Với những ứng viên đang có nhu cầu tìm việc làm thì việc chuẩn bị cho buổi phỏng vấn sắp tới là vô cùng quan trọng. Vậy bạn đã biết đến những kinh nghiệm phỏng vấn giúp bản thân lọt vào tầm mắt nhà tuyển dụng chưa? Sau đây hãy xem ngay bài viết dưới đây của Muaban.net để giúp buổi phỏng vấn trở nên thành công nhé!
1. Gợi ý 10 kỹ năng phỏng vấn xin việc cho người mới
Sau đây Mua Bán sẽ gửi đến bạn đọc những kỹ năng trong kinh nghiệm phỏng vấn giúp bạn dễ dàng thành công và linh hoạt hơn!
- Thái độ chuyên nghiệp, tự tin
Tại bất kì cuộc phỏng vấn nào nếu ứng cử viên có thể mạnh dạng trả lời câu hỏi một cách tự tin, dõng dạc không chỉ mang đến cho bạn khí chất chuyên nghiệp mà nó còn tạo niềm tin đối với nhà tuyển dụng. Khi trả lời hãy nhìn thẳng vào người tuyển dụng, âm lượng giọng nói vừa phải, mạch lạc, không quá to cũng không quá nhỏ.
Nếu đôi lúc bạn mất bình tĩnh, hãy hít thở sâu để lấy lại phong độ trước khi nói để giúp bản thân tự tin hơn.
- Tận dụng ngôn ngữ hình thể
Các nhà tuyển dụng chuyên nghiệp đều được đào tạo khá kỹ lưỡng về kỹ năng “đọc vị” ứng viên thông qua từng cử chỉ và hành động của bạn, từ đó biết được ứng cử viên đang trong trạng thái thế nào. Chính vì thế nếu bạn muốn người tuyển dụng đánh giá cao hãy tận dụng ngôn ngữ hình thể của mình, để có thể toát ra sự tự tin mang lại ấn tượng tốt.
Thay vì có những biểu hiện như liên tục cọ 2 bàn tay vào nhau, ngó nghiêng ngó dọc, ánh mắt tránh né thể hiện sự sợ hãi, kém tập trung, chưa trung thực. Bạn có thể tận dụng một số ngôn ngữ hình thể dưới đây:
- Đầu hơi nghiêng sang một bên thể hiện sự quan tâm.
- Ngồi thẳng lưng vai mở cho thấy bạn đang thoải mái
- Nhìn vào mắt đối phương khi trò chuyện thể hiện sự tự tin
- Mỉm cười tự nhiên cho thấy bạn là người dễ gần, dễ hợp tác.
- Người nghiêng nhẹ về phía trước cho thấy bạn thích thú với nội dung cuộc phỏng vấn.
- Bàn tay hướng lên trên cho thấy điều bạn nói là trung thực, đáng tin cậy.
Đừng nói “Không” – Hãy nói “Chưa”
Đây được xem là một trong những kỹ năng quan trọng và hiện hữu khi tham gia phỏng vấn mà bạn cần phải biết. Tất nhiên khi trả lời câu hỏi, sẽ có một số điều mà bạn vẫn chưa biết và cách trả lời khéo léo cho câu hỏi này bạn nên đáp: “vấn đề này tôi chưa tìm hiểu”, “tôi sẽ nghiên cứu thêm về nó”, với cách trả lời này sẽ thể hiện bạn là một người chủ động và sẵn sàng học hỏi kiến thức mới.
Thay vì nói thằng thừng “Tôi không biết” nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn là một người thụ động và tiêu cực.
- Bộc lộ ưu điểm một cách khéo léo
Trong khi bộc lộ những ưu điểm của bản thân bạn lưu ý rằng chỉ chọn lọc những ưu điểm thực sự liên quan quan đến yêu cầu công việc, vị trí bạn ứng tuyển. Vì nếu nói không khéo léo, chính những ưu điểm lại thành khoa trương, dư thừa và thiếu chuyên nghiệp.
Chẳng hạn những ưu điểm mà bạn có thể đưa ra như là kỹ năng giải quyết vấn đề khi gặp trường hợp khó khăn, đạt kết quả ra sao. Hoặc bạn là ứng viên chưa có kinh nghiệm, có thể liệt kê những ưu điểm như: kỹ năng xử lý tình huống linh hoạt, giao tiếp tốt, khả năng học hỏi tốt,….
- Nụ cười – vũ khí quan trọng
Một trong những kinh nghiệm phỏng vấn mà bạn cần biết đến và áp dụng đó là nở nụ cười tự nhiên và đúng lúc. Một nụ cười sẽ tạo thiện cảm tốt về sự tự tin với nhà tuyển dụng, hơn thế trong buổi phỏng vấn căng thẳng, nụ cười còn làm cho không gian trở nên thoải mái, tự nhiên.
Thế nhưng bạn không nhất thiết phải cười suốt buổi phỏng vấn vì dễ mang lại cảm giác gượng gạo, “giả tạo”. Hãy cười đúng lúc đúng thời điểm!
- Thể hiện kỹ năng làm việc nhóm
Khi được nhận vào làm việc thì bạn sẽ được phân bổ vào một nhóm bất kỳ để được hỗ trợ đào tạo và tập làm quen với công việc. Vì vậy kỹ năng làm việc nhóm là một trong những kỹ năng mềm mà các ứng cử viên đều phải có.
Kỹ năng này được thể hiện bằng cách biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến của các thành viên, làm việc vì mục tiêu tiêu chung của cả nhóm, khả năng tư duy, chủ động đặt câu hỏi. Đặc biệt đó là bạn cần khéo léo, khiêm tốn và đoàn kết với mọi người để chứng tỏ bạn là tuýp người linh hoạt, dễ gần.
- Tạo ấn tượng tốt với kỹ năng đặt câu hỏi
Cho dù bạn có thể trả lời nhuần nhuyễn tất cả cả các câu hỏi của nhà tuyển dụng đưa ra, thế nhưng nếu bạn bạn ngồi im và thụ động chỉ chờ để trả lời, thì đây lại là một điểm trừ khá lớn của người phỏng vấn dành cho bạn. Thế nên, hãy chủ động đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng một cách tôn trọng và đúng thời điểm, tạo không khí thoải mái và gần gũi hơn.
Thời điểm thích hợp để bạn đưa ra những câu hỏi đó là vào cuối buổi phỏng vấn khi nhà tuyển dụng hỏi “bạn có gì thắc mắc không?”. Một số câu hỏi mà bạn có thể áp dụng như:
- Yêu cầu chính cho công việc tôi ứng tuyển sẽ bao gồm những gì?
- Để được xét duyệt thăng chức thì nhân viên chính thức cần đạt đủ bao nhiêu chỉ tiêu và đó là những chỉ tiêu nào?
- Trả lời một cách trung thực
Các yếu tố như kỹ năng, kinh nghiệm, thành tích là những tiêu chí giúp bạn có thể gây ấn tượng, tỏa sáng đối với người tuyển dụng và đây cũng chính là kinh nghiệm phỏng vấn. Nhưng cũng đừng quên tất cả đều phải dựa trên sự thật. Đối với nhà tuyển dụng thì sự trung thực luôn được đánh giá cao, vì họ là những chuyên gia năm bắt tâm lý, đánh giá năng lực của ứng cử viên.
Bên cạnh đánh giá cao về năng lực của bạn thì việc dám thừa nhận khuyết điểm bản thân một cách khéo léo cũng chính là sự tự tin “ngầm” giúp bạn nội trơn hơn những ứng viên khác.
- Luôn tràn đầy năng lượng
Các câu hỏi hỏi nhà tuyển dụng đưa ra, bạn có thể trả lời tất cả với nội dung đầy đủ thế nhưng vẫn chưa đủ thuyết phục 100% với nhà tuyển dụng. Và để có thể làm được điều này, cách trả lời của bạn cần sử dụng ngữ điệu nhấn nhá, tràn đầy năng lượng tự tin trong từng câu chữ.
Nếu thường ngày chất giọng bạn nói khá nhỏ, vậy hãy cải thiện, luyện tập nâng giọng nói mình lên một chút để có thể nói to hơn khi tham gia trực tiếp buổi phỏng vấn nhé!
- Tuyệt đối không “nói xấu” công ty cũ
Cuối cùng trong những kinh nghiệm phỏng vấn mà hầu hết ứng viên nào cũng sẽ gặp, đó là được đặt câu hỏi: “Tại sao bạn lại xin nghỉ việc tại công ty cũ”. Trong trường hợp này, dù bạn nghỉ việc lý do gì đi nữa cũng tuyệt đối không nói những điều xấu về công ty cũ.
Thay vào đó ứng viên nên trả lời bằng những lý do khách quan như: “Tôi muốn được thử sức ở những công việc linh loạt hơn”, “Tôi mong muốn được hoàn thiện, phát triển bản thân hơn”.
Ngoài ra nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm, có thể tham khảo tại:
2. Bộ câu hỏi thường gặp nhất khi đi phỏng vấn
Để giúp bạn nắm bắt được những câu hỏi thường xuất hiện trong buổi phỏng vấn, Mua Bán đã tổng hợp và liệt kê tại đây:
2.1. Nhóm câu hỏi phỏng vấn giới thiệu bản thân
Câu 1: Hãy giới thiệu về bản thân bạn ?
=> Trả lời: Tôi là Nguyễn Thị X, đã có 2 năm kinh nghiệm với vị trí nhân viên kinh doanh tại công ty X. Tại đây, mỗi tháng tôi đã tư vấn và bán đồ nội thất xông ty và vượt yêu cầu doanh số quý I 20%
Câu 2: Sở trường của bạn là gì ?
=> Trả lời: “Sở trường của tôi là khả năng giao tiếp và thuyết phục, tôi nhận thức được tầm quan trọng khi giao tiếp với khách hàng để bán được sản phẩm của công ty.
Câu 3: Mục tiêu nghề nghiệp bạn là gì ?
=> Trả lời: Sau 5 năm làm việc, tôi mong muốn sẽ được cấn nhắc lên vị trí trưởng phòng kinh doanh, mở rộng tệp khách hàng, đạt và vượt doanh số trung bình hàng tháng của công ty.
Câu 4: Sở thích của bạn là gì?
=> Trả lời: Sở thích của tôi là nói chuyện, trò chuyện, đàm phán với khách hàng và đối tác. Tôi cũng thường đọc sách về các chủ đề về kinh doanh về giao tiếp, bán hàng.
Câu 5: Điểm mạnh/yếu của bản thân ?
=> Trả lời: Về điểm mạnh của tôi đó là khả năng đàm phán, thuyết phục và giao tiếp đối với khách hàng. Tôi từng hoàn thành nhiều dự án và bán được nhiều sản phẩm cho công ty. Về điểm yếu đó là tôi hay quên nên sẽ luôn sắp xếp thời gian, công việc một cách ch tiết nhất.
Câu 6: Bạn làm cách nào để có thể giảm stress?
=> Trả lời: Bình thường mỗi khi gặp phải áp lực trong công việc, tôi thường dành thời gian rảnh để đi dạo hoặc nghe nhạc. Việc này giúp tôi thư giãn hơn và giải tỏa được mọi áp lực.
Xem thêm: 20 Điểm Mạnh Điểm Yếu Của Bản Thân Và Cách Xác Định Chuẩn Nhất
2.2. Nhóm câu hỏi phỏng vấn đánh giá khả năng phản ứng
Câu 1: Nếu công ty không chọn bạn thì bạn có gì để nói không?
=> Trả lời: Thật sự tôi sẽ có chút tiếc nuối, tuy nhiên tôi thấy cuộc phỏng rất thú vị. Qua đây, tôi biết được bản thân mình còn những thiếu sót và sẽ tìm cách để cải thiện nó.
Câu 2: Bạn nghĩ sao về làm thêm giờ ?
=> Trả lời: Tôi sẽ sẵn sàng làm thêm nếu công ty yêu cầu bởi vì tại công ty cũ tôi đã có kinh nghiệm làm thêm giờ và được hưởng quyền lợi khi hoàn thành.
Câu 3: Bạn không hài lòng gì về sếp cũ/đồng nghiệp cũ
=> Trả lời: Sếp cũ của tôi làm việc rất xuất sắc, những kỹ năng và kiến thức tôi có được đều nhờ anh ấy. Thế nhưng đôi khi anh ấy vẫn chưa đối xử công bằng với mọi người, điều này làm tôi hơi buồn.
Câu 4: Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?
=> Trả lời: Vì tôi muốn bản thân mình có nhiều hội phát triển hơn ở môi trường mới và năng động.
Câu 5: Trong trường hợp nếu sếp của bạn sai, hay cần góp ý bạn sẽ giải quyết thế nào?
=> Trả lời: Nếu như sếp của tôi sai, tôi sẽ sẵn sàng đứng ra góp ý và trao đổi với sếp một cách khéo léo. Vì nếu để sếp biết mình sai, mọi người sẽ ngày càng đi xa hơn nữa.
Câu 6: Bạn có câu hỏi dành cho chúng tôi không
=> Trả lời: Khi tôi được nhận vào làm nhân viên chính thức, anh/chị sẽ dự vào những yếu tố nào để đánh giá mức độ hoàn thành của tôi ?
2.3. Nhóm câu hỏi phỏng vấn đánh giá sự phù hợp với công ty
Câu 1: Bạn mong đợi điều gì ở công ty?
=> Trả lời: Tôi mong muốn được làm việc chung với những đồng nghiệp tài năng, người sếp tài giỏi và cọ xát với những dự án thực tế, để có thể học hỏi được cách làm việc chuyên nghiệp của họ và kinh nghiệm chinh chiến.
Câu 2: Bạn có dự định làm công ty chúng tôi bao lâu?
=> Trả lời: Khi đi phỏng vấn tôi đã tim hiểu kĩ về công ty và thấy rằng công ty có sự tăng trưởng ổn định. Và vị trí này cũng rất phù hợp với những kỹ năng, kinh nghiệm của tôi. Vì thế, tôi mong muốn làm việc và cống hiến cho công ty anh/chị lâu nhất có thể.
Câu 3: Môi trường nào có thể giúp bạn nâng cao năng suất làm việc nhất ? Vì sao?
=> Trả lời: Tôi thích được làm trong môi trường làm việc năng động, nhiệt huyết vì điều này có thể giúp tôi tự do sáng tạo, đam mê hơn trong công việc”.
Câu 4: Định hướng nghề nghiệp của bạn trong 3 năm tới là gì ?
=> Trả lời: Tôi mong muốn sẽ thăng chức lên vị trí trưởng phòng kinh doanh và để làm được điều này tôi sẽ không ngừng học hỏi, cải thiện bản thân mình.
Câu 5: Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?
=> Trả lời: Với kinh nghiệm 2 năm làm việc tại ví trí ứng tuyển, tôi mong muốn mức lương cơ bản của mình là 12 triệu/tháng. Ngoài ra tôi sẽ được hưởng các quyền lợi về lợi bảo hiểm xã hội, phụ cấp ăn uống; nghỉ thai sản..
Xem thêm: Cách trả lời phỏng vấn gây ấn tượng và một số lưu ý khi kết thúc phỏng vấn
3. Tips cần chuẩn bị trước khi đi phỏng vấn
Chuẩn bị trước khi đi phỏng vấn là việc hết sức quan trọng và cũng là một trong những kinh nghiệm phỏng vấn mà bạn cần biết:
- Tìm hiểu kỹ về công ty ứng tuyển: Khi phỏng vấn thường bạn được hỏi về các nội dung liên quan đến công ty bao gồm các thông tin về lịch sự hình thảnh, sản phẩm/lĩnh vực kinh doanh,… nếu ứng viên không trả lời được thì sẽ bị trừ điểm rất lớn. Chính vì thế hãy tìm hiểu kỹ công ty từ fanpage, website chính thức.
- Trang phục lịch, nghiêm túc: Điều đầu tiên đập vào mắt nhà tuyển dụng đó là ngoại hình của ứng viên, khi tham dự phỏng vấn bạn hãy chọn cho mình trang phục lịch sự, gọn gàng, phù hợp với môi trường làm việc để tạo thiện cảm tốt.
- Tham khảo các câu trả lời, câu hỏi: Để có thể chuẩn bị tốt, trả lời các câu hỏi một cách “ăn điểm”, bạn nên tham khảo trước các mẫu câu hỏi thường xuất hiện. Và các câu hỏi này đã được Mua Bán tổng hợp bên trên.
- Đến buổi phỏng vấn đúng giờ: Một trong những kinh nghiệm phỏng vấn thì việc đến đúng giờ là yêu cầu bắt buộc, tốt nhất có thể bạn nên đến trước 10 phút. Nếu bạn đến trễ đây là ấn tượng cực kì xấu, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn thiếu chuyên nghiệp.
- Thực hành, luyện tập tại nhà: Trong buổi phỏng vấn bạn có thể sẽ bị áp lực bởi phải đối mặt với các nhà tuyển dụng, có thể từ 2 người trở lên. Muốn khắc phục điều này, bạn nên luyện tập và thực hành tại nhà một mình hoặc nhờ người khác đóng vai người phỏng vấn. Sự chuẩn bị này giúp bạn thực chiến “khớp” hơn đấy.
Xem thêm: Cách trả lời phỏng vấn gây ấn tượng và một số lưu ý khi kết thúc phỏng vấn
Vậy là trên đây Muaban.net đã gửi đến bạn đọc những kinh nghiệm phỏng vấn bổ ích, hy vọng với những chia sẻ sẻ này sẽ giúp bạn áp dụng vào buổi phỏng vấn sắp tới của mình và vô cùng thành công “ghi điểm” với nhà tuyển dụng nhé! Ngoài ra đừng quên truy cập Muaban.net để không bỏ lỡ những tin đăng mới nhất về: việc làm, mua bán xe máy cũ, phong thủy….
Xem thêm:
- Bài test phỏng vấn Bách hóa Xanh đầy đủ, mới nhất 26 câu hỏi
- Chinh phục 10 câu hỏi phỏng vấn câu lạc bộ phổ biến nhất
- Bật mí kinh nghiệm xin việc trái ngành cực chuẩn khi phỏng vấn
- 28 câu hỏi phỏng vấn giáo viên tiếng anh có câu trả lời 2024