Tuesday, May 14, 2024
spot_img
HomeViệc làmMarketing Mix là gì? Tìm hiểu chi tiết 3 chiến lược Marketing...

Marketing Mix là gì? Tìm hiểu chi tiết 3 chiến lược Marketing Mix phổ biến

Marketing Mix là gì? Đây là một câu hỏi mà nhiều người quan tâm khi muốn kinh doanh hay phát triển thương hiệu. Trong bài viết này, Mua Bán sẽ giới thiệu đến bạn những chiến lược Marketing Mix phổ biến nhất hiện nay. Bên cạnh đó là ý nghĩa, vai trò và cách áp dụng Marketing Mix trong kinh doanh hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về khái niệm này mời bạn đọc theo dõi qua bài viết dưới đây.

Marketing Mix là gì?
Marketing Mix là gì? Tìm hiểu 3 chiến lược Marketing Mix phổ biến

I. Marketing Mix là gì?

Marketing Mix (Marketing hỗn hợp) là bộ công cụ mà doanh nghiệp áp dụng để thực hiện mục tiêu tiếp thị của mình trên thị trường.

Marketing Mix là gì?
Marketing Mix là bộ công cụ mà doanh nghiệp áp dụng để thực hiện mục tiêu tiếp thị

Ban đầu, Marketing Mix được chia thành 4P bao gồm: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (phân phối), Promotion (xúc tiến) để tiếp thị các sản phẩm hữu hình. Sau đó, khi Marketing ngày càng phát triển và đa dạng, mô hình này được mở rộng thành Marketing 7Ps với thêm 3P là Process (quy trình), People (con người) và Physical Evidence (bằng chứng vật lý) để tiếp thị cả các sản phẩm và dịch vụ vô hình.

II. Vai trò của Marketing Mix là gì?

Mỗi doanh nghiệp đều cần phải quan tâm đến Marketing Mix, bởi đây là yếu tố giúp tạo ra mối quan hệ giữa nhà cung cấp và người tiêu dùng. Nhờ có Marketing Mix, chủ doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng và lựa chọn các chiến lược tiếp thị phù hợp nhất với mô hình kinh doanh của mình. Marketing Mix đóng góp một số vai trò quan trọng có thể kể đến như:

Vai trò của Marketing Mix là gì?
Vai trò của Marketing Mix là gì?
  • Giao nhiệm vụ rõ ràng: Marketing Mix giúp nâng cao chất lượng chuyên môn trong việc thực hiện các chiến lược kinh doanh. Do đó, việc giao nhiệm vụ, phân công công việc cho từng cá nhân đảm bảo được tính S.M.A.R.T.
  • Cung cấp thông tin hữu ích để phân phối nguồn lực: Để một chiến dịch Marketing có thể thành công, cần phải có sự phân phối hợp lý các nguồn lực bao gồm tài chính và nhân lực.
Vai trò của Marketing Mix là gì?
Vai trò của Marketing Mix là gì?
  • Phân tích cấu trúc chi phí – lợi nhuận.
  • Tạo điều kiện xúc tiến thương mại: Xúc tiến thương mại không chỉ là những biện pháp hỗ trợ cho các chính sách sản phẩm, giá cả phân phối. Mà nó còn củng cố, xúc tiến hiệu quả thực hiện các chính sách đó. Điều này có nghĩa là xúc tiến thương mại còn có thể tạo ra được những lợi thế và sự khác biệt trong sự cạnh tranh của doanh nghiệp.

III. Tìm hiểu 3 chiến lược Marketing Mix hiện nay

Trên thị trường hiện đại, có 3 mô hình Marketing hỗn hợp được áp dụng rộng rãi nhất, đó là: Marketing Mix 4P, Marketing Mix 7P, Marketing Mix 4C. Bạn có thể tham khảo những mô hình này để xây dựng chiến lược Marketing cho doanh nghiệp của mình.

1. Marketing Mix 4P

Mô hình Marketing Mix 4P do E J McCarthy đề xuất năm 1960 là một công cụ mà những Marketer thường áp dụng để thực hiện chiến lược Marketing. Bộ phận Marketing của các doanh nghiệp thường dùng phương pháp này để tạo ra sự phản hồi tốt nhất từ thị trường bằng cách “pha trộn” 4 yếu tố một cách hiệu quả nhất. Điều cần lưu ý là các nguyên tắc của 4P trong Marketing là các yếu tố có thể điều chỉnh được.

Marketing Mix 4P là gì?
Marketing Mix 4P là gì?

Từ đó, mô hình Marketing 4P đã trở nên nổi bật và được sử dụng, cũng như được dạy trong các doanh nghiệp, trường đại học cao đẳng khắp thế giới. Mô hình Marketing Mix 4P cũng là nền tảng cho khái niệm các Marketing Mix khác phát triển sau này. Marketing Mix 4P bao gồm các lĩnh vực tiếp thị sau:

  • Sản phẩm (Product): Đây là một sản phẩm hữu hình hoặc vô hình, là sản lượng sản xuất quy mô lớn với một số lượng xác định của đơn vị.
  • Giá cả (Price): Giá cả là số tiền khách hàng phải trả để có được sản phẩm hay dịch vụ của nhà cung cấp. 
  • Địa điểm (Place): Biểu thị cho các nơi mà một sản phẩm có thể được bán. 
  • Khuyến mãi/ Xúc tiến thương mại (Promotion): Nói đến các phương thức truyền thống, khuyến mãi nhằm kích thích mua hàng và đảm bảo rằng khách hàng biết đến sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Marketing Mix 4P là gì?
Marketing Mix 4P là gì?

Marketing Mix 4P là nền tảng để giúp bạn xây dựng kế hoạch Marketing hiệu quả. Bạn sẽ thấy rằng mọi cá nhân/tổ chức kinh doanh đều dựa trên nó. Tuy nhiên, cách phối hợp và thực hiện các chiến lược trong Marketing Mix 4P vẫn cần được cải thiện và tinh chỉnh hơn.

2. Marketing Mix 4C

Robert F. Lauterborn đã đưa ra mô hình 4C (Marketing Mix 4C) vào năm 1990. Đây là một phiên bản cập nhật của mô hình 4P. Tuy nhiên đây không phải là một yếu tố cốt lõi của Marketing Mix, mà là một yếu tố bổ sung.

Marketing Mix 4C là gì?
Marketing Mix 4C là gì?

Doanh nghiệp muốn thành công thì phải nhận thức được rằng chiến lược Marketing hỗn hợp – 4P hiện đại phải liên kết với một chữ C (Customer).

2.1. Customer Solutions

Chữ C đầu tiên – Customer Solutions (giải pháp cho khách hàng) liên quan đến chữ P – Product (sản phẩm). Điều này cho thấy mỗi sản phẩm ra mắt phải thật sự là một giải pháp cho khách hàng. Nói cách khác, nó phải đáp ứng một nhu cầu cụ thể nào đó của khách hàng. Không phải chỉ là “cơ hội kiếm tiền” của doanh nghiệp.

Customer Solutions
Customer Solutions (giải pháp cho khách hàng) liên quan đến chữ P – Product (sản phẩm)

Để thực hiện tốt chữ C này, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng để hiểu rõ nhu cầu thực tế của khách hàng, giải pháp nào để đáp ứng chính xác nhu cầu đó.

2.2. Customer Cost

Chữ C thứ hai – Customer Cost (chi phí của khách hàng) liên quan đến chữ P – Price (giá) cho thấy giá của sản phẩm cần được xem xét như là chi phí mà người mua phải trả.

Chi phí này không chỉ gồm chi phí mua sản phẩm mà còn cả chi phí vận hành, sử dụng và cả thanh lý sản phẩm. Chi phí này phải tương ứng với giá trị mà sản phẩm mang lại cho người mua. Tuy nhiên, bạn cần phải nhận ra giá trị ở đây bao gồm cả giá trị vật lý lẫn giá trị tâm lý.

Customer Cost
Customer Cost (chi phí của khách hàng) liên quan đến chữ P – Price (giá)

Nhiều người do dự chưa mua ô tô không phải vì giá sản phẩm cao mà vì chi phí sử dụng quá cao. Trong hoàn cảnh đó, các loại xe tiết kiệm nhiên liệu, phụ tùng rẻ và dễ kiếm sẽ là một lựa chọn tốt hơn cả.

2.3. Convenience

Một yếu tố quan trọng của Marketing Mix là Convenience (thuận tiện) cho người tiêu dùng, liên quan đến Place (phân phối). Doanh nghiệp cần phải phân phối sản phẩm một cách tiện lợi cho khách hàng.

Convenience
Convenience (thuận tiện) cho người tiêu dùng, liên quan đến Place (phân phối)

Một ví dụ điển hình về thuận tiện trong phân phối là Winmart+. Winmart có nhiều cửa hàng tiện lợi ở khắp nơi. Winmart đáp ứng được nhu cầu mua hàng gấp của khách, nhờ đó xây dựng được lòng tin của khách hàng.

2.4. Communication

Chữ C cuối – Communication (giao tiếp) liên quan đến chữ P – Promotion (khuyến mãi, truyền thông) đòi hỏi công tác truyền thông phải là sự đối thoại, giao tiếp hai chiều giữa doanh nghiệp và khách hàng.

Communication
Communication (giao tiếp) liên quan đến chữ P – Promotion (khuyến mãi, truyền thông)

Doanh nghiệp chú ý lắng nghe mong muốn, tâm trạng của khách hàng. Rồi “giải thích” cho khách hàng biết sản phẩm sẽ thỏa mãn những mong muốn, tâm trạng đó như thế nào. Một chiến lược truyền thông hiệu quả phải là kết tinh của sự giao tiếp, tương tác giữa sản phẩm, thương hiệu và khách hàng. Nhờ đó mà xây dựng được mối quan hệ bền vững với khách hàng.

3. Marketing Mix 7P

Marketing Mix 7P là một mô hình tiếp thị được phát triển dựa trên 4P. Mô hình này bao gồm 4 phạm vi tiếp thị cũ của 4P và thêm vào 3 yếu tố mới là: People, Process và Physical. Marketing Mix 7P được sử dụng rộng rãi và hiệu quả với ngành kinh doanh dịch vụ. Hãy cùng xem xét từng “P” trong 7Ps:

3.1. Product

Product là yếu tố đầu tiên trong Marketing Mix 7P. Nó có thể là một sản phẩm hữu hình (máy tính, xe máy,…) hoặc một dịch vụ vô hình (dịch vụ ngân hàng, khách sạn, spa,…). Thông thường, một sản phẩm có vòng đời (Product Life – Cycle) gồm các giai đoạn như sau:

Marketing Mix Product
Product có thể là một sản phẩm hữu hình hoặc một dịch vụ vô hình
  • Introduction: Ra đời
  • Growth: Tăng trưởng
  • Maturity: Trường thành
  • Decline: Suy giảm

Việc hiểu nhu cầu của khách hàng là việc làm rất quan trọng. Nó giúp bạn có thể điều chỉnh nguồn cung của sản phẩm trên thị trường. Đồng thời, sẽ có những thay đổi sao cho phù hợp với sở thích của khách hàng. Để làm được điều này, người dùng cần phải trả lời những câu hỏi sau đây:

Marketing Mix Product
Product có thể là một sản phẩm hữu hình hoặc một dịch vụ vô hình
  • Sản phẩm/dịch vụ của bạn đáp ứng nhu cầu gì của khách hàng?
  • Họ dùng sản phẩm ở đâu và dùng như thế nào?
  • Các tính năng trong sản phẩm có thể thỏa mãn mong muốn của khách hàng? Các tính năng đặc biệt mà bạn đã bỏ qua trong quá trình phát triển của sản phẩm? 
  • Sản phẩm có những tính năng không cần thiết không?
  • Sản phẩm dịch vụ có tên gọi là gì?
  • Sản phẩm có hình thức và màu sắc như thế nào?
  • Sản phẩm có gì nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh khác?
3.2. Promotion

Quảng bá là một trong những yếu tố có thể hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu và tăng doanh số bán hàng. Yếu tố này gồm có những thành phần sau:

  • Sales organization: Bộ phận bán hàng
  • Public relation: Hoạt động quan hệ công chúng
  • Advertising: Chiến dịch quảng cáo 
  • Sales promotion: Khuyến mãi
Marketing Mix Promotion
Quảng bá là một yếu tố hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng thương hiệu và tăng doanh số bán hàng

Các chiến dịch quảng cáo thường liên quan đến các khía cạnh truyền thông, đồng thời cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải chi trả cho những hoạt động trên các kênh truyền hình, radio, báo chí và internet. Với sự phát triển như hiện nay, các chiến dịch quảng cáo đang dần chuyển từ các hình thức offline sang online.

Tham khảo thêm: Chiến lược xúc tiến là gì? Các công cụ hỗ trợ cho chiến lược cực hiệu quả

3.3. Mix Price

Đây là số tiền khách hàng phải trả để có được sản phẩm hoặc dịch vụ, bao gồm các yếu tố như: Thị trường, đối thủ, chi phí sản xuất, nhận thức về sản phẩm và cảm xúc của khách hàng với sản phẩm.

Việc xác định giá sản phẩm trong một môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay là một việc rất quan trọng và khó khăn. Nếu giá sản phẩm quá rẻ, doanh nghiệp sẽ phải bán nhiều mới có lãi. Nếu để giá sản phẩm quá đắt, khách hàng sẽ chọn sản phẩm của đối thủ có giá hợp lý hơn.

Marketing Mix Price
Giá là số tiền khách hàng phải trả để có được sản phẩm hoặc dịch vụ

Ngoài ra, nếu giá bán quá cao sẽ khiến khách hàng không quan tâm đến lợi ích của sản phẩm. Vì vậy, hãy nghiên cứu kỹ các yếu tố liên quan đến giá bán trên thị trường và giá bán của đối thủ để xác định giá bán sản phẩm hợp lý nhất. Khi xác định giá bán, bạn nên quan tâm đến những giá trị mà khách hàng sẽ có được khi sử dụng sản phẩm. 3 chiến lược xác định giá sản phẩm mà bạn cần biết gồm:

  • Market penetration pricing: Định giá để thâm nhập thị trường
  • Market skimming pricing: Định giá hớt váng
  • Neutral pricing: Định giá một cách trung lập
Marketing Mix Price
Giá là số tiền khách hàng phải trả để có được sản phẩm hoặc dịch vụ

Để có thể áp dụng được chiến lược xác định giá chính xác, bạn cần:

  • Biết chi phí sản xuất một sản phẩm của doanh nghiệp là bao nhiêu?
  • Biết khách hàng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp sẽ có những lợi ích gì? Biết nếu giảm giá bán sản phẩm, thì có ảnh hưởng đến thị phần hay không?
  • Biết giá của doanh nghiệp có cạnh tranh được với các đối thủ hay không?
3.4. Place

Để sản phẩm của bạn đến được với người tiêu dùng, bạn cần quan tâm đến yếu tố kênh phân phối. Đó là những nơi bạn có thể bán, quảng bá và tiếp thị sản phẩm của mình. Bạn cũng cần chọn lựa các kênh, các phương tiện để vận chuyển sản phẩm cho khách hàng.

Marketing Mix Place
Marketing Mix Place

Bạn có thể sử dụng các kênh phân phối khác nhau để trao đổi, trưng bày và giới thiệu sản phẩm. Ví dụ như các cửa hàng bán lẻ, các trang web thương mại điện tử. Bạn cần đầu tư, phát triển kênh phân phối hợp lý để không làm hao phí nguồn lực quảng cáo, sản xuất sản phẩm mà không đạt được hiệu quả trên thị trường. Bạn có thể tham khảo các chiến lược phân phối sau:

  • Intensive: Phân phối rộng rãi
  • Exclusive: Phân phối duy nhất
  • Selective: Phân phối lựa chọn
  • Franchising: Nhượng quyền kinh doanh
Marketing Mix Place
Marketing Mix Place

Ngoài ra, khi áp dụng yếu tố này bạn cần chú ý đến những điểm sau:

  • Khách hàng muốn mua sản phẩm ở đâu?
  • Khách hàng thường hay mua sắm ở nơi nào?
  • Bạn có tiếp cận được kênh phân phối nào và làm thế nào để tiếp cận chúng?
  • Hệ thống phân phối của bạn có gì khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh?
  • Bạn có cần một hệ thống phân phối mạnh mẽ hay không?
  • Bạn có cần bán sản phẩm của mình trên internet hay không?
3.5. People

Con người ở đây không chỉ là khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp muốn thu hút. Mà còn là những người trực tiếp cung ứng dịch vụ trong doanh nghiệp. Việc thực hiện các nghiên cứu thị trường là cần thiết để Marketer hiểu được nhu cầu và sở thích của khách hàng. Từ đó có thể điều chỉnh sản phẩm, dịch vụ cho phù hợp.

Marketing Mix People
Marketing Mix People

Nhân viên trong doanh nghiệp cũng có vai trò quan trọng không kém, bởi họ chính là người mang dịch vụ đó đến với khách hàng. Do đó, cần phải chú ý việc lựa chọn và tuyển dụng nhân viên các vị trí, như hỗ trợ khách hàng, chăm sóc khách hàng, Copywriters,…

3.6. Process

Process là những bộ phận, hệ thống giúp doanh nghiệp bạn có thể đưa dịch vụ ra thị trường. Bạn cần xây dựng một hệ thống, bộ phận chặt chẽ cho doanh nghiệp mình. Điều này giúp doanh nghiệp giảm được chi phí lớn trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Marketing Mix Process
Marketing Mix Process

Bộ phận ở đây có thể là bộ phận phân phối sản phẩm, bộ phận thanh toán (dành cho khách hàng). Hay hệ thống xuất nhập kho hàng, bộ phận logistic,…

3.7. Physical Evidence

Trong lĩnh vực Marketing dịch vụ, không thể bỏ qua yếu tố cơ sở vật chất. Đây là môi trường mà người cung cấp dịch vụ và khách hàng giao tiếp, tương tác, trao đổi với nhau. Đây cũng là nơi khách hàng trải nghiệm dịch vụ. 

Marketing Mix Physical Evidence
Marketing Mix Physical Evidence

Physical Evidence có thể tạo ra ưu thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, giúp họ thu hút sự chú ý của khách hàng. Ví dụ, khi nói đến không gian cà phê hiện đại, phù hợp cho công việc, người ta sẽ nghĩ đến The Coffee House. Khi nói đến thái độ phục vụ khách hàng tốt nhất, người ta sẽ nghĩ đến Thế giới di động.

IV. Làm thế nào để thiết kế một kế hoạch Marketing Mix?

Để thiết kế một kế hoạch Marketing Mix hiệu quả, bạn có thể tham khảo các bước sau đây:

Kế hoạch marketing Mix
Làm thế nào để thiết kế một kế hoạch Marketing Mix?
  • Xác định mục tiêu và mục đích
  • Tạo một ngân sách
  • Xác định lợi thế cạnh tranh độc đáo (USP)
  • Xác định thị trường mục tiêu
  • Hỏi ý kiến khách hàng
  •  Định nghĩa sản phẩm hoặc dịch vụ chi tiết
  • Chọn các kênh phân phối
  • Xây dựng chiến lược giá cả 

Trong bài viết này, Mua Bán đã giới thiệu đến bạn khái niệm Marketing Mix là gì, cũng như các yếu tố cơ bản trong Marketing Mix. Hy vọng bạn đã có được những kiến thức cơ bản về Marketing Mix, cũng như biết cách áp dụng chiến lược này vào thực tiễn kinh doanh của mình. Bên cạnh đó nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm việc làm Marketing đừng bỏ lỡ những tin tuyển dụng chất lượng tại Muaban.net nhé.

Xem thêm: AMA là gì? Tổ chức AMA – một tổ chức đào tạo chuyên nghiệp mà Marketer không thể bỏ qua

Như Phan
Xin chào, mình là Như Phan - Freelancer Content Writer tại Muaban.net. Với gần 2 năm kinh nghiệm trong việc chia sẻ các lĩnh vực như Bất động sản, Phong thủy, Việc làm, Ô tô, Xe máy,... Hy vọng rằng những thông tin mình mang đến sẽ hữu ích với bạn.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ