Sở trường là gì? Làm thế nào để tìm được sở trường của bản thân để gây ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng ngay lần đầu phỏng vấn? Cùng Cẩm Nang Mua Bán tìm cách “khai sáng” sở trường của bạn nhé!
Sở trường là gì?
Sở trường hay còn gọi là điểm mạnh của bản thân bẩm sinh đã có hoặc tự rèn dũa trong quá trình học tập và phát triển. Điểm mạnh của mỗi người có thể khác nhau. Ví dụ như có những người có thiên phú về học đa ngôn ngữ, có người lại giỏi về khả năng giao tiếp trước đám động. Hay những điểm mạnh về các công việc như có khả năng đánh máy nhanh, học việc nhanh, tiếp thu tốt, có thể sáng tạo nội dung nhanh chóng,…

Đó cũng là những yếu tố đánh giá đánh giá năng lực của các ứng viên khi đi phỏng vấn. Những câu hỏi như “năng khiếu/ điểm mạnh/ sở trường của bạn là gì?” sẽ rất thường găp trong quá trình diễn ra của cuộc phỏng vấn. Những câu hỏi này nhằm kiểm tra phản ứng của bạn, ngoài ra cũng là cơ sở để nhà tuyển dụng có thể xem xét bạn có phù hợp với vị trí ứng tuyển hay không.
Để trả lời được những câu hỏi này và tìm được công việc phù hợp để phát triển sở trường của bản thân, bạn cần rèn dũa điểm mạnh của mình và trả lời khéo léo điểm mạnh của mình giúp gì cho vị trí ứng tuyển hiện tại.
Tham khảo các tin đăng tìm việc làm tại Muaban.net:
Sở trường nổi bật mà nhà tuyển dụng yêu thích ở ứng viên
Tóm Tắt Nội Dung
- Giải quyết vấn đề
- Tinh thần đồng đội
- Giao tiếp
- Kỹ năng kỹ thuật
- Sự linh hoạt
- Sự chính trực
- Chăm chỉ
- Người tạo không khí
- Có tài lẻ
- Cẩn thận
- Đặt câu hỏi cho bản thân
- Hỏi và lắng nghe nhận xét của người khác về bản thân
- Đặt bản thân vào nhiều hoàn cảnh khác nhau
- Làm khảo sát
- Một số lưu ý nếu bạn muốn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
- Cách gây ấn tượng với nhà tuyển dụng khi gặp câu hỏi “sở trường là gì?”
Giải quyết vấn đề
Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem Solving Skills) là kỹ năng tổng hợp của quá trình xác định, đánh giá và phân tích các vấn đề hay tình huống phát sinh ngoài ý muốn như trong công việc hoặc cuộc sống để có thể giúp bạn đưa ra những giải pháp xử lý tối ưu nhất, kỹ năng giải quyết vấn đề có vai trò quan trọng và là một kỹ năng mềm không thể thiếu trong cuộc sống.

Tinh thần đồng đội
Tinh thần đồng đội còn được gọi là làm việc nhóm. Các cá nhân sẽ được sự phân chia công việc làm cụ thể phù hợp với năng lực để cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Sự làm việc ăn ý giữa các cá nhân với nhau trong cùng nhóm sẽ là tiền đề tạo ra những giá trị to lớn cho doanh nghiệp.
Giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là khả năng sử dụng ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ cơ thể để có thể diễn đạt được suy nghĩ, ý kiến và cảm nhận của cá nhân một cách rõ ràng và thuyết phục, đồng thời thúc đẩy không khí giao tiếp hai chiều.

Kỹ năng kỹ thuật
Kỹ năng kỹ thuật (technical skills) là những khả năng cần thiết để thực hiện một công việc chuyên môn cụ thể, hay nói cách khác là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một nhà quản trị. Kỹ năng kỹ thuật là sự hiểu biết và sự thành thạo về một loại hình hoạt động đặc biệt, nhất là các loại hình hoạt động có liên quan đến các phương pháp, các chu trình, kỹ thuật hay các thủ tục. Các nhà lãnh đạo có được những chuyên môn này thông qua đào tạo ở các trường hoặc qua bồi dưỡng ở đơn vị.

Sự linh hoạt
Sự linh hoạt được hiểu là sự ứng biến một cách nhanh chóng cũng như điều chỉnh kịp thời nhất những yếu tố về mặt tinh thần, thể chất để có thể dễ dàng thích nghi hơn trong công việc cũng như thích nghi được hoàn cảnh mới, những khó khăn của cuộc sống.
Sự chính trực
Chính trực là đức tính quý giá của con người là sự trung thực và sự tuân theo các tiêu chuẩn đạo đức một cách mạnh mẽ, nói một cách khác là sự trung thực gắn liền với đạo đức. Chính trực là một sự lựa chọn của cá nhân để giữ cho người đó luôn bám chắc vào các nguyên tắc và tiêu chuẩn đạo đức và tiêu chuẩn của xã hội.

Chăm chỉ
Chăm chỉ là sự cố gắng, nỗ lực làm một việc nào đó để đạt được kết quả tốt nhất. Những người có đức tính chăm chỉ thì họ sẽ không ngại khó khăn, gian khổ và luôn kiên trì đến khi đạt được thành quả thì họ mới dừng lại. Họ luôn cố gắng hoàn thành tốt mục tiêu và nhiệm vụ được đặt ra cho dù nhiệm vụ có khó khăn phải mất nhiều thời gian.
Người tạo không khí
Để thu hút sự chú ý của mọi người, nếu chỉ chú trọng vào yếu tố nội chủ đề nội dung của bài thuyết trình hay thôi thì chưa đủ. Một yếu tố khác không thể thiếu cho bất kì một buổi diễn thuyết hay thuyết trình là bạn phải tạo được bầu không khí vui vẻ, thoải mái cho người nghe. Chính bầu không khí đó sẽ dẫn đến người nghe cảm thấy có hứng hơn khi nghe bạn nói, mà không phải ngáp ngắn ngáp dài và ráng ngồi nghe cho hết buổi.

Có tài lẻ
Tài năng hay tài lẻ. Tài ở đây ý chỉ thứ đã có sẵn dùng để chỉ kiến thức, kinh nghiệm, Năng dùng để chỉ năng lực của bản thân mình. Nghĩa gốc của từ “Tài năng” là dùng để chỉ kiến thức, kinh nghiệm và thể lực, trí lực vốn đã có sẵn nhưng vẫn chưa có cơ hội được thể hiện ra hoặc áp dụng.
Cẩn thận
Cẩn thận có nghĩa sự tập trung làm một việc gì đó và sau khi hoàn thành bạn thường xem lại từng chi tiết để chắc chắn không có bất kỳ sai sót nào xảy ra. Người có tính cẩn thận luôn đảm bảo được công việc thực hiện một cách chính xác và ít khi gặp rủi ro. Vì vậy chúng ta nên đức tính này rất cần trong công việc và đặc biệt là ở những ngành nghề đòi hỏi yếu tố cẩn thận đặt lên hàng đầu.
Trong công việc, sự cẩn thận của một người là ưu điểm được nhà tuyển dụng rất quan tâm. Bởi người có tính cẩn thận thường hoàn thành tốt nhiệm vụ mà họ được giao và ít gây ra sự phiền toái hơn. Công việc của họ từ đó trở nên suôn sẻ mà không phải mất công sức, thời gian và chi phí để sửa chữa lại.

Cách xác định sở trường (điểm mạnh) của bản thân

Nếu bạn biết rõ được thời điểm khi nào bạn có thể trở nên mạnh mẽ và thời điểm nào bạn cần sự trợ giúp để có thể giúp bạn ổn định hơn trong cuộc sống cá nhân và nuôi dưỡng sự tương tác chuyên nghiệp của bạn. Thì tại thời điểm đó bạn đã một phần nào đó biết được điểm mạnh của mình.
Ngoài ra, bạn có thể tìm điểm mạnh của bạn thông qua mô hình SWOT: Strengths(điểm mạnh), Weaknesses(điểm yếu),Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức). Bạn sẽ trả lời các câu hỏi theo từng từ một trong mô hình SWOT thông qua đó bạn có thể biết mình mạnh và yếu ở lĩnh vực nào.
Đặt câu hỏi cho bản thân
Tự đặt câu hỏi cho bản thân cũng là một cách để các bạn có thể xác định được điểm mạnh của bản thân mình. Bạn có thể đặt một vài câu hỏi cho bản thân như: Bạn thích gì và ghét gì? Bạn là người hướng nội hay hướng ngoại,….Thông qua các câu hỏi sẽ giúp bạn hiểu rõ bản thân mình hơn

Hỏi và lắng nghe nhận xét của người khác về bản thân

Cách này giúp bạn có khái hình khái quát hơn về cách bạn ứng xử, giao tiếp với mọi người xung quanh. Từ đó bạn sẽ điều chỉnh chỉnh được hành vi của bản thân mình sao cho đúng mực, những việc cần phải sửa đổi, tính cách nổi bật của bạn trong mắt họ như thế nào.
Đặt bản thân vào nhiều hoàn cảnh khác nhau

Khi bạn đặt bản thân mình vào trường hợp của người khác hoặc hoàn cảnh khác nhau bạn sẽ hiểu hơn được bản thân mình mạnh yếu ở đâu, phù hợp với những việc gì từ đó rút ra được những sở trường thích hợp cho bản thân.
Làm khảo sát
Làm khảo sát cũng giúp bạn khảo sát được bản thân mình toàn diện nhất về mặt tính cách, hành động, cảm xúc của bạn,…
Làm thế nào để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng khi trả lời câu hỏi “Sở trường là gì”?
Sở trường là gì? Một trong những câu hỏi thường gặp nhất khi phỏng vấn. Vậy bạn đã tìm ra được sở trường đế gây ấn tượng với nhà tuyển dụng chưa?

Một số lưu ý nếu bạn muốn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
- Chuẩn bị kỹ càng mọi thứ và hồ sơ cần thiết
- Nghiên cứu thật kỹ các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn
- Đến đúng giờ, đây là điều cực kỳ quan trọng
- Trang phục lịch sự, chỉnh chu
- Tránh trả lời các câu như “Tôi không biết”
- Tập cách truyền đạt nội dung qua lời nói
Cách gây ấn tượng với nhà tuyển dụng khi gặp câu hỏi “sở trường là gì?”
Một số câu trả lời đáng để tham khảo:
- Tôi xem kỹ năng giao tiếp và thuyết trình của mình là một trong những sở trường của. Trong thời gian làm việc tại các công ty, tôi đã đưa ra ý kiến của mình trước tập thể và thuyết phục được mọi người đồng tình với ý tưởng mà mình đề xuất. Kết quả, tôi có nhiều hợp đồng mua bán với nhiều khách hàng khác nhau, tôi đạt KPI cao hơn so với dự tính ban đầu 30%. Trong thời gian làm nhân viên Sales, nhờ có cơ hội được tiếp cận được nhiều tệp khách hàng tôi đã rèn dũa được kỹ năng vượt trội này.
- Tôi đã có hơn 3 năm kinh nghiệm làm Sales và tự nhận thấy rằng mình là người có kỹ năng lãnh đạo. Tôi đã được thăng chức lên trưởng phòng Sales sau 3 năm làm việc tại công ty, vì vậy tôi cũng đã cải thiện kỹ của mình hơn nhờ vai trò mới
- Tôi là người thích ứng công việc rất nhanh. Khi tôi cảm thấy khối lượng công việc của mình quá lớn để nhận một việc khác, tôi luôn sẽ cho cấp trên biết. Và tôi sẽ sắp xếp thời gian phù hợp để hoàn thành công việc một cách sớm nhất có thể.
- Em là người hướng nội nhưng trong công việc em luôn có gắng tập trung, cố gắng, cẩn thận hoàn thành công việc thật tốt. Mặc dù em là người hướng nội nhưng em có thể thuyết trình trước đám đông, tuy chưa được xuất sắc về kỹ năng này nhưng em vẫn đang trau dồi thêm kiến thức và rèn luyện kỹ này nhiều hơn.
Ngoài ra bạn có thể trả lời về sở trường mà bạn tự tin nhất về bản thân mình như bạn biết về thiết kế bạn có thể nêu lợi ích của sở trường của bạn có thể giúp ích cho công việc của bạn một phần nào đó,…
Vậy bạn đã tìm ra câu trả lời phù hợp với bản thân cho câu hỏi “sở trường là gì” khi nhà tuyển dụng đề cập đến. Hãy tự tin vào khả năng của bản thân bạn nhé!

Một số câu hỏi phổ biến khi đi phỏng vấn có thể giúp bạn tự tin hơn

Sau đây là 10 câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn giúp bạn chuẩn bị tốt phần trả lời hơn khi đi phỏng vấn:
- Câu 1: Hãy giới thiệu về mình?
- Câu 2: Mục tiêu nghề nghiệp của bạn ra sao?
- Câu 3: Sở trường là gì?
- Câu 4: Các thành tích bạn đã đạt được trong công việc?
- Câu 5: Bạn có mong muốn gì khi làm việc tại đây?
- Câu 6: Bạn mong muốn mức lương của mình như thế nào?
- Câu 7: Theo bạn, làm việc tại môi trường công sở nên làm việc nhóm hay độc lập?
- Câu 8: Vì sao bạn cảm thấy mình phù hợp với vị trí này?
- Câu 9: Bạn dự định làm việc tại công ty bao lâu?
- Câu 10: Bạn có câu hỏi gì muốn đặt cho chúng tôi không?
Gợi ý cách viết sở trường vào CV xin việc

Việc liệt kê sở trường của bản thân trong CV đóng một vai trò quan trọng để thu hút các nhà tuyển dụng. Bất kỳ nhà tuyển dụng nào khi tuyển dụng họ cũng đều quan tâm đến điểm mạnh và điểm yếu của mỗi ứng viên. Dựa vào đó nhà tuyển dụng có thể xem xét ứng viên có thật sự phù hợp với vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Dưới đây là một số gợi ý về viết sở trường trong CV
- Không viết lan man và dài dòng.
- Bạn nên sử dụng những từ ngữ đơn giản và dễ hiểu.
- Trình bày đúng vị trí và không nên chiếm diện tích trong CV.
- Khả năng giao tiếp.
- Khả năng ngoại ngữ
- Khả năng thuyết trình.
- Khả năng quay phim, chụp ảnh và thiết kế đồ họa.
Trên đây là toàn bộ thông tin về sở trường là gì? Và cách gây ấn tượng với nhà tuyển dụng nhờ vào sở trường của bạn. Hiện nay, nhu cầu tìm việc khá cao, ngoài việc tìm tòi và học hỏi các kiến thức chuyên môn, bạn còn cần rèn dũa “sở trường” của mình để có thể là một trong những ứng viên xuất sắc nhất khi tham gia phỏng vấn. Hy vọng rằng ở bài viết này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc và tìm ra được “sở trường” của riêng mình. Đừng quên theo dõi Muaban.net để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
Nguyễn Hân
>>> Xem thêm:
- Hướng dẫn cách thức tìm việc làm phù hợp cho sinh viên mới ra trường
- Bật mí 3 cách viết CV cho sinh viên mới ra trường cực chuẩn
- Kỹ năng làm việc nhóm là gì? Tầm quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm