Mua bán xe máy cũ hiện là xu hướng của nhiều người để phục vụ nhu cầu đi lại. Vì thế, thị trường mua bán xe máy cũ khá sôi động. Nhưng để mua được chiếc xe tốt với giá cả phù hợp, bạn cần biết những mẹo hay dưới đây.
Mẹo định giá mua bán xe máy cũ
Thực tế, nếu bạn đang có ý định muốn mua bán xe máy cũ thì việc đầu tiên bạn phải biết là định giá chiếc xe.
Tóm Tắt Nội Dung
- Bước 1: Tìm giá xe mới
- Bước 2: Xe đã đi được bao nhiêu km?
- Bước 3: Hiện trạng của xe
- Bước 4: Xác định hỏng hóc, thiếu sót để….trừ tiền
- Bước 5: Giấy tờ xe
- Bước 6: Tham khảo giá xe cũ trên thị trường
- Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ
- Bước 2: Công chứng hợp đồng mua bán xe máy cũ
- Bước 3: Rút hồ sơ gốc của xe
- Bước 4: Đóng thuế trước bạ lần tiếp theo cho chiếc xe
- Bước 5: Đi đăng ký xe
Bước 1: Tìm giá xe mới
Để định giá một chiếc xe máy cũ, thì đầu tiên bạn cần nắm bắt được giá cả của chiếc xe máy đó khi còn mới mua. Tất nhiên là cần bao hàm cả giá giấy tờ các loại khi mua xe vào đó.
Thông thường, các dòng xe máy thường có các đời khác nhau, tức là năm sản xuất. Ví dụ chiếc Honda Air Blade sản xuất năm 2011, chắc chắn là khác với chiếc xe máy sản xuất năm 2015. Và đương nhiên, đến năm 2020 thì dòng xe này đã dịch chuyển sang một mức giá khác.
Vì thế, khi mua bán xe máy cũ, thường bạn sẽ mua được những chiếc xe ở những đời khác nhau. Cho nên, bạn cần tra giá của đời xe tương ứng hiện đang bán mới trên thị trường. Hoặc trong trường hợp đã không còn bán thì cũng cần nắm giá của dòng xe đó ở thời điểm bán ra là bao nhiêu.

Bước 2: Xe đã đi được bao nhiêu km?
Xe đi được bao nhiêu cây số, đồng nghĩa với việc xe đã khấu hao bao nhiêu %. Và từ đó, bạn có thể xác định được giá trị còn lại của xe so với xe mới mua.
Thông thường, đối với điều kiện vận hành, thời tiết tại Việt Nam, thì một chiếc xe máy có tuổi thọ khoảng 200,000 km. Tuy nhiên, khi đi được 200,000 km thì cũng gần như tương đương xe không sử dụng được nữa.
Do vậy, nếu xe đi được khoảng 90,000 km, thì coi như xe mất 50% giá trị. Và cứ như thế, càng đi nhiều, khấu hao càng nhiều, bạn sẽ xác định giá trị còn lại của xe (tức là mức giá bạn mua được).
>>> Có thể bạn quan tâm: 5 Bước cần nhớ để bán xe máy cũ được giá tốt
Bước 3: Hiện trạng của xe
Đương nhiên số km không nói lên tất cả. Vì khi sử dụng, với những người sử dụng khác nhau, thì chiếc xe máy đương nhiên sẽ được “chăm sóc” theo những cách khác nhau. Có những chiếc được bảo dưỡng thường xuyên, lau chùi cần thận và đi xe giữ gìn. Đương nhiên, những chiếc xe như thế sẽ được định giá cao thêm 5 – 10% so với mức giá xác định ở bước trên.
Nhưng cũng không ít những chiếc xe máy lại “bị chủ nhân ngược đãi”. Bởi vì không được chăm sóc, rửa xe thường xuyên. Hoặc các hỏng hóc không được sửa chữa, ít bảo dưỡng. Dẫn đến những chiếc xe này thường có bề ngoài bong tróc lớp sơn, và không đẹp màu…Đối với những chiếc xe máy này có thể có giá giảm tới 20% so với mức giá xác định bên trên.

Bước 4: Xác định hỏng hóc, thiếu sót để….trừ tiền
Đương nhiên, những hỏng hóc trên xe sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến giá trị còn lại của xe. Vì thế, bạn cần xem xét kỹ lưỡng.
Một số yếu tố có thể xem xét đến như:
- Động cơ còn tốt không? Có hao xăng không? Có vấn đề gì bên trong không?…
- Dàn áo xe còn nguyên vẹn hay đã vỡ, hoặc bong tróc sơn?
- Pô xe còn nguyên hay đã bị thủng, hỏng…
- Yên xe, gương chiếu hậu, đèn xe…
Gần như bạn cần kiểm tra tổng quát chiếc xe. Nhưng đương nhiên quan trọng nhất vẫn là động cơ có còn hoạt động “ngon” hay không và dàn áo xe còn nguyên vẹn và đẹp màu không. Gần như bước này bạn đã định giá được giá trị thực còn lại của xe.
Bước 5: Giấy tờ xe
Giấy tờ xe giống như giấy chứng minh của mỗi con người. Yếu tố giấy tờ xe rất quan trọng và chia là các trường hợp sau:
- Xe chính chủ, có đăng ký xe, hồ sơ gốc đầy đủ. Với những xe này thì đương nhiên mức giá chính là mức giá xác định ở bước trên.
- Xe bán lại nhưng có đăng ký xe đầy đủ. Đương nhiên, xe này vẫn có mức giá giống như bên trên. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, rằng đăng ký xe có đúng thật không hay là giấy tờ giả…
- Xe không có giấy tờ: những chiếc xe máy này, nếu như không may bị cảnh sát giao thông hỏi, thì gần như bạn mất chiếc xe máy đó. Và còn không loại trừ khả năng đó là xe ăn trộm…bạn có thể còn bị quy kết tội tiêu thụ hàng trộm cắp.
Do đó, tốt nhất bạn không nên mua những chiếc xe này. Hoặc nếu mua thì mức giá sẽ còn rất thấp, chỉ bằng 1/4 giá trị được xác định bước trên đây.

Bước 6: Tham khảo giá xe cũ trên thị trường
Thông thường, sẽ có những chuyên trang mua bán xe máy cũ, bạn có thể lên đây để tham khảo. Bởi chắc chắn không có để tìm một chiếc xe giống như của bạn. Từ đó, bạn có thể dựa vào mức giá họ đưa ra để có cho mình mức giá hợp lý.
Nguyên nhân của điều này là có những dòng xe đặc biệt. Ví dụ như chiếc Dream đời cũ từ những năm 90s, đến nay có thể mức giá trên 30 triệu đồng, hoặc cao hơn nữa. Trong khi Honda Dream mới thì chỉ 19 triệu đồng. Hoặc Honda Air Blade 2015 cũ nhưng mức giá còn có thể đắt hơn Honda Air Blade 2016…
Còn những dòng xe như Kymco, thì nhiều người cho biết “khi bạn mang xe ra khỏi cửa hàng thì giá trị xe đã giảm ½”. Điều này có thể là ảnh hưởng của hãng xe đến giá thành xe.
>>> Xem thêm: 3 Điều có thể bạn muốn biết khi mua xe máy cũ giá rẻ!
5 bước đơn giản giúp thực hiện thủ tục mua bán xe máy cũ nhanh chóng và thuận lợi

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ
Việc mua bán một chiếc xe máy rất đơn giản, đặc biệt người bán đúng là chủ xe. Nếu chiếc xe bán thông qua người thứ 3 thì chủ xe phải làm Giấy ủy nhiệm và được địa phương xác thực.
Bên bán xe cần chuẩn bị:
- Giấy tờ xe bản chính
- CMND + Hộ khẩu bản chính.
Một số nơi sẽ đòi hỏi có thêm Giấy xác nhận độc thân nếu chưa lập gia đình. Hoặc Giấy đăng kí kết hôn để loại trừ tranh chấp dân sự về sau (trường hợp này rất ít).
Với bên mua xe cũng cần chuẩn bị:
- CMND + Hộ khẩu bản chính.
- Tiền mua xe và lệ phí sang tên xe.
Bước 2: Công chứng hợp đồng mua bán xe máy cũ
Việc này sẽ do các Phòng công chứng tư quản lý nên có thể tới bất cứ cơ sở nào thuận tiện nhất cho cả đôi bên. Không quan trọng là ở địa phương người bán hay địa phương người mua.
Phòng công chứng sẽ có nhiệm vụ là xác nhận hợp đồng này giữa 2 bên có giá trị. Đồng thời thu một khoảng phí dựa trên % giá trị chiếc xe được mua bán. Hợp đồng sẽ được làm thành 3 bản chính, mỗi bên giữ một bản.
>>> Có thể bạn quan tâm: Hợp đồng mua bán xe máy cũ lưu ý 5 vấn đề này!
Bước 3: Rút hồ sơ gốc của xe
Bước này chỉ thực hiện trong trường hợp Bên mua và Bên bán ở 2 tỉnh khác nhau. Còn nếu trong cùng tỉnh với nhau thì không cần.
Cả 2 bên sẽ cùng tới nơi mà chiếc xe đã được đăng kí lần đầu tiên, làm thủ tục rút hồ sơ gốc. Bộ hồ sơ này sẽ giao cho bên mua để đi đăng kí sang tên cho xe.
Sau bước 3, giao dịch đã hoàn thành 1/2 và từ bước này thì Bên mua xe sẽ tự đi hoàn tất các việc còn lại. Bên bán sẽ giao cho Bên mua các thứ như Giấy đăng kí xe, Hồ sơ gốc của xe, Hợp đồng mua bán xe.

Bước 4: Đóng thuế trước bạ lần tiếp theo cho chiếc xe
Việc đóng phí trước bạ là bắt buộc trong trường hợp sang tên, đổi chủ cho xe. Thuế trước bạ lần 2 cho xe máy khoảng 1% giá trị xe sau khi đã khấu hao theo thời gian.
Bên mua xe sẽ đến Chi cục thuế cấp Quận/Huyện nơi mình sinh sống để đóng thuế trước bạ cho xe. Cần chuẩn bị các giấy tờ kể trên như:
- Giấy đăng kí xe.
- Hồ sơ gốc của xe (nếu có).
- Hợp đồng mua bán xe.
- CMND.
- Tiền lệ phí.
- Phiếu khai phí trước bạ xe (phát miễn phí).
Bước 5: Đi đăng ký xe
Đây là bước cuối cùng, Bên mua xe sẽ đến Công an giao thông cấp Quận/Huyện nơi mình sinh sống để làm thủ tục này. Chúng ta nộp Tờ khai đăng kí xe máy, môtô đi kèm với các giấy tờ kể trên.
Sau khi xét xe xong, chờ tới ngày hẹn và tới lấy Giấy đăng kí xe mới.
Trên đây là những chia sẻ bổ ích về các mẹo mua bán xe máy cũ cùng với thủ tục cần thiết. Hy vọng sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong các giao dịch của mình. Nếu bạn đang có ý định mua bán xe máy cũ, có thể truy cập vào Muaban.net, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn để có những giao dịch thành công.
Phương Dung – Content Writer
>>> Xem thêm: