Content Creator đang là một trong những ngành nghề hot nhất hiện nay, được đông đảo mọi người quan tâm đặc biệt là giới trẻ. Vậy Content Creator là gì mà lại thu hút nhiều người đến thế? Và cần có những kỹ năng nào để trở thành một nhà sáng tạo nội dung chuyên nghiệp? Cùng Mua Bán giải đáp thắc mắc ngay sau đây nhé!
I. Content creator là gì?
Content Creator là những người lên ý tưởng, tạo ra các nội dung trên website, mạng xã hội (Facebook, Tiktok,…) hoặc trên các kênh truyền thông khác. Họ có thể là blogger, nhà văn, Youtuber, Vlogger, Tiktoker, hay Streamer hoặc là người có kiến thức chuyên môn trong một lĩnh vực cụ thể.
Những nội dung do Content Creator làm ra thường rất đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau (giáo dục, thời trang, ẩm thực, du lịch,..) và được thể hiện dưới nhiều hình thức từ văn bản, hình ảnh, đến video, âm thanh và nhiều dạng khác.
Mục đích của việc này đó là chia sẻ thông tin hoặc mang đến sự giải trí cho một nhóm đối tượng hoặc cộng đồng nhất định. Qua đó, Content Creator mong muốn có thể tiếp cận, thu hút lượng lớn khán giả quan tâm và tăng sự tương tác với họ.
Xem thêm: Content writer là gì? Cập nhật mới nhất từ A – Z thông tin về Content Writer
Truy cập ngay website Muaban.net để không bỏ lỡ các tin đăng mới nhất về tuyển dụng việc làm nhân viên văn phòng, hành chính nhân sự:
II. Phân biệt Content Creator với Content Writer và Copywriter
Để phân biệt được 3 thuật ngữ Content Creator, Content Writer và Copywriter, cùng Mua Bán tham khảo bảng so sánh sau nhé:
Tiêu chí | Content Creator | Content writer | Copywriter |
Vai trò | Tạo nội dung có giá trị và thu hút người xem | Tạo nội dung hữu ích, thu hút người xem | Tạo nội dung mang tính thuyết phục cao để thúc đẩy người đọc mua hàng |
Mục đích | Chia sẻ thông tin, giải trí, giáo dục, quảng cáo hoặc chỉ để phục vụ sở thích cá nhân | PR thương hiệu sản phẩm bằng cách viết nội dung không đề cập trực tiếp đến sản phẩm đó nhưng phải có mối liên hệ mật thiết đến thương hiệu của sản phẩm | Mục đích bán được hàng thông qua cách dùng nội dung để nhấn mạnh đặc điểm nổi bật của sản phẩm nhằm thuyết phục người đọc tin tưởng và đi đến quyết định mua hàng ngay |
Hình thức | Bài viết, video, âm thanh, hình ảnh… | Văn bản (ngắn hoặc dài) | Văn bản ngắn gọn, xúc tích, ảnh, video, banner, leaflet, quảng cáo, OOH |
Kênh phân phối | Trên tất cả nền tảng truyền thông | Chủ yếu trên website, social media, email | Thông qua các ấn phẩm quảng cáo |
Môi trường làm việc | Trong công ty hoặc làm việc tự do | Trong các công ty hoặc làm việc tự do | Trong các công ty cung cấp dịch vụ Marketing, quảng cáo (Agency) |
Xem thêm: Copywriter là gì? Có khác gì so với Content Writer?
III. Công việc chính của Content Creator
Để hiểu rõ hơn về nghề Content Creator, bạn hãy xem qua các công việc chính dưới đây mà một người sáng tạo nội dung thường thực hiện:
1. Phân tích thương hiệu
Trong quá trình phân tích thương hiệu của một chiến dịch Marketing, Content Creator có thể tham gia vào các hoạt động như phân tích ưu – nhược điểm, bộ nhận diện thương hiệu và nhiều công việc khác.
2. Tối ưu công cụ tìm kiếm (SEO)
Không chỉ có SEOer mới đảm nhận công việc tối ưu công cụ tìm kiếm mà với vai trò là Content Creator bạn hoàn toàn có thể làm việc này. Để công việc đạt được hiệu suất cao, bạn cần phải nắm được các kỹ thuật SEO cơ bản và cập nhật liên tục những kiến thức chuyên môn.
3. Lên ý tưởng nội dung
Việc tạo ra ý tưởng cho nội dung là một yếu tố quan trọng trong công việc của Content Creator. Bạn có thể tạo ra nội dung theo nhiều cách khác nhau để đáp ứng được thông điệp của chiến dịch truyền thông và đối tượng mục tiêu.
4. Triển khai nội dung
Sau khi đã lên ý tưởng, bước tiếp theo bạn cần làm là thực hiện sản xuất nội dung. Bạn cần phải xác định rõ yêu cầu của bài viết, sau đó tự mình thực hiện viết bài hoặc phân công cho người khác.
Dựa trên kế hoạch đã được xây dựng cùng với các thông tin cần thiết, sau khi hoàn tất việc sản xuất nội dung, bạn cần phải kiểm tra lại. Xem xét thật kỹ phần mục tiêu của bài viết đã đảm bảo được thông điệp truyền đạt một cách rõ ràng và mang lại giá trị cho doanh nghiệp hay chưa.
5. Thiết kế hình ảnh
Sau khi đã hoàn thành nội dung, công việc tiếp theo mà Content Creator cần thực hiện đó là thiết kế hình ảnh. Bạn phải đảm bảo rằng hình ảnh phù hợp với ý tưởng đã được đề ra trước đó, đồng thời có khả năng nhận biết thương hiệu và thu hút sự chú ý của người xem.
6. Sản xuất video
Video là một hình thức tiếp thị nội dung đang trở thành xu hướng hiện nay. Đặc biệt, với sự phát triển của mạng xã hội như TikTok, Facebook,… người xem rất ưa chuộng những dạng video ngắn, cung cấp thông tin một cách đa dạng.
Điển hình cho công việc này là những người làm Youtuber và TikToker, họ thường xuyên sản xuất video với nhiều vai trò như biên kịch, edit video, tham gia quay dựng,…
7. Chỉnh sửa và tối ưu nội dung
Không chỉ lên ý tưởng và sản xuất nội dung, Content Creator còn phải chỉnh sửa và tối ưu nội dung phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của người xem. Điều này sẽ giúp nâng cao khả năng tiếp cận nội dung của họ đến với khán giả ở nhiều thời điểm khác nhau.
8. Tiếp thị nội dung
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp tiếp thị nội dung khác nhau như SEO, Email Marketing, mạng xã hội,… Nhiệm vụ của người sáng tạo nội dung chính là chọn lựa kênh tiếp thị phù hợp với nội dung đã được tạo ra để tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu và có thể truyền tải hết ý nghĩa thông điệp của mình.
Xem thêm: Creative là gì? 4 vị trí Creative và cơ hội nghề sáng tạo
IV. 6 kỹ năng quan trọng đối với Content Creator
Để trở thành một Content Creator chuyên nghiệp, bạn cần phải rèn luyện những kỹ năng sau:
- Kỹ năng sáng tạo: Tuy rằng sáng tạo là một trong những yếu tố bẩm sinh của con người, nhưng kỹ năng này cũng cần được rèn luyện để nâng cao. Bạn có thể tham gia các buổi workshop hoặc thử sức với nhiều lĩnh vực khác nhau để trau dồi thêm nhiều kiến thức bổ ích cũng như có kinh nghiệm trong việc sáng tạo nội dung.
- Kỹ năng quan sát và phân tích: Đây là những kỹ năng cần có ở một nhà sáng tạo nội dung để có thể nhìn nhận và phân tích những thông tin, sự kiện một cách có chọn lọc. Từ đó, mang lại những nội dung hữu ích đến khán giả của mình.
- Kỹ năng đọc viết: Đây được xem là “chìa khóa” để mở ra cánh cửa đến với nghề Content Creator. Hãy đọc nhiều loại thông tin, thử sức với các cấu trúc viết khác nhau để nâng cao khả năng truyền đạt của bạn đến với người xem.
- Tư duy hình ảnh: Đây là một kỹ năng cực kỳ quan trọng bởi vì đến 90% nội dung được tiếp nhận bằng hình ảnh. Nếu như hình ảnh của bạn đơn điệu, không thu hút thì người xem sẽ nhanh chóng lướt qua. Do vậy, bạn cần biết cách tư duy hình ảnh một cách phù hợp để làm nổi bật thông điệp muốn truyền tải.
- Kỹ năng nắm bắt xu hướng và am hiểu các nền tảng mạng xã hội: Với sự phát triển không ngừng của mạng xã hội, thì việc am hiểu các nền tảng và nắm bắt xu hướng mới sẽ giúp bạn hiểu được nhu cầu, sở thích của người dùng, từ đó tạo ra những nội dung phù hợp, thu hút được sự chú ý của họ.
- Kỹ năng theo dõi, đánh giá và rút kinh nghiệm: Trong quá trình làm nội dung và đăng tải lên mạng xã hội, bạn cần theo dõi những tương tác và phản hồi từ người xem để có thể tự đánh giá năng lực của mình. Từ đó, đúc kết kinh nghiệm, nhận ra lợi thế bản thân và phát huy hơn cho những lần sau.
Xem thêm: Kỹ năng tư duy là gì? 5 Bí quyết rèn luyện kỹ năng tư duy
V. Một số câu hỏi thường gặp về Content Creator
Sau đây, Mua Bán sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi thường gặp để hiểu rõ hơn về lĩnh vực Content Creator này nhé:
1. Mức thu nhập của Content Creator hiện nay là bao nhiêu?
Theo thống kê từ các trang tuyển dụng và chuyên gia tư vấn việc làm, mức lương trung bình của nghề sáng tạo nội dung ở Việt Nam hiện nay dao động trong khoảng từ 8-20 triệu đồng/tháng. Đối với những Content Creator có lượng khán giả lớn, có thể kiếm được từ 100 triệu đồng/tháng trở lên.
2. Lộ trình thăng tiến đối với Content Creator là gì?
Tỷ lệ cạnh tranh việc làm trong ngành sáng tạo nội dung vô cùng gay gắt. Vì vậy, để lập kế hoạch và mục tiêu sự nghiệp rõ ràng, bạn cần hiểu rõ các cấp bậc thăng tiến trong công việc này:
- Content Creator Intern (Thực tập sinh): Đây là cấp bậc thấp nhất, dành cho những người mới bắt đầu làm Content Creator. Họ sẽ được đào tạo về các kỹ năng cần thiết để tạo ra nội dung, và có cơ hội thực hành dưới sự hướng dẫn của các Content Creator có kinh nghiệm.
- Content Creator Fresher (Nhân viên): Sau khi hoàn thành thời gian thực tập, nếu đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, bạn có thể được tuyển dụng ở vị trí Content Creator Fresher. Ở vị trí này, bạn sẽ có cơ hội làm việc độc lập và tạo ra những nội dung của riêng mình.
- Content Creator Senior (Nhân viên cấp cao): Khi đã có kinh nghiệm và kỹ năng vững vàng, bạn sẽ được lên vị trí Senior Content Creator. Bạn sẽ có trách nhiệm quản lý và đào tạo các Junior Content creator.
- Leader Content Creator (Trưởng nhóm): Bạn có thể được thăng tiến lên vị trí này nếu có khả năng lãnh đạo và quản lý tốt. Bạn sẽ chịu trách nhiệm quản lý đội ngũ Content Creator và đảm bảo chất lượng nội dung của nhóm.
- Creative Director (Giám đốc sáng tạo): Đây là cấp bậc cao nhất trong lĩnh vực Content Creator, dành cho những người có khả năng sáng tạo xuất sắc và tầm nhìn chiến lược. Ở vị trí này, bạn sẽ chịu trách nhiệm định hướng chiến lược nội dung cho toàn bộ doanh nghiệp.
Mời bạn tham khảo các tin đăng tuyển dụng việc làm Tết tại website Muaban.net:
3. Sáng tạo nội dung học ngành gì?
Để trở thành một Content Creator, bạn cần học các ngành học liên quan đến Marketing, Digital Marketing, Quan hệ công chúng, Truyền thông đa phương tiện, Báo chí, Thiết kế. Hoặc bạn cũng có thể học những ngành liên quan đến lĩnh vực xã hội nhân văn, văn học. Đa số các ngành học này đều cần đến khả năng tư duy sáng tạo và linh hoạt.
Như vậy, Mua Bán vừa cung cấp đến bạn toàn bộ thông tin liên quan đến ngành sáng tạo nội dung để giúp quý bạn đọc giải đáp được thắc mắc “Content Creator là gì” Chúc bạn sẽ sớm trở thành một nhà sáng tạo nội dung chuyên nghiệp!
Nếu muốn tìm hiểu thêm những thông tin thú vị khác về tìm kiếm việc làm, mua bán nhà đất, phong thủy,… đừng quên truy cập website Muaban.net để không bỏ lỡ các tin tức mới nhất nhé!
Xem thêm:
- “Bật mí” bộ 15 câu hỏi phỏng vấn Content Marketing kèm câu trả lời chi tiết
- Marketing điện tử là gì? Các mô hình, nguyên tắc và ví dụ