Tuesday, May 14, 2024
spot_img
HomeNhà đấtLàm móng nhà và 2 cách lựa chọn móng nhà phù hợp

Làm móng nhà và 2 cách lựa chọn móng nhà phù hợp

Kinh nghiệm làm móng nhà tiết kiệm vẫn đảm bảo an toàn. 

Hiện nay, trên thị trường xuất hiện rất nhiều loại vật liệu kém chất lượng và không rõ nguồn gốc. Để việc làm móng nhà được tiết kiệm, nhưng đảm bảo chất lượng ngôi nhà thì Cẩm nang mua bán mời các bạn cùng tìm hiểu về các loại móng nhà và vai trò của móng nhà, cách chọn loại móng nhà phù hợp.

Móng nhà và vai trò của móng nhà

Móng nhà là gì?
Móng nhà – một trong những yếu tố quan trọng cần được lưu ý khi xây dựng các công trình. Đây là nơi quyết định cho sự bền vững, kiên cố và cũng là nền tảng nâng đỡ cho cả công trình. Móng nhà là kết cấu kỹ thuật nằm dưới ngôi nhà, đảm bảo được sự kiên cố vững chắc cho ngôi nhà và nâng cao tuổi thọ của ngôi nhà. Móng phải được thiết kế, xây dựng để khi thi công công trình không bị sụt lún hoặc đổ vỡ.

Làm móng nhà và 2 cách lựa chọn móng nhà phù hợp
Móng nhà và vai trò của móng nhà

Các loại móng nhà phổ biến

Móng nhà có nhiều loại. Có loại móng sâu và hạ xuống tận lớp sỏi đá. Nhưng có loại lại nông và được đặt trên các bề mặt nền đất. Độ nông sâu của móng nhà tùy thuộc vào tính chất của vùng đất và tải trọng của ngôi nhà. Trong xây dựng nhà ở gia đình thì các loại móng phổ biến được sử dụng là móng băng, móng cọc và móng bè.

  • Móng băng: Là loại móng nông có dạng dải dài, có thể độc lập hoặc liên kết với nhau theo hình chữ thập. Móng băng là lựa chọn làm móng nhà tiết kiệm, thi công đơn giản và khả năng chịu lực khá đồng đều. Đối với những nền đất yếu và bị lún thì phải đầm nén đất đồng thời bố trí các khe lún chạy từ móng lên tới tường chắn mái. Khi thi công móng băng, người thợ thường đào móng quanh khuôn viên ngôi nhà hoặc đào song song với nhau trong khuôn viên đó. Móng được xây trên hố đào trần và sau đó được lấp lại. Chiều sâu để chôn móng khoảng từ 2 đến 3m. Trong một số trường hợp đặc biệt thì chiều sâu có thể lên đến 5m.
Làm móng nhà và 2 cách lựa chọn móng nhà phù hợp
Móng băng
  • Móng cọc: Là hệ kết cấu móng sử dụng cọc và đài cọc (cọc cừ tràm, cọc tre, cọc bê tông cốt thép). Cọc được hạ sâu xuống nền đất. Cùng với đó là sự kết hợp của đài cọc phía trên để tạo thành một hệ khung chống đỡ cho toàn bộ tải trọng công trình. Người thi công có thể đóng và hạ những cọc lớn xuống dưới các tầng đất sâu. Việc đó làm tăng khả năng chịu tải trọng lớn cho móng và giúp truyền tải trọng đó đến tận sỏi đá nằm sâu ở bên dưới lớp đất tốt.
  • Móng bè (móng toàn diện): Đây là loại móng nông. Móng toàn diện thường được thi công ở những khu vực đất yếu và có sức kháng nén thấp dù đất có nước hay không hoặc do chính yêu cầu cấu tạo của công trình đó. Loại móng này được coi là hiệu quả và an toàn trong việc phân bổ trọng lực toàn diện của ngôi nhà. Điều này nhằm giúp ngôi nhà tránh các tình trạng xấu có thể xảy ra như bị sụt lún.

>>> Xem thêm: Xử lý nhà nghiêng và 3 nguyên nhân khiến nhà bị nghiêng

Cách chọn loại móng nhà phù hợp

Việc chọn loại móng nhà phù hợp sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện nền đất (đất yếu, đất cứng, đầm lầy hay đất cát), tải trọng, chiều cao và số tầng của ngôi nhà hoặc phụ thuộc vào địa thế sinh sống (gần đường quốc lộ, sông suối,..).

Cách chọn móng xây nhà cấp 4 có diện tích nhỏ:

  • Với những nền đất tốt thì lựa chọn móng đơn sẽ là giải pháp tối ưu nhất cho chúng ta về mặt chi phí xây dựng và thời gian.
  • Với nền đất yếu có mạch nước ngầm và nước đọng thì làm móng bè sẽ là cách làm móng nhà chắc nhất. Móng bè vừa kiên cố lại vững chắc.
  • Trường hợp địa thế gần sông suối hoặc nền đất quá yếu thì chúng ta nên gia cố thêm nền đất bằng cọc cừ tre hoặc cọc tràm để đảm bảo độ bền vững cho ngôi nhà.
Làm móng nhà và 2 cách lựa chọn móng nhà phù hợp
Cách chọn loại móng nhà phù hợp

Cách chọn móng xây nhà cho nhà nhiều tầng:

  • Những kiến trúc nhà từ 2 tầng trở xuống thì chúng ta sử dụng móng băng cho khu vực có nền đất yếu hoặc đất cứng, có gia cố bằng cọc cừ tràm hoặc cọc tre. Tuy nhiên, việc sử dụng cọc cừ tràm hoặc cọc tre trong môi trường đất có nước thì móng mới bền.
  • Những kiến trúc nhà từ 3 tầng trở xuống. Sử dụng móng bè đối với khu vực có nền đất cứng hoặc đất tương cứng kết hợp với gia cố bằng cọc cừ tràm hoặc cọc tre nếu đất yếu dạng đầm lầy có nước bên dưới. Trong trường hợp nền đất yếu và tính chất địa chất là đất khô thì chúng ta nên sử dụng móng cọc để gia cố cho nền đất.
  • Những kiến trúc nhà từ 4 tầng trở lên. Với những công trình này thì chúng ta nên sử dụng móng cọc vì tải trọng nhà lớn. Loại móng này sẽ giúp truyền tải trọng của ngôi nhà xuống lớp đất bên dưới, để gia tăng sức chịu tải của đất và làm giảm độ lún của móng. Số lượng cọc và tải trọng chiều sâu của cọc sẽ khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Chi phí và thời gian làm móng nhà

Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí làm móng nhà

Đặc điểm địa chất: Đối với những khu vực có nền đất tốt dùng để xây dựng nhà cấp 4 thì chúng ta có thể chọn móng đơn. Đó là cách làm móng nhà tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, nếu ngôi nhà được xây ở khu vực địa chất yếu, thì việc lựa làm móng nhà sẽ tốn nhiều chi phí hơn.

Diện tích công trình xây dựng: Diện tích xây dựng của nền móng có thể bị ảnh hưởng do thiết kế của công trình và tính chất của nền đất. Diện tích móng được tính khoảng từ 30 đến 50% diện tích mặt sàn. Tuy nhiên diện tích xây dựng nền móng có thể bị ảnh hưởng do thiết kế của công trình và tính chất của nền đất.

Làm móng nhà và 2 cách lựa chọn móng nhà phù hợp
Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí làm móng nhà

Quy mô công trình: Nhà càng lớn và càng nhiều tầng thì tải trọng lên nền móng cũng sẽ lớn. Lúc này, chúng ta phải làm một nền móng chắc chắn để đảm bảo sự kiên cố và vững chắc cho ngôi nhà. Khi đó chi phí làm móng nhà càng nhiều.

Đơn giá thi công: Đơn giá thi công được tính dựa trên chi phí nguyên vật liệu sử dụng với chi phí thuê nhân công làm trên từng mét vuông nền móng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian làm móng nhà

Có rất nhiều người thắc mắc về thời gian làm móng nhà. Để ước tính được khoảng thời gian này thì phải dựa yếu tố khác nhau như diện tích căn nhà, tiến độ thi công kè móng và đan sắt thép. Đối với những diện tích nhỏ thì thời gian thi công sẽ ngắn hơn.

Mời bạn xem thêm các tin đăng về mua bán nhà đất tại website Muaban.net:

Quy trình làm móng nhà tiết kiệm

Khảo sát nền đất

Để làm móng nhà được thuận lợi thì người nhận thầu xây dựng sẽ tiến hành công việc khảo sát thực tế nền đất. Người nhận thầu đánh giá về chất lượng đất, đo độ sụt lún. Từ đó đưa ra lựa chọn loại móng phù hợp và chuẩn bị bản vẽ.

Chuẩn bị nhân công, vật liệu, hồ sơ thiết kế phù hợp

Sau khi khảo sát xong nền đất sẽ bắt đầu thực hiện vẽ bản vẽ chi tiết với các thông số liên quan rõ ràng, số lượng nguyên vật liệu được sử dụng và đưa ra bản dự trù kinh phí.
Dựa vào bản vẽ để chuẩn bị vật liệu cần thiết và sắp xếp số lượng nhân công phù hợp để đảm bảo chi phí.

Thi công

Làm móng nhà và 2 cách lựa chọn móng nhà phù hợp
Thi công làm móng nhà


Các bước trong quy trình làm móng nhà

Bước 1: Đầu tiên sẽ bắt đầu với công việc đào hố móng. Sau đó san đều đất và đầm phẳng mặt bằng hố móng.

Bước 2: Dựa vào bản vẽ kỹ thuật, tiến hành kiểm tra độ cao rồi đổ bê tông lót ở hố móng. Người ta còn gọi là đổ lăm le.

Bước 3: Đổ bê tông và cắt đầu cọc. Yêu cầu bê tông chắc chắn, bê tông cốt thép phải thẳng đứng, không đổ ngã hay xiêu vẹo. Đối với đầu cọc thì phải tạo được mặt phẳng, có lát cắt phẳng, không nham nhở hay gồ ghề.

Bước 4: Ghép cốt pha.

Bước 5: Đổ bê tông móng nhà. Việc này đòi hỏi kết quả đạt được là mặt phẳng láng mịn, chắc chắn và không có độ nghiêng.

Bước 6: Bảo dưỡng bê tông móng và tháo cốt pha móng sau khi đã chắc chắn.

Các lưu ý cần nắm khi thi công làm móng nhà

Việc làm móng trước khi làm nhà sẽ quyết định tính ổn định và vững chắc của ngôi nhà. Muốn căn nhà bền vững và kiên cố thì nền móng phải chắc chắn. Sau đây là những lưu ý khi thi công làm móng nhà:

  • Cần chọn loại móng phù hợp với nền đất và kết cấu của ngôi nhà của bạn.
  • Lựa chọn vật liệu làm móng chất lượng và đúng với bản vẽ kỹ thuật của nhà thiết kế.
  • Thường xuyên kiểm tra và giám sát thi công.
Làm móng nhà và 2 cách lựa chọn móng nhà phù hợp
Giám sát thi công xây dựng


Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm về làm móng nhà mà Mua Bán muốn gửi đến bạn. Để có thể cập nhập tin tức về mua bán nhà đất hằng ngày, bạn có thể truy cập ngay Mua bán. Tại đây sẽ có những tin tức về mua bán nhà, cho thuê chung cư,…và những tin đăng thú vị khác. Bạn cũng có thể tận dụng cơ hội này để đầu tư.

Nhiều thị trường như nhà đất Bình Phước, Thái Bình,… đang có nhiều tiềm năng phát triển. Ngay lúc này bạn cần phải nhanh tay đầu tư để mơ rộng cơ hội tăng lợi nhuận sau này.

>>> Xem Thêm:

BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ