Friday, May 10, 2024
spot_img
HomeViệc làmCopywriter là gì? Có khác gì so với Content Writer?

Copywriter là gì? Có khác gì so với Content Writer?

Đối với những ai đang làm trong ngành sáng tạo nói chung hay làm quảng cáo nói riêng, thì thuật ngữ “Copywriter” hẳn không quá xa lạ. Tuy vậy, vẫn còn đó những người hiểu nhầm giữa một Copywriter và một Content Writer – đơn giản vì họ đều là người “buôn chữ”. Vậy nghề Copywriter là gì, và có khác biệt gì so với Content Writer? Hãy cũng Mua Bán tìm hiểu ngay thông qua bài viết sau đây.

Copywriting là gì? Copywriter là ai?

Để hiểu rõ hơn về khái niệm Copywriter là gì, trước tiên hãy cũng tìm hiểu về Copywriting. Để hiểu một cách đơn giản nhất, Copywriting là hành động sử dụng từ ngữ, cấu trúc câu để có thể truyền tải thông điệp của công ty, doanh nghiệp hay thương hiệu một cách rõ ràng, chính xác và có tính sáng tạo cao nhất.

Mục đích của việc làm này sẽ tuỳ thuộc vào yêu cầu của doanh nghiệp, có thể họ muốn nhận diện thương hiệu, hoặc họ muốn đẩy mạnh giá trị cốt lõi của sản phẩm kinh doanh, thậm chí họ muốn truyền tải một thông điệp đánh vào tâm lý của khách hàng. Tất cả những mục đích này đều nhằm đến khả năng chuyển đổi sang các đơn hàng và doanh thu theo chiến dịch.

Copywriter là gì?
Copywriter là gì?

Vậy, một người làm Copywriter là gì? Họ là người sáng tạo ra những nội dung theo nhiều hình thức khác nhau (có thể là ảnh, video, banner, leaflet, quảng cáo, OOH…) theo một cách độc đáo nhất, ấn tượng nhất và giúp khách hàng dễ dàng ghi nhớ về những gì cần được truyền tải. Hơn nữa, những từ ngữ, cấu trúc câu được một Copywriter sử dụng sẽ ít nhiều tác động lên tâm lý của khách hàng, giúp họ cảm thấy mình được đồng cảm hoặc liên hệ.

Một Copywriter có thể là một người làm việc độc lập, làm việc theo hình thức freelance hoặc làm trong một tổ chức, một công ty chuyên biệt về quảng cáo (agency). Dù làm ở hình thức nào, mục đích của một Copywriter sẽ luôn là sử dụng một lượng từ ngữ vừa đủ – thậm chí có thể chỉ là một câu slogan – để giải quyết được vấn đề của doanh nghiệp và khách hàng.

>>>Có thể bạn quan tâm: Các công việc Freelancer có mức thu nhập cao và dễ tìm hiện nay

Kỹ năng chính của một copywriter là gì?

Việc làm Copywriter là nghề sáng tạo với con chữ. Vậy cụ thể, để có thể trở thành một Copywriter chuyên nghiệp, cần phải có những kỹ năng ra sao?

Sử dụng từ ngữ

Để sử dụng từ ngữ đúng cách, một Copywriter sẽ phải viết rất nhiều, viết đa dạng phong cách và viết cho nhiều chủ đề khác nhau. Có thể chỉ trong một ngày, Copywriter đã phải tiếp xúc với từ 3 – 4 thương hiệu khác nhau, với những sản phẩm khác nhau và thông điệp truyền thông cũng rất khác nhau.

Khả năng sử dụng từ ngữ của một copywriter
Khả năng sử dụng từ ngữ của một copywriter

Do đó, việc vận dụng khả năng ngôn ngữ là cực kỳ quan trọng, chúng chính là nhân tố quyết định đến sự đầy đủ, chính xác, sáng tạo nhưng đầy thực tế của thông điệp cần truyền tải hay sản phẩm cần đưa ra thị trường. Mục tiêu vẫn là hướng đến sự chuyển đổi về khách hàng và doanh thu.

Tư duy nhanh nhạy, sáng tạo

Sử dụng tư duy sáng tạo khi copywriting
Sử dụng tư duy sáng tạo khi copywriting

Để có thể làm việc với con chữ một cách hiệu quả, Copywriter sẽ cần phải vận dụng đến khả năng tư duy của mình và đặt bản thân vào vị trí của sản phẩm – khách hàng càng sâu càng tốt. Có vậy thì sự sáng tạo, nhanh nhạy mới có thể đến được một cách triệt để, giúp họ gây dựng nên một khung nội dung chắc chắn, từ đó tạo ra được một cách thức truyền tải thông điệp hợp lý, độc đáo nhưng cũng không kém phần dễ nhớ với khách hàng.

Khả năng quản lý thời gian

Như đã nói ở trên, một Copywriter sẽ phải tiếp xúc với ít nhất từ 3 – 4 nhãn hàng trong cùng một ngày, chưa kể những dự án khác họ nhận ở bên ngoài. Vì vậy, việc quản lý thời gian đối với một Copywriter cực kỳ quan trọng và giúp họ có thể phân chia công việc ra một cách hợp lý nhất, tránh trường hợp việc chồng chéo lên nhau sẽ rất khó có thể giải quyết triệt để.

Kỹ năng quản lý thời gian
Kỹ năng quản lý thời gian

Hơn nữa, thương hiệu không có nhiều thời gian để chạy một dự án truyền thông. Do đó việc Copywriter quản lý thời gian tốt sẽ giúp tốc độ hoàn thành công việc trở nên nhanh chóng hơn, bớt gấp rút hơn và quan trọng hơn cả là chất lượng công việc sẽ cao hơn.

Khả năng tư duy chữ – hình

Vấn đề Copywriter – Art Director thường xuyên xảy ra nhiều tranh cãi luôn là một vấn đề tương đối khó giải quyết, vì vốn dĩ tư duy chữ sẽ khác tư duy hình ảnh rất nhiều. Do đó, để tránh xung đột cũng như có thể giải quyết dự án một cách nhanh chóng nhất, người làm Copywriting không chỉ cần sáng tạo về con chữ, mà còn phải tưởng tượng ra được về hình ảnh sao cho phù hợp với nội dung mình cần sáng tạo.

Tư duy chữ - hình kết hợp
Tư duy chữ – hình kết hợp

Việc này sẽ vừa có thể tiết kiệm thời gian làm việc, giúp dự án hoàn thành một cách nhanh chòng mà còn giúp đôi bên có thể hiểu nhau và dễ dàng làm việc với nhau hơn trong tương lai.

>>>Có thể bạn quan tâm: Nhân viên Content Marketing & những điều cần phải biết

Lộ trình nghề nghiệp của một Copywriter là gì?

Tuổi nghề của một Copywriter tương đối ngắn, vì xu hướng của người dùng thay đổi gần như liên tục cũng như những người trẻ trong thời điểm hiện đại đang ngày càng trở nên sáng tạo và nhanh nhạy hơn. Tuy nhiên, lộ trình của một Copywriter vẫn tương đối rõ ràng và theo từng giai đoạn phát triển khác nhau.

Cụ thể, lộ trình sẽ bắt đầu từ một Intern Copywriter – một người gần như được “cầm tay chỉ việc” và được thử giải quyết những brief đơn giản từ khách hàng. Tiếp theo đó, bạn sẽ được thăng tiến thành một Junior Copywriter – giai đoạn vất vả nhất và cũng là giai đoạn bạn học hỏi được nhiều nhất, được giải quyết những vấn đề khó và được tiếp xúc với nhiều yêu cầu khác nhau của khách hàng.

>>>Có thể bạn quan tâm: Tại sao vị trí junior được tuyển dụng nhiều hiện nay?

Lộ trình thăng tiến của một copywriter chuyên nghiệp
Lộ trình thăng tiến của một copywriter chuyên nghiệp

Sau một thời gian làm Junior (từ 4-5 năm, tuỳ vào khả năng) thì bạn sẽ được lên chức Senior, có nhiệm vụ đào tạo lớp Intern trẻ cũng như giúp đỡ các Junior có thể giải quyết brief một cách nhanh chóng khi quá cấp bách. Senior Copywriter cũng sẽ được tiếp xúc nhiều hơn với những khách hàng tiềm năng, dễ dàng xây dựng những mối quan hệ mới hơn.

Cuối cùng, tuỳ vào lựa chọn mà bạn có thể lên chức vụ cao hơn như Associate Creative Director/Creative Director hoặc về hưu sớm. Nếu chọn chức vụ cao hơn, bạn sẽ cần có thêm nhiều kỹ năng khác như kỹ năng đàm phán, quản lý nhân sự, quản lý quan hệ khách hàng hay thậm chí là giải quyết brief khó nếu thật sự cần thiết. Nếu bạn muốn bắt đầu là một Copywriter sau quá trình học tập trên giảng đường hãy tham gia các group tuyển dụng marketing để tìm kiếm việc làm.

Những hình thức phổ biến của một Copywriter là gì?

Tuy đều mang danh “Copywriter” những không phải người nào làm Copywriting cũng giống người nào. Vậy trong ngành Copywriting, những hình thức phổ biến của một Copywriter là gì?

Để có thể giải thích một cách rõ ràng nhất, một Copywriter sẽ được phân chia theo hai hình thức chính, mỗi hình thức sẽ tương ứng với nhiều dạng ngành nghề khác nhau. Cụ thể như sau:

Theo nội dung truyền tải

Creative Copywriter (Copywriter làm quảng cáo)

Creative Copywriter
Creative Copywriter

Đây là công việc gần như phổ biến nhất mỗi khi nhắc đến công việc làm quảng cáo nói riêng cũng như nghề Copywriter nói chung. Về cơ bản, một Creative Copywriter – nói ngắn gọn là một Creative – sẽ chịu trách nhiệm giải quyết những nội dung để phục vụ mục đích quảng cáo, truyền tải thông điệp của doanh nghiệp đến khách hàng theo nhiều loại hình khác nhau, từ poster, TV ads cho đến cả những nội dung ngắn gọn như slogan, tagline.

SEO Copywriter (Copywriter về SEO)

SEO Copywriter
SEO Copywriter

Hiểu một cách đơn giản, một SEO Copywriter sẽ chịu trách nhiệm phân tích, sử dụng những kỹ thuật liên quan đến SEO như tối ưu số lượng và vị trí từ khóa, đảm bảo số lượng từ ngữ trong bài hợp lý và một số yêu cầu khác liên quan như về title, meta description, khả năng dễ đọc, những đường liên kết trong và ngoài doanh nghiệp…

Digital Copywriter (Copywriter số hóa)

Digital Copywriter
Digital Copywriter

Về cơ bản thì Digital Copywriter sẽ không có quá nhiều khác biệt so với một Creative Copywriter, tuy nhiên thì tầm phủ sóng của Digital Copywriter nhỏ và được chuyên hóa với những chiến dịch Online Marketing hơn, đảm bảo tăng lượng bán hàng và cải thiện khả năng conversion (chuyển đổi hành vi) của khách hàng.

Brand Copywriter (Copywriter thương hiệu)

Brand Copywriter
Brand Copywriter

Có rất nhiều người nhầm lẫn giữa một Brand Copywriter và một Content Writer, bởi tính chất gần như tương tự nhau giữa hai công việc này: đều làm trong một doanh nghiệp cố định, đều phải viết bài và đều phải am hiểu sâu về sản phẩm của doanh nghiệp. Điều làm nên sự khác biệt cho một Brand Copywriter chính là khả năng truyền tải thương hiệu, giúp cải thiện doanh số của công ty – đặc biệt là qua những chiến dịch bán hàng lớn.

Sales Letter Copywriter (Copywriter cổ điển)

Sales Letter Copywriter
Sales Letter Copywriter

Đây được xem là cái nôi của ngành Copywriter hiện đại, và tất cả những người làm về mảng copywriting hiện nay đều cần phải viết được một bản Sales Letter để có thể bước một bước trở thành một Copywriter chuyên nghiệp. Cụ thể, công việc của một Sale Letter Copywriter sẽ chủ yếu viết những tin tức chào hàng trên các mặt báo, tờ rơi, hoặc viết những nội dung dài và mang thiên hướng bán hàng trên các website.

Publishing Copywriter (Copywriter về thông cáo báo chí)

Publishing Copywriter
Publishing Copywriter/Publisher

Còn được gọi ngắn gọn với cái tên Publisher, công việc của những người này sẽ chủ yếu liên quan đến các tin tức, quảng cáo trên tất cả các dạng mặt báo, có thể là báo in truyền thống hay các trang báo mạng. Đây cũng là nghề hiểu khách hàng nhất vì nội dung sẽ được truyền tải trực tiếp chứ không thông qua những lần duyệt giữa Copywriter và doanh nghiệp, từ đó thì nội dung sẽ gần gũi với độc giả nhất.

Technical Copywriter (Copywriter công nghệ)

Technical Copywriter
Technical Copywriter

Đây được xem là ngành khó nhất trong tổng hợp nghề Copywriter, bởi vốn dĩ công nghệ là một chủ đề khô khan và khó để có thể hiểu một cách chuyên sâu nhất. Bởi vậy, một người làm Technical Copywriter thường là những người có kinh nghiệm lâu năm trong một lĩnh vực công nghệ nhất định và họ sẽ là người có thể truyền tải được những thông tin thú vị, hữu ích nhất và cũng đồng thời uy tín nhất.

Theo địa điểm làm việc

Agency Copywriter

Nhắc đến Copywriter, chắc chắn sẽ phải nhắc đến Agency – bởi đây là nơi mà những Copywriter làm việc nhiều và sản xuất ra được những nội dung độc đáo và có chất lượng cao nhất. Bên cạnh đó, những Copywriter làm việc tại Agency thường xuyên được đưa vào những dự án, những brief chất lượng và đòi hỏi sự sáng tạo và khả năng hiểu biết về đời sống của đội ngũ Creative.

Agency Copywriter
Agency Copywriter

Hơn nữa, nếu bạn xác định làm trong Agency sẽ rất vất vả và sẽ gặp phải nhiều tình huống khó khăn đến từ yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên kết quả sau mỗi dự án sẽ đem lại cho các bạn không chỉ về tiền bạc, mà còn đó là rất nhiều bài học cho những dự án sau này.

Inhouse Copywriter

Inhouse Copywriter
Inhouse Copywriter

Về cơ bản, đây là một Copywriter nhưng họ sẽ chỉ làm việc cho một doanh nghiệp duy nhất thay vì nhiều doanh nghiệp khác nhau. Do đó, họ sẽ là người am hiểu nhất về thương hiệu cũng như về văn hóa doanh nghiệp, từ đó có thể sản sinh ra được những nội dung có chất lượng cao và đạt hiệu quả với tập khách hàng tốt nhất. Tuy nhiên, vị trí này thường bị ghép luôn với vị trí Content Marketing, do đó công việc cũng sẽ tương đối đa dạng.

Freelance Copywriter

Công việc này nếu hiểu một cách đơn giản thì cũng không quá khác biệt so với một Agency Copywriter. Chỉ khác là thay vì có cả một đội ngũ sẵn sàng mổ xẻ, giúp bạn hoàn thiện ý tưởng của mình thì khi làm Freelance, bạn chỉ có một mình. Hơn nữa, thay vì để vị trí Account chốt dự án khi làm việc ở Agency, bạn sẽ được toàn quyền quyết định về giá cả cũng như tính chất của dự án mình sẽ làm.

Freelance Copywriter
Freelance Copywriter

Tuy nhiên, đây cũng là vị trí cực kỳ bấp bênh, bởi có thể bạn sẽ làm vất vả gấp nhiều lần so với những người làm việc trong Agency và nhận một khoản tiền khổng lồ, hoặc bạn sẽ không được làm gì và không có tiền trong thời gian đó. Nên hãy đảm bảo rằng bạn có một công việc ổn định bên ngoài hoặc có một số vốn ổn định trước rồi mới làm.

Phân biệt Content Writer và Copywriter

Đều là những người làm việc với con chữ, chơi đùa với hình ảnh, vậy vì sao Content Writer và Copywriter lại có sự khác biệt lớn đến như vậy?

Trước khi so sánh, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một chút về khái niệm Content Writer là gì, cùng như việc làm Content Writing sẽ ra sao. Hiểu một cách đơn giản, Content Writer sẽ là người sáng tạo nội dung, thông thường sẽ là dạng bài blog, bài viết trên các trang mạng xã hội hay bài viết trên website. Chúng thường mang tính dài hơi và có sự liên kết nhất định đến sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp.

Content writer là gì?
Content writer là gì?

Hiểu được về Content Writer là gì, vậy Content Writing sẽ phải làm việc như thế nào? Việc làm Content Writing chính là việc sử dụng những nội dung có liên quan để tạo dựng một khung sườn ổn định, giúp tạo dựng và giữ chân một lượng khách hàng nhất định cũng như có thể mang lại giá trị một cách bền vững, lâu dài cho khách hàng tiếp cận.

>>>Có thể bạn quan tâm: Digital Marketing Là Gì? 3 Kỹ Năng Cần Có Của Digital Marketer

Để so sánh giữa việc làm Content Writing và Copywriting, dù cả hai đều là những “thợ viết”, nhưng Content Writer tập trung vào việc mang lại một giá trị nhỏ, bền vững và mang tính dài hơi hơn, từ đó có thể kéo được một tập khách hàng vừa đủ để có thể phục vụ cho những chiến dịch truyền thông, chiến dịch Marketing dài hạn của doanh nghiệp, công ty.

Phân biệt Copywriter và Content Writer
Phân biệt Copywriter và Content Writer

Đối với một Copywriter, mục tiêu tối cao của họ vẫn là tạo ra sự chuyển đổi trong thời gian ngắn bằng cách đánh trực tiếp không chỉ vào những công dụng lý tính, mà còn tác động thêm vào tâm lý của khách hàng. Khác biệt với Content Writing, Copywriting sẽ giúp thúc đẩy họ sẵn sàng chi tiền ra để có thể sở hữu được sản phẩm hoặc tham gia vào một chương trình nào đó của doanh nghiệp.

Mức lương của một Copywriter chuyên nghiệp

Mức lương của một copywriter
Mức lương của một copywriter chuyên nghiệp

Để hiểu thêm về Copywriter là gì, không thể không nhắc đến mức lương của họ. Mức lương thưởng sẽ tuỳ thuộc vào cấp bậc, cũng như hoa hồng đến từ những dự án bên ngoài. Trung bình, một Copywriter chuyên nghiệp tại Việt Nam khi mới bước chân vào nghề sẽ có mức lương từ 8 – 12 triệu đồng, và sẽ tăng dần theo tuổi nghề. Thậm chí, nếu bạn làm thêm cả những dự án freelance, con số này sẽ còn chạm được ngưỡng 25 – 30 triệu đồng.

Tìm việc Copywriter ở đâu trong thời điểm hiện tại?

Hiện nay, để có thể tìm việc làm liên quan đến Copywriting tương đối đơn giản, vì những thông tin tuyển dụng luôn có sẵn trên những trang tìm việc cũng như trên các trang mạng xã hội, với đủ các yêu cầu về kinh nghiệm, về những dự án trong portfolio hay thậm chí là về ngành học (dù thông thường, ngành học không quyết định quá nhiều trong ngành copywriting).

Tại Website Mua Bán, ở mục Tìm việc hiện đã và đang có rất nhiều thông tin tuyển dụng về các ngành nghề liên quan đến Copywriting, Content Writing, Marketing hay PR. Để tham khảo thông tin chi tiết hơn, các bạn có thể truy cập ngay vào địa chỉ Website Mua Bán.

Lời kết

Vậy là thông qua bài viết trên, hi vọng rằng các bạn đọc sẽ có một cái nhìn đúng đắn và tổng quát nhất về công việc của một copywriter là gì, cũng như sự khác biệt giữa việc làm copywriting và content writing là như thế nào. Ngoài ra, nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về những nội dung mới mẻ và chính xác nhất, hãy truy cập ngay Muaban.net để có được những thông tin cần thiết cho bản thân mình nhé!

Hoàng Ngọc
Mình là Hoàng Ngọc - Content SEO Specialist với hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực phong thủy, xem ngày tốt, học tập. Mình hy vọng với thông tin mà mình cung cấp sẽ mang lại giá trị hữu ích cho bạn.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ