Các hình thức bán hàng giúp khách hàng có thể tiếp cận được nhiều mặt hàng cũng như có thêm nhiều sự lựa chọn. Việc bán hàng diễn ra xung quanh ta và hoạt động liên tục 24/24. Vậy bán hàng là gì? Cùng Mua Bán tìm câu trả lời qua bài viết sau đây.
1.Tìm hiểu bán hàng là gì ?
Vậy bán hàng là gì? Bán hàng là hoạt động người bán tìm hiểu nhu cầu hoặc làm người mua phát sinh nhu cầu mua hàng. Đồng thời người bán khẳng định có thể đáp ứng nhu cầu đó bằng giá trị sản phẩm của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu lợi ích của hai bên.
1.1. Khía cạnh kinh tế
Bán hàng là gì nếu nhìn nhận dưới góc độ kinh tế? Bán hàng là hoạt động trao đổi giá trị của sản phẩm, dịch vụ. Thay đổi hình thái từ hàng hóa sang tiền trên cơ sở của người mua về giá trị sử dụng. Qua đó, người bán đạt được mục tiêu của mình đề ra.
1.2. Khía cạnh hoạt động thương mại
Dưới khái cạnh hoạt động thương mại khái niệm bán hàng là gì? Bán hàng được hiểu là việc chuyển dịch quyền sở hữu hàng hóa cho người mua đồng thời người bán có quyền thu tiền bán hàng.
1.3. Khía cạnh là chức năng (chức năng tiêu thụ sản phẩm)
Bán hàng là một khâu trong hoạt động kinh doanh, có cơ cấu tương đối độc lập nhưng có quan hệ mật thiết với các chức năng khác. Công việc bán hàng bao gồm việc thiết lập mục tiêu cho đến việc triển khai bán hàng để đạt được mục tiêu đó.
1.4. Khía cạnh là hoạt động của các cá nhân
Bán hàng là gì nếu coi đó là một hoạt động mang tính cá nhân? Bán hàng là một vòng tuần hoàn. Trong đó, người bán đáp ứng nhu cầu của người mua thông qua hoạt động khám phá, tìm hiệu, gợi lên và thỏa mãn nhu cầu cho người mua để đáp ứng quyền lợi giữa hai bên.
2. Đặc điểm của bán hàng
Bán hàng giúp hàng hóa lưu thông đến tay người tiêu dùng và tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Cụ thể, bán hàng có những đặc điểm chung sau đây:
- Hoạt động bán hàng diễn ra giữa hai hoặc nhiều bên
- Chủ thể bao gồm hàng hóa, dịch vụ, người mua, người bán
- Giá trị hàng hóa được trao đổi thành tài sản hoặc tiền
- Bất kỳ hàng hóa nào được trao đổi nhưng không nhận lại tài sản hay tiền được coi là quyên góp chứ không phải bán hàng
- Hoạt động bán hàng diễn ra trong môi trường cạnh tranh và trong phạm vi được quy định bằng pháp luật
- Hoạt động bán hàng đòi hỏi người bán phải tự chủ động tìm kiếm khách hàng, giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ và thuyết phục khách hàng mua hàng.
- Đồng thời đòi hỏi người bán phải có những chiến lược và kỹ năng bán hàng hiệu quả để có thể vượt qua đối thủ của mình trên thị trường.
Xem thêm: 6 cấp độ bán hàng mà ai cũng nên biết nếu muốn trở thành seller xuất sắc nhất
3. Phân loại bán hàng
Sau khi đã hiểu rõ bán hàng là gì, tiếp theo đây chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về các loại hình bán hàng!
3.1. Bán hàng trực tiếp
- Là kiểu bán hàng truyền thống nhất
- Giới thiệu trực tiếp với khách hàng có nhu cầu mua hàng
- Không thông qua kênh trung gian như của hàng, siêu thị, tạp hóa,…
Ngoài ra bán hàng trực tiếp có thể được phân loại thành hai mô hình chính:
Tiếp thị đơn cấp: Với mô hình này, nhân viên bán hàng sẽ là người trực tiếp bán lẻ sản phẩm đến người tiêu dùng và chỉ hưởng hoa hồng trên số lượng sản phẩm do bản thân tiêu thụ được.
Tiếp thị đa cấp: Trong mô hình này, nhân viên bán hàng không chỉ bán lẻ sản phẩm cho người tiêu dùng mà còn có thể tuyển dụng và đào tạo thêm các nhân viên bán hàng khác. Từ đó, họ sẽ được hưởng hoa hồng qua 2 kênh: từ việc bán lẻ sản phẩm của chính mình và bán lẻ sản phẩm của các nhân viên bán hàng do họ tuyển dụng.
3.2. Bán hàng tại nhà
Nhân viên bán hàng đến trực tiếp nhà khách hàng để giới thiệu sản phẩm và bán hàng. Bán hàng tại nhà thường được áp dụng với các sản phẩm như đồ gia dụng, sản phẩm thuộc lĩnh vực viễn thông, bảo hiểm,….
3.3. Bán lẻ
Bán lẻ là gì? Bán lẻ là hoạt động tiêu thụ hàng hóa thông qua các kênh phân phối để kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá. Bán lẻ được phân loại như sau:
- Bán lẻ truyền thống: siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hóa,…
- Bán lẻ trực tuyến (online): bán thông qua các kênh online như shopee, tiki, amazon
- Bán lẻ đa kênh: Kết hợp hai phương thức bán hàng truyền thống và bán lẻ trực tuyến
3.4. Đại diện bán hàng
Đại diện bán hàng là gì? Đại diện bán hàng được hiểu là hình thức một công ty hay cá nhân có kinh nghiệm trong lĩnh vực bán hàng thay mặt cho nhà sản xuất bán những sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng. Đại diện bán hàng thường được trả hoa hồng nếu như họ bán được hàng hiệu quả. Bên cạnh đó, họ cũng có mạng lưới khách hàng rộng lớn và hiểu sâu về nhu cầu mua hàng trên thị trường.
3.5. Bán hàng qua mobile
Bán hàng qua mobile là việc tư vấn, khám phá nhu cầu và bán hàng thông qua điện thoại. Hình thức này còn được gọi là telesales.
3.6. Bán hàng online
Bán hàng online là gì? Bán hàng online sẽ diễn ra như thế nào? Bán hàng online là hình thức bán hàng trên không gian mạng thông qua các kênh phổ biến như website doanh nghiệp, trang mạng xã hội như Facebook, Tik Tok, Instagram,… Và các sàn thương mại điện tử.
Bán hàng online không nhất thiết phải có cửa hàng trưng bày trực tiếp. Người bán tiếp cận khách hàng và giới thiệu sản phẩm qua website hoặc mạng xã hội. Sau khi khách đặt mua, họ sẽ tiến hành giao hàng thông qua việc liên kết với các đơn vị vận chuyển. Hình thức bán hàng online đang nở rộ tại Việt Nam, đặc biệt là qua kênh Tik Tok.
Xem thêm: Bán hàng online có thật sự đổi đời – Những nhầm tưởng về việc bán hàng online mà người bắt đầu dễ phạm phải
3.7. Bán hàng B2B
Bán hàng thông thường khác với bán hàng B2B ở điểm nào? Bán hàng B2B là tên viết tắt của mô hình “Business to Business”. Nó có nghĩa là đối tượng mua và đối tượng bán đều là doanh nghiệp. Các doanh nghiệp bán hàng, dịch vụ cho các doanh nghiệp khác. Mô hình bán hàng B2B thường phức tạp hơn bán hàng cho cá nhân do quy mô lớn hơn.
3.8. Bán hàng cho nhà nước, chính phủ
Bán hàng cho nhà nước, chính phủ là hoạt động kinh doanh, bán sản phẩm dịch vụ cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, các đơn vị vũ trang nhân dân, các đơn vị công lập,… Lúc này, nhà nước chỉ đóng vai trò điều tiết, quản lý. Nhà nước cần mua sắm hàng hóa từ các doanh nghiệp khác để phục vụ cho các hoạt động trong nội bộ.
Bán hàng cho nhà nước được thực hiện dưới hình thức đấu thầu, mua sắm hàng hóa, dịch vụ đặc thù,…
4. Vai trò của bán hàng ở nhiều góc độ
Bán hàng là gì? Bán hàng là quá trình chuyển dịch giá trị hàng hóa thành tiền do đó, bán hàng giữ vai trò cực kỳ quan trọng cho doanh nghiệp, người tiêu dùng và cả xã hội.
4.1. Đối với doanh nghiệp, cửa hàng
Bán hàng giúp doanh nghiệp cửa hàng có doanh thu, lợi nhuận, thu hồi vốn, duy trì vòng lặp bán hàng giúp doanh nghiệp hoạt động lâu dài. Hoạt động bán hàng giúp cửa hàng tạo được uy tín và lợi thế trên thị trường. Ví dụ, cửa hàng đạt doanh số bán hàng cao, doanh thu cao, lợi nhuận cũng có thể tăng mạnh.
Đọc thêm: Top 7 kỹ năng bán hàng giúp bạn thành công
4.2. Đối với người tiêu dùng
Hoạt động bán hàng được ví như kênh trung gian giúp sản phẩm đến được tay người tiêu dùng. Thông qua hoạt động bán hàng, người tiêu dùng có thể chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu và túi tiền của mình.
4.3. Đối với xã hội
Đối với xã hội bán hàng có vai trò giúp lưu thông hàng hóa trên thị trường, do đó cân đối được cung và cầu góp phần ổn định giá cả và ổn định quá trình tái sản xuất. Ngoài ra, bán hàng còn giúp nâng cao năng suất lao động trong xã hội.
4.4. Thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế
Cuối cùng hoạt động bán hàng còn thúc đẩy cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành, cùng lĩnh vực. Khi bán hàng tăng mạnh có thể dẫn đến sự tăng trưởng tổng thể của một khu vực, một quốc gia. Nguồn thu nhập tạo ra đóng góp vào ngân sách nhà nước để đầu tư vào các hạng mục khác như y tế, giáo dục,…góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế chung.
Ngoài ra nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm, có thể tham khảo các tin đăng việc làm bán hàng tại:
5. Các hình thức bán hàng phổ biến hiện nay
Qua việc tìm hiểu bán hàng là gì, ta có thể thấy vai trò quan trọng của hoạt động bán hàng. Mục đích chính của bán hàng là đứa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Hiện nay có hai hình thức bán hàng chính là bán buôn và bán lẻ.
5.1. Hình thức bán buôn
Bán buôn chính là hoạt động bán hàng hóa dịch vụ cho người mua về để tiếp tục bán lại để kinh doanh hoặc kiếm lợi nhuận. Tóm lại trong bán buôn, sản phẩm được bán lại cho nhiều bên trước khi đến tay người tiêu thụ cuối cùng.
5.2. Hình thức bán lẻ phổ biến
Bán lẻ là hoạt động bán hàng, trong đó, sản phẩm được bán trực tiếp cho người tiêu thụ cuối cùng nhằm đáp ứng nhu cầu cá nhân, không có hoạt động thương mại sau đó.
Xem thêm: DISC là gì? Ứng dụng DISC trong bán hàng và kinh doanh như thế nào?
6. Quy trình bán hàng hiệu quả
Hiện nay, các công ty tự xây dựng quy trình bán hàng riêng cho doanh nghiệp. Mục đích cuối cùng là làm sao càng nhiều hàng hóa được bán ra càng tốt. Vậy thực chất quy trình bán hàng hiệu quả nhất ra sao? Dưới đây là quy trình bán hàng hiệu quả nhất bạn có thể tham khảo:
Bước 1: Kế hoạch bán hàng cụ thể:
- Sản phẩm/dịch vụ: Xác định ưu nhược điểm, đặc điểm quan trọng của sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Chân dung khách hàng: Phân tích đặc điểm, hành vi của khách hàng tiềm năng.
- Hồ sơ bán hàng: Chuẩn bị giấy tờ quảng cáo chuyên nghiệp.
- Kế hoạch cụ thể: Xác định thời gian, địa điểm, hình thức bán hàng.
Bước 2: Tìm kiếm khách hàng: Phân loại khách hàng theo nhu cầu, độ tuổi, khu vực để tìm ra đối tượng phù hợp.
Bước 3: Tiếp cận khách hàng mục tiêu: Giới thiệu, khơi gợi nhu cầu của khách hàng mục tiêu.
Bước 4: Giới thiệu sản phẩm: Giới thiệu sản phẩm kèm theo khơi gợi nhu cầu của khách hàng.
Bước 5: Báo giá và thuyết phục: Phân loại khách hàng để thuyết phục mua hàng, báo giá kèm theo sự thuyết phục.
Bước 6: Giải đáp thắc mắc và chốt đơn: Tận tâm giải đáp thắc mắc, chia sẻ thông tin chân thành để khách hàng cảm thấy hài lòng.
Bước 7: Chăm sóc sau bán hàng: Gửi thư cảm ơn, khảo sát hài lòng, tổ chức chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng quay lại.
Xem chi tiết quy trình bán hàng hiệu quả nhất: Quy trình bán hàng là gì ? Xây dựng các bước, chiến lược, rủi ro
7. Các kỹ năng bán hàng hiệu quả
Sau khi khám phá bán hàng là gì, có thể thấy rõ dù bán qua kênh nào đi chăng nữa thì việc tiếp xúc, khai thác nhu cầu của khách hàng là cực kỳ quan trọng. Sau đây là những kỹ năng cần thiết để bán hàng hiệu quả, tăng doanh thu.
- Kỹ năng lắng nghe
- Kỹ năng đặt câu hỏi
- Kỹ năng giao tiếp với khách hàng
- Kỹ năng thấu hiểu
- Kỹ năng thuyết phục, đàm phán
- Kỹ năng chốt sales
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
Xem thêm: Top 7 kỹ năng bán hàng giúp bạn thành công
8. Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bán hàng
Bán hàng là gì? Yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình bán hàng? Mời bạn tham khảo một số yếu tố khách quan và chủ quan sau đây.
8.1. Các yếu tố khách quan
- Nền kinh tế vĩ mô: Tình hình kinh tế chung của khu vực, quốc gia,… ảnh hưởng đến khả năng chi tiêu của khách hàng.
- Môi trường kinh doanh đặc thù: Gồm các yếu tố ảnh hưởng đến bán hàng như cạnh tranh, xu hướng tiêu dùng,….
- Nguồn lực và nguồn tài chính: Nguồn tài chính cần thiết để vận hành và duy trì hoạt động bán hàng.
- Mô hình bán hàng: Quy mô càng lớn thì chi phí càng lớn bao gồm quy mô nhân viên, hệ thống kho bãi,…
- Tiềm lực vô hình như danh tiếng, thương hiệu,…
Đọc thêm: Kỹ Năng Là Gì? 3 Kỹ Năng Quan Trọng Bạn Cần Phải Biết
8.2. Các yếu tố chủ quan
- Chất lượng sản phẩm dịch vụ: yếu tố cốt lõi để khách hàng quay lại là chất lượng sản phẩm
- Dịch vụ khách hàng: Dịch vụ tốt giúp khách hàng hài lòng, tăng khả năng mua hàng của doanh nghiệp
- Giá cả: Giá cả hợp lý giúp doanh nghiệp canh tranh trên thị trường và thu hút khách hàng bỏ tiền mua sản phẩm
- Kỹ năng bán hàng của nhân viên: Nhân viên cần có kỹ năng giao tiếp, thuyết phục để thu hút thêm nhiều khách hàng cũ và mới.
9. Địa chỉ tìm kiếm việc làm bán hàng
Các công việc bán hàng thu hút số lượng lớn ứng viên ứng tuyển hằng năm. Công việc này mở ra cơ hội cho bạn có nguồn thu nhập tốt cùng với những kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp nhất. Bạn có thể tìm việc làm bán hàng qua nhiều kênh khác nhau như trên facebook, các trang tin tuyển dụng,…
Ngoài ra, bạn có thể tìm việc làm bán hàng tại website muaban.net. Đây là một địa chỉ tìm việc uy tín và chất lượng. Các công việc được đăng tải trên website đều được xác minh một cách rõ ràng. Trên wesite chính thức còn cho phép bạn tìm việc làm bán hàng theo khu vực, mức lương, lĩnh vực bán,…Tất cả các thông tin đều được cung cấp để bạn có thể tiếp cận và tìm việc hiệu quả. Bạn có thể tham khảo.
10. Các câu hỏi thường gặp
Dưới đây là một vài câu hỏi liên quan đến công việc bán hàng bạn nên biết.
10.1. Bán hàng có cần phải hiểu rõ về sản phẩm/dịch vụ?
Người bán hàng cần hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ. Bạn phải hiểu mình đang bán cái gì, công dụng ra sao, cách dùng như thế nào, lý do nào mà khách hàng lại cần sản phẩm này,…Điều này giúp bạn tìm hiểu được nhu cầu khách hàng và công việc bán hàng trở nên chuyên nghiệp hơn.
10.2. Tại sao bán hàng quan trọng trong kinh doanh?
Mục tiêu trong kinh doanh là tạo ra lợi nhuận. Nếu như bán hàng không hiệu quả, sản phẩm không tiêu thụ được doanh nghiệp sẽ không có doanh thu, không thể phát triển và dẫn đến nguy cơ sụp đổ, hệ thống kinh tế cũng sẽ bị ảnh hưởng.
10.3. Làm thế nào để xây dựng mối quan hệ khách hàng lâu dài thông qua bán hàng?
Việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng lâu dài thông qua hoạt động bán hàng là quá trình lâu dài. Bạn cần có những hành động tích cực để khuyến khích khách hàng trở lại và đảm bảo sự trung thành của họ với sản phẩm của mình: Hỗ trợ khách hàng đúng thời điểm, Thấu hiểu khách hàng và những giá trị bạn cung cấp cho khách hàng, Quan sát hành vi khách hàng, Ưu tiên những khách hàng đặc biệt.
Các hình thức bán hàng xuất hiện giúp hàng hóa lưu thông hiệu quả hơn từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Hy vọng với những chia sẻ nêu trên, bạn có thể hiểu được bán hàng là gì và hoạt động bán hàng đóng vai trò gì trong xã hội. Cùng với quy trình bán hàng này, mong rằng bạn sẽ tích lũy được một chút kinh nghiệm khi áp dụng bán sản phẩm. Cảm ơn bạn quan tâm bài viết. Theo dõi nhiều thông tin hơn tại muaban.net bạn nhé.
Xem thêm:
- Lợi nhuận ròng là gì? Cách tính và và vai trò của lợi nhuận ròng
- Thủ thuật bán hàng là gì? 14 Bí quyết giúp bạn thành công