Thursday, April 25, 2024
spot_img
HomeViệc làmViện kiểm sát là gì? Thông tin cần biết về viện kiểm...

Viện kiểm sát là gì? Thông tin cần biết về viện kiểm sát

Viện kiểm sát có lẽ không còn là một cơ quan xa lạ đối với người dân Việt Nam, tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu được cơ quan này là gì. Vì vậy, hôm nay Muaban.net sẽ gửi đến các bạn bài đọc giải đáp viện kiểm sát là gì? Chức năng, vai trò của viện đồng thời so sánh viện kiểm sát nhân dân với tòa án nhân dân để làm rõ sự khác biệt.

Viện kiểm sát là gì?

Viện kiểm sát là gì?
Viện kiểm sát là gì?

Viện kiểm sát là một trong những cơ quan nhà nước có nhiệm vụ là thực hiện quyền công tố và kiểm soát các cơ quan tố tụng trong vấn đề tuân thủ theo pháp luật. Viện kiểm sát và tòa án nhân dân là 2 bộ phận thuộc nhánh cơ quan Tư pháp của bộ máy Nhà nước (Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp).

Viện kiểm sát nhân dân Việt Nam là một thể thống nhất gồm các tổ chức sau: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân các cấp tại địa phương, Viện kiểm sát quân sự. Các viện kiểm sát được có người đứng đầu là các Viện trưởng.

Viện kiểm sát là gì? Tổ chức như thế nào?
Viện kiểm sát là gì? Tổ chức như thế nào?

Về hệ thống nguyên tắc cấp bậc, các Viện trưởng của viện kiểm sát nhân dân cấp trên có thực quyền lãnh đạo đối với các Viện trưởng của viện kiểm sát cấp nhỏ hơn. Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền chỉ đạo, điều khiển các Viện trưởng của viện kiểm sát nhân dân cấp địa phương và viện kiểm sát quân sự.

Tìm hiểu viện kiểm sát là gì, mọi quyền lực Nhà nước đều tập trung vào cơ quan đầu não là Quốc hội. Nhưng Quốc hội không trực sử dụng quyền lực mà giao lại cho các cơ quan Nhà nước. Viện kiểm sát nhân dân đảm nhận kiểm sát các vấn đề chung về tuân thủ pháp luật theo Hiến pháp  1960, 1980. Vào năm 2002 Hiến pháp được sửa đổi quy định Viện kiểm sát nhân dân nhận thêm trọng trách thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động Tư pháp.

>>> Xem thêm: Thanh tra là gì? Quyền và nghĩa vụ của hoạt động thanh tra

Bộ máy tổ chức của viện kiểm sát

Viện kiểm sát là gì? Bộ máy tổ chức của viện kiểm sát
Viện kiểm sát là gì? Bộ máy tổ chức của viện kiểm sát

Tìm hiểu viện kiểm sát là gì, bạn sẽ thấy Viện kiểm sát nhân dân nước Việt Nam sở hữu hệ thống bộ máy tổ chức ổn định, đầy đủ, phân theo ngành dọc ở 4 cấp:

  • Viện kiểm sát nhân dân tối cao
  • Viện kiểm sát nhân dân cấp cao (hiện cả nước có 3 Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có cơ sở tại TP.HCM, Đà Nẵng và Thủ đô Hà Nội)
  • Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp thành phố trực thuộc Trung ương (hiện có 63 Viện kiểm sát cấp tỉnh tương ứng với 63 tỉnh thành)
  • Viện kiểm sát nhân dân cấp  nhỏ như huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (hiện có 710 Viện kiểm sát cấp huyện tương ứng với 710 quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh).
Bộ máy Viện kiểm soát bao gồm cả Viện kiểm sát quân sự
Bộ máy Viện kiểm soát bao gồm cả Viện kiểm sát quân sự

Bên cạnh đó, hệ thống tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân còn bao hàm cả Viện kiểm sát quân sự:

  • Viện kiểm sát quân sự Trung ương
  • Viện kiểm sát quân sự quân khu hay tương đương cấp độ
  • Viện kiểm sát quân sự cấp Khu vực (khu vực 51, khu vực 43,…)

Tất cả các Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự các cấp nêu trên đều đặt dưới sự quản lý, chi phối và điều hành của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao sẽ được bầu cử thông qua biểu quyết Quốc hội nhưng có thể bị miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước.

Viện kiểm sát có nhiệm vụ và chức năng gì?

Viện kiểm sát có nhiệm vụ và chức năng gì?
Viện kiểm sát có nhiệm vụ và chức năng gì?

Tìm hiểu về viện kiểm sát là gì, bạn sẽ thấy Viện kiểm sát nhân dân có hai chức năng chủ chốt, một là thực hành quyền công tố, hai là kiểm sát các hoạt động tư pháp của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam. Mục tiêu cụ thể của từng chức năng là:

  • Thực hành quyền công tố: chức năng chiếm phần lớn hoạt động của viện kiểm sát, bao gồm các hoạt động được triển khai trong tố tụng hình sự theo luật pháp nhằm thực hiện việc kết tội, buộc tội đối với những người phạm tội. Chức năng này sẽ được áp dụng ngay khi giải quyết các tố giác, đơn khởi tố và thông tin báo cáo tội phạm. Đồng thời quyền công tố cũng được thực thi trong quá trình viện kiểm sát tiến hành truy tố, khởi tố, điều tra và xét xử các vụ án hình sự.
  • Kiểm sát hoạt động tư pháp: đây là chức năng kiểm tra, đánh giá tính đúng đắn, tính hợp pháp của các quyết định, hành vi của các tổ chức hay cá nhân trong hoạt động Tư pháp. Chức năng sẽ có hiệu lực thực thi khi bắt đầu tiếp nhận các đơn tố giác tội phạm, các vấn đề có yếu tố hành chính, hình sự, dân sự hay các hoạt động kinh doanh,…

>>> Xem thêm: Bản sắc văn hóa dân tộc là gì? Biểu hiện và cách giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam

Vai trò của viện kiểm sát

Vai trò của viện kiểm sát
Vai trò của viện kiểm sát

Viện kiểm sát nhân dân nói riêng cùng với các cơ quan tư pháp khác nói chung có nhiệm vụ bảo vệ Hiến pháp và luật pháp được thực thi, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa hiện tại, lợi ích cho Nhà nước cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân. Từ đó, đảm bảo pháp luật được tất cả mọi người chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Tìm hiểu viện kiểm sát là gì, bạn sẽ thấy cơ quan này còn góp phần bảo vệ công lý, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, định hình nên một trường ổn định cho sự phát triển kinh tế-chính trị, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, tạo đà thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Đặt viện kiểm sát nhân dân và tòa án nhân dân lên bàn cân so sánh

Về chức năng và nhiệm vụ

Về chức năng và nhiệm vụ
Về chức năng và nhiệm vụ

Viện kiểm sát có trách nhiệm thực hành quyền công tố và kiểm soát các hoạt động tư pháp. Bên cạnh đó, Viện kiểm sát còn thực hiện bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, quyền con người, quyền công dân, quyền và lợi ích của Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa và cả quyền và lợi ích của các cá nhân hay tổ chức.

Còn Tòa án nhân dân có chức năng thực hiện xét xử, tiến hành các hoạt động tư pháp. Về nhiệm vụ, Tòa án nhân dân giống với Viện kiểm sát ở bảo vệ quyền con người, chế độ xã hội chủ nghĩa, lợi ích Nhà nước, quyền công dân, quyền và lợi ích đúng theo pháp luật của các cá nhân hay tổ chức. Đặc biệt Tòa án đề cao công lý hơn.

Về người đứng đầu

Lê Minh Trí là người đứng đầu Viện kiểm sát nhân dân
Lê Minh Trí là người đứng đầu Viện kiểm sát nhân dân

Tìm hiểu viện kiểm sát là gì, bạn sẽ thấy người đứng đầu của Viện kiểm sát là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trong khi đối với Tòa án nhân dân có người đứng đầu là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Hệ thống tổ chức

Viện kiểm sát nhân dân có hệ thống tổ chức sắp xếp theo quyền lực giảm dần gồm: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát nhân dân các cấp thấp hơn.

Tòa án nhân dân có hệ thống tổ chức sắp xếp theo quyền lực giảm dần gồm: Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp thấp hơn.

Thành phần tổ chức của cơ quan cấp cao nhất

Thành phần tổ chức của cơ quan cấp cao nhất
Thành phần tổ chức của cơ quan cấp cao nhất

Cơ quan cấp cao nhất của Viện kiểm sát bao gồm: Ủy ban kiểm sát; văn phòng; cơ quan điều tra; cơ sở đào tạo và bồi dưỡng cán bộ; cơ quan báo chí, đơn vị sự nghiệp công lập; Viện kiểm sát quân sự Trung ương; cục, vụ, viện tương đương. Nhân sự tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao bao gồm: Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát, kiểm tra viên, Thủ trưởng, Phó Thủ trường, công – viên chức, người lao động.

Cơ quan cấp cao nhất của Tòa án nhân dân bao gồm: Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Cơ sở đào tạo cán bộ; Bộ máy giúp việc. Các vị trí nhân sự trong bộ máy gồm có: Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký tòa án, công – viên chức và người lao động.

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động có gì khác biệt?

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động có gì khác biệt?
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động có gì khác biệt?

Tìm hiểu về viện kiểm sát là gì, bạn sẽ thấy nguyên tắc hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân có nhiều điểm khác biệt.

Viện kiểm sát nhân dân có nguyên tắc tổ chức và hoạt động là:

  • Viện trưởng có trọng trách lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng của các Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới có trách nhiệm tuân thủ theo chỉ đạo của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao hơn.
  • Viện kiểm sát nhân dân cấp cao hơn cần thực hiện quá trình kiểm tra, đánh giá và nghiêm minh xử lý những sai phạm của các Viện dưới cấp trong thi hành pháp luật. Hơn nữa Viện trưởng cấp cao có quyền đình chỉ, hủy bỏ và khiển trách những quyết định trái pháp luật của các Viện trưởng dưới cấp.

Tòa án nhân dân có nguyên tắc tổ chức và hoạt động là:

  • Tòa án xét xử được tổ chức độc lập phù hợp cấp bậc thẩm quyền, xét xử tập thể và lấy quyết định theo đa số. Dựa theo luật tố tụng, một số trường hợp xét xử sẽ được rút gọn theo thủ tục.
  • Tòa xét xử đúng hạn theo thời gian quy định, đảm bảo tính công bằng, công khai và mọi quyết định thi hành đều dựa trên pháp luật. Ngoài ra, tòa án cần tiến hành các phiên xét xử sơ thẩm và phúc thẩm để đảm bảo quyền bình đẳng và tranh tụng cho người dân.

>>> Xem thêm: Sĩ quan là gì? Phân biệt sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp khác nhau như thế nào?

Người đứng đầu hai cơ quan có nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Tìm hiểu viện kiểm sát là gì, bạn sẽ thấy người đứng đầu của hai tổ chức trên đều mang trong mình nhiệm vụ nặng gánh và quyền hạn lớn.

Dưới đây là nhiệm vụ và quyền hạn mà Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải thực hiện:

nhiệm vụ và quyền hạn mà Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải thực hiện
Nhiệm vụ và quyền hạn mà Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải thực hiện
  • Mỗi nhiệm kỳ đều nhận nhiệm vụ được quy định bởi Quốc hội
  • Tiến hành các công việc như lãnh đạo, điều khiển, thanh tra, kiểm tra tiến độ thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch xây dựng viện kiểm sát.
  • Thực hiện ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị và quy chế áp dụng cho các Viện dưới cấp.
  • Đề ra quy định làm việc cho bộ máy nhân lực của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
  • Trình lên Chủ tịch nước về quyết định và lý do bổ nhiệm, miễn nhiệm hay cách chức Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.
  • Đảm bảo quy định về bộ máy làm việc của Viện kiểm sát được tuân thủ, không có sai sót.
  • Bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc cách chức các cấp lãnh đạo, quản lý dưới quyền hạn.
  • Trình bày và đưa lên các kiến nghị việc xây dựng luật, pháp lệnh dựa theo quy định của pháp luật.
  • Chịu trách nhiệm công tác và báo cáo định kỳ trước Quốc hội.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm và quyền hạn là:

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm và quyền hạn
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm và quyền hạn
  • Tổ chức thực hiện các phiên tòa xét xử công bằng tại Tòa án nhân dân tối cao.
  • Đảm nhận vị trí Chủ tọa tại phiên họp Hội đồng Thẩm phán của Tòa án nhân dân tối cao.
  • Tổ chức các buổi kháng nghị theo thủ tục tái thẩm, đốc thẩm bản án, đưa ra quyết định theo pháp luật có hiệu lực , công bằng.
  • Công bố và phát triển án lệ ở khâu tổng kết.
  • Chỉ đạo, đốc thúc soạn thảo các dự án luật, bản dự thảo nghị quyết và pháp lệnh.
  • Thực hiện việc ban hành pháp luật.
  • Bổ nhiệm, miễn nhiệm hay xử phạt các cấp liên quan tòa án dưới thẩm quyền.

Về chức danh tư pháp

Về chức danh tư pháp
Về chức danh tư pháp

Viện kiểm sát nhân dân có các chức danh: Viện trưởng Viện kiểm sát, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Thủ trưởng, Kiểm tra viên, Điều tra viên, Phó Thủ trưởng, Kiểm soát viên.

Tòa án nhân dân sở hữu các chức danh là: Chánh án Tòa án nhân dân, Phó Chánh án Tòa án nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm.

Nếu bạn đã xem xong bài viết “Viện kiểm sát là gì?Thông tin cần biết về viện kiểm sát?và”, Muaban.net hy vọng bạn đã nắm được khái niệm viện kiểm sát là gì, đồng thời hiểu rõ được chức năng và vai trò của cơ quan Nhà nước này. Ngoài ra bạn đừng quên truy cập Muaban.net để cập nhật thông tin tìm việc làm uy tín, đáng tin cậy và nhiều phúc lợi nhé!

>>> Tham khảo thêm:

BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ