Nền kinh tế càng phát triển, các doanh nghiệp càng phải cạnh tranh khốc liệt để có thể thu hút và giữ chân được khách hàng. Để làm được điều đó, sự sáng tạo tạo nên sự khác biệt của mỗi doanh nghiệp là điều không thể nào thiếu được. Từ đó, cụm từ Creative cũng được sử dụng nhiều hơn. Vậy thực chất Creative là gì? Nếu muốn theo đuổi công việc này bạn cần phải có những yếu tố gì? Và có vị trí Creative nào trong doanh nghiệp hiện nay? Dưới đây Mua Bán sẽ giúp bạn hiểu hơn về ngành nghề Creative đầy thú vị này nhé!
Creative là gì? Creative là công việc gì?
Đầu tiên, Creative là gì? Đây là một từ tiếng Anh, là tính từ, theo từ điển Cambridge thì từ này miêu tả trạng thái của một ý tưởng được nảy ra hay miêu tả một vật độc đáo, có sự riêng biệt. Creative được dịch ra tiếng Việt với nghĩa là sáng tạo.
Khái niệm Creative là gì trong doanh nghiệp và ngành marketing hiện nay không đơn thuần chỉ là tính cách sáng tạo của con người. Sáng tạo ở đây còn được xem là một trong những yếu tố, kỹ năng vô cùng quan trọng trong mỗi một ngành nghề. Trong ngành marketing thì Creative chính là một bộ phận chuyên sáng tạo nằm trong công ty Agency, có nhiệm vụ lên chiến lược quảng cáo, các chiến dịch để thúc đẩy tăng trưởng doanh số bán hàng cho công ty. Nói về Agency thì đây là kiểu công ty làm về 3 mảng chính: quảng cáo, truyền thông, sự kiện.
Xem thêm >>> Những khóa học Marketing bổ ích đang được theo học nhiều nhất
Vai trò trong doanh nghiệp của bộ phận Creative là gì?
Sau khi tìm hiểu Creative là gì có lẽ bạn đọc cũng đã có những hình dung về công việc của một người làm sáng tạo. Như đã nói ở trên, Creative là một bộ phận rất quan trọng trong mỗi doanh nghiệp, mang trong mình trọng trách làm cho doanh nghiệp khác biệt, thu hút được sự chú ý của khách hàng, mang lại lợi nhuận và giúp công ty ngày càng phát triển.
Vậy chính xác công việc của người làm Creative là gì? Ở mỗi lĩnh vực khác nhau, bộ phận Creative cũng có những công việc khác nhau. Điểm chung của bộ phận này ở tất cả các doanh nghiệp chính là họ phải đưa ra được ý tưởng, phát triển nó bằng hình ảnh, từ ngữ, âm thanh… để truyền bá thông điệp của sản phẩm, của doanh nghiệp thông qua các kênh truyền thông. Một số kênh truyền thông chủ yếu là: bao bì sản phẩm, quảng cáo truyền hình, banner ở các điểm bán trực tiếp…
Tham khảo ngay các tin đăng tuyển dụng có trên website Muaban.net để tìm kiếm cơ hội việc làm phù hợp với mình |
Một số vị trí Creative phổ biến trong doanh nghiệp
Hiểu được công việc Creative là gì sẽ giúp doanh nghiệp xác định nhu cầu tuyển dụng bộ phận Creative vào team nhân viên marketing của công ty. Quy mô công ty và lĩnh vực hoạt động là hai yếu tố chính để doanh nghiệp xác định được số lượng thành viên trong một đội ngũ Creative. Nếu một đội ngũ sáng tạo nhỏ thì thành viên trong đội chỉ cần có một Copywriter và một Art Director. Công ty có quy mô lớn hơn một chút sẽ có thêm Creative Director và Executive Creative Director. Vậy những công việc này cụ thể là gì? Cùng tìm hiểu nhé!
Giám đốc điều hành Sáng tạo – Executive Creative Director
Đây là chức vụ cao nhất của nghề Creative, nghề liên quan đến lĩnh vực sáng tạo. Ở chức vụ này, bạn sẽ phải có trách nhiệm giải trình với cấp quản lý cao hơn về các hoạt động của bộ phận Creative ở cấp độ toàn cầu/toàn quốc/vùng tuỳ vào quy mô của công ty, tập đoàn.
Không những thế, giám đốc điều hành sáng tạo còn phải là người lên tinh thần cho toàn bộ nhân sự trong bộ phận sáng tạo của công ty. Để lên được vị trí này, bạn cần phải có kinh nghiệm làm việc từ 12 đến 15 năm trong các công ty chuyên về Agency.
Giám đốc sáng tạo — Creative Director
Creative Director là gì? Creative Director hay còn được gọi với các tên khác là giám đốc sáng tạo. Vị trí này cực kỳ quan trọng trong phòng sáng tạo và trong quá trình phát triển sản phẩm/ dịch vụ của công ty. Họ phải đảm nhận trách nhiệm quản lý đội ngũ sáng tạo, thúc đẩy các thành viên đưa ra những ý tưởng đột phá để luôn đảm bảo được tính sáng tạo trong các sản phẩm truyền thông.
Ví dụ cụ thể là Creative Director trong lĩnh vực quảng cáo, họ sẽ phải lập kế hoạch, chiến lược tiếp thị và phát triển nó. Đồng thời, họ cũng phải quản lý dự án, làm việc và trao đổi trực tiếp với khách hàng để cho ra những sản phẩm thiết kế chất lượng đúng thời hạn.
Một Creative Director sẽ thường có từ 2 – 12 năm kinh nghiệm, và thường được đề bạt từ hai vị trí là Art Director hoặc Copywriter
>>>Tìm hiểu thêm: Portfolio Là Gì? Có quan trọng không?
Giám đốc nghệ thuật – Art Director
Một vị trí Creative nữa rất phổ biến trong các doanh nghiệp chính là Art Director hay còn gọi là giám đốc nghệ thuật. Vị trí này chịu trách nhiệm về việc thiết kế, lên ý tưởng cho phong cách, hình ảnh trực quan trên các trang tạp chí, báo, bao bì sản phẩm, sản xuất phim… của công ty. Art Director sẽ quyết định các yếu tố sáng tạo về hình ảnh của các dự án, bao gồm: màu sắc, tinh thần chung, cảm giác mang đến cho người xem…
Giám đốc nghệ thuật sẽ làm việc trực tiếp với Copywriter để thống nhất được ý tưởng, hỗ trợ tối đa trong các chiến dịch quảng cáo. Nếu muốn ở vị trí này, bạn sẽ phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm.
Content Creator – Người sáng tạo nội dung
Chắc hẳn bạn đã từng nghe qua câu nói nổi tiếng “Content is King”. Content được coi là yếu tố hàng đầu trong marketing. Người làm content Creator sẽ phụ trách việc lên ý tưởng, viết slogan, sáng tạo nội dung trên các nền tảng khác nhau của doanh nghiệp… Bên cạnh đó, một content Creator còn hỗ trợ bộ phận design, sản xuất video để tạo ra được những sản phẩm và ấn phẩm truyền thông. Không những thế, content Creator còn góp một tay trong các chương trình event, sản xuất chương trình nếu có. Nếu đang là sinh viên bạn hãy chủ động tìm kiếm việc làm thêm liên quan đến content creator, để nâng cao kỹ năng của bản thân cũng như kinh nghiệm nó sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn sau khi ra trường.
>>>Có thể bạn quan tâm: Các công việc Freelancer có mức thu nhập cao và dễ tìm hiện nay
Khối lượng công việc của một content Creator khá nặng và đòi hỏi tính chuyên môn cao. Vậy nên, nếu muốn đảm nhiệm vị trí này, bạn cần chuẩn bị thật tốt về chuyên môn cũng như kỹ năng làm việc nhóm, phối hợp với team sáng tạo để có thể hỗ trợ nhau hoàn thành dự án.
Những kỹ năng cần có để thành công trong lĩnh vực Creative
Để làm được và thành công trong lĩnh vực Creative một nhân viên văn phòng marketing không chỉ cần sáng tạo mà cần có thêm một số kỹ năng khác. Vậy Cụ thể các kỹ năng cần có để theo đuổi công việc Creative là gì?
Luôn sẵn sàng làm những điều không thể
Sáng tạo chắc chắn là yếu tố đầu tiên bạn cần phải có khi theo ngành Creative. Và sự sáng tạo sẽ không cho phép bạn tư duy theo lối mòn hay chỉ lặp đi lặp lại một nội dung ở bất kỳ sản phẩm nào. Muốn theo đuổi sự sáng tạo, đôi lúc bạn phải chấp nhận mình “không giống ai”, bảo vệ quan điểm, ý kiến của mình trước đám đông.
Hãy phá vỡ những suy nghĩ truyền thống và tư duy lối mòn đã ăn sâu vào trong tiềm thức của nhiều người. Để làm được điều này, trước tiên bạn phải học cách sống chung với áp lực, bỏ qua những nhận xét trái chiều từ người khác.
Duy trì tư duy sáng tạo một cách nghiêm túc
Nhiều người có suy nghĩ, sáng tạo là tự do chứ không thể kiểm soát được. Nhưng sự thật lại không phải như vậy, để theo đuổi được nghề sáng tạo này bạn cần phải giữ được trạng thái tốt nhất, cân bằng chứ không chỉ là tính cầu tiến. Không được để cảm hứng hay cảm xúc nhất thời của mình chi phối đến công việc hay thái độ làm việc vì suy nghĩ “sáng tạo là tự do”. Và để kiểm soát tốt điều này, bạn cần có kỹ năng lập kế hoạch trước khi làm việc và thực sự nghiêm túc trong việc làm theo kế hoạch đã vạch ra trong thời gian nhất định.
>>>Xem thêm: Bí Quyết Xin Việc Thành Công Dành Cho Sinh Viên Ngành Thiết Kế Đồ Họa
Thành thạo các phần mềm chuyên dụng là lợi thế lớn
Sáng tạo không chỉ dừng ở việc chỉ nghĩ ra các ý tưởng mà phải thực hiện hoá ý tưởng đó bằng hình ảnh, con chữ. Chính vì vậy, đã là một người sáng tạo bạn cũng cần nắm rõ và sử dụng các công cụ thiết kế như: Photoshop, InDesign, Illustrator… Như vậy mới có thể phục vụ công việc sáng tạo một cách tốt nhất.
Kỹ năng phân tích vấn đề và giao tiếp linh hoạt
Người làm công việc Creative thường có con mắt tinh tường và sắc bén, họ có thể nhìn ra được những ý tưởng tiềm năng từ chi tiết nhỏ nhặt nhất. Chính vì vậy, một người làm sáng tạo cũng cần có kỹ năng phân tích vấn đề và giao tiếp tốt để gặp gỡ khách hàng, đề xuất và giải thích ý tưởng của mình.
Art Director và Creative Director khác nhau như thế nào?
Art Director và Creative Director là hai vị trí rất dễ bị nhầm lẫn. Điểm khác biệt của 2 vị trí này chính là ở phần trách nhiệm.
- Art Director tập trung vào tính thẩm mỹ, kết hợp giữa sáng tạo nghệ thuật và khả năng thiết kế để tạo ra một sản phẩm có tính thẩm mỹ để gắn kết và khơi dậy sự yêu thích của người tiêu dùng.
- Creative Director sẽ đảm nhiệm việc xử lý chiến lược, thực hiện các chiến dịch và chỉ đạo nghệ thuật.
Ví dụ cụ thể: giám đốc sáng tạo có thể yêu cầu các thành viên của team Creative sáng tạo nên một phông chữ ấn tượng trên sản phẩm để thu hút khách hàng. Trong khi đó, giám đốc nghệ thuật là người biết tên các phông chữ cũng như tính năng hoạt động của từng loại phông chữ. Nói chung, công việc Creative Director sẽ thiên về nhìn và hiểu về sản phẩm, còn Art Director sẽ tập trung vào việc làm ra một sản phẩm cụ thể.
Trong thời buổi 4.0 – thời đại công nghệ số bùng nổ như hiện nay, thì các công việc liên quan đến lĩnh vực sáng tạo ngày càng được mở rộng và coi trọng. Không chỉ cần năng khiếu, người làm Creative cần phải rèn luyện, trau dồi thêm tính sáng tạo, đam mê học hỏi và trau dồi kiến thức mỗi ngày.
>>>Tìm hiểu thêm: Đọc ngay 5 bí quyết để tìm được việc làm designer nhanh nhất!
Cơ hội việc làm và thăng tiến ngành sáng tạo
Hiện nay, bộ phận Creative giữ vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của hầu hết mọi doanh nghiệp, tổ chức. Hiệu quả của hoạt động kinh doanh chịu ảnh hưởng lớn từ sự sáng tạo của bộ phận Creative. Các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến việc tuyển dụng nguồn nhân lực làm công việc Creative với mong muốn tạo điểm khác biệt trong mắt khách hàng. Bên cạnh đó, ngày càng nhiều công ty quảng cáo, truyền thông được mở ra. Chính vì vậy, nhu cầu tuyển dụng đội ngũ Creative ngày càng tăng cao. Các bạn sinh viên muốn theo con đường này không phải lo về việc thất nghiệp.
Nếu quyết định theo đuổi công việc Creative, nghiêm túc đầu tư thời gian để học hỏi thêm nhiều kiến thức; trau dồi các kỹ năng cần thiết; có ý chí phấn đấu thì bạn hoàn toàn có thể vươn tới được vị trí Executive Creative Director – Giám đốc điều hành sáng tạo.
Mức lương các vị trí Creative
Mức lương dành cho vị trí Creative sẽ phụ thuộc vào vị trí mà người đó đảm nhận. Dưới đây là mức lương của một số vị trí Creative bạn có thể tham khảo:
- Đối với Giám đốc Sáng tạo – Creative Director: Vị trí này yêu cầu có ít nhất 3 năm kinh nghiệm. Và mức lương cho vị trí này cực kỳ hấp dẫn, dao động từ 90 – 120 triệu đồng/tháng. Và đây cũng là vị trí mà ai làm Creative cũng hướng tới.
- Đối với Giám đốc Nghệ thuật – Art Director: Mức lương của vị trí Art Director cũng dao động trong khoảng 1500 – 3000 USD/tháng (tương đương 35 – 65 triệu/tháng). Mức lương này được áp dụng đối với các nhân sự có từ 3 – 5 năm kinh nghiệm trở lên.
- Còn đối với vị trí Content Creator: Hiện mức lương cho vị trí này đang dao động ở mức 8 – 15 triệu đồng/tháng tùy thuộc vào khối lượng công việc và đơn vị làm việc.
Tìm công việc Creative ở đâu?
Như đã nói ở trên, nhu cầu tuyển dụng nhân lực Creative có xu hướng ngày càng tăng. Chính vì vậy bạn có thể dễ dàng tìm được một vị trí Creative trong các doanh nghiệp trong nước hay nước ngoài. Không những thế, ngày càng nhiều công ty chuyên về quảng cáo truyền thông ra đời, và đây chính là môi trường để bạn thoả sức sáng tạo.
Có rất nhiều nguồn thông tin tuyển dụng công việc Creative để bạn có thể ứng tuyển. Ví dụ như: trang web chính của các công ty có nhu cầu tuyển dụng, các trang tuyển dụng, hội nhóm trên Facebook… Vậy nên, nếu bạn có nhu cầu ứng tuyển bất kỳ vị trí Creative nào thì hãy lên mạng tìm kiếm, chắc chắn bạn sẽ tìm thấy thứ bạn đang cần nhé!
Kết luận
Bài viết trên đây, Mua Bán đã cập nhật cho bạn đầy đủ những thông tin về Creative, hiểu được Creative là gì. Qua bài viết, chắc chắn bạn cũng sẽ hiểu thêm về những công việc liên quan đến nghề Creative, kỹ năng để giúp bạn trở thành một người sáng tạo nội dung giỏi. Cơ hội việc làm cho nghề Creative rất rộng mở, vậy nên nếu có đam mê hãy đừng ngần ngại thử sức và thể hiện khả năng của bản thân bạn nhé! Đừng quên truy cập muaban.net để cập nhật các thông tin tuyển dụng mới nhất và đầy đủ nhất đáp ứng mọi nhu cầu tìm việc làm cho các bạn độc giả!