Marcom là một thuật ngữ khá phổ biến trong ngành Marketing. Tuy nhiên với những người mới tìm hiểu về Marketing rất hay bị nhầm lẫn giữa Marcom với chạy quảng cáo hay làm TVC… Vậy Marcom là gì? Có những công cụ nào thường được sử dụng khi làm Marcom cho thương hiệu? Cùng Muaban.net tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!
1. Marcom là gì?
Marcom là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Marketing Communication” hay dịch ra tiếng Việt là tiếp thị truyền thông. Đây là một hoạt động trong lĩnh vực Marketing nhằm tạo ra sự tương tác giữa các doanh nghiệp hoặc thương hiệu với khách hàng tiềm năng. Mục tiêu chính của Marcom là truyền tải các nội dung về sản phẩm và dịch vụ mà thương hiệu muốn đến khách hàng thông qua các công cụ truyền thông.
Marcom giúp xây dựng hình ảnh, tạo sự kết nối giữa thương hiệu với khách hàng bằng cách truyền tải các thông điệp và nội dung có liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu đến đúng đối tượng mục tiêu. Bằng cách này, Marcom giúp thương hiệu gây dựng hình ảnh trong lòng khách hàng và thúc đẩy họ đưa ra các quyết định mua hàng.
2. Mục tiêu của Marketing Communication
Có thể nói, mục tiêu cao nhất của Marcom đối với doanh nghiệp là giúp phát triển và gia tăng số lượng đơn hàng. Tuy nhiên, đây sẽ là một quá trình dài với nhiều hoạt động và để làm Marcom hiệu quả, các doanh nghiệp thường sẽ nhắm đến một hoặc vài mục tiêu như:
2.1. Gia tăng độ nhận diện thương hiệu
Mức độ nhận diện thương hiệu là yếu tố quan trọng để kích thích khách hàng đưa ra quyết định lựa chọn và mua các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Marcom đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao độ phủ sóng của thương hiệu trên nhiều kênh truyền thông. Nhìn thấy thương hiệu liên tục với nội dung tích cực sẽ giúp khách hàng tạo dựng thiện cảm và gắn kết với thương hiệu.
2.2. Tạo lợi thế trên thị trường
Cạnh tranh ngày càng cao trong các ngành nghề và lĩnh vực. Khách hàng có nhiều sự lựa chọn khi cần mua một sản phẩm, hàng hóa hay sử dụng một dịch vụ nào đó. Chính vì lý do này, Marcom trở thành giải pháp quan trọng giúp thương hiệu tạo ra các ý tưởng sáng tạo và thu hút khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế hơn so với các đối thủ.
Tham khảo: Marketing Online là gì? 6 mảng hoạt động trong Online Marketing
2.3. Kích thích hành động mua
Marcom với mục đích kích thích hành động mua là một mục tiêu phổ biến của nhiều doanh nghiệp. Bằng cách tạo ra nội dung đánh đúng Insight của khách hàng, Marcom giúp họ nhanh chóng nảy sinh nhu cầu mua hàng để giải quyết các vấn đề cá nhân. Nhờ điều này, Marcom đóng vai trò trực tiếp trong việc tăng trưởng số lượng đơn hàng cho thương hiệu.
2.4. Thúc đẩy quá trình ra quyết định dùng thử
Marcom không chỉ kích thích khách hàng đưa ra quyết định mua hàng mà còn hướng đến việc thúc đẩy khách hàng trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu. Nhờ thúc đẩy được quá trình dùng thử, thương hiệu dễ dàng tạo thiện cảm với người dùng hơn và tăng khả năng họ quay lại tiếp tục sử dụng sản phẩm dịch vụ.
2.5. Thay đổi thái độ của khách hàng
Trong trường hợp gặp khủng hoảng truyền thông, Marcom là một công cụ quan trọng để thay đổi thái độ của khách hàng với thương hiệu. Mỗi vấn đề đòi hỏi các thương hiệu có những biện pháp ứng xử khác nhau, và Marcom sẽ giúp thương hiệu truyền tải thông điệp tới khách hàng một cách hiệu quả nhất. Nhờ điều này, Marcom giúp duy trì sự gắn kết của khách hàng và ngăn họ quay lưng với thương hiệu.
2.6. Thu hút khách hàng của thương hiệu đối thủ
Ngày nay, có rất nhiều thương hiệu cung cấp cùng một sản phẩm. Do đó, một trong những nhiệm vụ của Marcom là thu hút khách hàng từ đối thủ cũng như ngăn chặn tối đa việc khách hàng chuyển sang các thương hiệu khác.
Xem ngay tin đăng tuyển dụng Marketer lương cao, phúc lợi tốt:
3. Các công cụ phổ biến trong Marketing Communication
Để truyền tải thông tin và nội dung đến người dùng một cách hiệu quả, Marcom cần sử dụng rất nhiều công cụ. Dưới đây là một số công cụ phổ biến được sử dụng nhiều hiện nay:
3.1. Quảng cáo, khuyến mại
Quảng cáo là một công cụ truyền thông quan trọng và phổ biến trong chiến dịch tiếp thị, nhằm nâng cao nhận thức về sản phẩm/dịch vụ cũng như thương hiệu của doanh nghiệp. Các chiến dịch truyền thông trên dòng (ATL – Above The Line) thường được sử dụng để đạt được phạm vi tiếp cận rộng lớn cho doanh nghiệp.
Khuyến mại cũng là một công cụ truyền thông rất phổ biến, bởi mọi người đều thích giảm giá. Đối với việc thu hút khách hàng mới, chiết khấu và phiếu thưởng thường được áp dụng, trong khi tư cách thành viên và các chương trình khách hàng thân thiết giúp giữ chân khách hàng.
Có 3 hình thức khuyến mại chính nên sử dụng gồm:
- Chiết khấu hấp dẫn khách hàng mua hàng lần đầu tiên.
- Giảm giá có thời hạn để khuyến khích khách hàng “hành động nhanh trước khi quá muộn” (như giảm giá vào dịp lễ, tết, Black Friday..)
- Khuyến khích khách hàng tiếp tục mua hàng từ doanh nghiệp, để họ có thể nhận được nhiều ưu đãi chiết khấu hơn.
Tham khảo thêm: ADS là gì? Tất tần tật thông tin về Ads bạn cần biết
3.2. Quan hệ công chúng (PR)
Quan hệ công chúng (PR) là một trong những công cụ Marketing Communication được nhiều doanh nghiệp sử dụng với mục đích xây dựng hình ảnh thiện cảm trong mắt khách hàng.
Thông qua các hoạt động có ích cho cộng cồng như từ thiện, trồng cây, hiến máu… thương hiệu dần có được vị thế vững vàng trong lòng khách hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể nhờ sự hỗ trợ từ bên thứ 3 để giới thiệu và quảng bá hình ảnh tích cực của thương hiệu đến khách hàng để giúp tăng thêm sự uy tín.
3.3. Email Marketing và Newsletter
Email Marketing là một chiến thuật đã được thử nghiệm và mang lại hiệu quả cao trong việc thu hút khách hàng tiềm năng. Nó cho phép doanh nghiệp xác định và theo dõi khách hàng tiềm năng chất lượng từ danh sách đăng ký. Dù khách hàng có mở Email hay không nhấp vào liên kết, hệ thống này đều có thể giúp doanh nghiệp đánh giá sự quan tâm của khách hàng.
Cũng giống như Email Marketing, Newsletter cũng là một cách hiệu quả để nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng thông qua việc cung cấp cho họ những thông tin về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp và được cá nhân hóa gửi đến hộp thư của khách hàng. Điều này giúp xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng, tăng tương tác và có thể cải thiện doanh số bán hàng.
3.4. Bán hàng cá nhân (Personal Selling)
Bán hàng cá nhân là công cụ giao tiếp tuyệt vời khi nhân viên bán hàng tự mình tiếp cận và quảng bá sản phẩm/dịch vụ trực tiếp tới khách hàng tiềm năng, với việc tập trung vào lợi ích và tính năng của sản phẩm/dịch vụ đó. Tuân theo mô hình AIDA sẽ giúp tăng doanh số bán hàng. Mặc dù khó khăn, nhưng nỗ lực trong bán hàng cá nhân sẽ mang lại những thành công xứng đáng.
3.5. Mạng xã hội
Mạng xã hội cho phép doanh nghiệp tiếp cận một lượng lớn đối tượng mục tiêu, đồng thời quảng bá sản phẩm và giá trị thương hiệu thông qua nhiều hình thức như video, quảng cáo, ảnh và nội dung chất lượng.
Ngày nay, khách hàng tiềm năng thích kết nối với thương hiệu thông qua các nền tảng truyền thông xã hội hơn. Bằng cách đưa ra lời chứng thực trên các nền tảng này, doanh nghiệp có thể thu hút nhiều khách hàng hơn và xây dựng mối quan hệ lâu dài.
3.6. Tiếp thị trực tiếp (Direct Marketing)
Tiếp thị trực tiếp (Direct marketing) là một phương pháp tiếp thị mà doanh nghiệp gửi thông điệp trực tiếp đến các khách hàng tiềm năng thông qua thư, email, tin nhắn, điện thoại hoặc các phương tiện khác.
Phương pháp này cho phép doanh nghiệp tiếp cận một nhóm đích cụ thể và tạo sự tương tác cá nhân với khách hàng. Tiếp thị trực tiếp là một cách hiệu quả để tăng cơ hội tiếp cận, tạo liên kết với khách hàng và góp phần thúc đẩy doanh số bán hàng.
Tham khảo: Trade Marketing là gì? Vai trò công việc của 1 Trade Marketer
3.7. Hội chợ thương mại, Webinar, Seminar
Hội chợ thương mại, Webinar và Seminar là những công cụ tuyệt vời giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng và giới thiệu sản phẩm/dịch vụ mới. Hội chợ thương mại tạo cơ hội gặp gỡ trực tiếp khách hàng và mang đến trải nghiệm thân thiện. Webinar và Seminar giúp tạo ấn tượng cho doanh nghiệp, cung cấp cơ hội thuận lợi để giới thiệu sản phẩm/dịch vụ và chia sẻ kiến thức về ngành hàng.
4. Sự khác nhau giữa Marketing và Marcom
Hiện nay có rất nhiều người nhầm lẫn giữa 2 thuật ngữ Marketing và Marcom, thậm chí có nhiều người còn cho rằng hai cái là một. Marketing là một thuật ngữ rộng hơn, bao gồm nhiều hoạt động, chiến lược và quyết định nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh.
Trong khi đó, Marcom (Marketing Communications) tập trung vào việc sử dụng các công cụ truyền thông, quảng cáo để giao tiếp với khách hàng và xây dựng thương hiệu. Có thể thấy rằng, hoạt động Marcom đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng thông điệp và tạo sự nhận thức về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, đồng thời là một phần của chiến lược Marketing tổng thể.
Để giúp bạn phân biệt rõ hơn, hãy tham khảo bảng so sánh giữa Marketing và Marcom dưới đây:
Tiêu chí | Marketing | Marcom |
Mục tiêu cốt lõi | Đạt được mục tiêu kinh doanh chung của doanh nghiệp | Giao tiếp với khách hàng, xây dựng thương hiệu |
Phạm vi | Rộng hơn, bao gồm tất cả hoạt động tiếp thị | Tập trung vào công cụ truyền thông và quảng cáo |
Công cụ | Nghiên cứu thị trường, quảng cáo, bán hàng, PR,… | Quảng cáo truyền thông, tiếp thị trực tuyến, PR, sự kiện,… |
Phương tiện | Đa dạng kênh truyền thông như nghiên cứu thị trường, bán hàng trực tiếp, quảng cáo truyền thông, PR, tiếp thị trực tuyến… | Chủ yếu là các phương tiện truyền thông như quảng cáo, tiếp thị trực tuyến, sự kiện trưng bày và quảng cáo trực tiếp. |
Tầm nhìn | Chiến lược và quyết định lâu dài | Tập trung vào các hoạt động giao tiếp ngắn hạn |
Đối tượng | Thị trường toàn cầu, khách hàng, đối tác, cộng đồng | Khách hàng, đối tượng tiếp thị |
Kết quả | Doanh số bán hàng, mở rộng thị trường, lợi nhuận | Sự nhận thức về thương hiệu, tạo nhu cầu mua hàng, PR,… |
5. Marcom là làm gì? Tố chất để trở thành Marcom Manager
4.1. Marcom Manager là gì?
Marcom Manager là người quản lý các hoạt động Marketing Communications (Marcom) trong một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Chức vụ này chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược truyền thông và quảng cáo; quản lý các hoạt động tiếp thị trực tuyến và ngoại tuyến; đảm bảo sự nhất quán và hiệu quả trong việc giao tiếp với khách hàng; xây dựng thương hiệu và tạo nhu cầu mua hàng.
4.2. Công việc của Marcom Manager
Như đã đề cập ở trên, công việc của Marcom Manager là quản lý và điều hành kế hoạch kế hoạch truyền thông tiếp thị của doanh nghiệp. Ngoài ra, họ còn phải chịu trách nhiệm với các công việc như:
- Lập kế hoạch Marcom: Xây dựng chiến lược Marcom phù hợp với doanh nghiệp, cân nhắc ngân sách và thị trường để đảm bảo hiệu quả.
- Quản lý kế hoạch tiếp thị: Điều hành các hoạt động liên quan đến sản phẩm, thương hiệu, quảng cáo và bán hàng trong kế hoạch truyền thông tiếp thị.
- Phối hợp với đội nhóm và đối tác liên quan: Quản lý các hoạt động sáng tạo, truyền thông, quảng cáo, PR, bán hàng trực tiếp, và Digital Marketing.
- Phân tích dữ liệu: Đánh giá hiệu quả và tối ưu hóa các kế hoạch truyền thông tiếp thị dựa trên dữ liệu định lượng và định tính.
- Thiết lập mối quan hệ cộng đồng: Xây dựng mối quan hệ cộng đồng hiệu quả để tăng cường thương mại điện tử và phát triển sản phẩm dịch vụ.
- Đào tạo và phát triển nhân viên: Xây dựng đội ngũ nhân viên năng động và chuyên nghiệp trong ngành Marcom để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
4.3. Kỹ năng cần thiết cho Marcom Manager
Marcom Manager yêu cầu người đảm nhiệm cần phải có kiến thức chuyên sâu về Marketing, truyền thông, khả năng lên kế hoạch và xây dựng chiến lược hiệu quả để tiếp cận khách hàng. Bên cạnh đó, để trở thành Marcom Manager, bạn cần có các kỹ năng sau:
- Lập kế hoạch và quản lý: Có khả năng xây dựng kế hoạch Marcom toàn diện và thiết lập các mục tiêu rõ ràng, sau đó quản lý và thực thi kế hoạch này.
- Kỹ năng giao tiếp: Có khả năng giao tiếp hiệu quả với đội nhóm, đối tác và khách hàng, đồng thời biết cách truyền đạt thông điệp truyền thông một cách chính xác và sáng tạo.
- Phân tích và đánh giá: Có khả năng phân tích dữ liệu và đánh giá hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị để tối ưu hóa kết quả.
- Quản lý thời gian: Có khả năng quản lý thời gian hiệu quả, đặt ưu tiên công việc và đáp ứng các mục tiêu đề ra.
- Lãnh đạo và định hướng: Có khả năng lãnh đạo đội nhóm và đưa ra định hướng cho chiến lược Marcom.
- Kỹ năng sáng tạo: Có khả năng tạo ra các ý tưởng và giải pháp sáng tạo để tăng cường hiệu quả của các chiến dịch tiếp thị.
- Kiên nhẫn và linh hoạt: Sẵn lòng thích nghi với môi trường thay đổi và xử lý các tình huống khó khăn một cách kiên nhẫn.
- Kỹ năng xây dựng mối quan hệ: Có khả năng xây dựng mối quan hệ với đối tác và khách hàng, từ đó tạo ra sự tin tưởng cũng như sự ủng hộ cho thương hiệu/sản phẩm của doanh nghiệp.
Trên đây là những thông tin giải đáp Marcom là gì cũng như lợi ích và các công cụ phổ biến của Marketing Communications. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành Marketing. Đừng quên truy cập Muaban.net mỗi ngày để không bỏ lỡ các tin đăng mới nhất về việc làm, tuyển dụng Marketing trên toàn quốc nhé!
Xem thêm:
- Marketing Manager là gì? Tố chất, kỹ năng cần có ở một Marketing Manager
- Marketing Mix là gì? Tìm hiểu chi tiết 3 chiến lược Marketing Mix phổ biến
- Growth Marketing là gì? 3 cách triển khai Growth Marketing hiệu quả