Với những ưu điểm vượt bậc so với bộ chế hòa khí truyền thống, thì hệ thống phun xăng điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu của các dòng xe mô tô phân khối lớn hiện nay. Hãy cùng Mua Bán tìm hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động của bộ phận này, cũng như cách xử lý các lỗi thường gặp ngay dưới đây nhé!
I. Phun xăng điện tử là gì?
Hệ thống phun xăng điện tử (EFI hoặc FI) là một hệ thống cấp nhiên liệu hiện đại, được áp dụng từ những năm 1970 để thay thế cho bộ chế hòa khí (bình xăng con) truyền thống. Hệ thống này có tác dụng cung cấp lượng nhiên liệu chính xác cho quá trình cháy, giúp động cơ hoạt động hiệu quả, tiết kiệm nhiên liệu đáng kể và giảm ô nhiễm khí thải ra môi trường.
Từ những năm 1980, hệ thống phun xăng điện tử đã trở thành bộ phận phổ biến trên hầu hết các dòng xe oto. Ở thời điểm hiện tại, nhiều loại xe, đặc biệt là xe tay ga, đã sử dụng hệ thống phun xăng điện tử để tăng hiệu suất động cơ, điển hình như:
- Honda Future 125 Fi
- Honda Wave RSX Fi
- Yamaha Jupiter Fi
- Yamaha Sirius Fi
- Honda Air Blade
- Benelli Leoncino 500 2017
- Benelli 302S 2019
- Benelli TNT 125 2017,…
Xem thêm: Tìm Hiểu 12 Lý Do Khiến Xe Máy Bị Hụt Hơi – Cách Khắc Phục Hiệu Quả
II. Ưu – Nhược điểm của bộ phun xăng điện tử
Bộ phun xăng điện tử là một hệ thống cung cấp nhiên liệu cho động cơ đốt trong của xe máy, ô tô và các loại xe khác. Bộ phun xăng điện tử có nhiều ưu điểm nổi bật so với bộ chế hòa khí truyền thống, nhưng cũng có một số nhược điểm cần lưu ý. Cụ thể như:
- Ưu điểm của phun xăng điện tử
Hệ thống phun xăng có khả năng điều chỉnh chế độ phun, lượng phun hay thời điểm phun nhờ vào bộ điều khiển trung tâm ECU. Đây là bộ điều khiển trong hệ thống giúp điều chỉnh lượng nhiên liệu cần thiết cho quá trình hoạt động của xe. Nhờ đó, nhiên liệu sẽ được phun ít hơn khi xe chạy ở tốc độ thấp để tiết kiệm và sẽ phun nhiều hơn khi ở tốc độ cao để tăng công suất động cơ.
So với động cơ sử dụng bộ chế hòa khí, hệ thống EFI nổi bật với khả năng giảm lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường. Động cơ này sử dụng hệ thống điều khiển điện tử để cung cấp nhiên liệu và không khí với tỷ lệ chính xác cao hơn. Nhiên liệu được đốt cháy hiệu quả và tối đa hơn, từ đó, lượng khí thải xả ra ngoài môi trường cũng ít hơn.
Ngoài ra, phun xăng điện tử còn giúp động cơ hoạt động hiệu quả hơn, có thể tự điều chỉnh lượng nhiên liệu tùy theo quãng đường mà xe di chuyển. Hơn thế nữa, những động cơ sử dụng hệ thống EFI còn có khả năng khởi động nhanh chóng trong mọi tình huống, kể cả khi trời rét, giúp bạn tiết kiệm được thời gian và kéo dài tuổi thọ sử dụng của hệ thống khởi động trên xe.
Xem thêm: Cách chỉnh garanti xe máy đơn giản giúp bạn tiết kiệm xăng
- Nhược điểm của phun xăng điện tử
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật kể trên, hệ thống này cũng gặp nhiều vấn đề về chi phí sản xuất và bảo dưỡng. Với nhiều bộ phận phức tạp, việc sửa chữa khi gặp sự cố sẽ không hề dễ dàng và chi phí cũng không rẻ.
Ngoài ra, hệ thống này yêu cầu nhiên liệu sạch, nên nếu xăng, dầu bị pha trộn hay lẫn tạp chất, sẽ gây trục trặc cho hoạt động của hệ thống phun xăng. Do đó, bạn cần chú ý khi cung cấp nhiên liệu đầu vào cho xe phải đúng với yêu cầu và phù hợp.
Bên cạnh đó, việc chọn xe chất lượng tốt cũng vô cùng quan trọng. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm chiếc xe phù hợp với mình với mức giá siêu rẻ tại Muaban.net: |
III. Cấu tạo hệ thống phun xăng điện tử
Hệ thống phun xăng điện tử được cấu tạo từ ba bộ phận chủ yếu, bao gồm:
- Cảm biến
Đây là bộ phận có chức năng rất quan trọng trong việc thu thập các thông tin, dữ liệu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của động cơ, tín hiệu điều khiển của người lái và điều kiện môi trường bên ngoài. Các thông tin này sẽ được truyền đến bộ phận điều khiển điện tử ECU. Tại đây, ECU sẽ tổng hợp, phân tích và đưa ra tín hiệu để điều khiển phun nhiên liệu cho hợp lý.
Bằng cách sử dụng các tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ (nhiệt độ động cơ, nhiệt độ khí thải…), cảm biến áp suất, cảm biến tốc độ, cảm biến vị trí bướm ga… được lắp ở nhiều nơi trên động cơ, hệ thống phun xăng điện tử có thể điều tiết lượng xăng phun vào buồng đốt sao cho phù hợp với hiệu suất của động cơ. Những cảm biến này giúp hệ thống nắm bắt được các thông số hoạt động của động cơ một cách nhanh chóng và chính xác.
Xem thêm: Bình Xăng SH Bao Nhiêu Lít? Đánh Giá Mức Tiêu Hao Xăng Của Xe SH
- Bộ điều khiển điện tử
Bộ điều khiển điện tử trung tâm (ECU) được xem là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống phun xăng. ECU sẽ tiến hành thu thập và xử lý mọi dữ liệu được tiếp nhận từ cảm biến, sau đó gửi tín hiệu tới kim phun để điều chỉnh thời gian phù hợp và đúng lượng phun xăng cần thiết. Điều này giúp xe hoạt động hiệu quả hơn, tiết kiệm nhiên liệu và giảm ô nhiễm môi trường.
- Bộ phận phun nhiên liệu
Bộ phận phun bao gồm: bơm tạo áp, các đường ống dẫn và vòi phun (hay kim phun). Bộ phận này có nhiệm vụ tiếp nhận tín hiệu và bơm phun nhiên liệu vào buồng đốt theo tỷ lệ chính xác ngay khi có tín hiệu.
Số lượng cảm biến và kim phun sẽ khác nhau nhay tùy theo độ phức tạp của hệ thống, cấu hình của động cơ cũng như số lượng xi lanh trong động cơ.
Xem thêm: Bộ định vị xe máy là gì? Cách chọn bộ định vị xe máy phù hợp
IV. Nguyên lý hoạt động
Với 3 bộ phận kể trên, hệ thống phun xăng điện tử hoạt động theo một quy trình có nguyên lý khoa học, giúp phương tiện vận hành hiệu quả và tối ưu nhất. Cụ thể:
Khi khởi động xe, hệ thống điều khiển điện tử trung tâm sẽ kiểm tra tất cả các cảm biến trong động cơ. Các cảm biến sẽ liên tục thu thập mọi thông số về nhiệt độ, mật độ không khí, áp suất không khí, nhiệt độ, áp suất nhiên liệu, thời gian, tốc độ động cơ,…. rồi truyền về bộ ECU.
Bộ ECU sẽ xử lý những dữ liệu này và dựa vào đó để tính toán cũng như phát tín hiệu đến cơ cấu chấp hành là vòi phun hay kim phun, để xác định thời gian mở kim phun và điều chỉnh lượng nhiên liệu phun vào buồng đốt sao cho phù hợp.
Như vậy, lượng nhiên liệu sẽ được phun với thời gian và lưu lượng tối ưu nhất để đảm bảo cho động cơ vận hành ổn định và tiết kiệm nguồn nhiên liệu hiệu quả.
Xem thêm: Quy Trình đổi Giấy Phép Lái Xe Trực Tuyến Cực đơn Giản
V. Các lỗi thường gặp với hệ thống phun xăng điện tử trên xe máy
Sau một thời gian dài hoạt động, các thiết bị cũng cần được vệ sinh làm sạch, thay thế, bảo dưỡng, nếu không, sẽ dễ xảy ra các lỗi về hệ thống phun xăng điện tử trên xe máy. Mua Bán sẽ chia sẻ với bạn những thông tin quan trọng ngay sau đây:
1. Các lỗi thường gặp
- Lỗi với bộ cảm biến
Nếu bộ cảm biến bị hỏng sẽ dẫn đến việc ECU không nhận được các thông số chính xác, làm cho ECU không thể điều tiết lượng xăng cần thiết cho buồng đốt. Điều này sẽ làm giảm hiệu quả của động cơ, gây ra các vấn đề như xe máy khó khởi động, rung lắc, mất công suất, tốn xăng.
- ECU
Lỗi ECU là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả hoạt động và tiêu hao nhiên liệu của xe. Khi ECU gặp sự cố, xe có thể bị các triệu chứng như: Xe không đạt được tốc độ tối đa, lên ga yếu, tăng tốc chậm, xe khó hoặc không thể khởi động được,…
Xem thêm: Xe SH mode không đề nổ được – Nguyên nhân do đâu?
- Cảm biến nhiệt độ xe
Trong các dòng xe hiện đại, lỗi cảm biến nhiệt độ xe là một trong những vấn đề khá phổ biến. Cảm biến nhiệt độ xe có chức năng cung cấp thông tin về nhiệt độ của động cơ cho bộ điều khiển trung tâm ECU, giúp điều chỉnh tỉ lệ phun xăng phù hợp với tình trạng hoạt động của xe. Khi cảm biến nhiệt độ bị hỏng hoặc bị dơ, sẽ gây ra các vấn đề như: xe khó nổ, hụp ga, ì xe, tốn xăng, nóng máy,…
- Béc phun xăng
Béc phun xăng là bộ phận quan trọng trong hệ thống phun xăng điện tử của xe máy, với nhiệm vụ phun xăng theo chỉ dẫn của ECU vào buồng đốt. Nếu béc phun xăng bị hỏng hoặc bị bẩn, thì xe thường gặp phải những tình trạng như: bị rung giật, hao xăng, khó nổ máy, khói đen, chết máy đột ngột,…
Xem thêm: Top các dòng xe tiết kiệm xăng nhất thị trường năm 2023
2. Dấu hiệu nhận biết
Với những lỗi phổ biến kể trên, thì bạn có thể dễ dàng nhận biết khi cảm biến và hệ thống phun xăng điện tử xe máy gặp sự cố, điển hình như:
- Xe bị hụt ga đầu, khó hoặc không thể khởi động được.
- Xe bị ì, lì ga hoặc hụp ga.
- Xe nhanh bị nóng máy.
- Xe yếu, tăng tốc chậm, không đạt được tốc độ tối đa.
- Xe dễ bị chết máy hoặc vòng tua máy cao ở chế độ không tải.
- Nổi đèn check.
- Garanti không ổn định, yếu, tăng tốc chậm (đối với dòng xe Honda FI tốc độ giữ ở mức từ 1700-1800 vòng/phút), dòng xe AB125 thường xuyên gặp phải vấn đề này.
Xem thêm: Sự thật về thiết bị tiết kiệm xăng cho xe máy, làm sao để tiết kiệm xăng hiệu quả
3. Cách khắc phục
Những lỗi trên dù không phức tạp nhưng với người dùng xe thông thường lại không xử lý được vì thiếu kiến thức sửa chữa xe. Lựa chọn duy nhất chính là nhờ sự giúp đỡ từ những người thợ có kinh nghiệm và chuyên môn trong ngành.
Để hạn chế các vấn đề liên quan đến hệ thống phun xăng điện tử, người sử dụng xe nên tuân theo những quy tắc sau:
- Đợi đèn check tắt rồi mới khởi động xe.
- Chọn xăng có chất lượng tốt, chỉ số octan cao tại các trạm xăng uy tín.
- Thực hiện bảo dưỡng và thay thế lọc gió, lọc xăng theo định kỳ.
- Để hệ thống phun xăng điện tử hoạt động hiệu quả, cần bảo dưỡng xe thường xuyên và vệ sinh các bộ phận như: kim phun, họng ga, lọc và bơm xăng, dây dẫn cấp điện cho các cảm biến… tại các địa chỉ, trung tâm có uy tín.
Qua bài viết trên, Mua Bán đã tổng hợp cho bạn mọi thông tin chi tiết về hệ thống phun xăng điện tử cũng như cách xử lý các vấn đề thường gặp. Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin bổ ích đến bạn và hãy nhớ bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo xe luôn hoạt động trong tình trạng tốt nhất.
Nếu muốn xem thêm nhiều thông tin bổ ích về bất động sản, phong thủy, việc làm,… hoặc những chia sẻ hay ho khác thì hãy truy cập ngay trang Muaban.net nhé!
Xem thêm:
- Cách chỉnh kim xăng xe máy đơn giản tại nhà giúp tiết kiệm chi phí
- Kinh Nghiệm Chăm Sóc, Bảo Dưỡng Xe Tay Ga để Xe Luôn Bền đẹp
- Cách điều chỉnh ốc gió và ốc xăng tiết kiệm xăng hiệu quả cho xe máy!