Điểm mạnh điểm yếu của bản thân, một câu hỏi tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại khiến không ít người lúng túng trong các cuộc phỏng vấn xin việc. Nếu bạn cũng đang thắc mắc về điểm mạnh điểm yếu của bản thân cũng như chưa biết cách xác định chuẩn nhất thì đừng bỏ qua bài viết mà Muaban.net chia sẻ dưới đây!
1. Điểm mạnh của bản thân là gì?
Điểm mạnh (Strengths) là những điểm tốt, điểm sở trường và là thế mạnh của bạn về mặt kỹ năng, trình độ hoặc kinh nghiệm. Những điểm này sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt đẹp trong mắt người khác đặc biệt là với nhà tuyển dụng.
Điểm mạnh giúp bạn nổi trội hơn so với người khác, là điều được nhớ đến đầu tiên khi ai đó đề cập đến bạn. Thông qua việc trình bày những điểm mạnh của bản thân, nhà tuyển dụng có thể đánh giá xem bạn có phù hợp với vị trí công việc đang ứng tuyển hay không.
Chúng ta có thể tận dụng những điểm mạnh của bản thân để đạt được thành công trong công việc và cuộc sống. Sau đây, hãy cùng khám phá hơn 10 điểm mạnh của bản thân trong các lĩnh vực mà một ứng cử viên nên sở hữu:
- Sự sáng tạo.
- Sự kiên nhẫn.
- Tính thích nghi tốt với môi trường công việc.
- Sự nhiệt tình, hay giúp đỡ người khác trong công việc..
- Giỏi ngoại ngữ (Anh, Hàn, Trung, Nhật,..).
- Kỹ năng giao tiếp tốt (kỹ năng mềm tốt).
- Thành thạo tin học văn phòng.
- Kỹ năng quản lý thời gian và công việc.
- Kỹ năng lập kế hoạch rõ ràng, cụ thể.
- Trách nhiệm cao, tuân thủ nội quy.
- Linh hoạt, nhạy bén, khả năng giải quyết vấn đề tốt.
Xem thêm: Kỹ năng quan sát là gì? Ý nghĩa của nó trong giao tiếp?
2. Điểm yếu của bản thân là gì?
Điểm yếu là những khía cạnh, năng lực của bản thân mà chúng ta gặp khó khăn hoặc không hoàn hảo. Điểm yếu không phải là điều xấu hoặc không thể thay đổi, mà chúng là cơ hội để chúng ta nhận biết, phát triển và cải thiện bản thân. Bằng cách nhìn nhận và làm việc với điểm yếu, chúng ta có thể phát triển kỹ năng mới, xây dựng lòng tự tin và đạt được sự tiến bộ trong cuộc sống cũng như sự nghiệp.
Mỗi người đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Hiểu rõ về điểm yếu của bản thân là một bước quan trọng để cải thiện và phát triển tốt hơn. Dưới đây là ví dụ về 10 điểm yếu của bản thân:
- Khả năng tin vào chính mình và đánh giá bản thân thấp.
- Khó khăn trong việc xử lý và đối phó với áp lực và căng thẳng trong cuộc sống.
- Thiếu sự nhẫn nại và khó chịu khi không thấy kết quả ngay lập tức.
- Quản lý thời gian kém.
- Giao tiếp kém, khó khăn trong việc truyền đạt ý kiến, lắng nghe và tương tác xã hội.
- Thiếu sự quyết đoán, khó khăn trong việc đưa ra quyết định nhanh chóng và tự tin.
- Thiếu kỹ năng giải quyết mâu thuẫn và xử lý mối quan hệ căng thẳng.
- Khó khăn trong việc tổ chức và hoàn thành công việc theo kế hoạch.
- Dễ bị phân tâm và mất tập trung trong quá trình làm việc.
- Khó thích nghi với thay đổi và khả năng thích ứng với tình huống mới.
3. Cách trả lời điểm mạnh điểm yếu của bản thân khi phỏng vấn
3.1. Cách trả lời điểm mạnh gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
Có một sự thật rằng rất khó để nói về những điểm mạnh, những sở trường của bản thân khi đi phỏng vấn xin việc. Câu trả lời vừa phải mang tính thiết thực vừa phải đảm bảo tính trung thực. Các nhà tuyển dụng luôn có phương pháp để xác định câu trả lời của bạn có đúng hay không nên hãy cố gắng trả lời một cách khéo léo và trung thực nhất.
Nhưng làm sao để vừa ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng vừa không để đối phương cảm thấy bạn đang khoe khoang cũng là một vấn đề nan giải phải không nào? Cách giải quyết đơn giản nhất chính là nên lồng ghép khéo léo những điểm mạnh của mình vào trong các yêu cầu công việc cụ thể.
Ví dụ bạn đang ứng tuyển cho vị trí Content Marketing, hãy cho nhà tuyển dụng thấy được sự sáng tạo trong từng con chữ bằng việc đưa ra những bài viết trước đó. Ngoài ra, những kỹ năng phụ trợ như thiết kế hình ảnh, lập kế hoạch từ khóa, kế hoạch đăng bài cũng là một điểm cộng giúp bạn có được niềm tin từ nhà tuyển dụng.
3.2. Cách trả lời điểm yếu của bản thân khi phỏng vấn
Đối với các câu hỏi về yếu điểm bản thân, bạn cần trả lời một cách thông minh và khéo léo, đồng thời giữ được sự trung thực mà không làm mất lòng nhà tuyển dụng. Hơn nữa, bạn cũng cần thể hiện một khía cạnh khác để nhà tuyển dụng có thể xem xét, hãy đề cập đến giải pháp để khắc phục điểm yếu đó một cách nhanh nhất.
Ngoài ra, hãy đưa ra những điểm yếu mà không làm ảnh hưởng đến vị trí đang ứng tuyển. Ví dụ như bạn đang ứng tuyển vị trí nhân viên kinh doanh thì tuyệt đối đừng đề cập đến điểm yếu là “kỹ năng giao tiếp kém” nhé.
Lưu ngay: Kỹ năng tư duy là gì? 5 Bí quyết rèn luyện kỹ năng tư duy
4. Cách xác định điểm mạnh điểm yếu của bản thân chuẩn nhất.
4.1. Tự đặt câu hỏi cho bản thân
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển như hiện nay, việc tìm thấy hàng ngàn bài báo hay tin tức ca ngợi về sự thành công của một ai đó trong mọi lĩnh vực là điều thường thấy.
Nhiều người đã lãng phí phần lớn thời gian trong ngày cho việc sử dụng các thiết bị thông minh và so sánh mình với những nhân vật trong các bài viết. Đôi khi việc chìm đắm trong thế giới ảo đã chiếm dụng quá nhiều thời gian phát triển bản thân của bạn.
Nhưng thay vì chìm đắm trong mớ hỗn độn đó, bạn có thể dành thời gian này để tự vấn bản thân mình nên bắt đầu từ đâu. Bạn hoàn toàn có thể sống một cách tích cực hơn từng ngày khi tìm ra và phát triển những điểm mạnh của bản thân mình.
Bạn có thể tự hỏi rằng:
- Bạn cảm thấy tràn trề tự tin, năng lượng khi làm công việc nào?
- Lĩnh vực nào bạn đã từng tham gia và được mọi người xung quanh khen ngợi và biểu dương?
Thông qua những câu hỏi trên có thể bạn sẽ tìm ra lĩnh vực nào là thế mạnh của mình, đâu là những điểm yếu cần cải thiện. Tự đặt câu hỏi cho bản thân đôi khi giúp bạn hiểu được những gì mình đang ao ước, xác định được mục tiêu và không bị xao nhãng bởi những tác động bên ngoài.
Tham khảo tin đăng việc làm part – time lương cao |
4.2. Nhìn nhận các lời nhận xét
Bạn không thể sống, học tập và làm việc một cách đơn độc mà phải hòa nhập vào một môi trường nào đó. Vì thế khó tránh khỏi những va chạm, những cuộc giao tiếp với những cá thể khác nhau. Thay vì việc tự vấn bản thân mang tính chủ quan thì việc giao tiếp với người ngoài cũng giúp bạn tìm ra những câu trả lời chính xác.
Nếu có thể bạn hãy dành thời gian ngẫm lại những gì người khác nói về mình. Đó có thể là những lời khen ngợi, những câu góp ý nhưng chắc chắn chúng đều sẽ có giá trị giúp bạn hiểu được cách nhìn của người khác về bạn. Đôi khi bạn dễ dàng hài lòng với bản thân trong những tình huống, những công việc bạn tự cho là vừa sức.
Thông qua những lời góp ý từ người khác đôi lúc bạn sẽ tìm thấy được những điểm mạnh điểm yếu của bản thân. Cũng có thể việc chú tâm vào những lời khen sẽ khiến bạn bất ngờ vì đôi khi chính bản thân bạn cũng không nhận ra đó là thế mạnh của mình.
Hiện nay nhiều người đề cao quan điểm sống vì mình mà không quan tâm đến lời người khác. Tuy mang tính tích cực, thể hiện sự lạc quan và động lực nhưng vẫn tồn tại những rủi ro khác như sự vô cảm, phớt lờ lời góp ý chân thành, bảo thủ và nhiều hơn thế nữa.
Có thể bạn chưa biết: CV là gì? Hướng dẫn cách viết CV xin việc chuyên nghiệp
4.3. Đặt bản thân vào các môi trường và hoàn cảnh khác nhau
Việc tìm ra đâu là điểm mạnh điểm yếu của bản thân đôi lúc không hề dễ dàng và nhanh chóng trong ngày một ngày hai. Trên thực tế, nhiều người đã phải trải qua cả quá trình dài đằng đẵng để tìm được cơ hội cho mình. Vì thế, bạn nên để bản thân trải nghiệm nhiều điều, đặt mình vào môi trường đa dạng cũng sẽ giúp bạn tìm ra những điểm mạnh của bản thân.
Trong thời gian trải nghiệm hãy cố gắng quan sát, nhìn nhận các sự việc xảy ra xung quanh. Nếu có những vấn đề xảy ra thường xuyên nhưng mức độ khó ngày càng nâng cao rất có thể đó là sở trường, là thế mạnh của bạn.
4.4. Tham gia bài trắc nghiệm, cuộc khảo sát
Với sự phát triển mạnh mẽ của Internet như hiện nay, việc tìm kiếm những bài trắc nghiệm, những cuộc khảo sát là điều rất dễ dàng. Nếu bạn là người yêu thích các bài test cá nhân về sở thích, tính cách thì xin chúc mừng bạn, đây cũng là một trong những cách tìm ra điểm mạnh điểm yếu của bản thân.
Chỉ cần một vài từ khóa trên Google như “cách xác định điểm mạnh điểm yếu của bản thân”, “bài test tìm kiếm điểm mạnh”, “bài test tìm điểm yếu” sẽ có hàng ngàn, hàng triệu kết quả trong tích tắc. Một số bài trắc nghiệm khám phá điểm mạnh bạn có thể tham khảo như:
- Bài test “Who Am I?” khám phá bản thân.
- Bài test “16 Personalities” giúp bạn xác định mình là người hướng nội hay hướng ngoại.
- Bài test “Sokanu Career Assessment” giúp bạn định hướng công việc.
4.5. Dựa vào động lực hiện tại
Động lực trong cuộc sống, trong công việc có thể là điều mà mỗi người trong chúng ta đang nỗ lực tìm kiếm mỗi ngày. Có đôi lúc bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và chán nản với công việc hiện tại, có thể vì đây không thực sự là thế mạnh của bạn. Dừng lại một vài phút và tự hỏi “Vì sao bạn lại lựa chọn công việc này?”, “Bạn cảm thấy tự tin và hưởng thụ khi làm những việc gì?”.
Khi trả lời được những câu hỏi này, có thể bạn sẽ hiểu rõ bản thân mình hơn đấy. Hãy bắt tay ngay vào công việc bạn yêu thích và không ngừng tôi luyện để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực của mình.
Đừng bỏ lỡ: Quy trình phỏng vấn & chi tiết các bước phỏng vấn bạn nên biết
5. Cách trình bày điểm mạnh điểm yếu của bản thân trong CV
Trước khi đến với vòng phỏng vấn, CV chính là bộ mặt của bạn, thể hiện con người và khả năng của bạn với nhà tuyển dụng. Một CV để gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng cần phải có những điểm nổi bật, sáng tạo hơn so với phần còn lại. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo các yếu tố chuyên môn thể hiện được khả năng làm việc của bạn.
Điểm mạnh trong CV cần phải được trình bày cụ thể, vì từ đó nhà tuyển dụng sẽ biết được bạn là ai và bạn có phù hợp với vị trí công việc hay không. Việc trình bày các điểm mạnh cần có sự hỗ trợ và làm nổi bật lẫn nhau, có như vậy mới tạo được ấn tượng thu hút nhà tuyển dụng.
Khi đã được nhà tuyển dụng để mắt đến thì điểm mạnh trong CV sẽ là mấy chốt khá lớn trong cuộc phỏng vấn tiếp theo. Dù bạn có đang ứng tuyển bất kỳ thị trường việc làm nào khác thì phía doanh nghiệp cũng sẽ rất quan tâm đến điều này.
Tuy nhiên, hãy sử dụng những từ ngữ đơn giản, ngắn gọn, xúc tích để thể hiện được tính trung thực của bạn, tránh những từ quá hoa mỹ gây cảm giác bạn là một người thích ba hoa, thể hiện.
6. Một vài mẫu trả lời điểm mạnh điểm yếu khi phỏng vấn
6.1. Cách trả lời câu hỏi điểm mạnh của bản thân
Những câu hỏi về điểm mạnh của bản thân khi phỏng vấn xin việc luôn làm chúng ta lo lắng. Nhiều người cho rằng nói đến điểm mạnh sẽ dễ dàng hơn so với việc trả lời về điểm yếu của mình khi phỏng vấn.
Tuy vậy, để có thể để lại ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng, những câu trả lời về điểm mạnh nhưng vẫn khiêm tốn là điều không dễ dàng. Dưới đây là một số câu nói về điểm mạnh của bản thân khi phỏng vấn mà bạn có thể tham khảo:
- “Tôi thấy một trong những điểm mạnh của mình đó là trở thành người có trách nhiệm. Tôi luôn sẵn sàng dành thời gian cá nhân để tìm kiếm bất kỳ phương án nào, miễn sao có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cụ thể, khi còn đảm nhận vị trí thiết kế tại công ty A, tôi đã từng gặp phải khách hàng yêu cầu hoàn thiện công việc trong vòng 3 ngày, đây là một thời gian rất ngắn để có thể hoàn thành công việc này. Và thế là tôi và một bạn đồng nghiệp khác trong team đã phải thức đến 4h sáng để có thể hoàn thành sản phẩm, vì tôi nhận thức được rằng dù chỉ chậm trễ một giây nhưng cũng có thể ảnh hưởng lớn tới khách hàng, đối tác của mình”.
- “Tôi khá tự tin vào kỹ năng bán hàng của mình. Vào cuối năm nhất, tôi đã bắt đầu công việc bán hàng này với vị trí cộng tác viên để bán bảo hiểm nhân thọ tại công ty B. Mới đầu việc tư vấn và tiếp cận khách hàng của tôi không được thuận lợi lắm, nhưng sau 3 tháng làm việc, học hỏi kinh nghiệm, tôi đã đem lại công ty khoảng 50 gói bảo hiểm mỗi tháng và được vinh dự trở thành một trong những nhân viên đem lại nhiều doanh thu nhất cho công ty trong lễ tổng kết cuối năm 2018. Tôi rất tự hào và mong muốn sẽ tiếp tục phát huy ưu điểm này của bản thân tại vị trí bán hàng của công ty”.
- “Viết lách không chỉ là sở thích mà còn là thế mạnh lớn nhất của tôi. Khi còn là học sinh cấp 3, tôi vô cùng yêu thích môn văn và cảm thấy khả năng viết văn của mình thường được thầy cô công nhận. Nhờ vậy tôi tự tin hơn và may mắn có cơ hội được cộng tác với báo Hoa học trò vào năm học lớp 11. Khi là sinh viên năm nhất đại học, tôi đã đảm nhận vị trí thực tập content SEO website cho một công ty startup chuyên về cho mua bán xe máy. Tôi cùng với 2 thành viên khác chịu trách nhiệm xây dựng cũng như phát triển website từ năm 2018 cho đến nay. Tôi tin rằng với 4 năm kinh nghiệm cũng như niềm yêu thích công việc làm content, tôi có thể trở thành ứng cử viên sáng giá trong mắt công ty cho vị trí Content Manager này”.
6.2. Cách trả lời câu hỏi điểm yếu của bản thân
Dưới đây là một số mẫu trả lời cho câu hỏi về điểm yếu của bản thân khi phỏng vấn mà ứng viên có thể tham khảo:
- “Điểm yếu của tôi là tính cầu toàn trong công việc, tôi dành khá nhiều thời gian để thực hiện một công việc sao cho thật chỉn chu nên thường chậm hơn so với mọi người, tôi đang cố gắng khắc phục từng ngày để cố gắng hoàn thiện công việc đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng công việc được giao”
- “Khả năng ngoại ngữ của tôi khá hạn chế, tuy nhiên tôi đang dành nhiều thời gian hơn để học, trau dồi, tìm hiểu thêm các kiến thức về tiếng anh mỗi ngày để cải thiện các kỹ năng tiếng anh một cách nhanh chóng nhất”
Ý thức hoàn thiện, tìm kiếm điểm mạnh điểm yếu của bản thân và không ngừng trau dồi sẽ giúp bạn đạt được nhiều thành công trong cuộc sống. Từ đó tìm được những công việc phù hợp với bản thân và tạo dựng nền tảng phát triển cho tương lai. Đừng quên nếu có nhu cầu tìm việc làm trên toàn quốc hãy truy cập ngay Muaban.net nhé. Chúc bạn thành công!
Xem ngay:
- Sở đoản là gì? Những sở đoản thường gặp ở ứng viên
- Top những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn và cách trả lời “chuẩn không cần chỉnh”