“Vì sao chúng tôi nên tuyển bạn?” là câu hỏi mà hầu hết các nhà tuyển dụng sẽ hỏi trong buổi phỏng vấn, nhằm lọc ra những ứng viên phù hợp. Để biết cách trả lời câu hỏi này, cũng như xem qua những câu trả lời mẫu hay và thuyết phục, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của Mua Bán nhé!
I. Dụng ý của nhà tuyển dụng khi hỏi “Vì sao chúng tôi nên tuyển bạn?”
Khi hỏi câu này, nhà tuyển dụng đang muốn xem bạn có gì nổi bật hơn so với những ứng viên khác và bạn có thật sự phù hợp với vị trí công việc cũng như văn hóa của công ty hay không.
Câu trả lời có thể giúp nhà tuyển dụng xác định được:
- Mục tiêu và động lực làm việc của bạn
- Cách bạn tự định vị và đánh giá bản thân
- Những thông tin sơ lược do bạn cung cấp
- Bạn có thật sự hiểu và phù hợp với công việc
- Bạn có phù hợp với văn hóa làm việc của công ty
Từ đó nhà tuyển dụng mới đưa ra quyết định có nên cân nhắc trao cho bạn cơ hội để thể hiện bản thân và tuyển bạn vào vị trí đó hay không.
Xem thêm: Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng như thế nào ở buổi phỏng vấn?
Mời tham khảo một số tin đăng tuyển dụng việc làm thời vụ Tết dưới đây tại Muaban.net:
II. Mẹo trả lời khi gặp câu hỏi “Vì sao chúng tôi nên tuyển bạn?”
Với câu hỏi “Vì sao chúng tôi nên tuyển bạn?”, bạn cần khẳng định mình phù hợp với vị trí, đưa ra những lý do thuyết phục và đưa ra những mong muốn phù hợp. Để làm được điều này, bạn có thể thực hiện những bước dưới đây:
1. Nghiên cứu kỹ bản mô tả công việc
Trước bất kỳ một buổi phỏng vấn nào, việc đầu tiên mà bạn cần làm đó là nghiên cứu kỹ bản mô tả công việc mà nhà tuyển dụng cung cấp. Dựa vào nó, bạn có thể biết họ đang tìm kiếm điều gì ở một ứng viên. Nhiệm vụ phải làm, trình độ, chuyên môn, cho đến kỹ năng cần có sẽ được thể hiện rõ qua bản mô tả này.
Việc của bạn là nghiên cứu kỹ và lồng ghép những yếu tố mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm vào câu trả lời. Thể hiện rõ bạn đáp ứng những yêu cầu cần có của công việc, thậm chí là có thể làm tốt hơn nếu được làm ở vị trí mà bạn ứng tuyển.
2. Tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp và vị trí ứng tuyển
Đây cũng là bước quan trọng trước khi phỏng vấn. Bạn cần tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp và vị trí để có thể nắm bắt những thông tin cần thiết. Những thông tin cơ bản cần nắm như mục tiêu, văn hóa của công ty; những thành tích mà công ty đạt được; lĩnh vực hoạt động, đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực ngành hàng, …
Trong quá trình trả lời phỏng vấn, bạn có thể thêm thắt những yếu tố mà bạn đã tìm hiểu vào câu trả lời để nhà tuyển dụng thấy được sự quan tâm của bạn đối với vị trí ứng tuyển. Từ đó, họ có thể đánh giá bạn cao hơn và cân nhắc bạn cho vị trí cần tuyển.
Xem thêm: Câu trả lời ghi điểm: Tại sao bạn lại chọn công ty chúng tôi?
3. Làm nổi bật điểm mạnh, kỹ năng, kinh nghiệm phù hợp công việc
Sau quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, bạn đã biết những điều mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Lúc này, bạn hãy làm nổi bật những điểm mạnh, kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp với công việc. Cụ thể:
- Hãy nhấn mạnh những điểm mạnh và kỹ năng bạn có mà nhà tuyển dụng cần, nếu có minh chứng cụ thể càng tốt.
- Mô tả rõ ràng về kinh nghiệm làm việc phù hợp với vị trí đang ứng tuyển, hãy đưa ra một số kết quả mà bạn đã làm được.
- Đưa ra số liệu và dữ liệu thực tế và cụ thể để chứng minh cho những thành tích mà bạn đã đạt được trước đó.
- Thay vì nói những điều nhà tuyển dụng đã biết, bạn nên bổ sung những thông tin quan trọng khác để làm nổi bật bản thân.
- Hãy trả lời trung thực, ngắn gọn, súc tích và thể hiện tinh thần nhiệt huyết, sẵn sàng cống hiến cho công việc.
4. Luyện tập cách trả lời câu hỏi
Bên cạnh nội dung của câu trả lời, cách mà bạn diễn đạt cũng rất quan trọng. Nó có thể giúp bạn thể hiện những điểm mạnh của bản thân, kỹ năng giao tiếp và sự tự tin khi phỏng vấn.
Ngoài ra, nếu diễn đạt tốt, bạn có thể giúp nhà tuyển dụng hiểu được câu trả lời của bạn một cách tốt nhất. Vì vậy, hãy tập luyện trả lời trước ở nhà, cố gắng nói năng lưu loát với thái độ tự tin và thoải mái.
5. Thể hiện phong thái tự tin, bình tĩnh
Đây là yếu tố quan trọng mà nhà tuyển dụng sẽ đánh giá khi bạn tham gia phỏng vấn. Việc bình tĩnh và tự tin sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi tốt hơn và đem lại không khí tích cực cho buổi phỏng vấn, đồng thời thể hiện được các kỹ năng của mình.
Để có phong thái bình tĩnh và tự tin, bạn nên có sự luyện tập và chuẩn bị thật kỹ trước ở nhà, đảm bảo có tinh thần và sức khỏe tốt. Ngoài ra, việc lựa chọn trang phục lịch sự và thoải mái, sắp xếp đi sớm trước giờ phỏng vấn sẽ giúp bạn có thể bình tĩnh và tự tin hơn.
Xem thêm: Tổng hợp các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn đắt giá nhất
III. Một số gợi ý trả lời câu hỏi “Vì sao chúng tôi nên tuyển bạn?”
Để giúp bạn có thể vượt qua câu hỏi “Vì sao chúng tôi nên tuyển bạn?”. Mua Bán đã tổng hợp một số câu trả lời mẫu dưới đây, bạn có thể tham khảo nhé:
1. Đối với sinh viên mới ra trường
Câu trả lời khi ứng tuyển vào vị trí Thực tập sinh Nhân sự:
Em thấy mình phù hợp với vị trí Thực tập sinh Nhân sự tại Công ty. Ngay từ lúc còn học đại học, em đã có mong muốn được làm việc tại [công ty mà bạn ứng tuyển]. Vậy nên, em đã tìm hiểu những yêu cầu cần thiết và luôn cố gắng học tập để có thể tích lũy kiến thức cũng như kỹ năng ứng tuyển vào vị trí này.
Trong quá trình học, em được thầy cô và bạn bè đánh giá cao về tinh thần trách nhiệm, khả năng giao tiếp và tinh thần nhiệt huyết trong công việc. Với những ưu điểm này, em mong sẽ được công ty tạo điều kiện để em có thể thực hành và học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm tại vị trí Thực tập sinh Nhân sự.
Câu trả lời khi ứng tuyển vào vị trí Nhân viên kinh doanh:
Mặc dù em chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng với thành tích học tập loại Giỏi cùng những kỹ năng mềm mà em tích lũy trong khi hoạt động tại Câu lạc bộ, em tin là mình có thể thích nghi nhanh chóng và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Bên cạnh đó, kỹ năng ngoại ngữ của em khá tốt, với chứng chỉ tiếng Anh IELTS 7.0 em có thể nghiên cứu tài liệu, làm việc với khách hàng, đối tác nước ngoài. Nhận thấy công ty có môi trường làm việc tạo điều kiện phát triển cho người trẻ, em mong muốn được thử sức ở vị trí này.
Nguồn: Sưu tầm trên Internet
2. Đối với người có ít kinh nghiệm
Câu trả lời khi ứng tuyển vào vị trí Nhân viên lập trình web:
Với kinh nghiệm lập trình web và thiết kế website của mình, tôi tin mình có thể đáp ứng tốt các yêu cầu của vị trí này. Trong công việc trước đây, tôi chịu trách nhiệm duy trì và cập nhật website của công ty. Công việc này bao gồm việc cập nhật hồ sơ nhân viên và đăng thông tin về các sự kiện sắp tới. Tôi rất yêu thích công việc của mình và tôi tin rằng những kỹ năng mã hóa và nội dung mà tôi đã học được sẽ giúp tôi thành công trong vị trí này.
Câu trả lời khi ứng tuyển vào vị trí Nhân viên Marketing:
Tôi nghĩ mình có những kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để đáp ứng yêu cầu của vị trí nhân viên truyền thông và marketing mà công ty đang tìm kiếm. Tại công ty cũ của tôi, tôi đã có kinh nghiệm triển khai các chiến dịch quảng cáo nhắm đến khách hàng mục tiêu trên mạng xã hội. Nhờ việc áp dụng các kỹ thuật phân tích dữ liệu và tối ưu hóa, chúng tôi đã tăng 24% hoạt động kinh doanh.
Tôi là người làm việc chăm chỉ và sáng tạo. Tôi luôn mong muốn được học hỏi và phát triển bản thân. Tôi tin rằng sự thành công của công ty chính là sự thành công của mỗi cá nhân. Tôi rất mong được có cơ hội được làm việc và cống hiến cho công ty của anh/chị.
Nguồn: Sưu tầm trên Internet
Xem thêm: Trả lời các câu hỏi phỏng vấn xin việc như thế nào?
Nếu bạn đang muốn ứng tuyển vị trí nhân viên Marketing, PR thì có thể xem qua các tin đăng tuyển dụng dưới đây nhé!
3. Đối với ứng viên có nhiều kinh nghiệm
Câu trả lời khi ứng tuyển vào vị trí Quản lý cửa hàng:
Tôi xin cảm ơn anh/chị đã dành thời gian cho câu hỏi này. Với kinh nghiệm 10 năm làm quản lý bán hàng, tôi đã có cơ hội phát triển và rèn luyện các kỹ năng lãnh đạo của mình. Tôi đã từng dẫn dắt một đội ngũ bán hàng hơn 15 người, đạt được nhiều thành tích đáng kể như: 5 năm liên tiếp đạt danh hiệu “Cửa hàng xuất sắc nhất năm”, liên tục vượt KPI doanh số bán hàng. Tôi tin rằng những kỹ năng và kinh nghiệm này sẽ giúp tôi thành công trong vị trí quản lý bán hàng tại công ty anh/chị.
Câu trả lời khi ứng tuyển vào vị trí Trưởng nhóm kinh doanh:
Với hơn 5 năm kinh nghiệm làm việc, trong đó 3 năm ở vị trí Trưởng nhóm tại một công ty đầu ngành, tôi đã tích lũy được những kỹ năng và kiến thức cần thiết để quản lý, dẫn dắt đội nhóm hiệu quả. Tôi có khả năng xây dựng mục tiêu, kế hoạch, phân công nhiệm vụ rõ ràng, đồng thời tạo động lực và thúc đẩy nhân viên phát triển bản thân. Bên cạnh đó, tôi cũng có các mối quan hệ rộng rãi trong ngành, giúp tôi dễ dàng kết nối và hợp tác với các đối tác.
Sau khi tìm hiểu về công ty, tôi thấy rằng mục tiêu của tôi có nhiều điểm chung với sứ mệnh và định hướng phát triển của công ty. Tôi mong muốn được cống hiến và phát triển bản thân cùng với sự phát triển của công ty. Với những kỹ năng và kinh nghiệm trên, tôi tin rằng mình là ứng viên phù hợp với vị trí mà anh chị đang tuyển. Tôi mong muốn được có cơ hội trao đổi thêm về vị trí này.
Nguồn: Sưu tầm trên Internet
4. Gợi ý câu trả lời bằng tiếng Anh
Câu trả lời tiếng Anh khi ứng tuyển vị trí Nhân viên lập trình web
My hands-on experience with technology, specifically website maintenance and updates, positions me well for this role. In my previous job, I kept our department’s webpage running smoothly, updating student and faculty profiles and announcing upcoming events.
Driven by a passion for learning, I took the initiative to learn coding in JavaScript and Swift in my free time. I then applied my newfound skills to redesign the homepage, earning praise from the department head and Dean of Students. I’m eager to contribute my coding talents and enthusiasm for new technologies to this team.
Dịch nghĩa:
Kinh nghiệm thực tế của tôi với công nghệ, đặc biệt là trong việc bảo trì và cập nhật trang web, sẽ là nền tảng vững chắc cho vị trí này. Trong công việc trước đây, tôi đã duy trì suôn sẻ trang web của khoa, cập nhật hồ sơ sinh viên và giảng viên, cũng như đăng thông báo các sự kiện sắp diễn ra.
Được thúc đẩy bởi đam mê học hỏi, tôi đã chủ động học lập trình JavaScript và Swift trong thời gian rảnh rỗi. Sau đó, tôi đã áp dụng những kỹ năng mới này để thiết kế lại trang chủ, nhận được sự khen ngợi từ Trưởng khoa và Giám đốc sinh viên. Tôi rất mong muốn cống hiến tài năng lập trình và niềm đam mê với công nghệ mới cho đội ngũ này.
Câu trả lời tiếng Anh khi ứng tuyển vị trí Trợ lý tài chính:
My background in communication and technology makes me a perfect candidate for your administrative assistant position. I excel in building rapport and fostering positive relationships, ensuring smooth collaboration across all levels. My communication skills shine through in presentations, phone calls, and email, guaranteeing clear and concise information exchange.
Beyond interpersonal strengths, I possess a deep understanding of relevant software programs like content management systems and spreadsheets, allowing me to handle administrative tasks with efficiency and accuracy. I’m confident that my diverse skillset and dedication to excellence would be a valuable asset to your team.
Dịch nghĩa:
Nền tảng của tôi về giao tiếp và công nghệ khiến tôi trở thành ứng cử viên phù hợp cho vị trí trợ lý hành chính của công ty bạn. Tôi giỏi xây dựng mối quan hệ và thúc đẩy các mối quan hệ tích cực, đảm bảo hợp tác suôn sẻ ở mọi cấp độ. Kỹ năng giao tiếp của tôi thể hiện rõ trong các bài thuyết trình, cuộc gọi điện thoại và email, đảm bảo trao đổi thông tin rõ ràng và súc tích.
Ngoài những điểm mạnh về giao tiếp, tôi còn có hiểu biết sâu sắc về các chương trình phần mềm liên quan như hệ thống quản lý nội dung và bảng tính, cho phép tôi xử lý các nhiệm vụ hành chính một cách hiệu quả và chính xác. Tôi tự tin rằng bộ kỹ năng đa dạng và sự tận tâm của tôi sẽ là một tài sản quý giá cho đội ngũ của bạn.
Nguồn: Sưu tầm trên Internet
Lời kết:
Trên đây là cách vượt qua câu hỏi “Vì sao chúng tôi nên tuyển bạn“ và câu trả lời mẫu cho người chưa có kinh nghiệm, người ít kinh nghiệm, người nhiều kinh nghiệm và câu trả lời bằng tiếng Anh. Bạn có thể tham khảo và chuẩn bị thật tốt cho buổi phỏng vấn của mình. Nếu bạn đang muốn tìm việc làm, thì có thể xem các tin tuyển dụng tại trang Muaban.net nhé!
Xem thêm:
- Thư cảm ơn sau phỏng vấn – Làm thế nào để tạo ấn tượng?
- Bật bí cách trả lời phỏng vấn khi chưa có kinh nghiệm chinh phục nhà tuyển dụng
- 6 cách đặt câu hỏi phỏng vấn giúp đánh giá ứng viên hiệu quả