Tuesday, March 19, 2024
spot_img
HomeCông nghệUAT là gì? Giải đáp những thắc mắc xoay quanh UAT

UAT là gì? Giải đáp những thắc mắc xoay quanh UAT

Trong các ngành liên quan đến kỹ thuật và các phân nhánh nhỏ của kỹ thuật, UAT là quá trình kiểm tra chất lượng để xác định được một đặc điểm kỹ thuật hay hợp đồng có thể đáp ứng được hay không. UAT là một thuật ngữ quen thuộc với “dân” trong ngành phát triển các phần mềm nhưng lại xa lạ với những người ngoài ngành hoặc những người mới bước vào ngành phần mềm. Vậy UAT là gì? Hãy cùng Muaban.net giải đáp thắc mắc sau bài viết này nhé! 

Giải nghĩa UAT là gì? 

UAT là gì?
Giải đáp UAT là gì?

Kiểm thử chấp nhận của người dùng tên tiếng anh còn được gọi là User Acceptance Test – UAT được định nghĩa là một hình thức tiến hành kiểm thử được thực hiện bởi chính những khách hàng để xác nhận rằng hệ thống đã được đưa vào hoạt động đúng như mong đợi và đáp ứng được yêu cầu của người khách hàng đưa ra hay chưa.

UAT phải được thực hiện ở giai đoạn kiểm thử cuối cùng và phải trước khi phần mềm được bàn giao và sẵn sàng đưa vào hoạt động chính thức.

Giai đoạn kiểm thử là một giai đoạn để kiểm tra lại sản phẩm theo hướng của người dùng để đưa sản phẩm đến sản xuất phổ trên thị trường. Giai đoạn này phải được thực hiện trong cùng một môi trường thử nghiệm riêng biệt so với môi trường của các lập trình viên và quá trình sẽ có sự tham gia của rất nhiều người dùng cuối.

>>> Tham khảo thêm: Tìm hiểu Swagger là gì? Cách tận dụng swagger để viết API

User – Người dùng trong UAT

User trong UAT được định nghĩa chính là người dùng trong một doanh nghiệp thực sự, người sẽ chịu trách nhiệm vận hành cả một hệ thống. Doanh nghiệp sẽ lựa chọn từ các nhân viên của một tổ chức, nhà cung cấp hoặc từ chính khách hàng của bạn. Họ là người am hiểu và có kiến thức chính xác nhất về mục đích của các sản phẩm doanh nghiệp đang có nhu cầu sử dụng.

Do vậy, họ là những người phải có đủ điều kiện yêu cầu để có thể kiểm tra trên hệ thống để xác định có thể mang đến những lợi ích như thế nào cho tổ chức, doanh nghiệp được hay không. Các nhà phát triển hệ thống, với cương vị là những chuyên gia tạo ra phần mềm tuy nhiên họ không thể làm điều đó bởi họ sẽ không thể nào biết được thực tế việc điều hành của tổ chức diễn ra như nào.

Chấp nhận trong UAT

Việc sản phẩm được chấp nhận trên hệ thống không có nghĩa rằng sản phẩm phần mềm sẽ có thể mang lại lợi ích cho tổ chức, doanh nghiệp như mong đợi. Một sản phẩm đã đáp ứng được tất các các yêu cầu về kỹ thuật ban đầu nhưng khi triển khai hoạt động trong doanh nghiệp, doanh nghiệp nhận thấy sản phẩm có dấu hiệu không mang lại giá trị thiết thực cho doanh nghiệp. Điều này hoàn toàn xảy ra do sự xuất hiện và thay đổi chóng măt của môi trường và chính phương pháp kinh doanh của doanh nghiệp làm sản phẩm không thể đáp ứng được yêu cầu. Từ đó mặc dù một hệ thống có thể hoàn toàn không được chấp nhận ngay cả khi sản phẩm đó đã đáp ứng tất cả những đặc điểm yêu cầu kỹ thuật.

Kiểm thử trong UAT là gì?

UAT là gì?
UAT là gì? Kiểm thử chấp nhận của người dùng có tầm quan trọng như thế nào?

Kiểm thử chính là việc kiểm tra hoạt động để xác định sản phẩm có sự xuất hiện lỗi hay không trước khi đưa sản phẩm đi vào hoạt động. Việc làm này sẽ giúp tránh những rủi ro không mong muốn sẽ xảy ra khi đưa vận hành hệ thống và sẽ giảm thiểu tối đa các chi phí phát sinh từ việc khắc phục sự cố.

Khi nào nên thực hiện UAT?

Kiểm thử chấp nhận UAT phải là bước cuối cùng trong quy trình và phải trước khi sản phẩm được đưa vào hoạt động hoặc phân phối. UAT chỉ được thực hiện sau khi sản phẩm vượt qua các bước kiểm tra và đã được thông qua kiểm thử hệ thống.

>>> Tham khảo thêm: Social Media là gì? Những kiến thức mới nhất về Social Media

Ai là người thực hiện UAT

UAT cũng là một công việc yêu cầu một vị trí riêng, cho nên người dùng hoặc khách hàng chính là người sẽ thực hiện kiểm thử.

Những tiêu chí của một UAT là gì?

UAT là gì?
UAT là gì? Những tiêu chí của một UAT là gì?

Các tiêu chí của UAT được sẽ được đặt dựa theo sản phẩm phần mềm đang được phát triển cũng như các điều kiện riêng được chủ doanh nghiệp đề xuất. Việc lựa chọn tiêu chí UAT phù hợp sẽ đảm bảo vững chắc sự thành công của cả toàn bộ hoạt động sản xuất. Một số tiêu chí phổ biến của UAT như:

  • Có thể đáp ứng được các yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp hay không.
  • Hoàn thiện đầy đủ các mã ứng dụng và các thông số kỹ thuật hay chưa.
  • Hoàn thành đủ các bước kiểm thử đơn vị, kiểm thử các tích hợp và kiểm thử hệ thống trước khi tiến hành công việc kiểm thử UAT.
  • Không xuất hiện khuyết điểm nào trước và trong giai đoạn kiểm thử chấp nhận.
  • Nếu các lỗi được tìm thấy trong quá trình kiểm thử, thì tất cả các lỗi phải hoàn tất việc sửa.
  • Môi trường UAT phải luôn trong trạng thái sẵn sàng.
  • Nhà phát triển phải chắc được rằng hệ thống đã sẵn sàng thực hiện UAT.

Tại sao vẫn cần kiểm thử chấp nhận người dùng nếu sản phẩm về cơ bản đã sẵn sàng?

  • Kiểm thử chấp nhận xác định tất cả các chức năng chính đều hoạt động tốt, chứ không chỉ chú trọng vào các trường, các button,…
  • Kiểm thử chấp nhận sẽ bao gồm 2 loại kiểm thử Alpha và Beta, môi trường thử nghiệm sẽ diễn ra tại nơi sản xuất phần mềm hoặc môi trường thực để xác thực phần mềm có thực sự đem lại giá trị cho người sử dụng hay không.
  • Đây sẽ là một cơ hội để giúp phát hiện ra những lỗi còn tồn tại trong hệ thống.
UAT là gì?
Cần kiểm thử chấp nhận người dùng nếu sản phẩm về cơ bản đã sẵn sàng

Quy trình thực hiện UAT

Là bước kiểm thử sẽ được thực hiện bởi những người dùng trong dự định, do đó quá trình UAT thường được công bố và thực hiện tại vị trí máy khách. Khi các tiêu chí cho UAT đã được đáp ứng, người kiểm thử sẽ thực hiện đầy đủ các bước sau đây:

  • Phân tích các yêu cầu về nghiệp vụ của các phần mềm
  • Lập kế hoạch kiểm tra UAT
  • Xác định đầy đủ các kịch bản kiểm thử
  • Tạo các trường hợp để kiểm tra UAT
  • Chuẩn bị dữ liệu test (giống với dữ liệu thật nhất)
  • Thực hiện kiểm thử
  • Lưu lại các kết quả
  • Xác nhận chức năng của sản phẩm

Phân tích các yêu cầu về nghiệp vụ của các phần mềm:

Một trong những việc làm quan trọng và tiên quyết nhất của quá trình kiểm thử chấp nhận là phải xác định được và bắt đầu xây dựng các kịch bản thử nghiệm. Các kịch bản phải được lấy từ các nguồn tài liệu sau:

  • Bản tuyên ngôn của dự án (Project Charter)
  • Các trường hợp sử dụng theo nghiệp vụ (Business Use Cases)
  • Các sơ đồ quy trình hoạt động của chương trình (Process Flow Diagram)
  • Tài liệu yêu cầu nghiệp vụ (Business Requirements Document – BRD)
  • Các đặc tả yêu cầu hệ thống (System Requirements Specification – SRS)

Lập kế hoạch kiểm tra UAT

Lập kế hoạch kiểm thử cho kiểm thử chấp nhận sẽ phải được sử dụng để xác minh và đảm bảo ứng dụng sẽ đáp ứng được các yêu cầu nghiệp vụ của nó. Quy trình sẽ ghi lại các tiêu chí đã nhập vào và xuất ra cho kiểm thử để xem xét và chấp nhận, kịch bản kiểm thử, các cách tiếp cận từng trường hợp kiểm thử và thời gian kiểm thử.

UAT là gì?
UAT là gì? Lập ra các kế hoạch kiểm tra

Xác định đầy đủ các kịch bản kiểm thử

Ở phần này sẽ là bước để xác định các kịch bản trong quá trình kiểm thử liên quan đến quy trình nghiệp vụ cấp cao và sẽ tạo các trường hợp kiểm thử với các bước kiểm thử rõ ràng và cụ thể. Các trường hợp kiểm thử phải đầy đủ bao gồm hầu hết các kịch bản của kiểm thử đã được chấp nhận. Và sẽ có các trường hợp sử dụng theo nghiệp vụ là đầu vào để tạo ra các trường hợp kiểm thử. 

Tạo các trường hợp để kiểm tra UAT

Cần tạo các trường hợp thử nghiệm liên quan đến quy trình kinh doanh cấp cao và tạo các thử nghiệm với từng bước kiểm tra một cách rõ ràng. Các trường hợp thử nghiệm phải đáp ứng đủ bao gồm hầu hết các kịch bản có thể xảy ra. Các trường hợp cần thiết để sử dụng nghiệp vụ phải là đầu vào tạo ra được các trường hợp thử nghiệm.

Chuẩn bị dữ liệu test (giống với dữ liệu thật nhất)

Các dữ liệu được dùng cho kiểm thử sẽ chấp nhận phải nên là các dữ liệu thực tế mà người dùng tương sẽ sử dụng. Nên yêu cầu dữ liệu phải giống thật nhất. Chúng ta chỉ nên xáo trộn dữ liệu, ví dụ như ghép cặp ngẫu nhiên các bộ dữ liệu với nhau để nhằm gia tăng tính bảo mật và riêng tư. Bên cạnh đó, người kiểm thử cũng sẽ cần phải là người có kinh nghiệm làm quen với các luồng cơ sở dữ liệu.

Thực hiện kiểm thử

Ở bước này sẽ tiến hành kiểm thử các trường hợp theo các tài liệu, quy trình và dữ liệu sẵn có. Các lỗi xảy ra trong sẽ được ghi lại và tiến hành kiểm tra lại sau khi đã được sửa.

Lưu lại các kết quả

Trong suốt quá trình kiểm thử, phải ghi nhận và lưu lại kết quả các thông số thay đổi và lỗi xuất hiện qua mỗi lần kiểm thử từ đó hoàn có dữ liệu đầy đủ để kết thúc công việc kiểm thử.

Xác nhận chức năng của sản phẩm

Để có thể đảm bảo rằng sản phẩm ổn định hay chưa cần xác định theo tiêu chí sau:

  • Không để các lỗi nghiêm trọng hoạt động.
  • Quy trình nghiệp vụ hoạt động ổn định.
  • Người tiến hành kiểm thử phải đăng xuất các tài khoản và bên liên quan trước khi tiến hành việc kiểm tra.
UAT là gì?
UAT là gì? Quy trình thực hiện UAT

Người thực hiện UAT cần có những phẩm chất gì?

Trước khi giai đoạn kiểm thử chấp nhận người dùng được hoàn tất, sản phẩm đã phải trải qua các bước kiểm thử theo quy trình chuyên nghiệp, tuy nhiên phải thiên về kỹ thuật hơn. Người thực hiện công việc kiểm thử cần phải hoàn tất kiểm tra và ghi nhận toàn bộ trải nghiệm của họ đối với sản phẩm.

Các thành viên trong đội kiểm thử cuối cùng phải có sự thống nhất chung và không có những quan điểm khách quan về sản phẩm khi thử nghiệm. Và đây cũng chính là lý do tại sao môi trường thực hiện UAT lại nằm ngoài môi trường phát triển.

Những người thử nghiệm sẽ hiểu rõ về yêu cầu và mục đích tạo ra phần mềm nên họ có những hoạch định không phù hợp để bắt đầu thử nghiệm. Kiểm thử UAT là công việc phải  đòi hỏi phản ứng từ người dùng chính hãng, và họ đưa ra các gợi ý giúp sản phẩm được đánh giá một cách đầy đủ và tốt nhất. Người kiểm thử phải nên nên độc lập về suy nghĩ như người dùng chưa từng biết đến hệ thống và việc hiểu rõ về yêu cầu hoặc các quy trình kinh doanh để có thể chuẩn bị công việc kiểm thử và đưa ra các dữ liệu thực tế cho doanh nghiệp.

Làm thế nào để thực hiện UAT tốt nhất?

Để quá trình kiểm thử chấp nhận được tốt nhất, các công việc mà nhà kiểm thử cần làm:

  • Các kế hoạch được chuẩn bị một cách càng sớm càng tốt.
  • Chuẩn bị các trường hợp kiểm thử trước khi bắt đầu thực hiện công việc UAT.
  • Xác định rõ được mục tiêu và phạm vi phát triển của UAT.
  • Thực hiện các kiểm thử dựa trên kịch bản và dữ liệu đã đưa ra trên thực tế.
  • Không đặt nặng tư tưởng phải là người xây dựng ứng dụng mà thực hiện như một người khách hàng sử dụng hệ thống thực tế.
  • Thực hiện kiểm tra khả năng sử dụng của phần mềm khi đưa vào thực tế.
  • Báo cáo các kết quả và tiến hành đưa ra các ghi chú về trải nghiệm của bản thân trước cuộc họp khi quyết định sử dụng và phát hành sản phẩm ra thị trường.

Kiểm thử chấp nhận và mô hình V-Model

Mô hình V-Model là mô hình mà các giai đoạn kiểm thử sẽ diễn ra đi chung với một giai đoạn phát triển phần mềm, hay có thể nói rằng quá trình phát triển và kiểm thử sẽ hoạt động cùng lúc song song.

Trong mô hình này, UAT sẽ tương ứng với các giai đoạn được phân tích yêu cầu.

UAT là gì?
UAT và mô hình V-model

Kiểm thử chấp nhận người dùng cần đáp ứng các điều kiện sau để có thể triển khai:

  • Yêu cầu nghiệp vụ phải có sẵn
  • Phải phát triển đầy đủ mã nguồn chương trình
  • Hoàn thành các quá trình kiểm thử chức năng, kiểm thử tích hợp và kiểm thử hệ thống
  • Trong quá trình kiểm thử tích hợp hệ thống không để xảy ra các lỗi để dừng hoạt động chương trình đột ngột và các lỗi nghiêm trọng khác
  • Trong quá trình kiểm thử chấp nhận diễn ra, chỉ riêng lỗi thẩm mỹ mới có thể dễ dàng bỏ qua
  • Hoàn thành kiểm thử hồi quy mà không để các lỗi lớn xảy ra
  • Khi kiểm thử chấp nhận bắt đầu diễn ra tất cả các lỗi phải được sửa trước và báo cáo
  • Hoàn tất ma trận truy xuất nguồn gốc cho toàn bộ các bộ kiểm thử
  • Môi trường UAT phải trong quá trình sẵn sàng để dễ dàng sử dụng
  • Có thông báo sẵn sàng cho kiểm thử chấp nhận từ nhóm kiểm thử hệ thống.

Với những thông tin đã chia sẻ trên bài viết trên, Muaban.net mong rằng sẽ giúp bạn giải đáp về UAT là gì và quy trình của UAT diễn ra như thế nào. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn am hiểu hơn về UAT và dễ dàng bước vào lĩnh vực phần mềm. Hãy đón đọc thêm nhiều bài viết hay và nhiều thông tin bổ ích ở Muaban.net bạn nhé.

>>> Xem thêm:

 

 

 

Thúy Anh
Thuý Anh - Content Writer chuyên chia sẻ về những kinh nghiệm tại Muaban.net - Trang đăng tin rao vặt uy tín tại Việt Nam. Mong rằng bài viết sẽ cung cấp những thông tin có ích đến cho bạn đọc.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ