Tuesday, January 21, 2025
spot_img
HomeViệc làmMarketer Là Gì? Bí Quyết Để Trở Thành Một Marketer Chuyên Nghiệp?

Marketer Là Gì? Bí Quyết Để Trở Thành Một Marketer Chuyên Nghiệp?

Marketing có lẽ đã trở thành một lĩnh vực quen thuộc với rất nhiều người. Tuy nhiên, khái niệm “Marketer là gì” lại khiến nhiều người dễ nhầm lẫn với khái niệm Marketing. Vậy Marketer là gì? Công việc của một Marketer là gì? Thu nhập của Marketer có cao không? Cùng Mua Bán tìm hiểu những thông tin này trong bài viết dưới đây nhé!

Marketer là gì? Bí quyết để trở thành một Marketer chuyên nghiệp?
Marketer là gì? Bí quyết để trở thành một Marketer chuyên nghiệp?

1. Tìm hiểu về Marketer là gì?

Marketer là gì? Marketer được hiểu đơn giản là những người làm việc trong lĩnh vực Marketing. Những người này có nhiệm vụ nghiên cứu và phân tích thị trường, khách hàng mục tiêu của công ty, doanh nghiệp và là người chịu trách nhiệm lên kế hoạch, chiến lược tiếp thị. Công việc của Marketer nhằm mục đích đem lại những giá trị và hiệu quả kinh doanh cho công ty, doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.

>>>Tham khảo thêm: Marketing Specialist là gì? 7 kỹ năng cần có để trở thành một Marketing Specialist

2. Công việc của một Marketer là gì?

2.1 Tìm hiểu phân khúc khách hàng mục tiêu

Mục tiêu của bất kì một doanh nghiệp nào cũng chính là doanh số và người tạo nên doanh số của doanh nghiệp không ai khác chính là khách hàng mục tiêu. Do vậy, doanh nghiệp và Marketer cần phải nắm rõ được khách hàng của mình là ai?
Để hiểu được khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng tới, Marketer cần làm một số công việc như sau:

  • Thu thập thông tin khách hàng, nhu cầu, mong muốn và vấn đề mà khách hàng đang gặp phải thông qua các cuộc khảo sát khách hàng. Các Marketer có thể sử dụng những kênh Social Media (Facebook, Instagram, TikTok,…) hoặc thông qua các kênh offline để thu thập được những thông tin một cách chi tiết, sát với thực tế nhất.
Công việc của một Marketer là gì? Tìm hiểu phân khúc khách hàng mục tiêu
Công việc của một Marketer là gì? Tìm hiểu phân khúc khách hàng mục tiêu
  • Phân tích, chia nhỏ thành các nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau nhưng có chung một đặc điểm nào đó. Từ đó, tìm ra được những thông tin sâu xa hơn như lý do vì sao khách hàng từ chối mua sản phẩm của doanh nghiệp hay đâu là nỗi đau của khách hàng,…
  • Lưu giữ, cập nhật thông tin khách hàng thường xuyên. Điều này rất có ích trong việc tiếp thị sản phẩm lại cho khách hàng mục tiêu, vừa giúp doanh nghiệp bắt kịp những xu hướng, những hành vi luôn thay đổi của khách hàng mục tiêu.

>>>Có thể bạn quan tâm: Tiếp thị là gì? Những đặc điểm và chiến lược tiếp thị hiệu quả bạn cần biết

2.2 Theo dõi và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Theo dõi, nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh sẽ giúp người làm Marketer đánh giá khách quan về sản phẩm và dịch vụ do đối thủ cung cấp. Từ đó, giúp có được những thông tin quan trọng như điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh, cách thức mà đối thủ tiếp cận khách hàng là gì, cách đối thủ phản hồi khách hàng như thế nào hay chiến lược quảng cáo của đối thủ ra sao,…

Đây đều là những tiền đề giúp những người làm Marketer xây dựng nên những chiến lược triển khai, hoạt động tiếp thị khách hàng ấn tượng, độc đáo, đáp ứng được nhu cầu khách hàng mục tiêu, nâng cao tỷ lệ chuyển đổi và tối ưu hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

2.3 Đặt mục tiêu và lên kế hoạch

Mục tiêu của một Marketer rất nhiều như mục tiêu đạt KPI, mục tiêu hoàn thành chiến lược tiếp thị hay mục tiêu tìm hiểu insight khách hàng. Đây đều là những mục tiêu mà bất cứ Marketer nào cũng phải làm khi bắt đầu một ngày làm việc. Đặc biệt, Marketer phải đảm bảo tính khả thi và thực tế của các mục tiêu.

Mục tiêu nào cũng phải dành thời gian tìm hiểu và phân tích chi tiết. Thông thường các Marketer sẽ có 1 đến 2 mục tiêu lớn trong ngày. Từ những mục tiêu lớn đó, tiếp tục chia thành những mục tiêu và những đầu việc nhỏ hơn để dễ dàng thực hiện.

Công việc của một Marketer là gì? Đặt mục tiêu và lên kế hoạch
Công việc của một Marketer là gì? Đặt mục tiêu và lên kế hoạch

2.4 Lắng nghe những phản hồi từ khách hàng

Bất kỳ một dịch vụ, sản phẩm nào cũng cần có sự đánh giá khen chê để từ đó doanh nghiệp phát triển sản phẩm, dịch vụ tốt hơn trước. Điều này đồng nghĩa với việc một Marketer cần phải biết cách tiếp nhận những phản hồi từ phía khách hàng. Từ đó, đưa ra những chính sách, những điều chỉnh cho chiến lược Marketing thương mại hoàn thiện hơn và phù hợp hơn với nhu cầu khách hàng hơn.

>>>Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ sau bán hàng là gì? Chăm sóc khách hàng như thế nào để giữ chân được họ?

2.5 Sáng tạo ra nội dung độc đáo, mới lạ

Thị trường là nơi cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Nếu một Marketer không biết cách làm mới tư duy, đưa ra những ý tưởng sáng tạo, những phương pháp tiếp thị hay không theo trend xã hội thì sẽ rất khó có thể cạnh tranh với đối thủ của mình. Marketer cần biết cách tạo ra những Content (nội dung) mới, mang tính độc, lạ và phải biết cách tạo ra những chiến dịch quảng cáo ấn tượng, hấp dẫn, thu hút khách hàng cả trên nền tảng internet và ngoài đời thực.

3. Phân loại các ngành nghề trong Marketing

3.1 Digital Marketing

Digital Marketing là gì? Digital Marketing chính là những hoạt động Marketing được thực hiện dựa trên nền tảng kỹ thuật số. Thông qua những nền tảng kỹ thuật số, các chuyên gia Marketing sẽ xây dựng và củng cố hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp một cách phù hợp nhất.

Doanh nghiệp sẽ không còn tiếp cận với khách hàng của mình thông qua những phương thức truyền thống. Thay vào đó, doanh nghiệp sẽ sử dụng các kênh thông tin điện tử như Facebook, Email, Website,… Digital Marketing bao gồm Video Marketing, PPC Marketing, Content Marketing, SEO Marketing. 

Video Marketing

​​Video Marketing là việc tiếp thị sản phẩm/dịch vụ hay những thông điệp của thương hiệu doanh nghiệp bằng cách sử dụng phương tiện truyền tải là video. Khách hàng có thể biết đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp qua những nội dung được truyền đạt trong video. Mục đích cuối cùng chính là thúc đẩy sự lựa chọn từ phía người tiêu dùng.

Marketer là gì? Phân loại các ngành nghề trong Marketing
Marketer là gì? Phân loại các ngành nghề trong Marketing
PPC Marketing

PPC (Pay-Per-Click) Marketing là mô hình tiếp thị internet trong đó các nhà quảng cáo sẽ trả phí mỗi khi một trong những quảng cáo có người nhấp vào. Về cơ bản thì đó là một cách để mua lượt truy cập vào trang web thay vì cố gắng tìm kiếm những lượt truy cập đó một cách ngẫu nhiên.

Content Marketing

Content Marketing là một thuật ngữ thường xuyên được nhắc đến trong ngành Marketing. Content Marketing là phương pháp tiếp thị chiến lược tập trung vào việc tạo ra và phân phối những nội dung phù hợp với nhu cầu khách hàng. Từ đó, giúp mang lại giá trị cho khách hàng mục tiêu để có thể thu hút và giữ chân khách hàng, làm cho khách hàng gắn bó với sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp.

SEO Marketing

SEO (Search Engine Optimization) – tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Đây là quá trình tăng chất lượng và lưu lượng truy cập website bằng cách tăng khả năng hiển thị website của doanh nghiệp hoặc webpage cho người dùng trên các máy truy tìm dữ liệu như Google, Yahoo,…

>>>Có thể bạn quan tâm: Ngành Digital Marketing học trường nào? Cơ hội việc làm Digital Marketing 2022

3.2 Marketing truyền thống

Marketing truyền thống là gì? Trái với Digital Marketing, Marketing truyền thống là toàn bộ những hoạt động truyền đạt thông tin mang tính sáng tạo và hướng đến việc phân phối, bán hàng cho khách hàng tiềm năng hay cho đối tác công ty, doanh nghiệp. Mọi thông tin được truyền đi không thông qua Internet hay phương tiện kỹ thuật số nào. Marketing truyền thống bao gồm nghiên cứu thị trường, Trade Marketing và tổ chức sự kiện.

Nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin khách hàng, thu thập dữ liệu để từ đó đưa ra các giải pháp giải đáp các thắc mắc cho khách hàng. Muốn làm tốt, bạn cần phải hiểu rõ thị trường, hiểu rõ người tiêu dùng, biết nghiên cứu định lượng, tổng hợp và phân tích. Sau đó sẽ đưa ra những câu trả lời thỏa đáng nhất cho khách hàng.

Marketer là gì? Nghiên cứu thị trường trong Marketing
Marketer là gì? Nghiên cứu thị trường trong Marketing
Trade Marketing

Một mảng khác trong ngành Marketing đó là Trade Marketing. Trade Marketing chính là chiến lược tiếp thị B2B. Trade Marketing còn được gọi là tiếp thị giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, nhằm đưa sản phẩm lên kệ hàng của các đối tác trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.

Trade Marketing đảm nhận việc triển khai mọi hoạt động tổ chức cũng như chiến lược ngành hàng và thương hiệu trong kênh phân phối tại điểm bán của doanh nghiệp. Trade Marketing sẽ tối ưu hóa trải nghiệm của người mua hàng và các nhà bán lẻ để đạt được lợi nhuận và doanh số cao nhất.

Tổ chức sự kiện

Tổ chức sự kiện – một chiến lược quảng cáo liên quan đến việc tiếp xúc trực tiếp giữa các công ty và khách hàng với các sự kiện đặc biệt như các buổi hội chợ, buổi hòa nhạc hay các sự kiện thể thao. Các thương hiệu sử dụng chiến lược này để tiếp cận người tiêu dùng thông qua việc lấy mẫu trực tiếp hoặc hiển thị tương tác. Việc thực hành hoạt động vì thu hút người tiêu dùng trong khi họ ở vị trí sẵn sàng tham gia.

Tại Muaban.net bạn có thể tìm kiếm việc làm Marketing, PR với mức lương hấp dẫn. Tham khảo ngay tại đây: 

Nhân viên kiểm soát hàng hóa _ chăm sóc khách hàng
2
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
GIA NHẬP “BIỆT ĐỘI SALE” DẪN ĐẦU THỊ TRƯỜNG TẠI THIÊN KHÔI
1
  • Hôm nay
  • Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Tuyển nhân viên kinh doanh thị trường
0
  • Hôm nay
  • Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Nhân dịp cuối năm Bách hóa tổng hợp cần gấp 6 Nhân viên đóng gói
2
  • 15/01/2025
  • Huyện Bình Chánh, TP.HCM
🌈 CỬA HÀNG TIỆN LỢI KHAI TRƯƠNG CẦN GẤP 5 LĐPT
1
  • 02/01/2025
  • Quận 3, TP.HCM
CẦN MẪU ẢNH CHỤP SET QUÀ NOEL TẾT HCM
0
  • 29/12/2024
  • Quận 3, TP.HCM
Tuyển Dụng Nhận Viên Marketing
1
Tuyển Dụng Nhận Viên Marketing 12 - 25 triệu/tháng
  • 24/12/2024
  • Quận 12, TP.HCM
Cần người làm việc tại chi Nhánh Đà Nẵng
0
  • 22/12/2024
  • Quận Liên Chiểu, Đà Nẵng
Cần tuyển Gấp Nhân Viên Content Marketing
2
  • 20/12/2024
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
Tuyển 01 nam nhân viên Marketing
0
  • 17/12/2024
  • Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Oscar edu tuyển chuyên viên tư vấn tuyển sinh
1
  • 16/12/2024
  • Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
 Công ty Thiên Đức Tuyển dụng nhân viên maketing
1
  • 13/12/2024
  • Huyện Gia Lâm, Hà Nội
Nhân viên Content Creator Tiktok
0
Nhân viên Content Creator Tiktok 9 - 18 triệu/tháng
  • 11/12/2024
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
 Tuyển nv Maketing Biết Thiết Kế Ảnh Và Làm Video
1
  • 07/12/2024
  • Quận Ba Đình, Hà Nội
Tuyển nhân viên kinh doanh - marketing
1
  • 05/12/2024
  • TP. Thủ Đức - Quận Thủ Đức, TP.HCM
CẦN NHÂN VIÊN MARKETING MẶT HÀNG MỸ PHẨM
1
  • 05/12/2024
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
Tuyển Nhân Viên Kinh Doanh bán hàng
0
  • 05/12/2024
  • Quận 12, TP.HCM
Tuyển nhân viên trực diện thoại văn phòng, và tư vấn khách hàng
1
  • 03/12/2024
  • Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Cần tuyển nhân viên tiếp thị bán hàng khu vực quận Long Biên
1
  • 30/11/2024
  • Quận Long Biên, Hà Nội
Tuyển đội ngũ giới thiệu, tư vấn mỹ phẩm
1
  • 29/11/2024
  • Quận Tân Bình, TP.HCM

4. 9 tố chất để trở thành một Marketer chuyên nghiệp

4.1 Khả năng linh hoạt trong công việc

Với thị trường và nhu cầu khách hàng không ngừng thay đổi cùng với những tình huống bất ngờ đã yêu cầu những Marketer phải tự vận động chính mình để có thể theo kịp với xu hướng.

Chẳng hạn như bạn là một Marketer chạy Facebook Ads thì chuyện bị mất Fanpage là điều dường như vô cùng thường xuyên. Nếu bạn không bình tĩnh, bạn sẽ có thể sẽ thực hiện những hành vi xấu khác và đến một ngưỡng nào đó – đủ để Facebook chặn quyền chạy quảng cáo của bạn.

Marketer là gì? Tố chất để trở thành một Marketer chuyên nghiệp
Marketer là gì? Tố chất để trở thành một Marketer chuyên nghiệp là khả năng linh hoạt trong công việc

Đây chỉ là một ví dụ vô cùng đơn giản nhưng hết sức thiết thực. Chính vì vậy, là một Marketer, bạn cần có khả năng bình tình và thích nghi nhanh với môi trường làm việc. Ngoài ra, bạn cần biết cách nhanh chóng tìm ra nguyên nhân để giải quyết chúng và ứng biến với từng tình huống bất ngờ xảy ra.

4.2 Biết quan sát, lắng nghe

Marketer là người đem đến cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Do vậy, Marketer cần phải biết quan sát, lắng nghe và thấu hiểu khách hàng của mình. Marketer phải biết đón nhận những phản hồi từ phía khách hàng để từ đó biết cách điều chỉnh và xây dựng chiến lược tiếp thị sản phẩm hiệu quả hơn nữa.

4.3 Sáng tạo trong công việc

Marketer được đánh giá là một trong những ngành nghề sáng tạo. Khi bạn là một Marketer thực thụ, bạn luôn phải biết cách làm sao khiến sản phẩm và dịch vụ của mình thật ấn tượng, sáng tạo, hấp dẫn để thu hút được khách hàng. Sáng tạo trong công việc giúp doanh nghiệp có được nhiều doanh thu cũng như khẳng định được vị thế thương hiệu của mình trên thương trường.

4.4 Kỹ năng giao tiếp tốt

Kỹ năng giao tiếp tốt được coi là một lợi thế cho người làm Marketer khi đứng trước khách hàng của mình. Một marketer chuyên nghiệp sẽ luôn là người biết cách sử dụng ngôn từ một cách khôn khéo và ứng xử linh hoạt, gây ấn tượng với khách hàng.

Marketer là gì? Tố chất để trở thành một Marketer chuyên nghiệp là kỹ năng giao tiếp
Marketer là gì? Tố chất để trở thành một Marketer chuyên nghiệp là kỹ năng giao tiếp

4.5 Thông thạo ngoại ngữ

Thông thạo ngoại ngữ đóng vai trò rất quan trọng trong tất cả các ngành nghề bao gồm cả Marketer. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ hướng tới thị trường trong nước mà còn muốn vươn xa ra quốc tế.

Do vậy, việc thành thạo ngoại ngữ để gặp gỡ, đàm phán và làm việc với các đối tác nước ngoài được coi là điều tất yếu của những Marketer. Đây cũng chính là một lợi thế, khẳng định được vị trí và sự chuyên nghiệp của một Marketer và doanh nghiệp trước đối tác quốc tế.

4.6 Không ngại khó khăn và chịu được áp lực công việc

Đã rất nhiều người vì không thể chịu được áp lực về doanh số, áp lực về khách hàng mà quyết định rời bỏ công việc làm Marketer. Không ngại khó khăn và có sức chịu được áp lực công việc là yêu cầu cơ bản đối với một Marketer. Chính khả năng chịu áp lực tốt mà Marketer có thể vượt qua những khó khăn của nghề nghiệp và đồng thời biết cách sắp xếp thời gian, công việc thật tốt, đạt được hiệu quả cao.

4.7 Kỹ năng làm việc nhóm

Một chiến dịch Marketing hiệu quả không thể chỉ có một Marketer gánh team mà còn cần rất nhiều sự đóng góp từ nhiều người khác. Do đó, Marketer cần phải có kỹ năng làm việc nhóm tốt và có khả năng truyền đạt tốt để có thể diễn đạt, trao đổi và chia sẻ những ý tưởng của mình với các thành viên khác trong Team.

Marketer là gì? Tố chất để trở thành một Marketer chuyên nghiệp là kỹ năng làm việc nhóm
Marketer là gì? Tố chất để trở thành một Marketer chuyên nghiệp là kỹ năng làm việc nhóm

4.8 Năng động, nhiệt tình

Đã là một Marketer thì bạn sẽ thường phải làm việc môi trường áp lực lớn. Nếu bạn là người năng động, nhiệt tình trong công việc thì đây chính là một lợi thế lớn bởi Marketer phải thường xuyên phải đi ra bên ngoài, nghiên cứu thị trường và thấu hiểu khách hàng của mình.

4.9 Khả năng tự học, cập nhật không ngừng

Marketer cũng chính là người đứng giữa khách hàng và doanh nghiệp. Do vậy, trọng trách lại càng cao hơn. Để mọi việc được ổn định và hiệu quả thì Marketer phải luôn cố gắng chăm chỉ, học hỏi và đồng thời cũng cần biết cách sắp xếp công việc, kỹ năng quản lý thời gian tốt.

5. Thu nhập của Marketer có cao không?

Thu nhập của Marketer tuỳ thuộc năng lực và kinh nghiệm. Đối với những nhân viên đã có 1 đến 2 năm kinh nghiệm thì lương sẽ dao động từ 7 – 11 triệu đồng/tháng. Sau 3 đến 5 năm làm việc thì mức lương có thể sẽ tăng lên khoảng 15 – 30 triệu/tháng.

Trên đây là những thông tin về Marketer. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết được Marketer là gì? Những tố chất để có thể trở thành một Marketer chuyên nghiệp và mức thu nhập của Marketer. Ngoài ra, bạn có thể cập nhật thêm những thông tin việc làm khác từ website của Mua Bán. Chúc bạn áp dụng hiệu quả và gặt hái nhiều thành công trong công việc.

>>>Xem thêm:

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tổng hợp. Muaban.net nỗ lực để nội dung truyền tải trong bài cung cấp thông tin đáng tin cậy tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, không nên dựa vào nội dung trong bài để ra quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư, sức khỏe. Thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực. Do đó, Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ