Bạn là người mới tìm hiểu về các kỹ năng đàm phán, mong muốn nắm và xoay chuyển tình thế. Hay hơn hết, bạn là người mong muốn có được khả năng thuyết phục thật ấn tượng. Vậy bạn đã biết đến các kỹ năng đàm phán giúp bạn có được những điều mong muốn trong các cuộc thương lượng chưa? Nếu câu trả lời là chưa, hoặc bạn đã có câu trả lời thì hãy cùng Cẩm nang Mua bán tìm hiểu và kiểm chứng trong những thông tin sau đây.
Đàm phán là gì? Kỹ năng đàm phán là gì?
Kỹ năng đàm phán là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong các cuộc đàm phán. Vậy kỹ năng đàm phán là gì?

Tóm Tắt Nội Dung
- Đàm phán là gì?
- Kỹ năng đàm phán là gì?
- Kỹ năng giao tiếp
- Lắng nghe tích cực
- Trí tuệ cảm xúc
- Xác định kỳ vọng đàm phán
- Kiên nhẫn
- Khả năng thích ứng
- Kỹ năng thuyết phục
- Kỹ năng lập kế hoạch
- Chính trực
- Xây dựng mối quan hệ
- Giải quyết vấn đề
- Ra quyết định
- Đàm phán phân tán
- Đàm phán tích hợp
- Xem xét kỹ lưỡng trước cuộc đàm phán
- Biết các ưu tiên của bạn
- Xem xét sự đối lập
- Biết khi nào nên bỏ đi
- Ghi nhớ yếu tố thời gian
Đàm phán là gì?
Đàm phán là một loại hình thảo luận được sử dụng để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp. Đích đến cuối cùng là đạt được thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên.
Đàm phán có thể được coi là một cuộc “cho và nhận” giữa các bên, tạo ra một thỏa thuận. Mỗi bên trong cuộc đàm phán sẽ nhượng bộ vì lợi ích của tất cả mọi người tham gia.
Có rất nhiều tình huống cần phải thương lượng trong công việc, bất kể vai trò của bạn là gì. Bạn có thể là một phần của các cuộc đàm phán với đồng nghiệp, với đại diện công ty hoặc với khách hàng.
Bạn chắc chắn sẽ trải qua các cuộc thương lượng về mức lương, vị trí của bạn, các điều khoản hợp đồng, tiến trình dự án hoặc hơn thế nữa. Để trở thành một người đàm phán thành công, bạn cần có một số các kỹ năng đàm phán thuyết phục.
Kỹ năng đàm phán là gì?
Kỹ năng đàm phán là một kỹ thuật cho phép bạn hoặc các bên đạt được thỏa hiệp. Đây thường là những kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết phục, lập kế hoạch, chiến lược và hợp tác. Hiểu được những kỹ năng này là bước đầu tiên để trở thành một nhà đàm phán chuyên nghiệp.
Lợi ích của việc có kỹ năng đàm phán

Lợi ích và tầm quan trọng của kỹ năng đàm phán hay việc hiểu được nghệ thuật đàm phán đối với nhiều người là vô cùng quan trọng. Bởi:
- Kỹ năng đàm phán là yếu tố giúp bạn tăng khả năng đạt được thỏa thuận trong một cuộc thương lượng.
- Bạn sẽ tự tin và sẵn sàng mọi lúc mọi nơi cho công việc đàm phán dưới bất kỳ hình thức nào.
- Việc trang bị cho mình những kỹ năng đàm phán sẽ tạo cho bạn sự đặc biệt và chuyên nghiệp mà ít người có được.
- Kỹ năng đàm phán hiệu quả mang lại lợi ích rất lớn, để có được lợi ích này bạn hãy rèn luyện 12 kỹ năng đàm phán dưới đây.
12 Kỹ năng đàm phán quan trọng cần có
Các kỹ năng của bạn cần sẽ phụ thuộc vào môi trường, kết quả dự định của bạn và những người hoặc doanh nghiệp có liên quan. Dưới đây là một số kỹ năng đàm phán chính áp dụng cho nhiều tình huống.
Kỹ năng giao tiếp
Các kỹ năng giao tiếp thiết yếu bao gồm diễn đạt ngôn ngữ lời nói và phi ngôn ngữ. Mục đích để thể hiện bản thân một cách thu hút nhất.
Các nhà đàm phán chuyên nghiệp có thể thay đổi phong cách giao tiếp của họ để đáp ứng nhu cầu của người đối diện. Bằng cách hiểu rõ đối tượng đàm phán, bạn có thể tránh được những hiểu lầm trong giao tiếp có thể khiến bạn không đạt được thỏa thuận.

Lắng nghe tích cực
Kỹ năng lắng nghe tích cực cũng rất quan trọng để hiểu ý kiến của người khác trong đàm phán. Không giống như lắng nghe thụ động, đây hành động nghe, hiểu và ghi nhớ lời nói, thông điệp của người đối diện.
Việc lắng nghe chủ động là kỹ năng đàm phán giúp đảm bảo bạn có thể tiếp tục cuộc đàm phán mà không cần giấy bút để ghi nhớ thông tin.
Trí tuệ cảm xúc
Trí tuệ cảm xúc là khả năng kiểm soát cảm xúc của chính mình và nhận biết cảm xúc của người khác. Nhận thức và nắm bắt cảm xúc là kỹ năng đàm phán sẽ giúp bạn giữ bình tĩnh và tập trung vào các vấn đề cốt lõi.
Nếu bạn không hài lòng với cuộc thương lượng hiện tại, hãy bày tỏ mong muốn nghỉ ngơi để bạn và người đối diện có thể quay lại sau với những quan điểm mới.

Xác định kỳ vọng đàm phán
Nếu bạn tin rằng bạn có thể không đồng ý với các điều khoản thỏa thuận, bạn có thể thử điều chỉnh kỳ vọng của mình sao cho hợp lý.
Quản lý kỳ vọng là kỹ năng đàm phán duy trì sự cân bằng giữa việc trở thành một nhà đàm phán vững vàng và một nhà hợp tác.
Kiên nhẫn
Một số cuộc đàm phán có thể mất nhiều thời gian mới đi đến thỏa thuận thành công. Thậm chí các cuộc đàm phán có thể bị kéo dài bởi kết quả là đàm phán lại và phản đối.
Thay vì nản chí đi đến một kết luận nhanh chóng, các nhà đàm phán chuyên nghiệp thường sẽ kiên nhẫn. Điều này giúp họ đánh giá đúng tình huống và đưa ra kết luận tốt nhất cho khách hàng của họ.
Khả năng thích ứng
Khả năng thích ứng là một kỹ năng quan trọng để có một cuộc đàm phán thành công. Mỗi cuộc đàm phán thông thường sẽ đạt được kết quả và nhanh chóng đi vào thực hiện. Tuy nhiên vẫn tồn tại số ít các cuộc đàm phán mà sau đó kết quả sẽ bị thay đổi. Lúc này, kỹ năng thích ứng là vô cùng cần thiết.

Ví dụ về kỹ năng đàm phán thích ứng, trong trường hợp một bên liên quan có thể thay đổi đột ngột các yêu cầu của họ. Mặc dù rất khó để lập kế hoạch cho mọi tình huống có thể xảy ra, nhưng một nhà đàm phán giỏi có thể thích ứng nhanh chóng và xác định một kế hoạch mới khi cần.
Kỹ năng thuyết phục
Kỹ năng thuyết phục đòi hỏi bạn phải có khả năng tác động và thay đổi quan điểm của người khác. Đây là một kỹ năng đàm phán nâng cao. Nó có thể giúp bạn và đối tác đàm phán xác định lý do tại sao giải pháp đề xuất của bạn có lợi cho tất cả các bên và khuyến khích những người khác ủng hộ quan điểm của bạn.
Kỹ năng lập kế hoạch
Đàm phán đòi hỏi phải có kế hoạch để giúp bạn xác định những gì bạn muốn. Bạn nên xem xét đâu là kết quả tốt nhất có thể, đâu là lời đề nghị ít được chấp nhận nhất của bạn. Và xác định bạn sẽ làm gì nếu không đạt được thỏa thuận.
Khả năng chuẩn bị, lập kế hoạch và suy nghĩ trước là rất quan trọng để có một cuộc đàm phán thành công. Kỹ năng lập kế hoạch không chỉ cần thiết cho quá trình đàm phán mà còn để quyết định các điều khoản sẽ được thực hiện như thế nào.
Chính trực
Chính trực và mạnh mẽ là một kỹ năng đàm phán cần thiết và quan trọng. Sự chu đáo, tôn trọng và trung thực giúp cho đối phương tin tưởng vào những gì bạn nói. Là một nhà đàm phán, bạn phải có khả năng tuân thủ các cam kết. Để chứng tỏ mức độ đáng tin cậy, hãy tránh hứa hẹn quá đà.
Xây dựng mối quan hệ
Xây dựng mối quan hệ yêu cầu, bạn phải truyền đạt mục tiêu của mình một cách hiệu quả nhưng cũng phải hiểu mong muốn và nhu cầu của đối phương. Việc xây dựng mối quan hệ cũng giúp loại bỏ căng thẳng, thúc đẩy hợp tác. Từ đó, tăng khả năng đạt được thỏa thuận. Để xây dựng mối quan hệ, thể hiện sự tôn trọng và sử dụng các kỹ năng lắng nghe tích cực là rất quan trọng.

Giải quyết vấn đề
Đàm phán đòi hỏi khả năng nhìn ra vấn đề và tìm ra giải pháp. Nếu một mức giá quá cao, làm thế nào để hạ xuống? Nếu nguồn cung bị thiếu hụt, bạn có thể làm gì để tăng nguồn cung? Khả năng tìm ra các giải pháp độc đáo cho các vấn đề có thể là yếu tố quyết định sự thỏa hiệp. Vì vậy, kỹ năng giải quyết vấn đề đóng vai trò rất quan trọng đối với kết quả đàm phán.
Ra quyết định
Hãy nhớ rằng các quyết định của bạn có thể có ảnh hưởng lâu dài đến bản thân hoặc công ty của bạn. Điều quan trọng là phải suy nghĩ kỹ các lựa chọn của bạn, từ đó quyết đoán đưa ra lựa chọn và đề xuất của mình.
Các hình thức thương lượng
Hầu hết các kết quả đàm phán sẽ thuộc một trong hai loại: “win-win” hoặc “win-lose”. Tức là có thể đi đến thỏa thuận đồng đều, hoặc là đạt được mục đích của một bên và phải tuân theo. Bằng cách hiểu các loại đàm phán khác nhau, bạn có thể xác định các kỹ năng phù hợp nhất cho vai trò của mình và hiểu được những gì cần làm.
Đàm phán gồm 2 hình thức, đó là phân tán và tích hợp.
Đàm phán phân tán
Trong đàm phán phân tán, còn được gọi là “thương lượng phân phối”. Cả hai bên đều cố gắng giành quyền kiểm soát cuộc đàm phán.
Đây được coi là một cuộc thương lượng “có thắng-có thua”. Một bên được lợi còn bên kia không đạt được thỏa thuận mong muốn. Ví dụ, một khách hàng có thể cảm thấy rằng nếu Công ty XWZ không giảm giá cho một dịch vụ, họ sẽ phải trả quá nhiều. Ngược lại, công ty có thể cảm thấy nếu giảm giá, họ sẽ thua lỗ.

Đàm phán tích hợp
Đàm phán tích hợp thường được gọi là “đôi bên cùng có lợi”. Cuộc đàm phán tích hợp xảy ra khi tất cả mọi người đều có lợi từ thỏa thuận. Thường có nhiều hơn một vấn đề cần được thương lượng, do đó sẽ có cơ hội để đánh đổi. Để đạt được thỏa thuận, mỗi bên sẽ nhận được giá trị nhất định.
Cách chuẩn bị chỉn chu cho một cuộc đàm phán
Bằng cách xem xét và ghi nhớ các bước này trước mỗi cuộc đàm phán, bạn có thể chuẩn bị để sử dụng hết khả năng các kỹ năng đàm phán của mình.
>>> Có thể bạn quan tâm: Đàm phán là gì? 5 cách trở thành nhà đàm phán đại tài
Xem xét kỹ lưỡng trước cuộc đàm phán
Trước khi bước vào một cuộc đàm phán, hãy đánh giá tất cả các bên, xác định đối tác của bạn là ai và xem xét mục tiêu của họ. Ví dụ, nếu bạn sắp kết thúc quá trình tuyển dụng, bạn có thể đang chuẩn bị thương lượng mức lương.
Nhà tuyển dụng có khả năng muốn thuê một người có thể hoàn thành các nhiệm vụ công việc được yêu cầu với mức lương cạnh tranh. Bạn có thể muốn cung cấp kinh nghiệm và kiến thức của mình cho một công ty để đổi lại những gì bạn cho là được trả công xứng đáng. Hiểu yếu tố này có thể giúp bạn lập chiến lược và đạt được mong muốn của mình.

Biết các ưu tiên của bạn
Các cuộc đàm phán có bản chất là thỏa thuận, thương lượng và đi đến kết quả cuối cùng vừa ý của cả hai bên. Xác định điều gì bạn ưu tiên đạt được trước tiên sẽ giúp cuộc đàm phán đi đúng hướng.
Do vậy, ban đầu hãy đặt ra các ưu tiên của bạn trước cuộc đàm phán. Nhờ đó bạn có thể biết điều gì có thể đồng ý thỏa thuận hay không đồng ý và nhanh chóng đưa ra quyết định đúng.
Xem xét sự đối lập
Bạn có nghĩ rằng người quản lý của bạn sẽ phản đối việc tăng lương vì doanh số bán hàng giảm sút? Bạn sẽ bị từ chối mức lương khởi điểm cao hơn cho một vị trí vì tỷ lệ yêu cầu của bạn cao hơn mức trung bình?
Viết ra tất cả các ý kiến phản đối có thể xảy ra và sau đó thu thập thông tin bạn có thể sử dụng để lập luận về trường hợp của mình.
Biết khi nào nên bỏ đi
Một trong những phần khó nhất của đàm phán là biết khi nào nên từ bỏ một thỏa thuận. Một khi bạn nhận ra rằng không thể thực hiện thêm bất kỳ thỏa hiệp nào hay một bên hoặc không bên nào sẵn sàng chấp nhận các điều khoản, có lẽ đã đến lúc bạn nên bỏ đi.

Ghi nhớ yếu tố thời gian
Mốc thời gian có thể tác động đáng kể đến vị thế quyền lực của bạn trong quá trình đàm phán. Ví dụ, nếu một hoặc cả hai bên đang gấp rút đi đến một quyết định, thì người này hoặc người kia có thể từ bỏ quá nhiều và hối hận về hành động của mình.
Ví dụ, nếu bạn đang cố gắng nhanh chóng nhận được một công việc mới, bạn có thể nhận một vị trí với mức lương thấp hơn mức bạn xứng đáng, hoặc bạn có thể thỏa hiệp quá nhiều về lợi ích. Trong trường hợp này, bạn có thể thấy không hài lòng với quyết định của mình trong thời gian dài.

Quy tắc tương tự có thể áp dụng trong một khoảng thời gian dài hơn. Nếu một công ty đang cân nhắc hợp tác với một nhà cung cấp nhưng họ chưa cần đến dịch vụ của họ. Nhà cung cấp có thể gặp khó khăn hơn trong việc thuyết phục công ty đáp ứng các điều khoản của họ.
Công ty có thể đẩy mạnh hơn để có mức chiết khấu và giá trị nhiều hơn vì nếu nhà cung cấp không đồng ý, họ vẫn có thời gian để tìm giải pháp khác.
Nắm bắt và áp dụng kỹ năng đàm phán trong kinh doanh có thể giúp bạn phát triển sự nghiệp, đảm bảo mức lương cao hơn và đáp ứng các thương lượng quan trọng khác. Thực hành liên tục là chìa khóa để rèn luyện kỹ năng đàm phán, giúp bạn có thể đạt được mong muốn và mục đích của mình.
Để tìm kiếm việc làm nhanh chóng bạn có thể tham khảo tìm việc làm tại Muaban.net:
Trên đây là những kỹ năng đàm phán thương lượng và cách để bạn có được một cuộc đàm phán thành công mong rằng sẽ hữu ích đối với bạn. Hãy theo dõi Cẩm nang Mua bán để có thêm nhiều thông tin bổ ích mà bạn chưa biết nhé. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo đa dạng các việc làm tại Muaban.net cùng với nhiều lĩnh vực khác.
>>> Xem thêm:
- Kỹ năng làm việc nhóm là gì? Tầm quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả và tối ưu nhất bạn nên biết
- Kỹ năng lập kế hoạch và những lợi ích của việc lập kế hoạch
- Chọn lọc 14 sách kỹ năng giao tiếp ứng xử hay nhất không thể bỏ lỡ
Hải Anh.