CCO là gì? Được hiểu như một vị trí nòng cốt, vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong việc phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường của doanh nghiệp. Vị trí CCO là vị trí mà bất cứ một nhân viên kinh doanh nào cũng luôn ao ước hướng về.
Với bài viết sau đây, hãy cùng Mua Bán tìm hiểu tất cả những thông tin cần biết về CCO nhằm hiểu thêm về chức vụ vô cùng hấp dẫn nhưng chứa đầy thử thách này: CCO có nghĩa là gì? CCO là chức danh gì? Tầm quan trọng và trách nhiệm của CCO với mỗi doanh nghiệp? Cơ hội phát triển cũng như thách thức trong nghề CCO.
Tìm hiểu CCO là gì?
Tóm Tắt Nội Dung
- CCO là gì?
- Vai trò của CCO là gì?
- Phân biệt CCO và COO
- Mang khách hàng đến với doanh nghiệp
- Bao quát tất cả số liệu kinh doanh và khách hàng
- Tìm kiếm, duy trì phát triển mối quan hệ với đối tác
- Tổ chức quản lý số liệu về kinh doanh và khách hàng
- Duy trì và phát triển mối quan hệ với đối tác
- Tiến hành xây dựng các chiến lược kinh doanh
- Thực hiện đào tạo và điều phối nguồn nhân lực
CCO là gì?

CCO là viết tắt của từ gì? Đây là cách viết tắt của cụm danh từ Chief Customer Officer. Dịch cụm từ này sang nghĩa tiếng Việt, Chief Customer Officer mang nghĩa giám đốc kinh doanh. Trong một doanh nghiệp, chức danh giám đốc kinh doanh có vai trò và vị trí vô cùng quan trọng, được xem như cánh tay phải của giám đốc điều hành (CEO).
CCO đảm nhận trọng trách điều phối và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến việc kinh doanh của công ty, bao gồm: Vận hành nhân sự thuộc bộ phận kinh doanh, quản lý tình trạng tiêu thụ sản phẩm, đề ra chiến lược kinh doanh, tìm kiếm và trực tiếp liên hệ, làm việc với khách hàng, đối tác,…
Xem thêm >>> CTO là gì? Vai trò, nhiệm vụ và kỹ năng quan trọng cần có
Vai trò của CCO là gì?
CCO chính là người điều hướng, trực tiếp quản lý và vận hành mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì thế mà vai trò quan trọng của vị trí CCO đối với sự phát triển của một công ty chính là điều không thể bàn cãi. Để hiểu hơn vai trò cụ thể của CCO là gì, hãy cùng tham khảo phần nội dung bên dưới:

Cụ thể hóa tầm nhìn doanh nghiệp và tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng
Hướng đến việc nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường nhằm đẩy mạnh tiêu thụ, thúc đẩy doanh số. CCO có vai trò đánh giá, nhận định những thiếu sót của công ty và hoàn thiện hành trình trải nghiệm khách hàng lý tưởng đối với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Để làm được điều này, CCO không chỉ cần phải nắm bắt được những kiến thức chuyên môn về kinh tế mà còn phải am hiểu cách xây dựng thương hiệu, đọc vị insights – mong muốn ẩn sâu trong lòng khách hàng.
Thúc đẩy tăng trưởng doanh số công ty ở cấp độ tổ chức
Mỗi một thành viên trong ban lãnh đạo doanh nghiệp đều thực hiện những trọng trách khác nhau và có vai trò quan trọng như nhau đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Đó là lý do chúng ta có giám đốc nhân sự, giám đốc marketing, giám đốc điều hành doanh nghiệp,…
Đối với mỗi chức danh cụ thể thì người giám đốc ở vị trí đó đều sẽ có một chuyên môn riêng và tập trung vào đó để phát triển doanh nghiệp. Ở giám đốc kinh doanh, họ tập trung vào việc tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng, xây dựng những chiến lược kinh doanh và thúc đẩy sự tăng trưởng doanh số.

Kết nối đội ngũ cấp cao của công ty và cùng hướng đến mục tiêu nâng cao trải nghiệm khách hàng
Tuy có chuyên môn công việc khác nhau những CCO không làm việc độc lập mà cũng cần phối hợp, kết nối với các giám đốc khác thuộc đội ngũ cấp cao của công ty để xây dựng các chiến lược phát triển công ty ở cấp độ tổ chức. Đồng thời CCO cũng là người đề xuất trước hội đồng quản trị công ty để giành được quyền lợi tăng trưởng, thúc đẩy trải nghiệm khách hàng.
Phân biệt CCO và COO

Nhiều người thường hay nhầm lẫn CCO và COO vì chúng có cách viết tắt gần giống nhau. COO là giám đốc điều hành (viết tắt của từ Chief Operations Officer) có trách nhiệm hỗ trợ CEO trong việc quản lý, điều hành mọi hoạt động trong doanh nghiệp. Điểm giống nhau giữa CCO với COO cũng như những chức vụ giám đốc khác là đều thuộc cấp lãnh đạo, đều hướng đến việc phát triển các mục tiêu chung của công ty.
Vậy điểm khác nhau giữa COO và CCO là gì? Trong khi COO phụ trách giám sát và điều hành mọi hoạt động nội bộ trong công ty thì CCO sẽ lên kế hoạch cho các hoạt động đẩy mạnh tiến độ tiêu thụ, thúc đẩy kinh doanh ở bên ngoài.
Xem thêm >>> COO là gì? 3 lý do CEO rất cần COO để vận hành doanh nghiệp
Tầm ảnh hưởng tới doanh nghiệp từ CCO là gì?
Mang khách hàng đến với doanh nghiệp

CCO có vai trò và trách nhiệm thúc đẩy sự chuyển đổi, tăng trưởng doanh thu cũng như tối đa hóa lợi nhuận cho công ty. Để làm được điều này, họ cần phải xây dựng những chiếc lược kinh doanh mới mẻ, sáng tạo, mang tính chất tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng và đáp ứng được những nhu cầu, kỳ vọng từ phía khách hàng.
Bao quát tất cả số liệu kinh doanh và khách hàng
Dựa trên những số liệu kinh doanh cũng như số liệu về khách hàng, CCO phải có khả năng bao quát, nhìn nhận tổng thể và đưa ra đường hướng phát triển phù hợp nhằm thúc đẩy tăng cường doanh số. Để làm được điều này thì ngoài chuyên môn trong lĩnh vực kinh tế, họ còn phải am hiểu các kiến thức về marketing.
Tìm kiếm, duy trì phát triển mối quan hệ với đối tác

Những mối quan hệ với đối tác dù là dưới hình thức nào cũng đều sẽ mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích. Để thúc đẩy, nâng tầm phát triển của doanh nghiệp, CCO có vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm, làm việc với đối tác nhằm thông qua đó đạt được những lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp.
Công việc của CCO là gì?
Tổ chức quản lý số liệu về kinh doanh và khách hàng
Nhiệm vụ quan trọng nhất của CCO là gì? CCO có nhiệm vụ nắm bắt và bao quát toàn bộ những số liệu kinh doanh, số liệu về khách hàng của công ty. Thông qua đó nhận định tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và đưa ra hướng cải thiện phù hợp. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng vì việc nắm bắt, thống kê các bảng số liệu là tiền đề để CCO có thể thực hiện được những điều sau đây:
- Xây dựng, đề xuất chiến lược kinh doanh mới cho doanh nghiệp
- Điều hướng các hoạt động kinh doanh, thúc đẩy tiêu thụ, tăng cường chuyển đổi
- Làm việc trực tiếp với các đối tác lớn và ký kết hợp đồng

Duy trì và phát triển mối quan hệ với đối tác
Để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất, một doanh nghiệp không thể tự thân cạnh tranh với thị trường rộng lớn bên ngoài mà cần phải có sự liên kết cùng các đối tác. Để hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng quy mô, thúc đẩy doanh số bán hàng, CCO cần phải tìm kiếm những đối tác phù hợp, tiến hành làm việc, thương thảo, duy trì các mối quan hệ bền vững nhằm đạt được những lợi ích lớn cho doanh nghiệp.
Tiến hành xây dựng các chiến lược kinh doanh
Nhiệm vụ chính của CCO là đưa ra tầm nhìn, chiến lược kinh doanh cụ thể dựa trên những phân tích về số liệu và sự nhìn nhận xu hướng của thị trường. Tuy là mọi chiến lược kinh doanh đều cần thông qua hội đồng quản trị nhưng CCO vẫn là người giữ vai trò chủ chốt đối với các quyết định này.
Thực hiện đào tạo và điều phối nguồn nhân lực
Nhân viên kinh doanh là những người làm việc trực tiếp dưới quyền CCO và cũng là người hỗ trợ CCO trong việc thực hiện mọi chiến lược. Do đó, CCO cũng cần dành thời gian cho việc điều phối, đào tạo nhân sự kinh doanh, giúp họ được bồi dưỡng, phát triển thêm về kiến thức và kỹ năng cần thiết.
Xem thêm >>> CSO là gì? Tầm quan trọng và cách để trở thành CSO
Những điều kiện cần thiết để trở thành một CCO là gì?
Về kiến thức chuyên môn, CCO cần phải sở hữu một hệ thống kiến thức toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế – tài chính, marketing,… Những kiến thức này không chỉ đến từ trường lớp mà còn đến từ những kinh nghiệm trong quá trình làm việc thực tế, từ sự liên tục cập nhật các xu hướng và sự biến đổi trong thị trường chung.
Về kỹ năng, CCO cần phải có khả năng bao quát tầm nhìn và xây dựng chiến lược, kỹ năng quản lý – giám sát và điều phối nhân sự, kỹ năng ngoại giao và đàm phán với các đối tác, khách hàng.
Mức lương của CCO?
Giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty, thúc đẩy doanh nghiệp vươn tầm phát triển. Vậy nên chắc chắn một điều là mức lương của một CCO cũng xứng đáng với khả năng và sự cống hiến của họ.
Hiện nay, tại Việt Nam, mức lương cơ bản cho vị trí CCO sẽ dao động từ 35 đến hơn 100 triệu đồng/ tháng, tùy theo năng lực của CCO cũng như quy mô của từng doanh nghiệp. Ngoài ra, CCO còn có thể được nhận thêm tiền thưởng nếu làm việc hiệu quả giúp công ty đạt được doanh số cao.
Những thách thức thường gặp với một CCO là gì?
Vị trí giám đốc kinh doanh có vai trò vô cùng quan trọng trong một doanh nghiệp. Trọng trách lớn lao chắc chắn cũng đi kèm với rất nhiều trách nhiệm và thách thức. Dưới đây là những khó khăn thường gặp nhất đối với một CCO trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, sứ mệnh của mình:
Dù có chuyên môn cao trong lĩnh vực kinh doanh nhưng quyền hạn của CCO cũng có sự hạn chế. CCO không thể tự mình đề ra những cải cách, thay đổi trong doanh nghiệp mà cần phải thông qua CEO và hội đồng quản trị cấp cao.
Cũng như vậy, mọi kế hoạch liên hệ, làm việc cùng đối tác, thương thảo và ký kết hợp đồng cũng không thể do một mình CCO quyết định mà phải thông qua bộ phận lãnh đạo bên trên, điều này cũng là để giúp hạn chế tối đa những thất thoát của doanh nghiệp nhưng cũng vì vậy mà giới hạn khả năng biểu hiện của CCO.
CCO không có được nguồn lực tài chính để tự mình quyết định thực hiện mọi việc. Mọi kế hoạch được đề ra đều cần trình lên hội đồng quản trị để xin hỗ trợ kinh phí. Do đó, việc khuyết thiếu nguồn kinh phí để thực hiện kế hoạch cũng là một trong những khó khăn thường khiến cho các CCO đau đầu.
Rất khó để có thể đo lường hiệu quả công việc của một CCO vì một kế hoạch kinh doanh không chỉ được thực hiện bởi phòng kinh doanh mà còn là sự phối hợp của nhiều phòng ban, bộ phận khác. Và dù cho có thể xây dựng được một bản kế hoạch hoàn hảo nhưng không có được sự hợp tác của toàn thể công ty thì bản kế hoạch đó cũng sẽ không thể phát huy hết tiềm năng của nó.
Cách để trở thành CCO là gì bạn có biết?

Để trở thành một CCO đòi hỏi sự tích lũy rất nhiều những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm, đặc biệt cần phải có sự đam mê, không ngừng nỗ lực học hỏi trong lĩnh vực tài chính.
Về trình độ học vấn, một CCO cần phải có nền tảng kiến thức vững chắc về các lĩnh vực chuyên môn như quản trị kinh doanh, kinh tế tài chính, marketing. Hiện nay, có rất nhiều trường đại học đào tạo chuyên sâu về các ngành học này và sản sinh ra rất nhiều nhân tài cho đất nước.
Bằng cấp tất nhiên là yếu tố cơ bản, tối cần thiết khi làm việc trong môi trường chuyên nghiệp nhưng không phải là tất cả. Không chỉ dừng lại ở việc học tập trên giảng đường mà để trở thành một CCO, bạn cần phải tích lũy cho mình rất nhiều kinh nghiệm làm việc thực tế, kinh nghiệm thực chiến qua từng dự án lớn nhỏ. Bắt đầu từ vị trí của một chuyên viên kinh doanh, lên đến các cấp quản lý, trưởng phòng và cuối cùng trở thành một CCO, quá trình này đòi hỏi trên dưới 10 năm làm việc, nỗ lực không ngừng nghỉ.
Tìm việc làm CCO ở đâu?
CCO – Giám đốc kinh doanh là chức vụ quyền lực nhất, giữ vai trò nòng cốt, vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của toàn thể doanh nghiệp. Tất nhiên đi kèm với ánh hào quang và quyền lực thì vị trí này cũng mang đến rất nhiều khó khăn và đè nặng trọng trách, đòi hỏi người nắm giữ cần có trí thông minh, năng lực làm việc chuyên nghiệp cùng sự bản lĩnh, bền bỉ.
Nhưng với mức thu nhập lý tưởng cùng rất nhiều cơ hội tự phát triển, trau dồi bản thân, khả năng thăng tiến trong tương lai thì CCO vẫn là một vị trí công việc mơ ước mà rất nhiều người muốn hướng đến.
Như vậy, với tất cả các thông tin trên, bạn chắc hẳn đã hiểu CCO là gì, cũng như tất cả những tiềm năng và thách thức ở vị trí này. Nếu bạn cũng là người đang theo đuổi vị trí CCO và quan tâm tìm việc làm thuộc lĩnh vực kinh doanh, đừng bỏ qua những tin đăng mới nhất, được cập nhật liên tục tại chuyên mục “Việc làm, Tuyển sinh” của Muaban.net nhé!
Bảo Nghi – Content Writer