Mục tiêu nghề nghiệp lễ tân là phần quan trọng trong hồ sơ xin việc, giúp nhà tuyển dụng đánh giá về sự quyết tâm cũng như tiềm năng của ứng viên. Vậy cách viết phần mục tiêu nghề nghiệp lễ tân như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Mua Bán!
1. Mục tiêu nghề nghiệp lễ tân là gì?
Những người làm công việc lễ tân khách sạn, lễ tân tòa nhà, lễ tân hành chính văn phòng, lễ tân spa, nhà hàng,… đều có mục tiêu nghề nghiệp riêng. Hiểu đơn giản, mục tiêu nghề nghiệp lễ tân là những gì mà ứng viên mong muốn đạt được trong quá trình làm việc của mình.
2. Vai trò của mục tiêu nghề nghiệp lễ tân
Mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng không chỉ giúp ích cho bản thân bạn mà còn tạo điều kiện thuận lợi để nhà tuyển dụng đưa ra quyết định phù hợp và công bằng nhất. Sau đây là một vài vai trò quan trọng của mục tiêu nghề nghiệp lễ tân:
- Tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng: Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao những ứng viên có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng và phù hợp với vị trí ứng tuyển. Cụ thể, một mục tiêu nghề nghiệp tốt giúp họ hiểu rõ hơn về định hướng phát triển của bạn, từ đó đánh giá được tiềm năng và khả năng phù hợp của bạn với vị trí ứng tuyển.
- Định hướng phát triển nghề nghiệp: Mục tiêu nghề nghiệp giúp bạn xác định được những kỹ năng và kiến thức cần thiết trong quá trình làm việc. Điều này tạo ra hướng đi rõ ràng cho việc học hỏi và phát triển bản thân của bạn.
- Tạo ra động lực và mục tiêu phấn đấu: Khi mục tiêu được xác định rõ ràng, bạn sẽ nỗ lực và quyết tâm vượt qua thách thức để đạt được mục tiêu của mình.
Xem thêm: Mẹo viết CV điện tử – điện lạnh chuẩn chỉnh và chuyên nghiệp nhất
3. Tham khảo mẫu mục tiêu ngành lễ tân theo vị trí và đối tượng
3.1. Mục tiêu nghề lễ tân khách sạn
Lễ tân khách sạn là bộ mặt của doanh nghiệp, bởi họ là người trực tiếp tiếp xúc và chăm sóc khách hàng. Chính vì vậy, thái độ, tác phong của lễ tân là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng dịch vụ và tỷ lệ khách hàng quay lại. Vậy bạn nên viết mục tiêu nghề nghiệp như thế nào để thể hiện được sự phù hợp? Cùng tìm kiếm câu trả lời qua 4 mẫu mục tiêu nghề nghiệp lễ tân khách sạn sau nhé!
Mẫu mục tiêu nghề lễ tân khách sạn 1:
“Mục tiêu ngắn hạn trong 3 tháng: Cố gắng làm quen với môi trường lễ tân tại công ty nhanh nhất có thể. Đáp ứng các tiêu chí KPI của bộ phận để trở thành 1 lễ tân chính thức.
Mục tiêu dài hạn trên 6 tháng: Tôi mong muốn được làm việc trong một môi trường cạnh tranh và nhiều thử thách. Không ngừng nâng cao, cải thiện nghiệp vụ của bản thân để tiến lên một vị trí cao hơn trong tương lai. Góp phần xây dựng khách sạn trở nên tốt hơn bằng những kinh nghiệm làm việc, sự hiểu biết và làm hài lòng khách hàng trong thời gian làm việc tại đây”
Mẫu mục tiêu nghề lễ tân khách sạn 2:
“Là người cởi mở và luôn thể hiện hình ảnh chuyên nghiệp, chỉnh chu nhất khi chào đón quý khách hàng đến lưu trú. Đồng thời, với kinh nghiệm 3 năm trong ngành lễ tân khách sạn, tôi tự tin đủ khả năng bắt nhịp nhanh, trở thành nhân viên lễ tân ưu tú của khách sạn trong năm đầu tiên.
Tôi mong muốn được làm việc trong một môi trường khách sạn hiện đại, chuyên nghiệp. Phấn đấu hết mình để xứng đáng được bổ nhiệm vào vị trí trưởng bộ phận lễ tân sau 3 năm”
Mẫu mục tiêu nghề lễ tân khách sạn 3:
“Có kiến thức quản trị khách sạn, giao tiếp tiếng Anh tốt, thành thạo nghiệp vụ lễ tân khách sạn, niềm nở, cởi mở, siêng năng, tỉ mỉ và hiểu biết một số quy tắc ngoại giao, lễ nghi, tâm lý khách của một số quốc gia là điểm mạnh của tôi.
Tôi mong muốn được sử dụng năng lực làm việc của mình vào vị trí lễ tân tại khách sạn A
Nỗ lực học hỏi, làm việc trong môi trường chuyên nghiệp và nhiều cơ hội phát triển tại đây chính là cơ hội để tôi phấn đấu vươn đến vị trí quản lý trong 05 năm tới”
Mẫu mục tiêu nghề lễ tân khách sạn 4:
“Mong muốn được mang đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất khi đến với khách sạn.
Bằng những kỹ năng và phong thái ứng xử chuyên nghiệp, mong rằng bản thân sẽ hoàn thành tốt công việc được giao và có cơ hội được trở thành Leader bộ phận lễ tân vào 5 năm tới”
Ngoài xem cách viết mục tiêu nghề nghiệp lễ tân, bạn còn có thể tham khảo thêm các tin đăng về việc làm tại website Muaban.net: |
3.2. Mục tiêu nghề lễ tân nhà hàng
Ngoài ẩm thực, thái độ và phong cách làm việc của lễ tân cũng góp phần quan trọng vào trải nghiệm của khách hàng. Do đó, những nhà hàng thường tìm kiếm ứng viên có thái độ chuyên nghiệp, tận tâm và kiên nhẫn trong việc phục vụ khách hàng.
Bạn nên tận dụng phần mục tiêu nghề nghiệp ở đầu CV để “khoe” những điểm mạnh của mình, thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Các mẫu mục tiêu nghề nghiệp lễ tân sau đây sẽ là nguồn tham khảo tuyệt vời cho bạn.
Mẫu mục tiêu nghề nghiệp lễ tân nhà hàng 1:
“Tốt nghiệp trung cấp Quản trị nhà hàng khách sạn tại trường X. Là người sôi nổi, khéo léo, có khả năng kiềm chế cảm xúc, nhanh nhẹn,…
Tôi mong muốn được phát triển trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn. Tôi nghĩ lễ tân nhà hàng là vị trí công việc tôi nên bắt đầu để vận dụng kiến thức vào thực tế một cách hiệu quả.
Đây là tiền đề vững chắc cho bước phát triển lên các vị trí công việc cao hơn trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn mà tôi muốn vươn tới trong tương lai”
Mẫu mục tiêu nghề nghiệp lễ tân nhà hàng 2:
“Cố gắng làm quen với môi trường lễ tân nhà hàng một cách nhanh nhất. Đáp ứng đủ chỉ tiêu của bộ phận để trở thành nhân viên chính thức.
Với mong muốn được làm việc, học hỏi trong môi trường đầy cạnh tranh và thử thách, tôi sẽ không ngừng rèn luyện, tích lũy và phát triển trở thành Leader bộ phận lễ tân trong 3 năm tới”
Xem thêm: Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV giúp bạn nổi bật
3.3. Mục tiêu nghề lễ tân tòa nhà
Trách nhiệm chính của lễ tân tòa nhà là chào đón khách khi họ đến và rời đi. Đồng thời, cũng là người đại diện hỗ trợ và giải đáp những thắc mắc của khách hàng trong quá trình check-in. Vậy làm thế nào để thể hiện sự phù hợp với vai trò “đại sứ” tòa nhà này? Hãy cùng tìm kiếm câu trả lời qua những gợi ý viết mục tiêu nghề nghiệp lễ tân tòa nhà dưới đây.
Mẫu mục tiêu nghề nghiệp lễ tân tòa nhà 1:
“Lễ tân tòa nhà tại môi trường chuyên nghiệp của Tập đoàn ABC là công việc tôi mong muốn được bắt đầu sau khi ra trường. Tôi sẽ cố gắng học hỏi, phát triển kỹ năng, đáp ứng đủ yêu cầu của bộ phận lễ tân để trở thành nhân viên chính thức sau thời gian thử việc.
Trong 3-5 năm tới, tôi sẽ phát triển thêm các kỹ năng quản trị để vươn tới các vị trí quản lý cấp cao tại Tập đoàn”
Mẫu mục tiêu nghề nghiệp lễ tân tòa nhà 2:
“Tôi muốn ứng tuyển vị trí lễ tân tòa nhà tập đoàn H để vận dụng kiến thức chuyên ngành Quản trị văn phòng đã học và kinh nghiệm 03 năm trong xử lý vấn đề thuộc phạm vi công việc lễ tân tòa nhà, thực hiện tốt vai trò của lễ tân chuyên nghiệp.
Có thêm kiến thức về công việc, củng cố kỹ năng, tương tác hiệu quả, linh hoạt, khéo léo, tổ chức và quản lý công việc tốt sẽ là đòn bẩy giúp tôi đạt được vị trí nhân viên quản lý của công ty mà tôi hướng đến”
3.4. Mục tiêu nghề lễ tân công ty
Thường thì, nhân viên lễ tân trong một công ty sẽ thuộc bộ phận Hành chính – Nhân sự. Tại đây, vai trò của lễ tân vượt xa khỏi khái niệm “đại diện thương hiệu”. Thay vào đó, họ đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc kết nối và liên lạc trong toàn công ty. Vì vậy, mục tiêu của công việc này cũng sẽ có một số biến đổi so với các vị trí khác. Ví dụ cụ thể như sau:
Mẫu mục tiêu nghề lễ tân công ty 1:
“Với kiến thức và kinh nghiệm dày dặn, tôi tự tin có thể làm việc độc lập và thực hiện tốt các công việc của lễ tân tại công ty.
Tôi mong muốn được phát huy năng lực làm việc, tiếp nhận và học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích cho nghề nghiệp trong một môi trường làm việc chuyên nghiệp và nhiều thử thách.
Đây chính là cơ hội để tôi ngày càng hoàn thiện năng lực bản thân và đặt được những vị trí cao hơn trong lĩnh vực tổ chức quản trị hành chính công ty”
Mẫu mục tiêu nghề lễ tân công ty 2:
“Với các kiến thức chuyên ngành Quản trị nhân sự đã được học, tôi tự tin có thể áp dụng và hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhân viên lễ tân tại môi trường chuyên nghiệp như quý công ty.
Trong thời gian thử việc, tôi sẽ cố gắng học hỏi để trở thành nhân viên chính thức sau 3 tháng.
Trong vòng 5 năm tới, tôi sẽ tiếp tục tích lũy kinh nghiệm, phát triển kỹ năng quản lý để vươn tới các vị trí quản lý như Trưởng phòng Hành chính – Nhân sự của quý công ty”
Xem thêm: Cách viết mục tiêu công việc trong CV ấn tượng, thu hút nhà tuyển dụng
3.5. Mục tiêu nghề lễ tân bằng tiếng Anh
Nếu bạn muốn ứng tuyển vào các công ty, tập đoàn đa quốc gia thì việc viết CV bằng tiếng anh là không thể tránh khỏi. Sau đây là một vài mục tiêu nghề nghiệp lễ tân bằng tiếng anh mà bạn có thể đưa vào trong CV của mình:
Mẫu mục tiêu nghề nghiệp lễ tân bằng tiếng anh 1:
“Receptionist with certificate to work in a growing company, possessing great typing skills, basic knowledge of computer hardware and software, and outgoing personality needed to encourage staff and clients coming in”
Tạm dịch: “Nhân viên lễ tân có chứng chỉ làm việc trong một công ty đang phát triển, có kỹ năng đánh máy tốt, kiến thức cơ bản về phần cứng và phần mềm máy tính, tính cách hướng ngoại cần thiết để khuyến khích nhân viên và khách hàng hòa nhập”
Mẫu mục tiêu nghề nghiệp lễ tân bằng tiếng anh 2:
“An enthusiastic and committed receptionist seeking a position with XYZ company to bring professionalism and poise to their front line. Proven efficiency in operating a multi-line phone system, providing clerical support and dealing capably with customers and queries. Detail-orientated and highly organized with a desire to meet and exceed visitor expectations”
Tạm dịch: “Một nhân viên lễ tân nhiệt tình và tận tâm đang tìm kiếm một vị trí tại công ty XYZ nhằm mang lại sự chuyên nghiệp cho công ty. Hiệu quả công việc sẽ được chứng minh trong việc vận hành hệ thống điện thoại đa nhánh, cung cấp hỗ trợ văn thư và giải quyết tốt các yêu cầu và thắc mắc của khách hàng. Định hướng chi tiết và có tính tổ chức cao, mong muốn đáp ứng và vượt qua sự mong đợi của khách hàng”
Xem thêm: Bật mí cách viết báo cáo môn học đúng chuẩn, dễ đạt điểm cao cho sinh viên
3.6. Mục tiêu nghề lễ tân cho sinh viên mới ra trường
Nếu bạn là một ứng viên mới ra trường, việc sử dụng mục tiêu nghề nghiệp của một lễ tân có kinh nghiệp sẽ không phù hợp. Lý do chính là vì định hướng đó không phản ánh đúng năng lực hiện tại của bạn. Vậy ứng viên nên phác thảo mục tiêu nghề nghiệp như thế nào? Tham khảo 2 mẫu mục tiêu sau đây để biết thêm thông tin:
Mẫu mục tiêu nghề lễ tân cho sinh viên mới ra trường 1:
“Tôi đã hoàn tất chương trình Quản trị khách sạn tại trường X. Là người hướng ngoại, kiên nhẫn, chịu khó, giao tiếp ứng biến linh hoạt, tôi mong muốn học hỏi, tích lũy kinh nghiệm thức tế để phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn.
Công việc lễ tân tại khách sạn NNN là vị trí tôi muốn ứng tuyển để vận dụng kiến thức, kỹ năng của bản thân nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao
Kiến thức thực tế có được trong quá trình làm việc là nền tảng vững chắc giúp tôi phát triển và thăng tiến trong nghề này”
Mẫu mục tiêu nghề lễ tân cho sinh viên mới ra trường 2:
“Mong muốn được trải nghiệm, học tập, thực hành các kỹ năng trong một môi trường làm việc chuyên nghiệp như quý nhà hàng.
Bên cạnh đó, tôi muốn được áp dụng các kiến thức và kỹ năng đã học được tại trường để phục vụ tốt nhất cho công việc, trở thành nhân viên mới ưu tú nhất tại nhà hàng sau 6 tháng.
Ngoài ra, tôi sẽ tích lũy thêm kinh nghiệm, kỹ năng và sẵn sàng thăng lên các vị trí cao hơn khi được trao cơ hội”
Xem thêm: Hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng
4. Lưu ý về cách viết mục tiêu nghề nghiệp lễ tân
Thực tế, mục tiêu nghề nghiệp không phải là phần dễ viết với các nhân viên lễ tân. Nhiều ứng viên thường mắc phải một số lỗi cơ bản khi viết mục tiêu, khiến CV của bạn bị “rớt từ vòng gửi xe”. Do đó, hãy tham khảo để tránh gặp những lỗi sai sau đây:
- Mục tiêu chung chung, không cụ thể: Mục tiêu của bạn cần thể hiện rõ ràng những gì bạn muốn đạt được trong tương lai. Tránh viết những câu chung chung, không cụ thể như “Tôi muốn phát triển bản thân” hay “Tôi muốn có một công việc ổn định”.
- Viết mục tiêu không liên quan đến vị trí ứng tuyển: Trong trường hợp này, bạn đang thể hiện sự thiếu tôn trọng với vị trí mình ứng tuyển. Ví dụ, nếu bạn ứng tuyển vị trí lễ tân, bạn không nên viết mục tiêu là trở thành giám đốc điều hành. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng băn khoăn về mức độ hiểu và gắn bó với ngành nghề của bạn.
- Mục tiêu quá cao siêu, viển vông: Nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những ứng viên có mục tiêu thực tế, có tính khả thi dựa trên năng lực và kinh nghiệm của bạn. Tránh viết những mục tiêu quá cao siêu, viển vông như “Tôi muốn trở thành tỷ phú” hay “Tôi muốn thay đổi thế giới”.
- Viết mục tiêu quá dài dòng, lan man: Mục tiêu của bạn nên ngắn gọn, súc tích, không quá 2 đến 3 câu. Tránh viết những mục tiêu quá dài dòng, lan man, khiến nhà tuyển dụng khó hiểu.
- Mục tiêu viết sai chính tả, ngữ pháp: Sai chính tả và ngữ pháp là một lỗi vô cùng nghiêm trọng, khiến CV của bạn kém chuyên nghiệp và mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Hãy kiểm tra kỹ lưỡng CV của bạn trước khi gửi đi ứng tuyển.
Như vậy, Mua Bán đã cung cấp tất tần tật kiến thức và cách viết mục tiêu nghề nghiệp lễ tân. Thông qua bài viết này, Mua Bán mong bạn sẽ có một chiếc CV chất lượng, thu hút được nhà tuyển dụng. Chúc bạn sớm thành công chinh phục công việc mơ ước.
Đừng quên truy cập website Muaban.net mỗi ngày để biết thêm nhiều thông tin bổ ích về phong thủy, việc làm, chia sẻ kinh nghiệm,… bạn nhé!
Có thể bạn quan tâm:
- Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong CV: Vai trò quan trọng, cách viết tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng
- Hướng dẫn viết chi tiết từng phần trong Business Analyst CV
- Hướng Dẫn Cách Viết CV Tiếng Anh Ấn Tượng Với Mọi Nhà Tuyển Dụng