Wednesday, November 20, 2024
spot_img
HomeNhà đấtỦy quyền là gì? Hướng dẫn thủ tục ủy quyền chi tiết...

Ủy quyền là gì? Hướng dẫn thủ tục ủy quyền chi tiết nhất

Ủy quyền là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống. Vậy bạn đã hiểu ủy quyền là gì? Thủ tục ủy quyền được thực hiện ra sao? Tất cả những thông tin cần biết về ủy quyền sẽ được cập nhật chi tiết thông qua bài viết dưới đây của Muaban.net, mời các bạn cùng tham khảo.

Ủy quyền là gì
Ủy quyền là gì? Những thủ tục ủy quyền mà bạn cần biết

I. Hiểu rõ ủy quyền là gì?

Ủy quyền là một hình thức của việc đại diện, thay mặt trong trường hợp người ủy quyền không thể tự mình thực hiện công việc được. Cụ thể, các bên (gồm bên ủy quyền và bên được ủy quyền) sẽ tiến hành thỏa thuận. Trong đó, bên được ủy quyền sẽ có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền trong một khoảng thời gian đã được thỏa thuận giữa các bên và có thể bao gồm thù lao hoặc không.

Về mặt pháp lý, hình thức ủy quyền có thể là hành vi pháp lý song phương hoặc đơn phương, điều này còn tùy thuộc vào ý chí của các bên tham gia.

Ủy quyền là gì
Ủy quyền là gì?

II. Hình thức ủy quyền phổ biến

Hiện nay, việc ủy quyền có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau (bằng lời nói hoặc bằng văn bản), trong đó hình thức ủy quyền bằng văn bản được xem là phổ biến và dễ được thừa nhận nhất. Văn bản ủy quyền có thể được chia thành hai loại gồm hợp đồng ủy quyền giấy ủy quyền, cụ thể:

Ủy quyền là gì
Văn bản ủy quyền gồm hai loại: giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền
  • Hợp đồng ủy quyền: Là hình thức thỏa thuận giữa các bên tham gia vào hợp đồng ủy quyền, trong đó bên được ủy quyền sẽ thay mặt, đại diện bên ủy quyền để thực hiện công việc. Ngoài ra, bên nhận ủy quyền sẽ được bên ủy quyền trả thù lao nếu có thỏa thuận trong hợp đồng ủy quyền hoặc do pháp luật quy định (theo Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015).
  • Giấy ủy quyền: Không giống như hợp đồng ủy quyền, giấy ủy quyền không được văn bản pháp luật định nghĩa trong Bộ luật Dân sự 2015. Đây là lý do mà giấy ủy quyền có thể được xem là hành vi pháp lý đơn phương hoặc hình thức thỏa thuận giữa các bên tham gia. Ngoài ra, trong giấy ủy quyền có thể chỉ cần phần chữ ký của bên ủy quyền để chỉ định, yêu cầu bên nhận ủy quyền nhân danh thực hiện công việc.
Tham khảo thêm các tin đăng về nhà đất tại Muaban.net

Bán nhà số 58 Trần Văn Kiểu (Bình Phú), Phường 10, Quận 6
1
  • Hôm nay
  • Phường 10, Quận 6
Bán nền nhà Đường Số 1, Khu chung cư IHOME3, Phường 16, Quận 8
3
Bán nhà mặt tiền Đường Số 48, Phường 16, Quận 8, DT 5x20m
14
  • Hôm nay
  • Phường 16, Quận 8
Bán nền nhà mặt tiền Đường Số 48, Phường 16, Quận 8
4
  • Hôm nay
  • Phường 16, Quận 8
BÁN NHÀ MẶT TIỀN ĐOẠN 2 CHIỀU ĐƯỜNG NGUYỄN XÍ, PHƯỜNG 13, BÌNH THẠNH
7
  • Hôm nay
  • Phường 13, Quận Bình Thạnh
Bán nhà 531C Cách Mạng Tháng 8, P.13, Quận 10, trệt, 6 lầu, thang máy
6
CHÍNH CHỦ CẦN BÁN GẤP NHÀ MẶT TIỀN KINH DOANH QUẬN BÌNH THẠNH
1
  • Hôm nay
  • Phường 22, Quận Bình Thạnh
BÁN NHÀ ĐƯỜNG LÊ VĂN TÁCH, P.TƯƠNG BÌNH HIỆP, THỦ DẦU MỘT, BÌNH DƯƠNG
6
  • Hôm nay
  • Phường Tương Bình Hiệp, Thành phố thủ Dầu Một
BÁN NHÀ ĐƯỜNG RỘNG 25M TÔN THẤT THUYẾT, PHƯỜNG 3, QUẬN 4
3
  • Hôm nay
  • Phường 3, Quận 4
Bán 8285m2 đất trồng cây lâu năm đường Đào Văn Thử, Tân An Hội, Củ Chi
9
  • Hôm nay
  • Xã Tân An Hội, Huyện Củ Chi
CẦN BÁN NHÀ ĐƯỜNG NGUYỄN TRÃI, NGAY CHỢ PHÙNG KHOANG, TRƯỜNG ĐẠi HỌC.
6
  • Hôm nay
  • Phường Trung Văn, Quận Nam Từ Liêm
Bán nhà mặt tiền 7,5 mét Đường TL49
3
  • Hôm nay
  • Phường Thạnh Lộc, Quận 12
Cần tiền bán đất đường Võ Nguyên Giáp, Biên Hoà Đồng Nai
1
  • Hôm nay
  • Phường Phước Tân, TP. Biên Hoà
Bán 2 căn nhà giá chỉ bằng 1 căn 10m rẻ nhất khu vực Ea drong, Cư Mgar
4
  • Hôm nay
  • Xã Ea DRơng, Huyện Cư Mgar
BÁN ĐẤT LÂM NGHIỆP BÀ RỊA VŨNG TÀU, ĐẤT NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VŨNG TÀU
9
CẦN BÁN 2 căn nhà giá 1,85 tỷ và 4,25 tỷ số 129/57/28 ng văn nghi Gvap
7
  • Hôm nay
  • Phường 15, Quận Bình Thạnh
Nhà mặt tiền đường Cây Bàng - Tân Kiên - Bình Chánh. SHR (970 tr).
6
  • Hôm nay
  • Xã Tân Kiên, Huyện Bình Chánh
Bán nhà độc nhất vô nhị: Mặt đường 7m view hồ sinh thái - mặt hậu ngõ
2
  • Hôm nay
  • Phường Lĩnh Nam, Quận Hoàng Mai
Nhà góc 2 MT ( 8,2 x 17m ) 1 trệt 1 lầu Thạnh xuân 33
9
  • Hôm nay
  • Phường Thạnh Xuân, Quận 12
Nhà P5 căn hộ DV ( 5 x 27m ) 5 lầu thang máy
6
Nhà P5 căn hộ DV ( 5 x 27m ) 5 lầu thang máy
  • 135 m² -
  • 21 PN -
  • 21 WC
22,5 tỷ
  • Hôm nay
  • Phường 5, Quận Gò Vấp

III. Đặc điểm của hợp đồng ủy quyền

Hợp đồng ủy quyền là loại hợp đồng song vụ

Bên ủy quyền có nghĩa vụ cung cấp thông tin cần thiết, các giấy tờ có liên quan đến việc nhân danh thực hiện công việc của bên được ủy quyền. Đồng thời, bên ủy quyền cũng có quyền yêu cầu, chỉ định bên được ủy quyền thực hiện đúng phạm vi ủy quyền. Trong khi đó, bên được ủy quyền cần thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ đã được ủy quyền trong mối quan hệ với bên thứ ba.

Hợp đồng ủy quyền là loại hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù

Hợp đồng ủy quyền là hợp đồng có đền bù khi bên được ủy quyền có nhận thù lao. Trong trường hợp bên được ủy quyền không nhận thù lao mà chỉ thực hiện công việc vì nguyên do giúp đỡ, tương trợ bên ủy quyền thì đây có thể được xem là hợp đồng ủy quyền không có đền bù.

Ủy quyền là gì
Những đặc điểm của hợp đồng ủy quyền là gì?

IV. Hậu quả pháp lý của việc ủy quyền

Bất kể hình thức ủy quyền nào cũng làm phát sinh các quyền cũng như trách nhiệm pháp lý của cả hai bên: ủy quyền và được ủy quyền, cụ thể:

1. Quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền

Căn cứ theo Điều 567 Bộ luật Dân sự 2015, nghĩa vụ của bên ủy quyền được quy định rõ như sau:

  • Bên ủy quyền phải cung cấp đầy đủ thông tin, phương tiện và các giấy tờ có liên quan để bên nhận ủy quyền nhân danh thực hiện công việc.
  • Bên ủy quyền phải chịu trách nhiệm về cam kết do bên nhận ủy quyền thực hiện trong phạm vi công việc ủy quyền.
  • Bên ủy quyền phải thanh toán chi phí một cách hợp lý mà bên nhận ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền. Ngoài ra, bên ủy quyền phải chi trả khoản thù lao cho bên thực hiện việc ủy quyền trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả thù lao.

Lưu ý: Bên ủy quyền chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi ủy quyền mà các bên đã thỏa thuận, thống nhất từ trước. Nếu bên được ủy quyền vượt quá phạm vi công việc ủy quyền thì bên ủy quyền có thể được lược bỏ trách nhiệm đối với phần phạm vi bị vượt quá đó.

Theo Điều 568 Bộ luật Dân sự 2015, quyền của bên ủy quyền được quy định cụ thể như sau:

  • Bên ủy quyền hoàn toàn có thể yêu cầu bên nhận ủy quyền thông báo đầy đủ, minh bạch về quá trình nhân danh bên ủy quyền để thực hiện công việc.
  • Bên ủy quyền có thể trực tiếp yêu cầu bên nhận ủy quyền chuyển giao lại tài sản, lợi ích đã thu được từ việc nhân danh thực hiện công việc ủy quyền, trừ phi giữa các bên tồn tại thỏa thuận khác.
  • Bên ủy quyền sẽ được bồi thường thiệt hại thỏa đáng nếu bên nhận ủy quyền có hành vi vi phạm nghĩa vụ được quy định tại Điều 565 của Bộ luật Dân sự 2015.
Ủy quyền là gì
Trường hợp bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ thì bên ủy quyền sẽ được bồi thường thiệt hại

2. Quyền và nghĩa vụ của bên được ủy quyền

Căn cứ tại Điều 565 Bộ luật Dân sự 2015, nghĩa vụ của bên nhận ủy quyền được quy định rõ như sau:

  • Bên nhận ủy quyền có trách nhiệm phải thực hiện công việc theo ủy quyền, đồng thời phải báo cáo cho bên ủy quyền về tiến trình thực hiện công việc đó.
  • Bên nhận ủy quyền phải thông báo cho bên thứ ba trong mối quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi của việc ủy quyền cũng như những bổ sung, sửa đổi phạm vi ủy quyền (nếu có).
  • Bên được ủy quyền phải chịu trách nhiệm cho việc bảo quản các tài liệu và phương tiện được bên ủy quyền giao phó để nhân danh thực hiện công việc ủy quyền.
  • Bên được ủy quyền phải giữ bí mật thông tin về công việc ủy quyền mà mình biết được trong quá trình thực hiện công việc ủy quyền.
  • Bên nhận ủy quyền có nghĩa vụ giao lại cho bên ủy quyền tài sản và lợi ích thu được từ việc nhân danh thực hiện công việc ủy quyền dựa trên thỏa thuận giữa các bên hoặc theo pháp luật quy định.
  • Bên thực hiện công việc ủy quyền phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền nếu có hành vi vi phạm nghĩa vụ được quy định tại Điều 565 của Bộ luật Dân sự 2015.

Theo Điều 566 Bộ luật Dân sự 2015, quyền của bên nhận ủy quyền được quy định cụ thể như sau:

  • Bên nhận ủy quyền có thể yêu cầu bên ủy quyền cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu cũng như các phương tiện cần thiết để nhân danh thực hiện công việc ủy quyền.
  • Bên nhận ủy quyền sẽ được bên ủy quyền thanh toán chi phí thỏa đáng mà mình đã bỏ ra để nhân danh thực hiện công việc ủy quyền. Ngoài ra, bên nhận ủy quyền sẽ được  hưởng thù lao, nếu giữa các bên tồn tại thỏa thuận về việc trả thù lao.

3. Căn cứ chấm dứt việc ủy quyền

Khi công việc ủy quyền được hoàn thành, việc ủy quyền có thể được chấm dứt theo thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên, các bên cũng có thể đơn phương chấm dứt việc ủy quyền, nếu tuân theo các quy định tại điều 569 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể như sau:

Bên ủy quyền đơn phương chấm dứt việc ủy quyền:

  • Trong trường hợp ủy quyền có thù lao: Mặc dù bên ủy quyền có quyền chấm dứt hợp đồng ủy quyền một cách đơn phương tại bất cứ thời điểm nào, nhưng bên ủy quyền phải thực hiện chi trả đủ thù lao cho bên nhận ủy quyền sao cho tương ứng với khối lượng công việc mà bên nhận ủy quyền đã nhân danh thực hiện cũng như bồi thường thiệt hại.
  • Trong trường hợp ủy quyền không có thù lao: Bên ủy quyền hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt việc ủy quyền và phải đảm bảo rằng bên ủy quyền đã báo trước cho bên nhận ủy quyền một khoảng thời gian hợp lý.

Ngoài ra, bên ủy quyền có nhiệm vụ thông báo đến bên thứ ba để nắm rõ tình hình về việc bên ủy quyền đã đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền. Trong trường hợp bên ủy quyền không thông báo đến bên thứ ba biết thì hợp đồng với bên thứ ba sẽ vẫn còn hiệu lực, trừ phi bên thứ ba đã biết về việc hợp đồng ủy quyền đã được chấm dứt.

Bên nhận ủy quyền đơn phương chấm dứt việc ủy quyền:

  • Trong trường hợp ủy quyền không có thù lao: Bên nhận công việc ủy quyền có quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền một cách đơn phương tại bất kỳ thời điểm nào, tuy nhiên bên được ủy quyền phải đảm bảo rằng đã báo trước cho bên ủy quyền biết một khoảng thời gian hợp lý.
  • Trong trường hợp ủy quyền có thù lao: Tuy bên nhận ủy quyền hoàn toàn có thể đơn phương chấm dứt việc thực hiện hợp đồng với bên ủy quyền tại bất cứ thời điểm nào, nhưng phải đảm bảo việc bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền (nếu có).
Ủy quyền là gì
Những quy định khi đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền là gì?

4. Quy định về việc ủy quyền lại

Từ thực tế cho thấy, không phải tất cả trường hợp nào bên được ủy quyền cũng có đủ khả năng để nhân danh thực hiện công việc ủy quyền. Đây là lý do tại sao mối quan hệ ủy quyền lại được hình thành. Căn cứ theo Điều 564 Bộ luật Dân sự 2015, việc ủy quyền lại được quy định rõ ràng, cụ thể như sau:

  • Bên nhận ủy quyền sẽ được phép ủy quyền lại cho đối tượng khác, nếu:
    • Nhận được sự chấp thuận từ bên ủy quyền;
    • Vì yếu tố bất khả kháng nào đó, nếu bên được ủy quyền không áp dụng việc ủy quyền lại thì mục đích thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của bên ủy quyền ban đầu sẽ không có khả năng thực hiện được.
  • Phải đảm bảo rằng việc ủy quyền lại không được phép vượt quá phạm vi công việc ủy quyền ban đầu.
  • Bên nhận ủy quyền phải cam kết rằng hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải hoàn toàn phù hợp với hình thức ủy quyền đã thỏa thuận ban đầu.

Tóm lại, việc ủy quyền lại cần phải xuất phát từ ý chí của bên ủy quyền ban đầu hoặc vì nguyên nhân bất khả kháng nào đó ảnh hưởng đến lợi ích của bên ủy quyền ban đầu. Hơn nữa, tất cả các vấn đề pháp lý của việc ủy quyền lại phải hoàn toàn phù hợp với hợp đồng ủy quyền ban đầu.

Tham khảo thêm: Mẫu Giấy Uỷ Quyền Công Ty Chính Xác Nhất 2020

V. Những thủ tục nghiêm cấm ủy quyền

Hiện nay, pháp luật có quy định một số thủ tục không được phép ủy quyền mà bắt buộc chính cá nhân hoặc tổ chức đó phải tự thực hiện, bao gồm:

Ủy quyền là gì
Một số trường hợp không được phép ủy quyền
  • Đăng ký kết hôn: Căn cứ tại Khoản 1 Điều 18 Luật Hộ tịch, các bên có nhu cầu đăng ký kết hôn thì cả hai phải tự mình nộp tờ khai đăng ký kết hôn cũng như phải hiện diện cùng nhau để ký tên vào giấy đăng ký kết hôn và sổ hộ tịch.
  • Ly hôn: Theo quy định tại Khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, cả hai vợ chồng không được phép ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng song vẫn có thể thực hiện ủy quyền cho người khác để nộp hồ sơ, nộp tạm ứng án phí,… khi ly hôn.
  • Gửi tiết kiệm tại ngân hàng: Căn cứ tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư 48/2018/TT-NHNN, người có nhu cầu gửi tiết kiệm ngân hàng phải tự mình đến quầy giao dịch tại ngân hàng để thực hiện, trừ phi người đó gửi tiền tiết kiệm ngân hàng theo hình thức trực tuyến.
  • Công chứng di chúc: Tại Khoản 1 Điều 56 Luật Công chứng đã quy định rõ rằng người lập di chúc phải trực tiếp yêu cầu thủ tục công chứng di chúc mà không được phép uỷ quyền cho bất kỳ ai khác.
  • Cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2: Căn cứ tại Khoản 2 Điều 46 Luật Lý lịch Tư pháp 2009, người có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 không được phép ủy quyền cho bất cứ ai khác để làm thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

VI. Thời hạn của giấy ủy quyền

Thời hạn của giấy ủy quyền sẽ tuân thủ theo thỏa thuận, thống nhất giữa các bên hoặc tuân theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu không thuộc một trong hai trường hợp trên, thời hạn của giấy ủy quyền sẽ có hiệu lực 1 năm kể từ ngày xác lập giấy ủy quyền.

VII. Hướng dẫn thủ tục ủy quyền chi tiết

Sau đây là hướng dẫn chi tiết về thủ tục ủy quyền hiện nay, mời các bạn tiếp tục theo dõi bài viết.

1. Ủy quyền có cần công chứng không?

Hiện nay, luật Công chứng chỉ có quy định cụ thể về thủ tục công chứng của hợp đồng ủy quyền. Tuy nhiên, tùy theo nhu cầu của các bên mà việc ủy quyền có thể được công chứng hoặc không công chứng. Vì thế, có thể khẳng định rằng cả hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền đều không bắt buộc công chứng, tùy vào nhu cầu, ý chí của các bên.

Ủy quyền là gì
Việc ủy quyền không bắt buộc công chứng, tùy theo nhu cầu của các bên liên quan

2. Hồ sơ ủy quyền

  • Hồ sơ cần nộp, gồm có:
    • Phiếu yêu cầu công chứng;
    • Dự thảo hợp đồng ủy quyền;
    • Các giấy tờ của bên ủy quyền và bên được ủy quyền (CMND/CCCD,…);
    • Các giấy tờ về đối tượng nhận ủy quyền (Sổ đỏ, giấy đăng ký xe, sổ tiết kiệm,…).
  • Hồ sơ cần xuất trình, gồm có: Bản gốc các giấy tờ về nhân thân, đối tượng của việc ủy quyền được nêu trong hồ sơ cần nộp.

3. Nơi công chứng ủy quyền

Các bên có thể đến các tổ chức hành nghề công chứng chẳng hạn như văn phòng công chứng để tiến hành công chứng việc ủy quyền khi có nhu cầu.

Ngoài ra, căn cứ tại Điều 44 và Điều 55 của Luật Công chứng, việc công chứng hợp đồng ủy quyền có thể được thực hiện ở các trụ sở hành nghề công chứng hoặc ngoài trụ sở trong trường hợp người yêu cầu công chứng việc ủy quyền là người già yếu, mất khả năng đi lại, đang bị tạm giam hoặc đang phải thi hành án tù phạt,…

Hơn nữa, các bên không bị bắt buộc phải đến cùng một tổ chức hành nghề công chứng mà có thể thực hiện công chứng tại hai nơi khác nhau. Trong trường hợp này, bên ủy quyền có thể thực hiện công chứng tại trụ sở hành nghề công chứng thuận tiện nhất với mình. 

Sau khi tiếp nhận hợp đồng ủy quyền đã được công chứng “một nửa” từ bên ủy quyền, bên nhận ủy quyền tiếp tục đến một trụ sở hành nghề công chứng khác để hoàn tất các thủ tục nhận ủy quyền. Cần lưu ý rằng bên nhận ủy quyền phải mang theo bản chính của hợp đồng ủy quyền mà bên ủy quyền đã công chứng trước đó.

Ủy quyền là gì
Các bên có thể công chứng ủy quyền tại văn phòng công chứng

4. Thời gian công chứng ủy quyền

Tương tự những loại hợp đồng khác, việc công chứng hợp đồng ủy quyền thường được giải quyết trong vòng 2 ngày làm việc kể từ lúc tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định. Tuy nhiên, trong trường hợp hồ sơ cần phải xác minh thêm hoặc hồ sơ có nội dung phức tạp thì thời gian thực hiện công chứng ủy quyền sẽ kéo dài không quá 10 ngày làm việc.

Trong thực tế, nếu hợp đồng ủy quyền cần công chứng không có nội dung phức tạp thì thời gian thực hiện công chứng thường chỉ kéo dài từ 1 – 2 giờ đồng hồ kể từ lúc tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Chi phí ủy quyền

  • Để thực hiện công chứng hợp đồng ủy quyền, người yêu cầu công chứng cần phải nộp các khoản như sau:
    • Phí công chứng: 20.000 đồng/trường hợp (Điều 4 Thông tư số 257/2016/TT-BTC).
    • Thù lao công chứng: Tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa người yêu cầu công chức và tổ chức hành nghề công chứng, nhưng lại không được phép vượt quá mức trần mà  Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã quy định.

6. Mẫu hợp đồng ủy quyền mới nhất

Dưới đây là mẫu hợp đồng ủy quyền mới nhất hiện nay, mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết:

Ủy quyền là gì
Mẫu hợp đồng ủy quyền mới nhất (1)
Ủy quyền là gì
Mẫu hợp đồng ủy quyền mới nhất (2)
Ủy quyền là gì
Mẫu hợp đồng ủy quyền mới nhất (3)
Ủy quyền là gì
Mẫu hợp đồng ủy quyền mới nhất (4)
Ủy quyền là gì
Mẫu hợp đồng ủy quyền mới nhất (5)

Tham khảo thêm: Mẫu giấy uỷ quyền sử dụng đất mới nhất năm 2023

VIII. Hướng dẫn chứng thực chữ ký giấy uỷ quyền

Căn cứ tại Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, việc chứng thực chữ ký giấy ủy quyền được quy định cụ thể như sau:

Ủy quyền là gì
Hướng dẫn thủ tục chứng thực chữ ký giấy ủy quyền

1. Hồ sơ cần thiết

Hồ sơ cần thiết cho việc chứng thực chữ ký giấy ủy quyền, gồm có:

  • Dự thảo giấy ủy quyền (nếu có).
  • Các loại giấy tờ nhân thân của các bên (CMND/CCCD hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng,…).

2. Cơ quan chứng thực

Người có nhu cầu chứng thực chữ ký giấy ủy quyền có thể đến một trong những cơ quan chứng thực dưới đây, gồm:

  • Phòng Tư pháp cấp quận/huyện.
  • Ủy ban nhân dân cấp xã/phường/thị trấn.
  • Cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự.
  • Văn phòng công chứng.

3. Thời gian chứng thực

Thời gian cần để giải quyết chứng thực chữ ký trong giấy ủy quyền là ngay trong ngày, sau khi tiếp nhận yêu cầu từ người có nhu cầu chứng thực chữ ký. Trường hợp hồ sơ nộp sau 15 giờ của ngày hôm trước thì người yêu cầu chứng thực chữ ký giấy ủy quyền sẽ nhận được kết quả chứng thực vào ngày hôm sau.

4. Chi phí chứng thực

Chi phí chứng thực chữ ký trong giấy ủy quyền là 10.000 đồng/trường hợp (Điều 4 Thông tư 226/2016/TT-BTC). Bên cạnh đó, người yêu cầu chứng thực cũng cần phải nộp thêm khoản thù lao công chứng theo thỏa thuận của các bên.

5. Mẫu giấy ủy quyền

Dưới đây là mẫu giấy ủy quyền đầy đủ và chi tiết mà bạn có thể tham khảo:

Ủy quyền là gì
Mẫu giấy ủy quyền (1)
Ủy quyền là gì
Mẫu giấy ủy quyền (2)
Ủy quyền là gì
Mẫu giấy ủy quyền (3)

Trên đây là toàn bộ thông tin tham khảo về khái niệm ủy quyền là gì và một số vấn đề xoay quanh thuật ngữ này mà Muaban.net vừa chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn trong việc thực hiện hành vi pháp lý ủy quyền của mình. Hãy thường xuyên truy cập website Muaban.net để không bỏ lỡ những tin tức mới nhất về Mua bán nhà đất cùng rất nhiều thông tin hữu ích khác bạn nhé!

Xem thêm:

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tổng hợp. Muaban.net nỗ lực để nội dung truyền tải trong bài cung cấp thông tin đáng tin cậy tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, không nên dựa vào nội dung trong bài để ra quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư, sức khỏe. Thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực. Do đó, Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Chế Yến
Chế Ngô Hoàng Yến - Content writer chuyên chia sẻ kinh nghiệm tại Muaban.net - Trang đăng tin rao vặt uy tín tại Việt Nam. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp những thông tin có ích đến cho bạn đọc "Try to take advantage of every opportunity that comes you way".
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ