Thursday, April 25, 2024
spot_img
HomeViệc làmThanh tra là gì? Quyền và nghĩa vụ của hoạt động thanh...

Thanh tra là gì? Quyền và nghĩa vụ của hoạt động thanh tra

Thanh tra là gì? Thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá cũng như thực hiện các biện pháp kỉ luật của tổ chức, cá nhân thuộc tổ chức và quy trình thanh tra sẽ được thực hiện theo trình tự pháp luật nhất định. Vậy quyền và nghĩa vụ của hoạt động thanh tra là gì? Bài viết dưới đây Muaban.net sẽ cung cấp tất tần tật cho bạn những gì liên quan đến các hoạt động của thanh tra.

Thanh tra là gì?

thanh tra là gì
Thanh tra là gì? Thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá, thực hiện các biện pháp kỉ luật của tổ chức, cá nhân thuộc tổ chức

Thanh tra là gì? Thanh tra là một chức năng thiết yếu của nhà nước mà bao gồm các hoạt động xem xét, đánh giá cũng như thực hiện các biện pháp kỉ luật của cá nhân, tổ chức thuộc tổ chức.

Hoạt động thanh tra là gì? Hoạt động của thanh tra được thực hiện bởi cơ quan chuyên trách theo một trình tự nhất định, thủ tục luật định, nhằm xử lí hoặc kiến nghị với Nhà nước các biện pháp khắc phục, tất cả đều nhắm đến việc phát huy nhân tố tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân.

>>> Tham khảo thêm: 4 Bước đơn giản để tìm việc làm nhanh TPHCM

Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra

Cơ quan thanh tra là gì? Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra bao gồm: Thanh tra Chính phủ; Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ (Thanh tra bộ);Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra tỉnh); Thanh tra sở; Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Thanh tra huyện).

thanh tra là gì
Thanh tra là gì? Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra bao gồm các bộ phận nào?

Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành: Cơ quan thanh tra nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện và giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

Hoạt động thanh tra

Thanh tra là gì?
Thanh tra là gì? Quy trình chung của hoạt động thanh tra là gì?
Ngày 01/10/2021, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Thông tư 06/2021/TT-TTCP quy định về tổ chức, hoạt động của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra, cụ thể như sau:

1. Công bố Quyết định thanh tra

Theo quy định tại điều 19 của Thông tư này, Quyết định thanh tra phải được công bố theo quy định của Luật Thanh tra.

Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm công bố Quyết định thanh tra. Trong trường hợp cần thiết thì Người ra quyết định thanh tra chủ trì việc công bố hoặc ủy quyền cho Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì cuộc thanh tra thực hiện việc công bố Quyết định thanh tra. 

Việc công bố Quyết định thanh tra phải được lập thành biên bản, có chữ ký của Trưởng đoàn thanh tra và Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật.

2. Địa điểm, thời gian làm việc của Đoàn thanh tra

Điều 20 của Thông tư quy định: Đoàn thanh tra làm việc tại trụ sở của cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng thanh tra, trụ sở cơ quan thanh tra hoặc tại nơi tiến hành kiểm tra, xác minh theo kế hoạch tiến hành thanh tra. 

Đoàn thanh tra làm việc với đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong giờ hành chính. Trong trường hợp phải làm việc ngoài giờ hành chính thì Trưởng đoàn thanh tra quyết định về thời gian cụ thể, thông báo cho các bên có liên quan và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

>>> Tham khảo thêm: 9 công việc làm thêm ngoài giờ có thu nhập hấp dẫn nhất

3. Thu thập thông tin, tài liệuKiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra

Thanh tra là gì
Thanh tra là gì? Thu thập thông tin, tài liệu; Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra

Trong quá trình tiến hành thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo theo đề cương; yêu cầu đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra.

Theo Điều 21, việc quản lý, khai thác, sử dụng thông tin, tài liệu thanh tra thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra và pháp luật khác có liên quan .

Điều 22 của Thông tư quy định việc Kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra như sau:

Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra có trách nhiệm nghiên cứu các thông tin, tài liệu đã thu thập được; đánh giá việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra liên quan đến nội dung thanh tra; yêu cầu người có trách nhiệm, người có liên quan giải trình về những vấn đề chưa rõ; trường hợp cần làm việc trực tiếp với đối tượng thanh tra, người có liên quan thì thành viên Đoàn thanh tra báo cáo Trưởng đoàn thanh tra xem xét, quyết định.

4. Xử lý sai phạm trong quá trình thanh tra

Trong quá trình thanh tra, nếu phát hiện có sai phạm thì Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra lập biên bản về việc sai phạm để làm cơ sở xử lý theo quy định của pháp luật

5. Sửa đổi, bổ sung nội dung kế hoạch tiến hành thanh tra

Thanh tra là gì?
Thanh tra là gì? Sửa đổi, bổ sung nội dung kế hoạch tiến hành thanh tra là gì?

Người ra quyết định thanh tra quyết định việc sửa đổi, bổ sung nội dung kế hoạch tiến hành thanh tra theo đề nghị của Trưởng đoàn thanh tra hoặc theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

Việc sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra không được vượt quá phạm vi thanh tra đã được xác định trong Quyết định thanh tra. 

Trưởng đoàn thanh tra phải lấy ý kiến của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì cuộc thanh tra về nội dung sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra trước khi trình Người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định (Điều 25).

>>> Tham khảo thêm: Truy tìm top 10 việc làm thêm tại nhà “hốt bạc mỏi tay” không cần vốn

6. Chế độ báo cáo, sổ nhật ký Đoàn thanh traTheo quy định tại Điều 27 của Thông tư quy định chi tiết như sau:

a) Về chế độ báo cáo:

Trưởng đoàn thanh tra phải báo cáo về tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao với Người ra quyết định thanh tra theo tiến độ được xác định trong kế hoạch tiến hành thanh tra hoặc theo yêu cầu của Người ra quyết định thanh tra. Báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của Trưởng đoàn thanh tra được gửi cho người thực hiện giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra.

b) Sổ nhật ký Đoàn thanh tra:

 Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm ghi sổ nhật ký Đoàn thanh tra một cách chính xác, khách quan, trung thực những nội dung có liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra diễn ra từ khi công bố Quyết định thanh tra đến khi ban hành Kết luận thanh tra. Sổ nhật ký Đoàn thanh tra được lưu trữ trong Hồ sơ thanh tra. Trưởng Đoàn thanh tra có trách nhiệm quản lý Sổ nhật ký Đoàn thanh tra cùng với các tài liệu khác trong quá trình thanh tra.

Khuyến khích việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc ghi nhật ký Đoàn thanh tra.

7. Kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra

thanh tra là gì
Thanh tra là gì? Kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra la gì?

Trước khi hoàn thành việc tiến hành thanh tra tại nơi được thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải báo cáo Người ra quyết định thanh tra, đồng thời thông báo bằng văn bản cho đối tượng thanh tra về việc kết thúc thanh tra trực tiếp. Trong trường hợp cần thiết, Trưởng đoàn thanh tra tổ chức cuộc gặp với đối tượng thanh tra để thông báo việc kết thúc thanh tra trực tiếp.

Mục đích hoạt động thanh tra

Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện thiếu xót trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm đưa ra biện pháp khắc phục, phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật để giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật

Đồng thời phát huy nhân tố tích cực nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và hiệu lực của việc quản lý nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, Nhà nước.

Nguyên tắc hoạt động thanh tra

Điều 7 Luật Thanh tra 2010 đã xác định các nguyên tắc của hoạt động thanh tra bao gồm:

“1. Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời.

2. Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.”

Như vậy, pháp luật về thanh tra đã xác định rõ bảo đảm công khai là một trong những nguyên tắc của hoạt động thanh tra.

Quyền và nghĩa vụ của hoạt động thanh tra

Quyền của từng đối tượng thanh tra

Thanh tra là gì
Thanh tra là gì? Quyền của từng đối tượng thanh tra là gì?

Thứ nhất đó chính là giải trình về vấn đề có liên quan đến các nội dung thanh tra.

Thứ hai, yêu cầu về bồi thường thiệt hại theo những quy định của phát luật đã được đề ra. Yêu cầu được bồi thường là quyền quan trọng trong số các quyền của đối tượng thanh tra.

Đối tượng thanh tra có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, vì trên thực tế hoạt động thanh tra cũng có thể dẫn đến sai sót, bất thường, gây thiệt hại cho cơ sở, tổ chức, cá nhân được thanh tra.

Việc thừa nhận quyền yêu cầu thể hiện rõ quan điểm của nhà nước rằng Luật giám sát chỉ là một quy định mang tính nguyên tắc, liên quan đến những vấn đề cụ thể trong việc tôn trọng và bảo vệ lợi ích hợp pháp của nhà nước ở nước ta. Vi phạm sẽ gây thiệt hại cho các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức.

Quyền yêu cầu bồi thường, trách nhiệm bồi thường của các cơ quan nhà nước và việc bồi thường của cán bộ, công chức do Luật bồi thường quy định.

Nghĩa vụ của đối tượng thanh tra

Thứ nhất, đối tượng thanh tra phải chấp hành theo quyết định thanh tra một cách nghiêm túc, đầy đủ.

Thứ hai, tất cả các nhân viên thanh tra phải hoạt động đồng thời, nhanh chóng để phát hiện và xử lý về tình huống chính xác.

Các tài liệu có liên quan theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra, đội trưởng của toàn đội thanh tra, thanh tra viên, cùng với một số những người khác được giao nhiệm vụ tương tự về thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn Thanh tra và phải nếu như có sai sót thì đoàn thanh tra trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin, tài liệu đã cung cấp.

Mọi hành vi trốn tránh, cung cấp không kịp thời, không đầy đủ, thiếu chính xác các thông tin liên quan đến nội dung thanh tra mà đối tượng thanh tra có được đ là hành vi vi phạm và sẽ bị xử lý tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm.

Thứ ba, thực hiện yêu cầu, kiến ​​nghị, kết luận, quyết định xử lý của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, Thanh tra viên, người được chỉ định thực hiện nhiệm vụ thanh tra cụ thể, đối tác thanh tra, các thành viên khác của Đoàn thanh tra và cơ quan có thẩm quyền trong nước.

Các yêu cầu, kiến ​​nghị, quyết định, yêu cầu xử lý sau thanh tra, đề xuất, quyết định, kết luận của người thực hiện thanh tra trong quá trình thanh tra phải được đối tượng thanh tra chấp hành và thực hiện đầy đủ, công tâm. Mọi hành vi cản trở, chống đối, không tuân thủ, chấp hành không đầy đủ hoặc không nghiêm túc đều phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Nói tóm lại về “thanh tra là gì” và “quyền và nghĩa vụ của thanh tra là gì” là điều căn bản mà mỗi người công dân Việt Nam cần biết từ đó hiểu rõ được vai trò của thanh tra trong hoạt động quản lý nhà nước. Ngày nay, thanh tra ngày càng có sự điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tiễn phát triển ở nước ta hiện nay. Để biết thêm về các bộ phận liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước hãy theo dõi Muaban.net để cập nhật những thông tin xác đáng nhất!

>>> Xem thêm:

Trần Tuyết

Trần Ánh Tuyết
Trần Thị Ánh Tuyết - Content Writer chuyên chia sẻ kinh nghiệm tại Muaban.net - Trang đăng tin rao vặt uy tín tại Việt Nam. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp những thông tin có ích đến cho bạn đọc. "Try to take advantage of every opportunity that comes you way"
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ