đưa ra những quyết định cải tiến, tối ưu hóa các hoạt động Marketing dựa trên dữ liệu và phân tích.
- Chứng minh giá trị và đóng góp của Marketing cho sự thành công của tổ chức, bảo vệ ngân sách Marketing trước các bên liên quan.
- Tăng cường sự hợp tác và giao tiếp với các bộ phận khác trong tổ chức, để đồng bộ hóa các mục tiêu cũng như hành động.
- Khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới trong Marketing, bằng cách thử nghiệm và thực nghiệm các ý tưởng mới.
9. Xây dựng danh tiếng của doanh nghiệp
Xây dựng danh tiếng của doanh nghiệp là một trong những kỹ năng quan trọng của một CMO. Điều này đồng nghĩa với việc CMO phải có khả năng tạo dựng và duy trì một hình ảnh tích cực, uy tín của doanh nghiệp trong mắt công chúng, khách hàng, đối tác, cạnh tranh và các bên liên quan khác.
Danh tiếng của doanh nghiệp ảnh hưởng đến sự tin tưởng, hợp tác, lựa chọn, giới thiệu của khách hàng, cũng như đến sự hấp dẫn, giữ chân và phát triển của nhân viên.
IV. Mức lương hiện nay của vị trí CMO có cao không?
Vị trí CMO hiện đang rất được săn đón, thu hút nhiều ứng viên và có mức thu nhập hấp dẫn. Đối với những doanh nghiệp, công ty nước ngoài, mức lương cho vị trí này rất cao trong thị trường việc làm Marketing. Ngoài tiền lương cơ bản, CMO còn có thêm các khoản thu nhập từ tiền thưởng và phụ cấp.
Theo số liệu thống kê, CMO có mức lương từ 10 triệu đồng đến 120 triệu đồng tùy theo background (trình độ học vấn) và kinh nghiệm làm việc. Trong đó, mức lương từ 28.5 – 43.3 triệu đồng dành cho nhân sự từ mức trung bình thấp đến trung bình cao.
Như vậy, qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về CMO là gì, vai trò và trách nhiệm của CMO trong doanh nghiệp. Nếu bạn đang có ý định trở thành một CMO hoặc muốn tìm kiếm một CMO cho doanh nghiệp của mình, bạn cần phải chuẩn bị kỹ càng về kiến thức, kỹ năng và tinh thần. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và chính xác về CMO, để bạn có thể đạt được mục tiêu của mình trong sự nghiệp Marketing. Bên cạnh đó nếu bạn đang mong muốn tìm kiếm cơ hội việc làm thì hãy tham khảo tại Muaban.net nhé.
Nếu bạn muốn tìm các việc làm quản lý nói chung và công việc CMO nói riêng thì xem ngay tại Mua Bán: |
Xem thêm: Owner là gì? Sự khác biệt giữa Owner với CEO và Founder