Chắc chắn rất nhiều bạn sinh viên hay cả những người đã đi làm khi thuê trọ đều thắc mắc tiền cọc thuê phòng trọ là gì? Tại sao lại phải đặt cọc khi đi thuê trọ? Và cần lưu ý những gì khi đi thuê trọ để không bị chủ nhà “bắt chẹt”? Cùng Mua Bán tìm hiểu câu trả lời ngay nhé!
1. Tiền cọc thuê phòng trọ là gì?
“Tiền cọc thuê phòng trọ là gì?” là câu hỏi của rất nhiều bạn tân sinh viên chuẩn bị nhập học và phải thuê phòng trọ tại thành phố, tiện cho việc học của mình. Tiền cọc thuê trọ chính là số tiền bên thuê phòng giao cho chủ nhà trong một thời hạn nhằm đảm bảo giao kết hoặc thực hiện đúng hợp đồng. Khái niệm tiền cọc thuê phòng trọ là gì cũng đã được quy định rõ tại Điều 328 của Bộ luật dân sự năm 2015.
Hiện nay, pháp luật vẫn chưa quy định chính xác số tiền đặt nhà trọ, phòng trọ. Số tiền này sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào sự thoả thuận của 2 bên. Và số tiền này phụ thuộc vào giá trị của ngôi nhà hoặc căn phòng. Giá trị ở đây bao gồm: diện tích có lớn hay không, nội thất có đầy đủ hay không, vị trí có thuận tiện không…
Nếu phòng có nhiều tài sản giá trị cao thì phí cọc có thể là 1 đến 2 tháng tiền nhà. Còn với phòng trọ nhỏ, giá thuê phòng trọ không quá cao thì chủ nhà có thể chỉ yêu cầu khách trọ đặt cọc từ 500.000 VNĐ đến 1 triệu đồng.
>>>Xem thêm: Những nội quy phòng trọ chi tiết nhất mà bạn nên lưu ý
2. Những lưu ý khi đặt cọc phòng trọ
Bên cạnh việc định nghĩa được “tiền đặt cọc phòng trọ là gì?” thì bạn cần lưu ý một số điều sau đây để tránh được mâu thuẫn trong thời gian lưu trú. Không những thế, những chú ý này sẽ giúp bạn tránh được việc chủ nhà sẽ “quỵt” số tiền cọc khi bạn chuyển đi.
2.1. Tìm hiểu kỹ về phòng trọ trước khi đặt cọc
Đầu tiên, trước khi đặt cọc phòng trọ thì bạn cần phải tìm hiểu kỹ được ngôi nhà hay phòng trọ bạn chuẩn bị thuê. Rất nhiều trường hợp đã đưa tiền cọc phòng trọ cho chủ nhà mới vào ở và tá hoả khi phát hiện phòng trọ không như mình thấy trên mạng. Phòng vừa ẩm thấp lại bị dột, ủng nước khi trời mưa; hay có những căn phòng thường xuyên bị mất điện mất nước.
Tuy nhiên, nhiều bạn vì tiếc hàng triệu đồng tiền cọc nên không dám rời bỏ căn phòng trọ tồi tàn đó. Nên các bạn cần tìm hiểu thật kỹ các vấn đề sau trước khi thuê phòng trọ:
- Hệ thống điện, nước có ổn định không?
- Các thiết bị tiện nghi trong phòng có hỏng hóc hay không?
- Phí dịch vụ (tiền điện, nước, Internet, gửi xe…) như thế nào? Có phát sinh thêm các loại phí khác như phí dọn vệ sinh, phí trông coi toà nhà (khi ở chung cư mini) hay không?
- Tìm hiểu các phòng thuê xung quanh có thân thiện hay không
Nếu bạn bỏ ra chút thời gian để xem xét phòng trọ càng cẩn thận thì sẽ càng giảm được rủi ro mất cọc khi trả lại phòng. Vậy nên, đừng ngại tốn thời gian mà hãy liệt kê ra những điều cần lưu ý để rà soát khi làm hợp đồng thuê nhà, phòng trọ và đặt cọc thuê nhé!
2.2. Xác thực chính chủ cho thuê trọ
Bên cạnh phòng trọ, bạn cũng cần tìm hiểu và xác thực danh tính của chủ nhà trọ. Bạn chỉ nên ký hợp đồng đặt cọc thuê trọ và hợp đồng thuê phòng chính thức trực tiếp với chính chủ của ngôi nhà đó. Nhiều bạn sinh viên bị quỵt tiền cọc phòng trọ vì thuê phòng qua môi giới và không hề biết chủ trọ là ai để đòi cọc khi rời đi. Việc gặp gỡ chủ nhà vô cùng quan trọng, bời khi một trong hai bên phá vỡ hợp đồng thì chủ nhà mới là người có trách nhiệm pháp lý phải giải quyết với bạn chứ không phải môi giới.
2.3. Xem kỹ hợp đồng cho thuê
Từ trước đến nay, nhiều người không quan trọng vấn đề làm hợp đồng khi đi thuê phòng trọ. Nhưng như vậy sẽ rất bất lợi cho người thuê phòng, bởi nếu chủ nhà đưa ra quyết định nào đó về việc thuê phòng thì người thuê sẽ không giải quyết kịp. Vậy nên, khi thuê trọ bạn nên đề cập đến vấn đề đặt cọc tiền thuê phòng trọ trong hợp đồng.
Trong hợp đồng cần phải rõ ràng quy định số tiền cọc như thế nào? Thời gian trả tiền phòng theo tháng hay đóng theo 3 tháng 1? Tiền điện nước, wifi, gửi xe…như thế nào đều phải ghi cụ thể vào hợp đồng?
2.4. Ghi lại hình ảnh phòng trọ
Một điều nữa bạn cần lưu ý trước khi đặt bút ký vào hợp đồng thuê phòng trọ và đặt cọc phòng trọ là bạn nên quay phim hoặc chụp ảnh lại mọi thiết bị, ngóc ngách trong căn phòng. Bạn cũng cần chụp cận cảnh bất kỳ hư hại, hỏng hóc nào tại thời điểm bắt đầu thuê phòng để làm căn cứ chứng minh không phải lỗi trong quá trình bạn sử dụng. Rất nhiều trường hợp sinh viên trước khi chuyển phòng đã không lấy được đồng tiền cọc nào do chủ nhà đổ lỗi làm hỏng hóc các thiết bị, tường nhà… và trừ hết cọc.
Vậy nên, để chắc chắn hơn, bạn nên gửi các hình ảnh, đoạn phim về tình trạng căn phòng vào email với chủ nhà để cam kết tình trạng căn phòng trọ trước khi cho bạn thuê. Như vậy, bạn có thể lấy lại được tiền cọc và tránh những tranh cãi bắt chẹt của chủ nhà khi bạn dọn đi.
>>> Tham khảo: Bí Quyết Tìm Thuê Phòng Trọ TP Thủ Đức Giá Rẻ, Tiện Nghi Cho Mọi Đối Tượng
2.5. Căn cứ vào pháp luật để đòi lại tiền cọc khi có rủi ro
Có một điều có thể yên tâm khi đặt cọc phòng trọ là bạn có thể đòi lại tiền cọc khi có rủi ro dựa vào pháp luật. Nếu bạn đã lỡ đặt cọc thuê phòng trọ nhưng khi tới nơi chủ nhà lại báo hết phòng hoặc trì hoãn ngày nhận phòng thì các bạn có thể đòi lại tiền cọc theo Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015. Chi tiết điều luật này là:
“Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Do đó, theo pháp luật thì bạn hoàn toàn được nhận lại tiền cọc phòng, nếu chủ nhà không hoàn trả cho bạn thì sẽ vi phạm luật dân sự.
2.6. Thông báo với chủ trọ thời gian muốn chuyển đi theo hợp đồng
Thay vì thông báo đột ngột về việc dừng thuê trọ và chuyển đi thì bạn nên nói với chủ nhà trước khoảng 15 – 30 ngày, điều này cũng nên được nói rõ trong hợp đồng. Thông báo bất ngờ sẽ khiến bạn rất khó đòi được tiền cọc từ chủ nhà.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải chắc chắn mình đã thực hiện đúng theo cam kết, thoả thuận về thời gian thuê như ban đầu, không vi phạm hợp đồng đặt cọc. Tốt nhất nên tránh tình trạng dây dưa kéo dài thêm vài ngày vì nhiều trường hợp chủ nhà sẽ lấy thêm tiền của bạn trong những ngày đó; sau đó lấy cớ trừ vào khoản tiền cọc trước đó.
Xem thêm các phòng trọ cho thuê tại TPHCM: |
2.7. Khảo sát an ninh xung quanh khu trọ
Vấn đề an ninh của nhà trọ cũng là một trong những điều bạn cần vô cùng quan tâm khi đi thuê phòng trọ, nhà trọ. Hãy kiểm tra cổng nhà, cửa chính, cửa sổ của nhà trọ xem có chắc chắn hay bị hư hại gì hay không? Đường vào trọ có phải hẻm nhỏ không, đèn đường có sáng không, có nhiều người qua lại hay không? Xung quanh phòng trọ có tệ nạn xã hội hay không? Sống xa nhà nên bạn cần phải giữ an toàn cho bản thân, phòng bị bên mình một con dao găm hay một ít bột ớt để tự vệ là rất cần thiết đó nhé!
>>>Xem thêm: Cập nhật mẫu hợp đồng thuê phòng trọ mới nhất 2024
2.8. Trao đổi với chủ trọ về các chi phí phát sinh nếu có
Ngoài các loại chi phí như tiền trọ, tiền điện nước, wifi thì bạn cần phải trao đổi trực tiếp với chủ trọ về các loại chi phí phát sinh nếu có. Cụ thể như:
- Phí đóng thêm nếu bạn có xe đạp điện và cần sạc điện.
- Nếu có máy giặt chung thì chi phí để sử dụng ra sao?
- Có mất phí dọn vệ sinh chung hay không?
- Các thiết bị trong phòng hỏng thì tự sửa chữa hay liên hệ với chủ nhà? Phí sửa chữa được tính như thế nào?…
2.9. Quan sát kĩ cơ sở vật chất phòng trọ
Đến xem phòng trọ bạn nên kiểm tra thật kỹ các vật dụng ở trong phòng, nhất là những dụng cụ mà chủ trọ cấp sẵn. Đèn trong phòng có sáng không? Bình nóng lạnh, điều hoà hoạt động tốt không? Giường tủ có mối mọt, hư hỏng gì không?… Nếu không kiểm tra kỹ, chủ trọ sẽ dựa vào đấy và yêu cầu bạn bồi thường khi những dụng cụ đó hỏng. Đảm bảo tình trạng phòng tốt nhất khi nhận phòng sẽ thuận lợi cho quá trình bạn sống; cũng như tránh được những vấn đề đáng tiếc xảy ra.
2.10. Nên thuê trọ gần trường, nơi làm việc hoặc tuyến xe buýt
Thuê trọ ở gần trường, nơi làm việc hay bến xe bus sẽ rất có lợi cho bạn. Bạn thuê được phòng trọ cách trường chỉ tầm 1-2km sẽ rất thuận lợi cho bạn trong việc đi lại, tiết kiệm công sức, thời gian cũng như chi phí di chuyển.
Khi thuê được phòng gần trường học, bạn cũng dễ dàng tham gia các hoạt động ngoại khoá hay lên thư viện của trường ôn tập vào những ngày nghỉ. Đồng thời, việc này cũng giúp cho bạn tránh được cảnh tắc đường, chen chúc trên xe bus chật chội vào giờ cao điểm.
3. Tìm thuê phòng trọ uy tín ở TPHCM?
Hiện nay, không chỉ sinh viên mà còn rất nhiều người dân chuyển đến thành phố Hồ Chí Minh để sinh sống, học tập và làm việc. Chính vì vậy, nhu cầu tìm thuê phòng trọ tại TPHCM ngày càng tăng cao. Cũng chính vì vậy việc tìm được một căn phòng ưng ý, giá cả hợp lý lại đầy đủ tiện nghi là điều không dễ dàng. Tuỳ theo nhu cầu, tài chính thì bạn có thể lựa chọn phòng trọ cao cấp hay phòng trọ giá rẻ.
Nếu bạn chưa biết tìm phòng trọ TPHCM uy tín ở đâu thì vào ngay trang Web Muaban.net để cập nhật những tin đăng cho thuê phòng trọ TP.HCM chính chủ, an toàn. Các thông tin ở đây đều rất đa dạng về loại hình, vị trí, diện tích và mức giá.
Trên đây, Muaban.net trả lời cho bạn câu hỏi tiền cọc thuê phòng trọ là gì cũng như một số vấn đề bạn cần lưu ý khi đi thuê phòng trọ. Ngoài ra, nếu có nhu cầu thuê nhà, phòng trọ thì Muaban.net sẽ là địa chỉ uy tín để bạn có thể tìm được phòng trọ ưng ý nhé!
>>>Xem thêm:
- Cách trang trí phòng trọ có gác lửng đẹp lung linh chi phí thấp
- 12+ cách làm mát phòng trọ hiệu quả tức thì cho sinh viên trong mùa nóng
- Những điều kiêng kỵ khi thuê phòng trọ bất cứ ai cũng phải biết