Saturday, April 27, 2024
spot_img
HomeViệc làmChairman là gì? Nhiệm vụ và yếu tố cần có để trở...

Chairman là gì? Nhiệm vụ và yếu tố cần có để trở thành một Chairman

Để có cái nhìn tổng quan về một công ty, bạn cần hiểu rõ cơ cấu bộ máy tổ chức. Trong đó, cấp điều hành Chairman là một thuật ngữ khá phổ biến. Họ không chỉ nắm giữ quyền hành trong tay mà còn gây ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển chung của tổ chức. Vậy Chairman là gì? Một Chairman ưu tú, quyền lực cần có tố chất gì? Cùng Mua Bán giải đáp những thắc mắc trên qua bài viết sau nhé!

Chairman là gì? Những điều cần biết về chức danh này
Chairman là gì? Những điều cần biết về chức danh này

1. Chairman là vị trí gì?

Chairman là gì? Đầu tiên nó là một thuật ngữ tiếng anh dùng để chỉ chức vụ chủ tịch hội đồng quản trị của một tổ chức hay tập đoàn nào đó. Họ chính là người sáng lập ra doanh nghiệp hoặc có số vốn đầu tư nhiều nhất. Và tất nhiên các Chairman luôn nắm trong tay quyền hạn cao hơn, là người trực tiếp đưa ra các quyết định về mọi vấn đề lớn của công ty. Chức danh này có thể được thay đổi thành Chairwoman nếu do phụ nữ đảm nhận.

Chairman là gì? Lãnh đạo cấp cao nhất của một tổ chức
Chairman là gì? Lãnh đạo cấp cao nhất của một tổ chức

Theo đó, dựa trên quy định và quy trình tổ chức, chức danh chủ tịch thường được bầu bởi Hội đồng quản trị, phải có sự uy tín, khả năng lãnh đạo cùng kinh nghiệm trong lĩnh vực mà tổ chức đang hoạt động.

2. Nhiệm vụ chính của vị trí Chairman là gì?

Một lãnh đạo cấp cao như Chairman sẽ nắm giữ vai trò quan trọng trong việc điều hành và quản lý các hoạt động của tổ chức, công ty hay tập đoàn. Vậy cụ thể là:

  • Giám sát, lãnh đạo, dẫn dắt, tạo mọi điều kiện tốt nhất để các thành viên Hội đồng quản trị làm việc và hoạt động hiệu quả nhất có thể.
  • Đảm bảo sự minh bạch của các cuộc họp, mọi quyết định cần được đưa ra và thống nhất có cơ sở, điều hành, hỗ trợ các cổ đông thảo luận về các đề xuất đưa ra bao gồm: chiến lược, quản trị rủi ro, báo cáo,…
  • Đưa ra các quyết định và kế hoạch thông qua sự bàn bạc, thống nhất của cổ đông, đảm bảo các quyết định đáp ứng kịp thời và tối ưu.
  • Đánh giá đúng đắn các hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo các mục tiêu, kế hoạch được thực hiện hiệu quả.
  • Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể đại diện cho tổ chức tham dự các sự kiện, cuộc họp cấp cao hay các buổi gặp gỡ quan trọng khác.
  • Đàm phán, giao tiếp hiệu quả với các thành viên hiệp hội, chủ trì các cuộc họp cổ đông.
  • Là người đưa ra chiến lược, tầm nhìn quan trọng trong tương lai và các giải pháp mang tính dự phòng phù hợp.
Chairman là gì? Người đưa ra quyết định, kế hoạch thông qua sự thống nhất với các cổ đông
Chairman là gì? Người đưa ra quyết định, kế hoạch thông qua sự thống nhất với các cổ đông

Và trên thực tế, tùy vào loại hình kinh doanh, quy mô hoạt động của tổ chức mà Chairman có thể phải giải quyết nhiều hơn các vấn đề trên. Với vai trò hết sức quan trọng là người dẫn dắt của cả một tổ chức, tập đoàn. Do đó, sự thành bại của doanh nghiệp, Chairman phải là người chịu trách nhiệm cao nhất.

Có thể bạn quan tâm: Entrepreneur là gì? Tìm hiểu 4 kỹ năng vàng giúp một Entrepreneur thành công

3. Sự khác biệt giữa CEO, President và Chairman là gì?

Trong một doanh nghiệp, CEO, President và Chairman – họ đều là những lãnh đạo cấp cao. Vậy thực tế có vùng giao thoa nào giữa CEO, President và Chairman hay không? Liệu một trong 3 vị trí này có thay thế được cho nhau và ngược lại.

So sánh Chairman CEO President 
Cấp bậc Là chủ tịch của một hội đồng quản trị, nơi mà các thành viên ngang hàng nhau về quyền hạn và chức năng. Giám đốc điều hành trong cơ cấu hoạt động của một công ty.

– Là người đứng đầu một tổ chức nào đó mang tính phân cấp.

– Một số trường hợp President có thể là người đứng đầu bộ phận (VD: President of Marketing, President of Sales,…).

Vai trò Trực tiếp quản lý các thành viên hội đồng quản trị. Quản lý trực tiếp các giám đốc cấp cao trong công ty. Quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của bộ phận hoặc tổ chức.
Hoạt động

– Lãnh đạo các hoạt động từ bên ngoài của công ty, tập đoàn, tổ chức trực tiếp đưa ra các quyết định, chiến lược cấp cao.

– Với các hoạt động hằng ngày Chairman thường không có mặt.

– Điều hành lãnh đạo các hoạt động, cơ cấu  từ bên trong công ty.

– CEO thường tích hợp vào các chức năng hàng ngày của công ty.

Quản lý hoạt động kinh doanh cùng các mối quan hệ nội bộ bên trong tổ chức.
Ủy quyền Ủy quyền cho các hội viên ban Hội đồng quản trị. Ủy quyền cho giám đốc chức năng hiện hành. Ủy quyền cho phó bộ phận.
Kết luận
  • Cả Chairman và CEO đều là hai vị trí nòng cốt của một tổ chức, cùng chung một mục tiêu là tạo ra giá trị cho các cổ đông. Họ đều giữ vai trò quyết định trong việc đưa ra các chiến lược, chính sách cho công ty.
  • Còn Chairman và President khi dịch sang tiếng Việt đều mang nghĩa là “Chủ tịch”. Tuy nhiên, 2 vị trí này lại đảm nhận nhiều chức năng khác nhau.

Có thể bạn quan tâm: COO là gì? 3 lý do CEO rất cần COO để vận hành doanh nghiệp

4. Những yếu tố cần có của một Chairman

Vốn dĩ Chairman là một vị trí đảm nhận nhiều trọng trách lớn. Vì thế mà học cần có những tố chất và kỹ năng đặc biệt. Bên cạnh nền tảng về kinh nghiệm, kiến thức, một Chairman ưu tú cần hội đủ những yếu tố quan trọng dưới đây:

4.1 Hiểu rõ về tổ chức

Điều tiên quyết đầu tiên là Chủ tịch HĐQT cần hiểu biết sâu rộng về tổ chức của mình, từ văn hóa, tổ chức nhân sự đến quy trình vận hành sản phẩm, dịch vụ, từ đó mới có thể kiểm soát và lãnh đạo thành công tổ chức đó. 

4.2 Có khả năng chủ trì các cuộc họp

Trong các cuộc họp lớn, quyết định đưa ra từ Chủ tịch Hội đồng quản trị ảnh hưởng không ít đến sự thành bại của tổ chức. Vậy nên, việc chủ trì, dẫn dắt, trình bày ý tưởng thuyết phục, rõ ràng là kỹ năng hết sức cần thiết với một Chairman.

Chairman là gì? Người điều hành, chủ trì các cuộc họp lớn
Chairman là gì? Người điều hành, chủ trì các cuộc họp lớn

Họ cần phải tập trung vào chủ đề chính của cuộc họp để tạo sự đồng thuận giữa các thành viên và kiểm soát diễn biến cuộc họp một cách tốt đẹp.

4.3 Có sức ảnh hưởng đến những người khác

Sức ảnh hưởng của Chairman chính là làm sao để gây dựng sự tin cậy và tôn trọng trong tổ chức mình đang lãnh đạo. Việc này đòi hỏi Chairman phải biết cách lắng nghe, thấu hiểu và hỗ trợ hết mình để các thành viên trong Hội đồng quản trị, Ban giám đốc phát huy hết khả năng của mình vì sự phát triển của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, việc giải quyết các mâu thuẫn, xử lý những vấn đề phức tạp là việc mà Chairman cần làm để tạo ra sự đồng thuận với các cổ đông và Ban giám đốc. 

4.4 Có khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân

Có thể nói vị trí của Chairman cực kỳ áp lực và thử thách. Bất cứ vấn đề gì xảy ra liên quan đến Hội đồng quản trị, Ban giám đốc và toàn bộ doanh nghiệp họ đều là người chịu trách nhiệm cuối cùng. Do đó, việc kiểm soát cảm xúc bình tĩnh chính là cách để đảm bảo sự chuyên nghiệp và ổn định của tổ chức.

Một Chairman cần biết cách kiểm soát cảm xúc bản thân
Một Chairman cần biết cách kiểm soát cảm xúc bản thân

Bên cạnh đó, cá tính mạnh mẽ sẽ là yếu tố giúp họ tránh được các hành động theo cảm tính, vô lý ảnh hưởng xấu đến bộ mặt doanh nghiệp, từ đó dễ dàng điều phối tổ chức.

4.5 Kỹ năng giao tiếp tốt

Kỹ năng giao tiếpđàm phán tốt rất quan trọng đối với vị trí Chairman, bởi họ thường xuyên phải liên lạc, trao đổi với nhiều bên khác nhau như các cổ đông, Ban giám đốc, khách hàng, đối tác,… 

Kỹ năng giao tiếp chính là một trong những yếu tố để Chairman lãnh đạo thành công
Kỹ năng giao tiếp chính là một trong những yếu tố để Chairman lãnh đạo thành công

Do đó, giao tiếp hiệu quả sẽ là chìa khóa giúp họ phản biện nhanh chóng với các thách thức, thay đổi trong môi trường kinh doanh chuyên nghiệp. Có được kỹ năng này Chairman cũng dễ dàng thuyết phục, đàm phán với khách hàng, đối tác về những hướng đi của tổ chức, tạo sự đồng thuận ở những quy trình tiếp theo.

4.6 Có tầm nhìn chiến lược

Thời buổi công nghệ 4.0, nhu cầu khách hàng ngày càng thay đổi và cạnh tranh khốc liệt. Với vai trò là lãnh đạo cấp cao, Chairman cần có tầm nhìn để dự đoán những xu hướng trong tương lai và phát triển chiến lược phù hợp để đáp ứng tốt với thị trường

Chairman là gì? Người cần có tầm nhìn sâu rộng
Chairman là gì? Người cần có tầm nhìn sâu rộng

Những tầm nhìn này chính là quyết định quan trọng đến sự phát triển của cả doanh nghiệp. Chairman cũng chính là người đánh giá khách quan các lợi ích và rủi ro từ quyết định của mình, đảm bảo sự phù hợp với tầm nhìn tổ chức với mục tiêu dài hạn.

Có thể bạn quan tâm: Co-founder là gì? Sự khác biệt giữa Founder và Co-founder

5. Khi nào CEO có thể thay thế cho Chairman?

Tùy thuộc vào loại hình và quy mô doanh nghiệp mà ta có thể bắt gặp giám đốc điều hành và chủ tịch làm việc cùng nhau. Tức là với những tập đoàn lớn, Chairman sẽ chuyên trách tìm ra nước đi phù hợp cho doanh nghiệp. 

Còn trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, CEO thường kiêm luôn cả vai trò của Chủ tịch. Họ vừa đề ra hướng đi cho con thuyền doanh nghiệp, vừa giám sát hiệu quả, chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ giống như chức năng của một Chairman.

Chairman là gì? Có thể thay thế được cho CEO
Chairman là gì? Có thể thay thế được cho CEO

Theo đó, một CEO khi muốn trở thành lãnh đạo cấp cao như Chairman, ít nhất cần phải hội tụ 3 yếu tố sau:

  • Tài năng: Đầu tiên lãnh đạo là tài năng mà CEO cần có để quản lý công ty một cách hiệu quả. Tài năng này không chỉ dừng lại ở kiến thức chuyên môn về hoạt động kinh doanh mà còn bao gồm hàng loạt các kỹ năng khác như: lãnh đạo, quản lý, đàm phán, xử lý xung đột và truyền cảm hứng cho các thành viên hội đồng cùng đội ngũ nhân viên.
  • Biết xây dựng, gắn kết quan hệ với các cổ đông: CEO cần phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các cổ đông để đảm bảo sự ủng hộ và tin tưởng từ phía họ. Để làm được điều này đòi hỏi CEO phải lắng nghe ý kiến, hiểu rõ về mong muốn và mục tiêu của các cổ đông và thông báo cho họ về các chiến lược, kế hoạch mới của công ty. 
  • Xây dựng đội ngũ nhân sự và phát triển nhân tài: CEO cần phải biết cách xây dựng đội ngũ nhân sự tốt nhất, điều này nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của công ty. Nó đòi hỏi bạn phải có khả năng tuyển dụng và giữ chân các nhân tài ở lại.

Khi CEO “hóa rồng” thành Chairman, họ sẽ bớt đi gánh nặng, áp lực của một người làm thuê, mà luôn giữ vững tâm thế người làm chủ. 

6. Chairman và các câu hỏi thường gặp

Khi đã nắm rõ được vai trò, nhiệm vụ và tố chất cần có của một Chairman. Vậy bạn đã có được câu lời giải đáp cho những câu hỏi dưới đây chưa?

6.1 Ai là người trả lương cho Chairman?

Chairman là chức danh được bầu làm đại diện cho các cổ đông công ty. Do đó, Chairman – Chủ tịch hội đồng quản trị sẽ nhận lương bởi công ty đó thông qua Ban hội đồng. Dựa theo thỏa thuận hợp đồng lao động và quy định, lương của Chairman có thể xác định bằng nhiều cách thức, bao gồm: lương cố định, thưởng hoặc chi trả theo dự án.

Chairman là gì? Lương của vị trí này sẽ được nhận thông qua Ban hội đồng quản trị
Chairman là gì? Lương của vị trí này sẽ được nhận thông qua Ban hội đồng quản trị

6.2 Giữa CEO và Chairman, ai có quyền lực hơn?

Xét về lý thuyết, quyền hạn của Chairman là cao nhất. CEO là cấp lãnh đạo chính của công ty, có nhiệm vụ báo cáo với hội đồng quản trị do Chairman điều hành. Ngoài ra, CEO còn chịu trách nhiệm đảm nhận các chiến lược đã được hội đồng quản trị phê duyệt. 

Bên cạnh đó, Chairman cùng các thành viên trong hội đồng quản trị sẽ dựa trên thành tích của giám đốc điều hành để đề cử vào hội đồng. 

6.3 Cách Hội đồng quản trị được tạo lập nên?

Vốn điều lệ của một công ty cổ phần được chia  thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần. Những tổ chức hay cá nhân mua lại những cổ phần này sẽ trở thành cổ đông công ty. Tất cả các hội đồng cổ đông này sẽ bầu ra ban hội đồng quản trị, bao gồm 03 đến 11 thành viên. Mỗi thành viên trong hội đồng quản trị có nhiệm kỳ không quá 5 năm và có thể bầu lại với số nhiệm kỳ không thời hạn.

Chairman là gì? Một trong những thành viên của Hội đồng quản trị
Chairman là gì? Một trong những thành viên của Hội đồng quản trị

Trên đây là tổng hợp những thông tin cơ bản về chủ đề Chairman là gì cũng như giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vai trò của Chairman, CEO và President trong doanh nghiệp. Hy vọng bài viết sẽ thực sự hữu ích cho con đường phát triển sự nghiệp của bạn trong tương lai. Nếu cần thêm thông tin hoặc đang hướng tới một chức vụ, vai trò khác thì có thể thử tham khảo bài viết “Sự khác biệt giữa Owner với CEO và Founder” của Muaban.net nhé. Chúc bạn thành công!

Xem thêm:

BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ