Quan niệm “thấm tới đâu – chống tới đó” đã dần biến mất khi xã hội hướng đến lối sống hiện đại, sung túc. Những vết loang lổ do thẩm thấu nước lâu ngày hay những vết ố lan rộng có đang gây mất thẩm mỹ, khiến ngôi nhà của bạn ngày một xuống cấp? Bạn phải luôn đau đầu tìm cách chống thấm trần nhà khi thời tiết chuyển xấu? Nếu đang gặp phải những rắc rối trên, đây sẽ là bài viết dành cho bạn. Cùng Cẩm nang Mua Bán tìm hiểu những phương án chống thấm trần nhà tốt nhất hiện nay.
Chống thấm trần nhà bê tông là gì? Tác hại và nguyên nhân trần nhà bị thấm nước
Trần nhà bê tông là bề mặt bên trong nội thất dùng để giới hạn không gian phía bên trên của một căn phòng. Đây là bề mặt hoàn thiện nằm dưới cấu trúc mái nhà và trần nhà được tạo thành từ sự kết hợp của vữa xi măng cùng đá, sỏi, thép, sắt và các nguyên liệu khác để tạo độ chịu lực bền bỉ cho ngôi nhà.

Trần nhà bê tông hiện đã trở thành xu hướng của nhà hiện đại. Bởi kết cấu vững chắc, bền bỉ, tăng tính thẩm mỹ và mang vẻ đẹp sang trọng khi kết hợp với nội thất. Hiện nay trần nhà bê tông được ứng dụng nhiều không chỉ trong các khu nhà phố, biệt thự mà nhà cấp 4 cũng dần hướng đến lối thiết kế đẹp mắt này. Tuy nhiên để gia tăng tuổi thọ cho trần nhà bê tông cần có những cách thức hiệu quả giúp chống thấm tối ưu.
>>> Có thể bạn quan tâm: Thi công nhà vệ sinh đẹp cần đảm bảo các tiêu chí gì?
Một số nguyên nhân khiến trần nhà bị thấm nước có thể kể đến như:
- Trần bị rò rỉ do nước mưa, đường ống thấm xuống.
- Phía bên trên trần có nhà vệ sinh.
- Sự xuống cấp của nền xi măng và đường ống nước.
- Nhà xuống cấp, nhiều khu vực bị ẩm mốc, rạn nứt.
- Do lỗi thi công hoặc nguyên vật liệu chống thấm trần nhà kém chất lượng.

Tác hại của việc sàn nhà bị thấm nước
- Ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng sống của các thành viên trong gia đình.
- Ẩm mốc lâu dần sẽ sinh sôi nhiều vi khuẩn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên khi sống trong môi trường ẩm mốc.
- Gây ảnh hưởng đến vẻ đẹp ngôi nhà.
- Trần nhà bị ẩm mục nặng, gây thủng trần.
6 cách chống thấm trần nhà bị nứt hiệu quả
Theo nhiều thống kê cho thấy, chi phí chống thấm trần nhà cho những công trình chỉ chiếm khoảng 3 – 5% ngân sách. Tuy nhiên nếu không lựa chọn kỹ càng nguyên liệu trong quá trình xây dựng, chi phí sửa chữa sau đó có thể lên đến 20 – 25%.
Do vậy ngay từ đầu việc lựa chọn vật liệu chống thấm trần nhà tốt là vô cùng quan trọng. Nhưng nếu không may ngôi nhà của bạn đang gặp vấn đề ẩm mốc do thời gian dài sử dụng, bạn có thể tham khảo những cách chống thấm trần nhà sau đây giúp mọi việc trở nên hiệu quả hơn.
Tóm Tắt Nội Dung
Chống thấm trần nhà bằng sika
Xử lý chống thấm trần nhà bằng sika chống thấm giúp bạn dễ dàng thi công mà không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp. Các sản phẩm chống thấm trần nhà sika chủ yếu ở dạng lỏng do vậy khả năng thẩm thấu rất cao. Sau khi kết dính lại sẽ tạo thành một lớp màng chống thấm trần nhà cực tốt. Ngoài việc chống thấm sika trần nhà, bạn cũng có thể áp dụng sản phẩm cho chống thấm tường nhà, sàn nhà và tầng hầm.

Chống thấm trần nhà bằng màng chống thấm tự dính
Chống thấm trần nhà bằng màng chống thống tự dính có thể dễ dàng thi công nhưng lại mang lại hiệu quả triệt để. Các sản phẩm chống thấm này thường có dạng tấm và được phủ một lớp HPDE mỏng ở trên. Đây là một trong những loại chịu lực chịu nhiệt rất tốt trong môi trường chất lỏng tại các đường ống nước và dung dịch. Lớp màng này chắc chắn đến mức khó có thể bị rỉ hay bong tróc dưới tác động của các axit.

Chống thấm trần nhà bằng màng chống thấm khò nóng
Miếng dán chống thấm trần nhà khò nóng cũng là một lựa chọn hợp lý giúp bảo vệ trần nhà của bạn khỏi những tác động ẩm mốc. Chống thấm bằng màng khò nóng được thực hiện bằng cách dùng nhiệt đun chảy lớp nhựa rồi dán thật chặt xuống bề mặt cần chống thấm. Đây là màng chống thấm dẻo được sản xuất từ hỗn hợp giàu bitum và các hợp chất polymer APP. Lớp chống thấm này có khả năng chịu nhiệt và tia tử ngoại tốt.

Chống thấm trần nhà bằng sơn chống thấm
Lớp sơn phủ lên bề mặt trần nhà là yếu tố thiên về thẩm mỹ nhiều hơn, tuy nhiên phương pháp này cũng tạo ra một lớp màng bảo vệ chống thấm khá hiệu quả. Theo thời gian lớp sơn ngoài có thể bị bong tróc do chịu tác động của nhiệt độ và ngoại lực. Nếu có ý định sử dụng sơn trần như một biện pháp chống thấm trần nhà, bạn có thể tìm hiểu những loại sơn tốt có độ chống thấm cao nhất phù hợp với nhu cầu.
>>> Xem thêm: Cải tạo nhà cũ và những điều cần lưu ý

Chống thấm trần nhà bằng keo chống thấm trần nhà
Sử dụng keo chống thấm trần nhà là giải pháp phổ biến nhất được nhiều hộ gia đình tin dùng. Với phương pháp thực hiện đơn giản và nguyên liệu dễ tìm, các loại keo chống thấm trần nhà sẽ như một vị cứu tinh kịp thời cho không gian nhà bạn.

Chống thấm ngược trần nhà
Đôi lúc vì lý do nào đó mà bạn không thể chống thấm từ tầng trên của trần nhà được mà phải làm ngược lại. Do vậy bạn nên lựa chọn những phương pháp hiệu quả và lâu bền nhất. Bởi nhiều đặc tính trong lúc thi công và đặc điểm công trình nên việc chống thấm ngược cũng phụ thuộc rất lớn vào việc lựa chọn đúng phương pháp và chất liệu. Một số cách thực tế và hiệu quả mà bạn có thể áp dụng chống thấm ngược trần nhà hiệu quả như:
- Bơm dung dịch chống thấm vào bên trong lòng trần nhà qua khoan lỗ. Đây được xem là cách phổ biến nhất giúp chống thấm ngược trần nhà hiệu quả.
- Sử dụng các loại sơn chống thấm ngược chuyên dụng.
- Kết hợp tạo vết ngăn bề mặt và tạo màng composite bằng dung dịch.
>>> Xem thêm: Chống nóng cho nhà ở – Phần 4: Giải pháp chống nóng cho nhà ở mái ngói
Các vật liệu chống thấm trần nhà tốt nhất hiện nay
Trần nhà bê tông được áp dụng rộng rãi đã mang lại một nét đẹp vừa sang trọng vừa đơn giản cho không gian sống. Thiết kế này phù hợp với nhiều lối kiến trúc khác nhau với vẻ đẹp siêu thực tạo không gian mở.
Tuy nhiên để tạo một bề mặt trần bê tông đẹp đòi hỏi đội ngũ kỹ thuật phải cực kỳ chuyên nghiệp. Do vậy việc chống thấm trần nhà hay chống thấm mái bê tông bị nứt là điều vô cùng quan trọng được quan tâm hàng đầu trong các công trình nhà ở.

Với khí hậu nhiệt đới ẩm mốc như hiện nay, các vật liệu chống thấm trần nhà nhận được rất nhiều sự quan tâm của các hộ gia đình. Sau đây là top 5 vật liệu chống thấm trần nhà tốt nhất hiện nay có thể sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình trùng tu nhà cửa:
- Vật liệu phụ gia chống thấm.
- Chống thấm bằng vật liệu MASTERSEAL 540.
- Vật liệu chống thấm mái nhà SIKA LITE.
- Chống thấm bằng vật liệu chống thấm PLASTIC DRAINAGE BOARD – PALLET.
- Nhựa đường.
>>> Có thể bạn quan tâm: Vật liệu chống thấm: 9 lựa chọn hoàn hảo
Những lưu ý cần phải nhớ khi chống thấm trần nhà
Tìm hiểu rõ nguyên nhân
Trước khi tiến hành các biện pháp chống thấm trần nhà bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây nên tình trạng thấm nước. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ được tình trạng trần nhà đang gặp phải để dễ dàng tìm ra các giải pháp phù hợp, bên cạnh đó là tiết kiệm được chi phí và công sức sửa chữa.

Lựa chọn phương pháp phù hợp
Tùy theo hiện trạng thấm nước của trần nhà để chọn được cách thức phù hợp. Với những trần nhà bị hỏng hóc nặng, có thể bạn sẽ cần đến sự hỗ trợ từ đội ngũ kỹ thuật viên. Nhưng với trường hợp ẩm mốc mới xuất hiện, bạn có thể tự xử lý bằng những phương pháp kể trên.
Vệ sinh sạch sẽ khu vực
Bạn nên vệ sinh sạch sẽ khu vực cần được xử lý trước khi tiến hành chống thấm. Các sản phẩm sẽ dễ bám vào bề mặt và bền chặt hơn khi bạn tách các lớp ẩm mốc, bong tróc ra khỏi bề mặt.
Vậy là qua bài viết trên, Cẩm Nang Mua Bán đã thông tin đến bạn đọc những cách thức chống thấm trần nhà hiệu quả nhất hiện nay. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, hãy bảo vệ thật tốt ngôi nhà của mình để xây dựng một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc nhất. Đừng quên theo dõi Muaban.net để làm chủ nhiều cơ hội đầu tư nhà đất hấp dẫn.
Tham khảo thêm:
- Bí quyết thiết kế nhà vườn đẹp và những lưu ý cần biết
- Nghệ thuật kiến trúc và các mẫu nhà tranh vách đất đẹp
- Nhà mái Nhật và 3 ưu điểm nổi bật nhất bạn cần biết!
Content Writer – Thu Nhung