Bạn đang chuẩn bị tham gia một buổi phỏng vấn cho vị trí nhân viên bán hàng? Bạn e ngại những câu hỏi mà nhà tuyển dụng đặt ra quá khó đối với bạn? Đừng lo lắng, bài viết dưới đây, Muaban.net sẽ bật mí 12 câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng và các câu trả lời “ăn điểm”. Cùng theo dõi nhé!
I. Một số lưu ý khi đi phỏng vấn vị trí nhân viên bán hàng
Khi đi phỏng vấn vị trí nhân viên bán hàng, có một số lưu ý quan trọng để bạn có thể chuẩn bị tốt và nâng cao khả năng thành công trong buổi phỏng vấn. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà bạn có thể tham khảo:
- Nghiên cứu về công ty: Tìm hiểu về công ty mà bạn đang phỏng vấn để hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ, giá trị cốt lõi và văn hóa của công ty. Điều này sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi liên quan đến công ty một cách tự tin và chứng tỏ sự quan tâm của bạn.
- Chuẩn bị câu trả lời cho các câu hỏi phỏng vấn: Chuẩn bị trước sẽ giúp bạn tự tin và dễ dàng trả lời các câu hỏi trong quá trình phỏng vấn.
- Thể hiện khả năng giao tiếp và kỹ năng nghe: Nhân viên bán hàng cần có khả năng giao tiếp tốt và kỹ năng nghe hiểu để hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Trong quá trình phỏng vấn, hãy thể hiện khả năng giao tiếp rõ ràng, lưu ý đến ngôn ngữ cơ thể và lắng nghe kỹ lưỡng câu hỏi của người phỏng vấn trước khi đưa ra câu trả lời.
- Trình bày tư duy bán hàng và khả năng thuyết phục: Trong vai trò nhân viên bán hàng, khả năng thuyết phục khách hàng là rất quan trọng. Trong quá trình phỏng vấn, hãy trình bày các kỹ năng bán hàng của bạn và cách bạn có thể thuyết phục khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty.
- Tự tin và tích cực: Tự tin là một yếu tố quan trọng để thành công trong vai trò nhân viên bán hàng. Hãy thể hiện sự tự tin trong cách bạn nói chuyện và diễn đạt ý kiến của mình. Đồng thời, hãy giữ tinh thần tích cực và lạc quan trong suy nghĩ và thái độ của bạn.
- Đặt câu hỏi: Khi được yêu cầu, hãy chuẩn bị một số câu hỏi để đặt cho người phỏng vấn. Điều này cho thấy sự quan tâm của bạn đến công ty và tạo cơ hội để bạn tìm hiểu thêm về vị trí và môi trường làm việc.
- Lập checklist công việc cần thiết cho buổi phỏng vấn: Những giấy tờ cần chuẩn bị cho buổi phỏng vấn, trang phục nên mặc là gì, cần đến buổi phỏng vấn lúc mấy giờ là hợp lý, luyện tập những câu trả lời thường gặp trong buổi phỏng vấn,…
Cuối cùng, hãy chuẩn bị tinh thần và thể hiện bản thân một cách chuyên nghiệp trong buổi phỏng vấn. Tiếp theo, cùng Muaban.net tìm hiểu về 12 câu hỏi thường gặp nhất cho vị trí nhân viên bán hàng ngay bên dưới.
Xem thêm: [Mới nhất] Bảng mô tả công việc nhân viên bán hàng mới nhất
II. Bộ 12 câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng thường gặp
1. Tại sao bạn muốn làm việc tại công ty chúng tôi?/ Tại sao bạn lại ứng tuyển vào vị trí này?
Đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn hay gặp mỗi khi đối diện với nhà tuyển dụng. Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng đánh giá mức độ quan tâm, sự chuẩn bị của ứng viên khi ứng tuyển vào vị trí này.
Gợi ý trả lời:
- “Tôi yêu thích công việc bán hàng bởi …., và mục tiêu 3 năm/ 5 năm tới của tôi là ….. Cũng chính vì điều này, tôi thấy mình rất phù hợp với văn hóa và phương châm phát triển của công ty… Tôi tin rằng, với kinh nghiệm … nằm trong lĩnh vực …, đã mang sản phẩm đến với … khách hàng, tôi tự tin mình có thể đảm nhận tốt công việc …., và phát triển… trong 2-3 năm tới”
Tham khảo việc làm nhân viên bán hàng dưới đây: |
2. Theo bạn, thế nào là một dịch vụ khách hàng tốt?
Câu hỏi này được các công ty sử dụng để đánh giá tư duy, cách suy nghĩ cũng như thái độ của ứng viên đối với công việc bán hàng. Theo đó, một nhân viên bán hàng giỏi sẽ có tầm nhìn và tư duy đúng đắn để định nghĩa được như thế nào là một dịch vụ khách hàng tốt.
Gợi ý câu trả lời:
“Để đánh giá một dịch vụ khách hàng tốt, đầu tiên chính là sự phù hợp, thứ hai là sự hài lòng và tiếp theo đó là sự linh hoạt. Dịch vụ khách hàng tốt sẽ đảm bảo đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng mà vẫn phù hợp với doanh nghiệp. Nắm bắt đúng tâm lý khách hàng, mang đến trải nghiệm mua sắm làm khách hàng hài lòng để tiếp tục quay lại trong lần tiếp theo. Và linh hoạt ứng xử và giải quyết ổn thỏa vấn đề khi gặp khách hàng khó tính. Và yếu tố con người là chìa khóa giúp nâng cao chất lượng dịch vụ. Đó cũng là nhiệm vụ lớn nhất của nhân viên bán hàng, vui lòng khách đến, hài lòng khách đi”
Xem ngay:
- TOP tin đăng tuyển nhân viên bán hàng tại TPHCM lương cao, đi làm ngay
- TOP tin đăng tuyển nhân viên bán hàng tạp hóa lương hấp dẫn
- TOP tin đăng tuyển nhân viên bán mỹ phẩm lương thưởng hấp dẫn
3. Hãy mô tả một tình huống bạn đã vượt mức kỳ vọng của khách hàng?/Mô tả một tình huống bạn đã nỗ lực tốt nhất để hỗ trợ khách hàng?
Đây là câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng đã có kinh nghiệm nhất định. Những câu hỏi mang tính chia sẻ, trải nghiệm thực tế như này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá sự nhiệt tình và cách xử lý tình huống khôn khéo của bạn. Một mẹo khi trả lời là bạn hãy nhớ lại những trường hợp mình đã trải nghiệm ở những công việc cũ để có tính chân thực và thuyết phục hơn.
Gợi ý câu trả lời:
“Là một nhân viên bán hàng thời trang, tôi đã gặp không ít những trường hợp khách hàng cần sản phẩm trong thời gian rất gấp nhưng ngay lúc kho không còn sản phẩm mà khách hàng muốn mua. Đặc biệt, đó là sản phẩm mà khách hàng ưng ý nhất.
Tuy vậy, tôi vẫn kiên nhẫn, dò hỏi bữa tiệc mà khách hàng cần dự là gì và mong muốn của khách hàng đối với trang phục ra sao. Sau đó, giới thiệu những trang phục phù hợp với tiêu chí cũng như vóc dáng của khách hàng và gợi ý thêm một số phụ kiện phối cùng để tôn thêm nét đẹp của bộ trang phục.
Điều này khiến khách hàng hồi tâm chuyển ý, cảm thấy có thể chọn những bộ trang phục khác phù hợp hơn và ra quyết định mua hàng. Vị khách ấy vô cùng hài lòng với lần mua hay đó và thường quay lại cửa hàng để tìm gặp tôi tư vấn”
Xem thêm: Top 10 CV nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, ấn tượng
4. Bạn làm thế nào để giải quyết với các khách hàng thô lỗ và thái độ đối đầu?
Cách giải quyết khi gặp khách hàng thô lỗ, khó tính là một trong những câu hỏi kinh điển, thường gặp khi đi phỏng vấn xin việc bán hàng. Khi trả lời, bạn cần bộc lộ kỹ năng lắng nghe, giao tiếp, thuyết phục và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, khôn khéo. Những kỹ năng cơ bản cần có của một nhân viên bán hàng cộng thêm một chút kinh nghiệm thực chiến trong quá trình làm việc sẽ giúp bạn vượt qua câu hỏi này một cách dễ dàng.
Gợi ý câu trả lời:
“Là một nhân viên bán hàng, hàng ngày phải tiếp xúc với nhiều đối tượng khác nhau nên khi gặp một khách hàng thô lỗ và thái độ đối đầu là một chuyện hết sức thường xuyên. Cách giải quyết tốt nhất trong trường hợp này là giữ bình tĩnh và cư xử thật hòa nhã để làm dịu cảm xúc của khách hàng. Cần tìm hiểu nguồn gốc của vấn đề, đưa ra sự cảm thông và mang đến hướng giải quyết tích cực nằm trong khả năng dành cho khách hàng. Nếu cần, tôi sẽ nhờ đến sự trợ giúp của các bộ phận liên quan”
5. Bạn biết gì về sản phẩm/dịch vụ của công ty chúng tôi?
Khi đưa ra câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết được sự chuẩn bị của bạn đến đâu, thái độ nghiêm túc và mức độ tìm hiểu của bạn về vị trí ứng tuyển và công ty như thế nào. Bởi, là một một nhân viên bán hàng, tìm hiểu về sản phẩm/dịch vụ mà công ty cung cấp là tiền đề để tiếp cận và thuyết phục khách hàng mua hàng hiệu quả nhất.
Với câu hỏi này bạn cần nắm các thông tin xoay quanh sản phẩm bao gồm sản phẩm chủ lực, thành phần, công nghệ sản xuất, giá cả và những điểm nổi bật của sản phẩm, năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường,…
Gợi ý câu trả lời:
“Trước khi ứng tuyển vào vị trí nhân viên bán hàng này, tôi đã nhiều lần bắt gặp các cửa hàng của quý công ty tại các trung tâm thương mại lớn. Tôi rất ấn tượng về những sản phẩm trưng bày trước cửa hàng, nó rất đẹp và thu hút. Từ khi nhìn thấy tin đăng tuyển dụng của công ty, tôi đã tìm hiểu sâu hơn các thông tin liên quan từ lịch sử hình thành đến giá trị cốt lõi của sản phẩm mà công ty đang phát triển. Tôi hiểu được để đạt được những thành tựu như ngày hôm nay, hơn 20 năm nỗ lực quả là điều xứng đáng.
Những bộ trang phục của quý công ty đã được đông đảo khách hàng lựa chọn trong đó có nhiều nghệ sĩ nổi tiếng đã diện trong những sự kiện quan trọng. Mỗi bộ trang phục đều có một câu chuyện đằng sau đó, điều này càng thôi thúc mong muốn được trở thành một phần của công ty, để mang những câu chuyện này đến gần hơn với khách hàng.”
6. Hãy cho biết điểm mạnh và điểm yếu của bạn khi tương tác với khách hàng?
Câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng về điểm mạnh và điểm yếu này giúp công ty đánh giá được sự thấu hiểu về chính bản thân bạn. Việc bạn xác định được điểm mạnh để phát huy và điểm yếu để cải thiện còn giúp bạn khẳng định mình là người phù hợp với vị trí nhà trước nhà tuyển dụng.
Ngoài ra, khi bạn dũng cảm nêu ra điểm yếu của bản thân và hướng cải thiện, nhà tuyển dụng sẽ nhận thấy được sự bản lĩnh khi dám nói ra và đối mặt với vấn đề, giúp họ đánh giá bạn cao hơn, mang đến nhiều cơ hội hơn.
Gợi ý câu trả lời:
“Trong quá trình làm việc và rèn luyện bản thân, tôi cũng đã nhận được những đánh giá chân thực từ phía khách hàng, đồng nghiệp, quản lý và cả chính bản thân tôi, tôi nhận thấy điểm mạnh của mình là……. và…….Tuy nhiên, ngoài những ưu điểm trên thì tôi cũng nhận biết được mình vẫn còn một vài điểm yếu cần khắc phục như….. và….. Tôi đang cố gắng cải thiện bằng cách….. để dần trở nên tốt hơn, tự tin hơn và thoải mái hơn khi đối diện với khách hàng”
7. Bạn thấy mình ở đâu sau 5 đến 10 năm nữa?
Đây là câu hỏi giúp nhà tuyển dụng nhìn thấy và đánh giá tầm nhìn, mục tiêu phát triển của bạn có phù hợp với doanh nghiệp hay không.
Với câu hỏi này, bạn chỉ cần mô tả các hướng đi và mục tiêu nghề nghiệp liên quan đến bán hàng và mục tiêu doanh nghiệp một cách rõ ràng trong vòng 5-10 năm tới. Bạn càng trả lời cụ thể, chi tiết và thực tế thì nhà tuyển dụng càng dễ đưa ra những đánh giá khách quan và chính xác hơn.
Gợi ý câu trả lời:
“Trong 5 đến 10 năm nữa, tôi mong mình sẽ trở thành một giám đốc kinh doanh trong lĩnh vực thời trang cao cấp. Với kinh nghiệm cũng như tinh thần học hỏi không ngừng nghỉ, tôi tin rằng mình sẽ xây dựng được một đội nhóm bán hàng mạnh, mang đến những đơn hàng chất lượng cho công ty. Tôi đã và đang trau dồi kỹ năng giao tiếp, ứng xử cũng như giải quyết các vấn đề, để có thể mang đến hướng giải quyết hài lòng cho những khách hàng dù là khó tính nhất.”
Xem thêm: 6 cấp độ bán hàng mà ai cũng nên biết nếu muốn trở thành seller xuất sắc nhất
8. Điều gì thúc đẩy bạn tìm kiếm công việc này?
Câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng này đánh thẳng vào tâm lý tìm việc của bạn. Nếu bạn thiếu tinh ý và trả lời quá thật thà mục đích tìm việc của mình là vì tiền, vì sợ làn sóng thất nghiệp … thì có thể dễ gây mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng muốn nhìn thấy sự nhiệt huyết, muốn cống hiến cho công việc, đóng góp công sức vào sự phát triển chung của doanh nghiệp. Các bạn nên trả lời trọng tâm liên quan đến công việc, lợi ích chung của doanh nghiệp và bạn muốn góp một phần cống hiến để đạt được thành tựu đó.
Gợi ý câu trả lời:
“Quá trình làm việc giúp tôi khám phá được những tiềm năng và giới hạn của bản thân. Đồng thời, khi có cơ hội làm việc cùng đội nhóm, cùng nhau hướng đến mục tiêu lớn chung, tôi vô cùng phấn khích và biết ơn. Những mục tiêu đó thúc đẩy tôi phải cố gắng mỗi ngày, đẩy lùi sự trì hoãn trước đây khi chưa có mục tiêu. Nếu được trở thành một phần trong môi trường nhân sự trẻ, năng động và định hướng phát triển mạnh mẽ như của công ty, tôi tin điều đó sẽ trở thành động lực mạnh mẽ để tôi gắn bó và phát triển trong tương lai”
9. Bạn nghĩ công ty có thể cải thiện doanh số như thế nào?
Câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng này càng khẳng định thêm tầm quan trọng của việc tìm hiểu thông tin doanh nghiệp tuyển dụng trước khi ứng tuyển. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá thêm được năng lực tiếp nhận, xử lý và đánh giá thông tin của bạn.
Một số công ty bạn có thể dễ dàng nhìn thấy những điểm cần cải thiện, một số công ty sẽ khó hơn rất nhiều. Việc của bạn là suy nghĩ thật kỹ, đưa ra những phản hồi mang tính chất xây dựng trên cương vị là một nhân viên bán hàng giỏi, không nên phê phán và chê bai.
Gợi ý câu trả lời:
“Tôi nhận thấy, sản phẩm của công ty đang phát triển rất tốt, nhưng chúng ta có thể mở rộng thêm tệp khách hàng trẻ tuổi bằng cách xuất hiện trên những mạng xã hội mà người trẻ hiện diện. Các hoạt động trên mạng xã hội giúp mang công ty đến gần hơn với khách hàng thông qua trải nghiệm người dùng chân thực khi booking KOL, KOC … Tương tác với khách hàng càng nhiều, càng mang đến nhiều thiện cảm, dễ dàng thúc đẩy quyết định mua hàng của họ”
10. Bạn có câu hỏi nào muốn hỏi tôi không?
Khi nhà tuyển dụng đặt câu hỏi này, tâm lý của các ứng viên sẽ bối rối và thường trả lời là không còn câu hỏi nào. Tuy nhiên, việc trả lời không sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn chưa thật sự sẵn sàng đảm nhận trách nhiệm ở một vị trí mới, dễ gây mất điểm.
Vậy nên, bạn nên chuẩn bị trước những câu hỏi, những thắc mắc xoay quanh vị trí nhân viên bán hàng. Làm rõ kỳ vọng của doanh nghiệp đối với vị trí này và cách họ đo hiệu suất để đánh giá ra sao?
Gợi ý câu trả lời:
Cảm ơn quý công ty đã cho tôi cơ hội được đưa ra những thắc mắc của mình xoay quanh vị trí nhân viên bán hàng này. Sau đây là một số thắc mắc mà tôi muốn hỏi anh/chị.
- Công ty kỳ vọng như thế nào đối với vị trí mà tôi đang ứng tuyển?
- Quý công ty sẽ đo lượng hiệu suất, hiệu quả công việc bằng hình thức nào?
- Có cơ hội đào tạo chuyên sâu nào dành cho nhân viên bán hàng muốn trau dồi thêm kỹ năng nghiệp vụ hay không?
- …
11. Vui lòng mô tả mong đợi của bạn khi làm việc ở vị trí này
Bạn có thể chuẩn bị câu trả lời cho câu hỏi này bằng ý kiến cá nhân dựa trên bản mô tả công việc tại tin tuyển dụng.
Gợi ý câu trả lời:
“Tôi mong muốn được là việc trong môi trường trẻ, nhiệt huyết và năng động. Được hỗ trợ nhiệt tình trong giai đoạn thử việc và bắt nhịp với tiến độ làm việc của công ty. Ngoài ra, tôi mong muốn được lắng nghe và thấu hiểu từ cấp trên. Tôi vô cùng háo hức chờ đợi ngày được tiếp xúc và làm việc trực tiếp với những khách hàng tiềm năng của công ty. Tôi cũng có kế hoạch để thực hiện các yêu cầu công việc trong mô tả và mong chờ ngày được thực hiện nó…”
12. Có điều gì bạn không thích về công việc bán hàng không?
Luôn tồn tại những mặt tích cực và tiêu cực trong bất kỳ công việc nào. Bạn hãy thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại và những điều bạn chưa hài lòng ở công việc bán hàng này.
Gợi ý câu trả lời:
“Công việc bán hàng là một công việc có tính cạnh tranh và căng thẳng cực độ. Những cái gật đầu đồng ý mua hàng hay những nụ cười hài lòng của khách hàng chính là động lực để tôi phấn đấu hàng ngày. Nhưng cũng chính vì điều này mà có những hiện tượng đố kỵ, ganh ghét, hãm hại đồng nghiệp để đạt được đơn hàng, tôi nghĩ đây chính là mặt tối của công việc bán hàng này. Tuy nhiên, là một người có định hướng và nguyên tắc rõ ràng trong công việc, tôi hy vọng mình sẽ nhìn vào mặt tích cực mà phấn đấu và nỗ lực hết mình để cống hiến”
III. Tham khảo một vài câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng khác liên quan
Dưới đây là một vài câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng khác, bạn có thể tham khảo và suy nghĩ đưa ra câu trả lời cho mình nhé!
- Kỹ năng tính toán đã giúp bạn như thế nào trong quá trình bán hàng?
- Làm thế nào bạn có thể nhanh chóng chốt sales và thúc đẩy một giao dịch chất lượng cao?
- Bạn đã/đang làm gì ở công ty hiện tại/ trước đây để tăng doanh thu, giảm chi phí và tiết kiệm thời gian?
- Loại hình dịch vụ/ sản phẩm nào bạn đạt doanh số cao nhất?
- Điều gì thúc đẩy bạn trở thành nhân viên ưu tú nhất đối với một công việc cụ thể?
- Bạn yêu thích điều gì về công việc bán hàng?
- Kể về các thử thách bạn đã gặp trong chu trình bán hàng? Tại sao các thử thách này lại xảy ra và bạn đã vượt qua thử thách này như thế nào?
- Bạn mong muốn lịch làm việc như thế nào?
- Bạn có sẵn lòng làm việc tăng ca không?
- Việc gọi điện chào hàng có khiến bạn cảm thấy phiền phức hay không?
- Bạn sẽ sử dụng lời lẽ như thế nào để báo cáo tình hình với cấp trên khi không đạt kế hoạch doanh số đã đề ra?
- Bạn có sẵn lòng thử thực hiện một cuộc gọi điện chào hàng với tôi nếu tôi là khách hàng ngay bây giờ hay không?
- Bạn đã chuẩn bị những gì cho cuộc phỏng vấn nhân viên bán hàng ngày hôm nay?
- Hãy kể về một sai lầm nghiêm trọng nhất là bạn đã gặp phải trong quá trình bán hàng? Bạn học được điều gì từ sai lầm này?
- Bạn trau dồi kỹ năng bán hàng bằng cách nào?
- Lời nhận xét tồi tệ nhất mà bạn đã nhận được trong quá trình làm việc là gì? Bạn đã thay đổi như thế nào sau đó?
- Nếu trúng tuyển, bạn mong muốn được đào tạo những kỹ năng gì trước khi bắt đầu công việc nhân viên bán hàng chính thức?
- Nếu như cả team đều thực hiện chung một quy trình bán hàng thì bạn sẽ làm thế nào để tạo nên sự khác biệt?
Trên đây, Muaban.net đã bật mí cho bạn một vài cách trả lời cho các câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp những thông tin cần thiết và giúp bạn chuẩn bị hành trang thật tốt cho cuộc phỏng vấn sắp tới.
Theo dõi Muaban.net để cập nhật thêm những tin tức nóng hổi về nhà đất, phong thủy, việc làm,… nhé!
Xem thêm:
- Cách trả lời phỏng vấn gây ấn tượng và một số lưu ý khi kết thúc phỏng vấn
- Cách trả lời thư mời phỏng vấn ghi điểm với nhà tuyển dụng
- Tổng hợp các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn đắt giá nhất