Saturday, November 23, 2024
spot_img
HomeViệc làmCCO là gì? Vị trí quyền năng nhưng cũng nhiều thách thức

CCO là gì? Vị trí quyền năng nhưng cũng nhiều thách thức

CCO là gì? Được hiểu như một vị trí nòng cốt trong việc phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường của doanh nghiệp. Đây là vị trí mà bất cứ một nhân viên kinh doanh nào cũng luôn ao ước hướng về. Với bài viết sau đây, hãy cùng Mua Bán tìm hiểu tất cả những thông tin cần biết về CCO nhằm hiểu thêm về chức vụ vô cùng hấp dẫn nhưng chứa đầy thử thách này. 

CCO là gì? Vị trí quyền năng nhưng cũng nhiều thách thức
CCO là gì? Vị trí quyền năng nhưng cũng nhiều thách thức

I. CCO là gì?

CCO là cách viết tắt của cụm danh từ Chief Customer Officer, nghĩa là giám đốc kinh doanh. Trong một doanh nghiệp, chức danh giám đốc kinh doanh có vai trò và vị trí vô cùng quan trọng, được xem như cánh tay phải của giám đốc điều hành (CEO).

CCO là gì - CCO đảm nhận trọng trách điều phối và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến việc kinh doanh của công ty
CCO là gì – CCO đảm nhận trọng trách điều phối và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến việc kinh doanh của công ty

CCO đảm nhận trọng trách điều phối và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến việc kinh doanh của công ty, bao gồm: Vận hành nhân sự thuộc bộ phận kinh doanh, quản lý tình trạng tiêu thụ sản phẩm, đề ra chiến lược kinh doanh, tìm kiếm và trực tiếp liên hệ, làm việc với khách hàng, đối tác,… 

Xem thêm:  CTO là gì? Vai trò, nhiệm vụ và kỹ năng quan trọng cần có

II. Vai trò của giám đốc kinh doanh

CCO chính là người điều hướng, trực tiếp quản lý và vận hành mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì thế, vai trò của họ đối với sự phát triển của một công ty là vô cùng quan trọng. Để hiểu hơn vai trò cụ thể của CCO là gì, hãy cùng tham khảo phần nội dung bên dưới:  

CCO có vai trò đánh giá, nhận định những thiếu sót của công ty và hoàn thiện hành trình trải nghiệm khách hàng
CCO có vai trò đánh giá, nhận định những thiếu sót của công ty và hoàn thiện hành trình trải nghiệm khách hàng

Xem thêm: Kinh doanh là gì? Các hình thức kinh doanh hiện nay

1. Cụ thể hóa tầm nhìn doanh nghiệp và tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng 

Hướng đến việc nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường nhằm đẩy mạnh tiêu thụ, thúc đẩy doanh số. CCO có vai trò đánh giá, nhận định những thiếu sót của công ty và hoàn thiện hành trình trải nghiệm khách hàng lý tưởng đối với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Cụ thể hóa tầm nhìn doanh nghiệp và tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng
Cụ thể hóa tầm nhìn doanh nghiệp và tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng

Để làm được điều này, CCO không chỉ cần phải nắm bắt được những kiến thức chuyên môn về kinh tế mà còn phải am hiểu cách xây dựng thương hiệu, đọc vị insights – mong muốn ẩn sâu trong lòng khách hàng.

2. Thúc đẩy tăng trưởng doanh số công ty ở cấp độ tổ chức 

Mỗi một thành viên trong ban lãnh đạo doanh nghiệp đều thực hiện những trọng trách khác nhau và có vai trò quan trọng như nhau đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Đó là lý do chúng ta có giám đốc nhân sự, giám đốc marketing, giám đốc điều hành doanh nghiệp,… 

Thúc đẩy tăng trưởng doanh số công ty ở cấp độ tổ chức 
Thúc đẩy tăng trưởng doanh số công ty ở cấp độ tổ chức

Đối với mỗi chức danh cụ thể thì mỗi vị giám đốc đều sẽ có một chuyên môn riêng và tập trung vào đó để phát triển doanh nghiệp. Ở giám đốc kinh doanh, họ tập trung vào việc tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng, xây dựng những chiến lược kinh doanh và thúc đẩy sự tăng trưởng doanh số.

3. Kết nối đội ngũ cấp cao của công ty và cùng hướng đến mục tiêu nâng cao trải nghiệm khách hàng

Tuy có chuyên môn công việc khác nhau nhưng CCO không làm việc độc lập mà cũng cần phối hợp, kết nối với các giám đốc khác thuộc đội ngũ cấp cao của công ty để xây dựng các chiến lược phát triển ở cấp độ tổ chức. Đồng thời CCO cũng là người đề xuất trước hội đồng quản trị công ty để giành được quyền lợi tăng trưởng, thúc đẩy trải nghiệm khách hàng.

Kết nối đội ngũ cấp cao của công ty và cùng hướng đến mục tiêu nâng cao trải nghiệm khách hàng
Kết nối đội ngũ cấp cao của công ty và cùng hướng đến mục tiêu nâng cao trải nghiệm khách hàng

Xem thêm: Sales Director là gì? 7 điều chi tiết về vị trí Sales Director

III. Mô tả công việc của giám đốc kinh doanh

Với vai trò cực kỳ quan trọng trong tổ chức doanh nghiệp, vậy những công việc thường ngày mà CCO thường làm là gì? Cùng Mua Bán tìm hiểu ngay sau đây:

1. Tổ chức quản lý số liệu về kinh doanh và khách hàng

CCO có nhiệm vụ nắm bắt và bao quát toàn bộ những số liệu kinh doanh, số liệu về khách hàng của công ty. Thông qua đó nhận định tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và đưa ra hướng cải thiện phù hợp. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng vì việc nắm bắt, thống kê các bảng số liệu là tiền đề để CCO có thể thực hiện được những điều sau đây:

Tổ chức quản lý số liệu về kinh doanh và khách hàng
Tổ chức quản lý số liệu về kinh doanh và khách hàng
  • Xây dựng, đề xuất chiến lược kinh doanh mới cho doanh nghiệp.
  • Điều hướng các hoạt động kinh doanh, thúc đẩy tiêu thụ, tăng cường chuyển đổi.
  • Làm việc trực tiếp với các đối tác lớn và ký kết hợp đồng.

2. Duy trì và phát triển mối quan hệ với đối tác

Để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất, một doanh nghiệp không thể tự thân cạnh tranh với thị trường rộng lớn bên ngoài mà cần phải có sự liên kết cùng các đối tác. Để hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng quy mô, thúc đẩy doanh số bán hàng, CCO cần phải tìm kiếm những đối tác phù hợp, tiến hành làm việc, thương thảo, duy trì các mối quan hệ bền vững nhằm đạt được những lợi ích lớn cho doanh nghiệp.

Duy trì và phát triển mối quan hệ với đối tác
Duy trì và phát triển mối quan hệ với đối tác

3. Tiến hành xây dựng các chiến lược kinh doanh

Nhiệm vụ chính của CCO là đưa ra tầm nhìn, chiến lược kinh doanh cụ thể dựa trên những phân tích về số liệu và sự nhìn nhận xu hướng của thị trường. Tuy là mọi chiến lược kinh doanh đều cần thông qua hội đồng quản trị nhưng CCO vẫn là người giữ vai trò chủ chốt đối với quyết định này.

Tiến hành xây dựng các chiến lược kinh doanh
Tiến hành xây dựng các chiến lược kinh doanh

4. Thực hiện đào tạo và điều phối nguồn nhân lực

Nhân viên kinh doanh là những người làm việc trực tiếp dưới quyền CCO và cũng là người hỗ trợ CCO trong việc thực hiện mọi chiến lược. Do đó, CCO cũng cần dành thời gian cho việc điều phối, đào tạo nhân sự kinh doanh, giúp họ được bồi dưỡng, phát triển thêm về kiến thức và kỹ năng cần thiết.

Thực hiện đào tạo và điều phối nguồn nhân lực
Thực hiện đào tạo và điều phối nguồn nhân lực

Xem thêm: CSO là gì? Tầm quan trọng và cách để trở thành CSO

IV. Những kỹ năng quan trọng để trở thành CCO chuyên nghiệp

Để trở thành một giám đốc kinh doanh chuyên nghiệp, bạn cần rèn luyện một số kỹ năng quan trọng sau:

  • Kỹ năng lãnh đạo: Một giám đốc kinh doanh cần có khả năng lãnh đạo, dẫn dắt đội ngũ của mình đạt được mục tiêu chung. Kỹ năng lãnh đạo bao gồm khả năng truyền cảm hứng, tạo động lực, định hướng, phân công công việc và đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên.
  • Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp là kỹ năng quan trọng đối với bất kỳ vị trí công việc nào, đặc biệt là đối với giám đốc kinh doanh. Kỹ năng giao tiếp tốt giúp bạn có thể truyền đạt thông tin hiệu quả với khách hàng, đối tác, nhân viên và các cấp lãnh đạo
  • Kỹ năng tổ chức: Kỹ năng tổ chức giúp bạn quản lý thời gian và công việc hiệu quả. Một giám đốc kinh doanh cần có khả năng lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực và giám sát tiến độ công việc.
 
Những kỹ năng quan trọng để trở thành CCO chuyên nghiệp
Những kỹ năng quan trọng để trở thành CCO chuyên nghiệp
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Kỹ năng giải quyết vấn đề là cần thiết để xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình kinh doanh. Một giám đốc kinh doanh cần có khả năng phân tích vấn đề, tìm ra nguyên nhân và đưa ra giải pháp phù hợp.
  • Kỹ năng quản lý thời gian: Kỹ năng quản lý thời gian giúp bạn hoàn thành công việc đúng thời hạn và đạt hiệu quả cao. Một giám đốc kinh doanh cần có khả năng sắp xếp công việc khoa học, ưu tiên công việc quan trọng và biết cách nói không với những yêu cầu không cần thiết.
  • Kỹ năng kiểm soát cảm xúc: Kỹ năng kiểm soát cảm xúc giúp bạn giữ bình tĩnh trong mọi tình huống, kể cả khi gặp những vấn đề khó khăn. Một giám đốc kinh doanh cần có khả năng kiểm soát cảm xúc của mình để đưa ra những quyết định sáng suốt.

Xem thêm: Tư duy kinh doanh là gì? 7 tư duy cần có để kinh doanh thành công

V. Mức thu nhập của giám đốc kinh doanh

Giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty, thúc đẩy doanh nghiệp vươn tầm phát triển. Vậy nên chắc chắn một điều là mức lương của một CCO cũng xứng đáng với khả năng và sự cống hiến của họ.

Mức thu nhập của giám đốc kinh doanh
Mức thu nhập của giám đốc kinh doanh

Hiện nay, tại Việt Nam, mức lương cơ bản cho vị trí CCO sẽ dao động từ 35 đến hơn 100 triệu đồng/ tháng, tùy theo năng lực của CCO cũng như quy mô của từng doanh nghiệp. Ngoài ra, CCO còn có thể được nhận thêm tiền thưởng nếu làm việc hiệu quả giúp công ty đạt doanh số cao. 

Xem thêm: Mức lương và mô tả công việc Giám đốc Tài chính chi tiết nhất

VI. Lộ trình thăng tiến để trở thành giám đốc kinh doanh

Lộ trình thăng tiến để trở thành giám đốc kinh doanh thường bao gồm các vị trí sau:

  • Nhân viên kinh doanh: Đây là vị trí khởi đầu cho những người muốn theo đuổi sự nghiệp kinh doanh. Bạn sẽ đảm nhận nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tư vấn và chốt sale sản phẩm/dịch vụ của công ty.
  • Giám sát kinh doanh: Sau khi có kinh nghiệm làm việc từ 1-2 năm, bạn có thể được thăng chức lên vị trí giám sát kinh doanh. Với công việc là chịu trách nhiệm quản lý một nhóm nhân viên kinh doanh và đảm bảo hoàn thành các mục tiêu kinh doanh của nhóm.
  • Giám đốc kinh doanh khu vực: Sau khi có kinh nghiệm làm việc từ 3-5 năm, bạn sẽ được thăng chức lên vị trí giám đốc kinh doanh khu vực. Nghĩa là bạn sẽ chịu trách nhiệm quản lý hoạt động kinh doanh của một khu vực hoặc một thị trường cụ thể.
  • Giám đốc kinh doanh toàn quốc: Đây là vị trí cao nhất trong bộ phận kinh doanh. Tại vị trí này, bạn sẽ chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của cả công ty.
Lộ trình thăng tiến để trở thành giám đốc kinh doanh
Lộ trình thăng tiến để trở thành giám đốc kinh doanh

Bên cạnh đó bạn cần lưu ý rằng, để có thể nhanh chóng thăng chức lên những vị trí cao hơn, bạn cần phải cố gắng học hỏi thật nhiều kiến thức chuyên môn, trau dồi kinh nghiệm và tích lũy càng nhiều thành tích càng tốt.

Xem thêm: Muốn trở thành giám đốc sáng tạo đừng bỏ qua 6 điều này!

Tham khảo một số tin đăng tuyển dụng việc làm kinh doanh mới nhất tại Muaban.net:

CTy TNHH Dịch Vụ Nhà Đất Nguyễn Kim cần tuyển 2 nhân viên chuyên đođạc
0
Cty CP Vĩnh Phú Q.6, TPHCM tuyển gấp: Giám sát KD, Nhân viên KD
1
  • Hôm nay
  • Quận 6, TP.HCM
Tuyển nhân viên kinh doanh, từ 20 tuổi trở lên
1
  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM
Nhân viên kinh doanh ngành thi công bảng hiệu, quảng cáo
4
  • Hôm nay
  • Huyện Hóc Môn, TP.HCM
TẾT LO GÌ THIẾU TIỀN - THU NHẬP 36TR/TH - KYCKN - GIA NHẬP NHÀ PHỐ
1
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận 9, TP.HCM
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN MTLAND
4
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận 2, TP.HCM
TUYỂN 20 NVKD - THU NHẬP ĐỘT PHÁ - TỰ DO TIME - LÀM VIỆC TẠI THỦ ĐỨC
3
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận Thủ Đức, TP.HCM
TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN NỮ BÁN SHOP QUẦN ÁO
0
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
CƠ HỘI VÀNG CHO NGƯỜI MỚI - CTV NHÀ PHỐ - THU NHẬP ĐẾN 40TR/TH
2
cần tuyển 3 ban NV KD Làm việc tại Gò Vâp
0
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
02 Nam nhân viên kinh doanh Quận 12
0
02 Nam nhân viên kinh doanh Quận 12 6,5 - 15 triệu/tháng
  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM
Nhân Viên Kinh Doanh
0
Nhân Viên Kinh Doanh 8 - 12 triệu/tháng
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận Thủ Đức, TP.HCM
tuyển 1 quản lý đơn hàng Bình Chánh
0
  • Hôm nay
  • Huyện Bình Chánh, TP.HCM
TUYỂN NVKD - KHÔNG YCKN - LINH HOẠT THỜI GIAN - ĐÀO TẠO MIỄN PHÍ
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
JOB NHÂN VIÊN BÁN HÀNG KHU VỰC TPHCM
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
tuyển Nhân viên Telesale - Tân Phú
0
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
Tuyển Dụng Nhân Viên Văn Phòng
0
  • Hôm nay
  • Quận 10, TP.HCM
TUYỂN 2 NHÂN VIÊN KINH DOANH ONLINE
0
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận Thủ Đức, TP.HCM
Tuyển Dụng Nhân Viên Kinh Doanh
0
  • Hôm nay
  • Quận 1, TP.HCM

VII. Phân biệt CCO với CEO, CFO, CMO, CPO, CHRO

Các khái niệm về CCO, CEO, CFO, CMO, CPO, CHRO thường rất dễ nhầm lẫn vì chúng có ký hiệu tương tự nhau. Vì thế, sau đây Mua Bán sẽ giải thích các khái niệm này một cách dễ hiểu nhất để giúp các bạn dễ dàng nhận biết chúng.

  • CCO (Chief Commercial Officer) – Giám đốc kinh doanh: Chịu trách nhiệm lãnh đạo và quản lý các hoạt động kinh doanh của công ty, bao gồm việc phát triển và triển khai các chiến lược kinh doanh, marketing, bán hàng, dịch vụ khách hàng,…
  • CEO (Chief Executive Officer) – Giám đốc điều hành: Là người đứng đầu cao nhất của một công ty, chịu trách nhiệm điều hành và quản lý tất cả các hoạt động của công ty.
  • CFO (Chief Financial Officer) – Giám đốc tài chính: Chịu trách nhiệm quản lý tài chính của doanh nghiệp, bao gồm việc lập kế hoạch tài chính, quản lý dòng tiền, kiểm soát chi phí,…
Phân biệt CCO với CEO, CFO, CMO, CPO, CHRO
Phân biệt CCO với CEO, CFO, CMO, CPO, CHRO
  • CMO (Chief Marketing Officer) – Giám đốc Marketing: Thực hiện nhiệm vụ phát triển và triển khai các chiến lược tiếp thị, quảng bá sản phẩm/dịch vụ của công ty.
  • CPO (Chief Product Officer) – Giám đốc sản phẩm: Đảm nhận công việc phát triển và triển khai các sản phẩm/dịch vụ mới của công ty.
  • CHRO (Chief Human Resources Officer) – Giám đốc nhân sự: Là người quản lý nguồn nhân lực của công ty, bao gồm việc tuyển dụng, đào tạo, phát triển, đánh giá nhân viên,…

Như vậy, với tất cả các thông tin trên, bạn chắc hẳn đã hiểu CCO là gì, cũng như tất cả những tiềm năng và thách thức ở vị trí này. Nếu bạn cũng là người đang theo đuổi vị trí CCO và quan tâm tìm việc làm thuộc lĩnh vực kinh doanh, đừng bỏ qua những tin đăng mới nhất, được cập nhật liên tục tại chuyên mục tìm kiếm việc làm của Muaban.net nhé!

CCO có thể đi lên từ các vị trí quản lý, xem ngay các công việc này tại Mua Bán:

💥 TUYỂN QUẢN LÝ KHO HÀNG TẠI BÌNH TÂN 💥
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
📯 CẦN TUYỂN QUẢN LÝ KHO VẬN 📯
1
  • Hôm nay
  • Quận 11, TP.HCM
TUYỂN DỤNG QUẢN LÝ NHÂN SỰ - ĐỘC LẠ VÀ ĐẦY THÁCH THỨC
0
  • Hôm nay
  • Quận Phú Nhuận, TP.HCM
Tuyển trợ lý kinh doanh bán hàng
0
  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM
[SATRAFOOD] Tuyển 3 quản lý cửa hàng dịp TẾT tại huyện Bình Chánh
4
  • Hôm nay
  • Huyện Bình Chánh, TP.HCM
Tuyển quản lý quán cà phê - karaoke box
0
  • Hôm nay
  • Quận 7, TP.HCM
CÔNG TY !!!CẦN TUYỂN 1 THỦ KHO CHO SIÊU THỊ
1
  • 15/11/2024
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
Nhà Hàng Cơm Niêu cần tuyển quản lý
1
Nhà Hàng Cơm Niêu cần tuyển quản lý 12 triệu - 16 triệu/tháng
  • 14/11/2024
  • Quận 1, TP.HCM
TUYẾN GIÁM SÁT QUẢN LÝ NHÀ HÀNG LOKLOK
2
TUYẾN GIÁM SÁT QUẢN LÝ NHÀ HÀNG LOKLOK 8 triệu - 12 triệu/tháng
  • 09/11/2024
  • Quận 10, TP.HCM
CẦN TUYỂN NHÂN VIÊN QUẢN LÝ SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1
  • 08/11/2024
  • Quận 6, TP.HCM
TUYỂN THỦ KHO CHO CHI NHÁNH MỚI KHAI TRƯƠNG
1
  • 05/11/2024
  • Huyện Bình Chánh, TP.HCM
Tuyển quản lý, Trưởng Phòng kinh doanh online (sp s ữa b ột)
1
  • 02/11/2024
  • TP. Thủ Đức - Quận 2, TP.HCM
TUYỂN QUẢN LÝ KHO KHU VỰC QUẬN BÌNH THẠNH
1
  • 28/10/2024
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Tuyển Phó Giám đốc Trung tâm Chỉ huy Miền Nam - An ninh Miền Bắc
3
  • 26/10/2024
  • Huyện Hóc Môn, TP.HCM
TUYỂN 1 QUẢN LÝ NHÂN SỰ CHO NHÀ HÀNG  Buffet DOOKKI
1
  • 24/10/2024
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
Quản Lý Nhà hàng việt nam tại quận 1
4
Quản Lý Nhà hàng việt nam tại quận 1 12 triệu - 20 triệu/tháng
  • 16/10/2024
  • Quận 1, TP.HCM
CẦN 4 NỮ LÀM VIỆC TẠI CHI NHÁNH HẢI CHÂU Đà NẴNG
0
  • 11/10/2024
  • Quận Hải Châu, Đà Nẵng

Xem thêm: 

Bảo Nghi – Content Writer

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tổng hợp. Muaban.net nỗ lực để nội dung truyền tải trong bài cung cấp thông tin đáng tin cậy tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, không nên dựa vào nội dung trong bài để ra quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư, sức khỏe. Thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực. Do đó, Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hoàng Ngọc
Mình là Hoàng Ngọc - Content SEO Specialist với hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực phong thủy, xem ngày tốt, học tập. Mình hy vọng với thông tin mà mình cung cấp sẽ mang lại giá trị hữu ích cho bạn.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ