Trong thời đại công nghệ bùng nổ, nghề IT có nhiều cơ hội để phát triển; do đó, nhiều bạn trẻ là IT Senior muốn vươn lên vị trí Manager, tuy nhiên vẫn còn băn khoăn chưa biết rõ IT Manager là gì, để trở thành IT Manager cần những tố chất gì và làm thế nào để trở thành một IT Manager. Trong bài viết này, Mua Bán xin chia sẻ đến bạn một số thông tin đến vị trí IT Manager. Đừng bỏ qua nếu bạn đang quan tâm đến lĩnh vực này nhé!
1. IT Manager là gì?
IT Manager chính là người có trách nhiệm quản lý toàn bộ hệ thống thông tin của doanh nghiệp hoặc tổ chức. Nhiệm vụ của IT Manager đó là duy trì sự ổn định, theo dõi và quản lý và tính bảo mật cho hệ thống công nghệ của doanh nghiệp bao gồm cả phần cứng và phần mềm. Thường thì vị trí IT Manager sẽ quản lý bộ phận hoặc Phòng Công Nghệ Thông Tin (CNTT) của doanh nghiệp.
2. Công việc của một IT Manager là như thế nào?
2.1. Xây dựng và triển khai chiến lược công nghệ cho công ty
IT Manager có nhiệm vụ chính đó là nghiên cứu, tìm kiếm giải pháp để xây dựng hệ thống CNTT cho doanh nghiệp. Giữa thời đại CNTT bùng nổ như hiện nay thì việc tìm ra những chiến lược công nghệ độc đáo và mới lạ sẽ là đòn bẩy để doanh nghiệp phát triển, tạo ra bước đột phá và sự khác biệt giúp doanh nghiệp không bị lẫn vào những đối thủ khác trên thị trường.
Để làm được điều này thì IT Manager phải quản lý và phối hợp cùng với đội ngũ nhân viên IT của mình để thiết lập và thực hiện các kế hoạch đề ra. Đồng thời phải thiết lập được môi trường làm việc an toàn và có tính bảo mật cao.
2.2. Giám sát hệ thống công nghệ thông tin của doanh nghiệp
Thêm một vai trò nữa của IT Manager đó là giám sát hệ thống CNTT của doanh nghiệp. Công việc cụ thể đó là:
- IT Manager có nhiệm vụ quản trị toàn bộ hệ thống email, máy chủ (server), email, website, mạng internet, tổng đài nội bộ, …
- IT Manager cùng với nhân viên của mình tiến hành thiết lập hệ thống kiến trúc và các cơ sở hạ tầng, công nghệ cho doanh nghiệp, tổ chức. Cụ thể gồm có: server, laptop, PC, hệ thống máy in và máy scan, fax, photo, …
- Cài đặt và thiết kế hệ thống mạng internet, wifi, camera, máy chấm công, hệ thống điện thoại, máy chủ nội bộ, …. trong doanh nghiệp, tổ chức.
- Đảm bảo cho hệ thống mạng internet hoạt động ổn định và nhịp nhàng.
- Sửa chữa và khắc phục mọi sự cố máy tính, sự cố liên quan đến việc kết nối internet, đảm bảo hoạt động trơn tru và không gặp bất cứ sự cố nào làm gián đoạn hoạt động của công ty, tổ chức.
- Đề xuất các phần mềm hỗ trợ công tác quản lý và sử dụng phù hợp với lĩnh vực kinh doanh, hoạt động và chi phí hiện có của doanh nghiệp, tổ chức.
- Thực hiện bảo trì, sửa chữa các lỗi kỹ thuật phát sinh trên hệ thống website, backup dữ liệu server,…và bảo mật tuyệt đối.
2.3. Định hướng và phát triển phòng/bộ phận IT
Bên cạnh hoạt động giám sát thì IT Manager còn phải biết cách định hướng và phát triển phòng IT của mình bằng tất cả các kỹ năng, kinh nghiệm và kiến thức đã tích lũy được, sao cho đảm bảo phòng hoặc bộ phận IT có thể phục vụ tốt nhất và đáp ứng tốt các yêu cầu của doanh nghiệp. Cụ thể là:
- Xác định và xây dựng định hướng phát triển cho phòng IT của doanh nghiệp, tổ chức.
- Lên kế hoạch cũng như phương án, chính sách hoạt động cho phòng IT.
- Phân công công việc cho nhân sự phụ trách từng mảng, từng đầu mục công việc cụ thể.
- Đánh giá kết quả công việc, đề xuất khen thưởng/kỷ luật nhân viên.
- Đề xuất và xây dựng ngân sách cho phòng IT. Sử dụng ngân sách hiệu quả trong phạm vi ngân sách đã được duyệt.
2.4 Giám sát và thực hiện các dự án về công nghệ
Chưa hết, một IT Manager còn phải tham gia trực tiếp vào việc nghiên cứu và xây dựng kế hoạch các dự án phát triển CNTT cho toàn công ty. Có thể sẽ phối hợp các bộ phận, phòng ban khác trong doanh nghiệp, ví dụ như phòng Marketing để hoàn thành tốt mọi công việc được phân công.
IT Manager cũng phải thường xuyên đánh giá xu hướng CNTT mới nhất và tham khảo, đánh giá những đơn vị cung cấp phần mềm và các phần mềm mới nhất để đề xuất những giải pháp, phương án, tham mưu và tư vấn với Ban Giám Đốc.
2.5. Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng CNTT
IT Manager có trách nhiệm thực hiện quy trình sao lưu, kiểm soát và đảm bảo về sự bảo mật thông tin cũng như mọi tài sản liên quan đến phòng IT một cách tốt và hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, IT Manager sẽ quản lý việc mua sắm các trang thiết bị CNTT, giám sát quá trình mua sắm trang thiết bị CNTT, đánh giá mức độ hiệu quả của các trang thiết bị và nhà cung cấp cũng như lựa chọn các trang thiết bị tương xứng với ngân sách được bàn giao.
3. Những tố chất cần có của một IT Manager
3.1. Kiến thức chuyên môn của IT Manager
Kiến thức chuyên môn là yếu tố bắt buộc phải có nếu muốn trở thành IT Manager. Một số kiến thức cần thiết nhất đó là:
- Am hiểu về các chính sách, quy định trong lĩnh vực CNTT.
- Am hiểu về lập trình, khoa học máy tính cũng như những bảo mật kỹ thuật số.
- Am hiểu về công nghệ máy khách – máy chủ, kiến trúc mạng.
- Nhanh nhạy trong việc phát hiện sự cố và giải quyết vấn đề khi hệ thống CNTT của công ty có vấn đề phát sinh.
Tùy vào lĩnh vực hoạt động, kinh doanh và yêu cầu ở từng vị trí IT Manager khác nhau mà sẽ cần những kiến thức chuyên môn khác nữa bên cạnh những kiến thức cơ bản nêu trên.
>>> Xem thêm: Học công nghệ thông tin cần giỏi môn gì? Liệu bạn có phù hợp
3.2. Kỹ năng của IT Manager
Không chỉ cần những kiến thức cơ bản và chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ, để trở thành IT Manager cần có những kỹ năng cơ bản đó là:
- Kỹ năng đào tạo và phát triển nhân viên IT.
- Kỹ năng động viên, khích lệ nhân viên trong phòng/nhóm IT của mình.
- Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình bằng ngôn ngữ quản lý.
- Kỹ năng đàm phán, thuyết phục, quản lý, đặc biệt là giải quyết vấn đề.
- Kỹ năng làm việc và lên plan làm việc linh động dựa trên văn hóa, tài chính của doanh nghiệp, tổ chức.
- Kỹ năng lập ngân sách, đề xuất và báo cáo, đọc hiểu các báo cáo tài chính.
- Kỹ năng quản lý các dự án, quản lý rủi ro.
4. Định hướng phát triển sự nghiệp thành IT Manager
4.1 Team leader
Vị trí này sẽ dẫn dắt một nhóm nhỏ, thường dưới 10 người để thực hiện các công việc của lập trình viên, viết code.
4.2 Project Manager
Project Manager là người có trách nhiệm cân đối ngân sách và phân bổ nguồn lực sao cho dự án CNTT của doanh nghiệp diễn ra đúng tiến độ và thành công suôn sẻ. Vị trí này cần nhiều kinh nghiệm hơn team leader. Kỹ năng cần thiết để trở thành Project Manager gồm có: Kỹ năng quản trị nhân sự, kỹ năng dẫn dắt đội nhóm, kỹ năng giao tiếp và đàm phán, kỹ năng quản lý thời gian,…
4.3 Manager/Director
Sau khi đã tích lũy thêm kinh nghiệm thì có thể tiến tới vị trí Manager hoặc là vị trí Director – người chịu trách nhiệm quản lý các Project Manager trong doanh nghiệp, tổ chức. Những người này có trách nhiệm dẫn dắt đội ngũ Project Manager sao cho các dự án hoạt động đúng hướng theo các mục tiêu và định hướng của công ty đã đề ra ban đầu.
4.4 Chief Technical Officer – CTO (Giám Đốc Kỹ Thuật)
Khi đã có đủ kinh nghiệm và kỹ năng thì nhân viên Manager có thể đề xuất lên vị tri Chief Technical Officer (CTO) tức là Giám Đốc Kỹ Thuật CNTT. Thường thì trong mỗi công ty sẽ chỉ có một người đảm nhận vị trí CTO.
Người này sẽ chịu trách nhiệm về các vấn đề kỹ thuật của công ty, thường xuyên tìm hiểu các xu hướng công nghệ mới nhất và chia sẻ, hướng dẫn cho các nhân viên IT thực hiện. Do trách nhiệm khá nặng nề nên kiến thức chuyên môn chuyên sâu và kỹ năng quản lý là không thể thiếu để lên được vị trí này.
Tham khảo tin đăng về việc làm công nghệ thông tin tại website Muaban.net dưới đây: |
5. IT Manager có phải vị trí cao nhất?
Hiện nay, trong đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì vị IT Manager đang là vị trí cao nhất trong phòng hoặc là bộ phận IT.
Ở những doanh nghiệp lớn hoặc tập đoàn thì sẽ có vị trí cao hơn đó là Chief Information Officer (CIO) hoặc IT Director. Vì vậy IT Manager chưa phải là vị trí cao nhất. Khi phấn đấu lên đến IT Manager bạn có thể tham khảo và đề xuất lên đến vị trí CIO hoặc IT Director nếu có đủ kiến thức, kinh nghiệm và khả năng.
6. Làm thế nào để trở thành một IT Manager?
Hiện nay, có rất nhiều cách có thể để trở thành một IT Manager. Nếu bạn là một Developer hoặc là người làm việc trong lĩnh vực CNTT. Chỉ cần bạn liên tục cập nhật kiến thức chuyên môn cần thiết cho vị trí mà mình muốn ứng tuyển cùng với đó là trau dồi các kỹ năng cần thiết để trở thành một IT Manager như: Kỹ năng quản lý dự án, kỹ năng lập ngân sách, kỹ năng quản lý nhóm, kỹ năng báo cáo, kỹ năng giao tiếp và xử lý sự cố,…
Khi bạn đã có đủ kiến thức cũng như kỹ năng này thì thì có thể để xuất lên vị trí IT Manager ở doanh nghiệp/tổ chức mình đang công tác hoặc là ứng tuyển vào vị trí IT Manager ở các doanh nghiệp, tổ chức khác (nếu muốn).
Bên trên là định nghĩa IT Manager là gì và một số thông tin liên quan đến vị trí này mà dân IT nhất định phải biết để trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm và phấn đấu trở thành một nhà quản lý CNTT trong tương lai. Hy vọng bài viết đã phần nào giúp bạn có thêm định hướng việc làm cho bản thân. Đừng quên truy cập Muaban.net để tìm các việc làm IT như: Từ viết code, Manager IT cho đến cập bậc C Level,… nhé!
>>> Xem thêm: Mẫu CV IT: Bước đầu chinh phục nhà tuyển dụng – 12+ Mẫu CV IT mới nhất