Wednesday, December 18, 2024
spot_img
HomeViệc làmCách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn chinh phục nhà tuyển...

Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn chinh phục nhà tuyển dụng

Làm sao để phần giới thiệu bản thân khi phỏng vấn trở nên ấn tượng và giúp bạn trúng tuyển vào vị trí mong muốn? Nếu bạn chưa biết nên giới thiệu bản thân khi phỏng vấn ra sao, hãy tham khảo ngay những chia sẻ của Muaban.net qua bài viết dưới đây nhé!

Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn chinh phục nhà tuyển dụng
Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn chinh phục nhà tuyển dụng

I. Tại sao phải giới thiệu bản thân khi phỏng vấn?

1. Tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng

Chia sẻ những thông tin tổng quát về bản thân sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về bạn.
Chia sẻ những thông tin tổng quát trong phần giới thiệu bản thân khi phỏng vấn sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về bạn.
Tự giới thiệu bản thân khi phỏng vấn là cơ hội để bạn tạo ấn tượng tốt và thu hút sự quan tâm. Việc chia sẻ những thông tin tổng quát về bản thân sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về bạn. Nếu bạn trình bày một cách mạch lạc với những thông tin cụ thể, bạn sẽ gây được ấn tượng tích cực.

2. Tăng sự tự tin

Hãy nhớ rằng, tâm lý của bạn là một yếu tố quan trọng trong quá trình phỏng vấn. Với sự tự tin và thoải mái, bạn sẽ có cơ hội trình bày những phần tiếp theo của phỏng vấn một cách tốt hơn.

Đồng thời, giữ một nụ cười mỉm trên môi của bạn để truyền tải sự tự tin và sự yêu thích của bạn trong cuộc phỏng vấn. Nụ cười sẽ giúp bạn tạo ra một ấn tượng tích cực trong tâm của người phỏng vấn và đồng thời giúp bạn giữ được sự tập trung vào nội dung phỏng vấn.

3. Tạo sự khác biệt

Cách bạn giới thiệu bản thân cho phép người phỏng vấn có cái nhìn sơ bộ về tính cách
Cách bạn giới thiệu bản thân khi phỏng vấn cho phép người phỏng vấn có cái nhìn sơ bộ về tính cách

Trong phần tự giới thiệu, hãy tập trung vào việc nhấn mạnh những điểm mạnh và khả năng của bản thân để tạo sự khác biệt giữa các ứng viên. Nhà tuyển dụng sẽ quan tâm và tập trung hơn vào cách bạn trình bày thông tin của mình.

Tuy nhiên, hãy dùng ngôn từ đơn giản và ngắn gọn để gây thiện cảm từ phía nhà tuyển dụng. Tránh sử dụng những câu nói quá cường điệu và hùng hồn. Bạn có thể tự tin khai thác những điểm mạnh của mình và chia sẻ thông tin về lĩnh vực đó với nhà tuyển dụng.

Tham khảo thêm: Những việc làm thêm tại nhà cho học sinh dễ tìm, thu nhập cao

II. Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

Mỗi ứng viên sẽ có các những điểm mạnh, điểm yếu, kỹ năng và kinh nghiệm riêng. Đối với sinh viên chưa có kinh nghiệm và người đã có kinh nghiệm sẽ có những cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn khác nhau.

1. Đối với ứng viên chưa có kinh nghiệm

Cách giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn
Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn với ứng viên chưa có kinh nghiệm

Đối với sinh viên mới ra trường hoặc ít kinh nghiệm, việc giới thiệu bản thân khi phỏng vấn trước nhà tuyển dụng có thể gặp một số khó khăn.

Với mức độ hạn chế về kinh nghiệm thực tế và thông tin, ứng viên cần tinh chỉnh cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn một cách thông minh và khéo léo để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng.

  • Mở đầu lời giới thiệu bản thân

Không thể bỏ qua việc giới thiệu về cá nhân như họ tên, tuổi và bí danh (nếu có). Tuy nhiên, ứng viên nên tập trung nhấn mạnh về nền tảng học vấn và các kỹ năng nổi bật của mình trước tiên để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng ngay từ đầu.

Ví dụ:

“Em là Nguyễn Văn A, 22 tuổi. Em vừa tốt nghiệp Cử nhân Marketing tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân vào tháng 7 vừa qua. Em  yêu thích công việc liên quan tới chuyên ngành Marketing bởi tính sáng tạo, linh hoạt và đổi mới không ngừng. Bản thân em cũng là một người có tư duy mới mẻ, năng động, sáng tạo và xử lý tình huống tốt”.

  • Nhấn mạnh thành tích, điểm mạnh của bản thân
Nên nhấn mạnh thành tích, điểm mạnh của bản thân khi phỏng vấn.
Nên nhấn mạnh thành tích, điểm mạnh của bản thân trong phần giới thiệu bản thân khi phỏng vấn.

Đa số những người mới ra trường, ứng viên nên nhấn mạnh về thành tích đạt được, điểm mạnh, kỹ năng tích lũy được từ các hoạt động xã hội hoặc các hoạt động tình nguyện mà bạn từng tham gia. Đặc biệt, bạn nên đảm bảo những gì bạn chia sẻ cho liên quan và có thể phục vụ cho vị trí tuyển dụng.

Ví dụ:

“Thời gian còn là sinh viên, em từng tham gia làm cộng tác viên viết tin bài cho các trang báo lớn như Dân trí, Vieclamnet. Bên cạnh đó, em cũng đăng ký tham gia làm tình nguyện viên hỗ trợ vào dự án xây dựng sự kiện, quảng bá và tổ chức sự kiện cho Công ty ABC. Với các trải nghiệm này, em thu thập thêm được cho mình kinh nghiệm trong việc làm việc nhóm, lập kế hoạch truyền thông sự kiện, kỹ năng viết lách và phỏng vấn nhân vật”

  • Kết thúc bằng nguyện vọng hiện tại, lý do ứng tuyển
Kết thúc phần giới thiệu bản thân khi phỏng vấn bằng nguyện vọng hiện tại, lý do ứng tuyển
Kết thúc phần giới thiệu bản thân khi phỏng vấn bằng nguyện vọng hiện tại, lý do ứng tuyển

Ứng viên cần thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được sự định hướng và mục tiêu nghề nghiệp của bản thân. Hãy nhấn mạnh mục tiêu rõ ràng và sẵn sàng nỗ lực, đóng góp tối đa trong công việc.

Ví dụ:

“Sau khi tìm hiểu kỹ về vị trí công việc và môi trường làm việc bên mình, em nhận thấy nơi này phù hợp với định hướng của bản thân. Em muốn tích lũy thêm nhiều kỹ năng, kinh nghiệm để góp phần tạo nên thành công cho công ty sắp tới và đạt mục tiêu trở thành Content Marketing Leader trong vòng 2-3 năm tới”.

Tham khảo thêm: Các bài test IQ khi đi phỏng vấn và bí kíp để thi IQ điểm cao

2. Đối với ứng viên đã có kinh nghiệm

Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn đối với ứng viên đã có kinh nghiệm
Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn đối với ứng viên đã có kinh nghiệm

Bên cạnh đó, đối với những ứng viên đã có kinh nghiệm, phần giới thiệu bản thân khi phỏng vấn cần nêu bật những trải nghiệm, kiến thức đã học được trong môi trường làm việc trước đó, bao gồm các phần sau:

  • Mở đầu giới thiệu bản thân 

Nếu đã có kinh nghiệm làm việc trước đó, hãy thể hiện cách giao tiếp, sự khéo léo để tạo ấn tượng trong quá trình tự giới thiệu khi phỏng vấn. Đặc biệt, ở phần tự giới thiệu, ứng viên có thể khởi đầu câu chuyện bằng việc nêu những thành tựu và kinh nghiệm đã đạt được, sau đó mới giới thiệu về bản thân.

Ví dụ:

“Tôi đã tốt nghiệp Cử nhân chuyên ngành Marketing 6 năm trước và trải qua nhiều vị trí về Marketing online tại một số doanh nghiệp. Tôi đã từng đảm nhiệm vị trí Content Marketing Leader tại Công ty XYZ trong 2,5 năm. Sau đó trở thành Content Marketing Manager tại Công ty EPL cho đến nay.”.

  • Chia sẻ rõ ràng về kinh nghiệm làm việc
Thuyết phục nhà tuyển dụng bằng cách chia sẻ những thành tích lớn từng đạt được trong quá khứ.
Thuyết phục nhà tuyển dụng bằng cách chia sẻ những thành tích lớn từng đạt được trong quá khứ.

Để tăng tính thuyết phục với nhà tuyển dụng bằng cách chia sẻ những thành tích lớn từng đạt được trong quá khứ. Đó là trong việc thực hiện công việc đã làm, những kỹ năng đã tích lũy và bước chuyển quan trọng trong sự nghiệp:

  • Vị trí đã làm và sự thăng tiến trong quá trình làm việc.
  • Thành tựu đạt được đối với các dự án nổi bật tại doanh nghiệp trước đó.
  • Tích lũy được những kỹ năng, nhận biết điểm yếu và cách khắc phục.

Lưu ý rằng những chia sẻ về kinh nghiệm và thành tích đạt được cần liên kết với vị trí mà công ty đang tuyển dụng.

Ví dụ:

“Trong thời gian làm việc ở vị trí Content Marketing Manager, tôi đã mang lại các kết quả khả quan khi quản lý team 10 người, giúp tăng 50% lợi nhuận cho doanh nghiệp ở một số chiến dịch tiếp thị nội dung và quảng cáo.

Ở dự án dịch vụ B2C của doanh nghiệp, tôi đã giúp cải thiện CMS, tăng hiệu quả tương tác với khách hàng lên 45%, tăng lưu lượng truy cập website tổng thể lên 150% trong 6 tháng, cũng như cải thiện tỷ lệ chuyển đổi lên 55%. Suốt quãng thời gian làm việc ấy, tôi đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm về công tác quản trị cũng như cách thức Marketing hiệu quả”.

  • Thể hiện định hướng và tầm nhìn trong công việc
Ứng viên nên nhấn mạnh các giá trị mà bạn có thể đem lại cho doanh nghiệp nếu trúng tuyển.
Ứng viên nên nhấn mạnh các giá trị mà bạn có thể đem lại cho doanh nghiệp nếu trúng tuyển.

Ứng viên cần thể hiện định hướng và tầm nhìn trong lĩnh vực ứng tuyển tại thời điểm hiện tại và tương lai. Bên cạnh đó, nhấn mạnh thêm các giá trị mà bạn có thể đem lại cho doanh nghiệp nếu trúng tuyển.

Ví dụ:

“Tôi nhận thấy công ty là môi trường năng động với nhiều cơ hội phát triển hơn nữa và mức đãi ngộ tốt. Với kinh nghiệm đã có, tôi sẽ tiếp tục góp phần đẩy mạnh hơn nữa tất cả thương hiệu trên web và các nền tảng của công ty mình. 

Nâng cao tỷ lệ truy cập của khách hàng cho các chiến dịch trực tuyến và giảm tỷ lệ khách hàng rời bỏ trang. Đồng thời thúc đẩy truyền thông và phối hợp tốt với các bộ phận trong công ty để nâng cao tỷ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp. Tôi tin rằng, công ty sẽ không hối tiếc khi lựa chọn tôi”.

Tham khảo thêm: Cách trả lời thư mời phỏng vấn ghi điểm với nhà tuyển dụng

III. Những nội dung cần có trong phần giới thiệu bản thân

Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn là một trong những phần quan trọng, giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng quan về bạn và đánh giá khả năng ứng tuyển của bạn. Để giới thiệu bản thân ấn tượng, bạn cần có đầy đủ những thông tin sau:

1. Lời cảm ơn đối với nhà tuyển dụng

Những nội dung cần có trong phần giới thiệu bản thân
Những nội dung cần có trong phần giới thiệu bản thân khi phỏng vấn
Trước khi bắt đầu giới thiệu bản thân, gửi lời cảm ơn chân thành đến nhà tuyển dụng đã cho bạn cơ hội tham gia buổi phỏng vấn. Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy được tôn trọng, tạo ấn tượng tích cực. Bằng cách làm như vậy, một phần nào đó thể hiện sự chuyên nghiệp và đáng tin cậy của bạn với nhà tuyển dụng.

2. Giới thiệu đầy đủ họ tên, tuổi

Khi đi phỏng vấn, giới thiệu tên họ, bí danh và tuổi của mình là vô cùng quan trọng. Vì không ai muốn trong quá trình trò chuyện mà không biết đối tác của mình tên là gì. Vì vậy, trước khi nêu rõ về kỹ năng, học vấn và các yếu tố khác, hãy đảm bảo rằng bạn giới thiệu đầy đủ thông tin cá nhân.

3. Trình độ học vấn, chuyên môn

Giới thiệu đầy đủ họ tên, tuổi sẽ giúp cho việc xưng hô giữa bạn và nhà tuyển dụng trở nên dễ dàng
Giới thiệu đầy đủ họ tên, tuổi sẽ giúp cho việc xưng hô giữa bạn và nhà tuyển dụng trở nên dễ dàng

Mặc dù thông tin về trình độ học vấn và chuyên môn của bạn đã được đề cập trong CV, tuy nhiên nhắc lại những thông tin này cũng giúp nhà tuyển dụng chú ý hơn đến bạn.

Bên cạnh đó, ngay cả khi CV không thể nêu hết những điểm nổi bật của bạn, việc nhắc lại trong phỏng vấn cũng là cơ hội để bạn chứng tỏ trình độ và chuyên môn của mình, từ đó tạo ấn tượng và gây sự ghi nhớ cho nhà tuyển dụng.

4. Giới thiệu rõ ràng về kinh nghiệm làm việc

Khi ứng tuyển, nhà tuyển dụng rất quan tâm đến kinh nghiệm làm việc của ứng viên. Vì vậy, để tạo ấn tượng tốt, bạn nên chỉ chọn những kinh nghiệm phù hợp với vị trí ứng tuyển. Đừng trình bày quá nhiều thông tin, vì điều này sẽ làm cho nhà tuyển dụng không thể hiểu rõ điều bạn muốn truyền đạt hoặc gây nhầm lẫn khi được cung cấp quá nhiều thông tin.

Nếu bạn là một sinh viên mới tốt nghiệp, hãy tự tin chia sẻ những hoạt động tình nguyện hoặc hoạt động xã hội mà bạn đã tham gia. Từ đó, rút ra những bài học và kinh nghiệm bạn đã học được và có thể áp dụng cho vị trí ứng tuyển. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là người ham học hỏi, biết lắng nghe và giúp đỡ mọi người.

5. Lồng ghép về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

Lồng ghép về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
Lồng ghép về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong phần giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

Việc trình bày điểm mạnh và điểm yếu của bản thân giúp cho nhà tuyển dụng đánh giá xem bạn có phù hợp với công việc hay không. Do đó, việc hiểu rõ điểm mạnh – yếu của bản thân và trình bày ngắn gọn, cụ thể giúp nhà tuyển dụng nắm bắt được tiềm năng và hạn chế trong bạn. Nhờ đó, nhà tuyển dụng có thể đánh giá mức độ phù hợp của bạn với công việc ứng tuyển và văn hóa tại công ty một cách khách quan hơn.

6. Sơ lược về mục tiêu ngắn hạn và dài hạn

Phần này giúp nhà tuyển dụng đánh giá ước muốn gắn bó lâu dài của ứng viên với công ty và mong muốn học hỏi và tích lũy kinh nghiệm. Do đó, việc tóm tắt mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bạn là rất quan trọng đối với nhà tuyển dụng.

Ngoài việc xác định sự phát triển cá nhân, điều này còn cho thấy sự chuyên nghiệp và tầm nhìn của bạn khi luôn đặt ra một hướng đi rõ ràng cho tương lai.

7. Nguyện vọng của bản thân

Thể hiện sự mong muốn được tuyển dụng và làm việc lâu dài tại công ty.
Thể hiện sự mong muốn được tuyển dụng và làm việc lâu dài tại công ty.
Việc thể hiện rõ những nguyện vọng về vị trí làm việc, môi trường làm việc, khóa đào tạo và cơ hội thăng tiến sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá và chọn lựa ứng viên phù hợp với định hướng phát triển của công ty. Vì vậy, bạn nên thể hiện sự mong muốn được tuyển dụng và làm việc lâu dài tại công ty này.

8. Lời cảm ơn sau khi hoàn thành bài giới thiệu

Để kết thúc giới thiệu bản thân khi phỏng vấn một cách ấn tượng và chuyên nghiệp, hãy thể hiện sự cảm ơn đến nhà tuyển dụng vì đã dành thời gian lắng nghe. Bằng cách này, không chỉ giúp bạn kết thúc phần giới thiệu bản thân khi phỏng vấn một cách không tẻ nhạt, mà còn làm ghi điểm lịch sự trong mắt nhà tuyển dụng. Vì vậy, đừng quên gửi lời cảm ơn trước khi hoàn tất phần giới thiệu bản thân của bạn nhé!

Tham khảo thêm: 14+ câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh thường gặp

Ngoài ra nếu có nhu cầu tìm kiếm việc làm với mức lương cao, uy tín, bạn có thể tham khảo tại website Muaban.net:

Cần tìm gấp người nhận hàng về gia công, may.
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
Cty TNHH VT và TM Tấn Hưng tuyển: 2 Tài xế xe tải
1
  • Hôm nay
  • Quận 6, TP.HCM
Do một số bạn thiếu trách nhiệm nghỉ ngang cần bổ sung nhân viên gấp.
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
Cần người phụ dọn dẹp tạp vụ ở cửa hàng bách hoá
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
CỬA HÀNG CẦN TUYỂN GẤP NHÂN VIÊN LÀM VIỆC LÂU DÀI
2
  • Hôm nay
  • Quận 7, TP.HCM
📢 Cuối năm!!! CẦN GẤP👉GIAO HÀNG, BÁN HÀNG, KHO, TẠP VỤ
2
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Khách sạn Hồng Anh Cầu Giấy tuyển nhân viên bán cafe, dọn phòng
1
  • Hôm nay
  • Quận Cầu Giấy, Hà Nội
BỔ SUNG THÊM NHÂN VIÊN PHỤ KHO VÀ  TẠP VỤ DỊP TẾT
2
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Khai Trương Cửa Hàng Tuyển NV Trung Tuổi Tạp Vụ, Bảo Vệ, Trực Quầy,Kho
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Cuối Năm Chi Nhánh Gò Vấp Cần Tuyển Gấp Nam , Nữ LĐPT
1
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
Cần tuyển nhân viên Bán hàng Đóng gói , dán tem ,phụ khoTPHCM
1
  • Hôm nay
  • Quận 11, TP.HCM
TUYỂN NHÂN VIÊN BÁN HÀNG TẾT, CÓ CCCD LÀM NGAY, CÓ NHẬN LÀM TẾT
7
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
An Kelly's Beauty & Spa Tuyển dụng KTV, chưa có KN sẽ được đào tạo
1
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
Siêu Thị Quận 7 Cần Tuyển Nhân Viên Có Việc Làm Lâu dài
5
  • Hôm nay
  • Quận 7, TP.HCM
Chính chủ cần người làm gấp ( có CCCD làm được)
1
  • Hôm nay
  • Quận 6, TP.HCM
Tuyển nhân viên làm từ giờ tới Tết hoặc lâu dài. Có cccd làm ngay.
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
TUYỂN GẤP 7 NHÂN VIÊN LĐPT LÀM VIỆC TẠI TPHCM
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM

IV. Những lưu ý để giới thiệu bản thân ấn tượng

Trước khi đi phỏng vấn, bạn nên tìm hiểu kỹ các thông tin về nhà tuyển dụng
Trước khi đi phỏng vấn, bạn nên tìm hiểu kỹ các thông tin về nhà tuyển dụng

Để buổi phỏng vấn suôn sẻ và để lại thiện cảm đối với nhà tuyển dụng, bạn nên lưu ý những điều dưới đây:

  • Tìm hiểu các thông tin về nhà tuyển dụng:

Trước khi đi phỏng vấn, bạn nên tìm hiểu kỹ các thông tin về nhà tuyển dụng, bao gồm: tên công ty, lĩnh vực hoạt động, quy mô, văn hóa công ty, yêu cầu công việc,…

Tìm hiểu các thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về văn hóa và vị trí ứng tuyển, từ đó có thể đưa ra những thông tin giới thiệu phù hợp, ấn tượng với nhà tuyển dụng.

  • Chuẩn bị tinh thần tốt cho buổi phỏng vấn:

Tinh thần thoải mái, tự tin là yếu tố quan trọng giúp bạn thể hiện tốt trong buổi phỏng vấn. Trước khi đi phỏng vấn, bạn không nên quá căng thẳng, dành thời gian thư giãn để có tinh thần tốt nhất

Chuẩn bị tinh thần tốt cho buổi phỏng vấn
Chuẩn bị tinh thần tốt cho buổi phỏng vấn
  • Tạo điểm nhấn nổi bật cho bài giới thiệu:

Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn không nên quá dài dòng, lan man. Hãy tập trung vào những thông tin quan trọng, nổi bật nhất về bản thân: điểm mạnh, thành tích, trải nghiệm thú vị, thể hiện sự sáng tạo, hài hước trong cách giới thiệu.

  • Tránh giới thiệu quá khoa trương, phóng đại:

Hãy trung thực và chân thành trong bài giới thiệu của mình. Tránh việc giới thiệu quá khoa trương, phóng đại những điều bạn không có hoặc không thể làm được. Việc này sẽ khiến nhà tuyển dụng mất thiện cảm với bạn và đánh giá bạn là một người không đáng tin cậy.

  • Đừng quên lời cảm ơn dành cho nhà tuyển dụng:

Kết thúc buổi phỏng vấn, bạn đừng quên gửi lời cảm ơn đến nhà tuyển dụng đã dành thời gian cho bạn. Lời cảm ơn chân thành sẽ thể hiện sự tôn trọng của bạn đối với nhà tuyển dụng và giúp bạn ghi điểm trong mắt họ.

Tham khảo ngay: Tổng hợp 8 bộ câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng đầy đủ nhất

V. Mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

Mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn
Mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

Dưới đây, là một số mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn bằng cả Tiếng Việt và Tiếng Anh, bạn có thể tham khảo:

1. Mẫu giới thiệu bản thân bằng tiếng Việt

  • Mẫu 1 giới thiệu bản thân khi phỏng vấn bằng Tiếng Việt: 

“Tôi tên là Nguyễn Thị A, năm nay tôi xx tuổi. Tôi tốt nghiệp khoa Marketing trường Đại Học X năm 2017 với tấm bằng Giỏi. Tôi tự nhận thấy mình là người năng động, có trách nhiệm và chịu được áp lực. Tôi thành thạo 4 kỹ năng tiếng Anh và có thể phối hợp làm việc và quản lý đội nhóm. Tôi đã có 2 năm làm việc tại vị trí content Marketing tại một công ty B. Tôi đã tìm hiểu kỹ về vị trí content Marketing tiếng Anh tại quý công ty, rất hy vọng trong thời gian sắp tới có thể có cơ hội gắn bó với công ty”

“Tôi tên là Nguyễn Văn A, cựu sinh viên trường Đại Học X, chuyên ngành CNTT. Tôi đã có 2 năm đảm nhận vị trí lập trình viên Mobile tại tập đoàn Z. Mục tiêu của tôi là trong 1-3 năm tới có thể thăng tiến tới vị trí Senior Mobile Developer. Tôi tự nhận thấy mình là người chịu khó tìm tòi học hỏi, nhạy bén và có trách nhiệm với công việc.”

Mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn bằng tiếng Việt
Mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn bằng tiếng Việt
  • Mẫu 2 giới thiệu bản thân khi phỏng vấn bằng Tiếng Việt:

“Tôi là Nguyễn Văn X. Trong suốt 5 năm qua, tôi đã phát triển sự nghiệp của mình trong lĩnh vực quản lý dự án, với kinh nghiệm làm việc trong các dự án đa ngành và với các đội ngũ đa quốc gia. Tôi luôn hướng đến việc nắm vững và áp dụng các phương pháp quản lý dự án hiệu quả như Agile và Scrum để đảm bảo dự án diễn ra suôn sẻ, đúng hạn và trong phạm vi ngân sách.

Một điểm nổi bật trong sự nghiệp của tôi là dự án [tên dự án], một dự án [miêu tả ngắn gọn về dự án] mà tôi đã dẫn dắt từ giai đoạn lên kế hoạch cho đến hoàn thành, đảm bảo rằng mục tiêu của dự án được thực hiện một cách hiệu quả. Đồng thời , giúp công ty tối ưu ngân sách nhưng vẫn đạt hiệu quả cao.

Với kỹ năng và kinh nghiệm của mình, tôi tin bản thân có thể góp phần vào sự thành công của các dự án sắp tới.”

2. Mẫu giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh

Mẫu giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh
Mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn bằng tiếng Anh
  • Mẫu 1 giới thiệu bản thân khi phỏng vấn bằng tiếng Anh:

“Good morning/afternoon, my name is [Your Name]. I am a professional with [# of years] years of experience in the [Industry Name] industry, specializing in [Your Specialization]. Throughout my time working at [Previous Company Name(s)], I gained valuable skills and insights, particularly in areas such as [Specific Skills or Projects]. I was attracted to this role at [Company Name] because [Specific Reason Why You’re Interested in the Role or Company]. I look forward to potentially contributing my skills and experiences to your team.”

  • Mẫu 2 giới thiệu bản thân khi phỏng vấn bằng tiếng Anh:

“Hello, I am [Your Name]. I am an accomplished [Your Job Title] with a track record of driving results in [Your Industry]. I’ve spent the last [# of years] years at [Previous Company Name], where I [Describe a Key Achievement or Responsibility]. I am excited about the opportunity at [Company Name] because it aligns perfectly with the direction I wish to take my career, particularly with your focus on [Specific Aspect About the Company or Role]. I am confident that I can contribute significant value to your team based on my past experience and skills.”

  • Mẫu 3 giới thiệu bản thân khi phỏng vấn bằng tiếng Anh:

“Hello, I’m [Your Name]. I’m a [Job Title or Profession] with [Number of Years] of experience in [Specific Field]. My professional journey has been both challenging and rewarding, with each role equipping me with valuable skills and insights. In particular, my experience in [a specific achievement or project] has developed my ability in [mention a key skill]. I’m excited to bring these skills to the role of [Job Title] here at [Company Name].”

VI. Lời kết

Tóm lại, giới thiệu bản thân khi phỏng vấn là một phần quan trọng, giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng quan về bạn và đánh giá mức phù hợp đối với vị trí bạn ứng tuyển. Chúc bạn thành công trong buổi phỏng vấn! Đừng quên theo dõi Muaban.net để cập nhật những thông tin hữu ích về việc làm, mua bán nhà đất, phong thủy… bạn nhé!

Xem thêm:

Trần Ánh Tuyết

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tổng hợp. Muaban.net nỗ lực để nội dung truyền tải trong bài cung cấp thông tin đáng tin cậy tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, không nên dựa vào nội dung trong bài để ra quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư, sức khỏe. Thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực. Do đó, Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Trần Ánh Tuyết
Trần Thị Ánh Tuyết - Content Writer chuyên chia sẻ kinh nghiệm tại Muaban.net - Trang đăng tin rao vặt uy tín tại Việt Nam. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp những thông tin có ích đến cho bạn đọc. "Try to take advantage of every opportunity that comes you way"
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ