Tại Việt Nam kế toán là một ngành nghề chưa bao giờ hết hot. Để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng, những cử nhân kế toán tương lai phải chuẩn bị thật kỹ càng về kiến thức lẫn thái độ khi tham gia phỏng vấn.Và tất nhiên không thể thiếu bộ câu hỏi phỏng vấn kế toán thường gặp và gợi ý trả lời hay nhất. Tham khảo bài viết sau của Mua Bán để chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho mình trước khi đi xin việc nhé.
1. Bộ câu hỏi phỏng vấn kế toán kèm câu trả lời
Kế toán của một công ty, doanh nghiệp là người có nhiệm vụ ghi lại và thống kê những giao dịch, báo cáo kinh doanh, tình hình hoạt động tài chính với ban giám đốc. Công việc kế toán viên đảm nhận thường sẽ liên quan đến xuất, nhận hóa đơn, đối chiếu sao kê, ghi nhận thu chi và điều chỉnh tiền mặt,…
Đôi khi họ cũng là người chịu trách nhiệm với những bộ chứng từ “dày cộm” có thể gây đau đầu cho bất cứ ai. Dưới đây là những câu hỏi phỏng vấn kế toán bạn cần vượt qua trước khi trở thành một nhân viên kế toán ưu tú của công ty:
1.1 Theo bạn, kỹ năng của một kế toán giỏi là gì?
Đối với câu hỏi này, nhà tuyển dụng cần bạn trả lời được những kỹ năng của một kế toán giỏi chứ không phải hỏi bạn giỏi về những kỹ năng nào. Phù thuộc vào vị trí tuyển dụng sẽ có câu trả lời cố định.
Theo đó, để trở thành một kế toán ưu tú bạn có thể tham khảo một số kỹ năng để trả lời như: cẩn thận, chi tiết, giỏi tất toán hệ thống, kỹ năng tư duy, phân tích và kỹ năng dự báo,…
1.2 Theo bạn, những tố chất nào mà một kế toán cần có?
Ngoài làm việc với chứng từ, sổ sách, kế toán còn là nơi kết nối với các phòng ban trong công ty cũng như đối tác bên ngoài như thuế, kiểm toán, thống kê,… Quan trọng hơn hết, công việc của kế toán có liên quan đến pháp luật. Do đó để làm tốt vị trí này, người kế toán viên cần có những tố chất sau:
- Cẩn thận: Tất cả các số liệu kế toán đều phải yêu cầu độ chính xác ở mức tuyệt đối, vì vậy cần hạn chế sai sót đến mức thấp nhất.
- Trung thực, minh bạch: Tính minh bạch và chính xác của toàn bộ số liệu tài chính doanh nghiệp đều do kế toán là người chịu trách nhiệm dựa trên pháp luật và chính sách của công ty. Vì vậy, trung thực là tính cách vô cùng quan trọng đối với kế toán viên.
- Hợp tác: Như đã đề cập ở trên, một nhân viên kế toán có thể làm việc và kết nối với nhiều phòng ban bên trong và ngoài công ty. Để đảm bảo số liệu kế toán được cung cấp chính xác cho các hạng mục phân tích tài chính, kinh doanh thì cần có sự trao đổi, hợp tác đa chiều về thông tin dữ liệu. Vậy nên, kế toán cần phải đưa ra yêu cầu hợp lý và trình bày cụ thể để giúp đối tác của mình nhận rõ được những yêu cầu thực sự cần thiết (từ chính sách công ty hay pháp luật hoặc mục đích phân tích khác,…)
Đọc thêm: Kế Toán Thuế Là Gì? Những Công Việc Của Kế Toán Thuế
1.3 Hãy kể tên những phần mềm kế toán bạn biết sử dụng
Ở câu hỏi này, mục đích của nhà tuyển dụng không chỉ dừng lại ở việc yêu cầu bạn liệt kê những phần mềm đã từng sử dụng, mà thông qua những phần mềm đó nhà tuyển dụng sẽ đánh giá kinh nghiệm thực tiễn của bạn đối với công việc kế toán.
Cách ghi điểm với câu hỏi chuyên môn này là bạn cần thể hiện ra thế mạnh về những phần mềm kế toán bạn đã sử dụng đến và cố gắng liệt kê ưu, nhược điểm của từng phần mềm. Điều này, giúp nhà tuyển dụng biết bạn có đang sử dụng phần mềm kế toán mà họ đang dùng không hoặc nếu không thì bạn có thể sử dụng nó một cách thành thạo hay không?
Đừng quên nhắc đến Excel và ERP (Excel là một phần mềm hỗ trợ tích trong kế toán – tài chính, còn ERP là hệ thống mà hầu như các công ty đều sử dụng).
1.4 Với những hóa đơn phát hành sai bạn sẽ xử lý như thế nào?
Đối với dạng câu hỏi tình huống này, có thể chia thành nhiều trường hợp để đưa ra hướng xử lý:
- Trường hợp đầu tiên là điều chỉnh giá trị hóa đơn: Nếu trường hợp hàng hóa, dịch vụ đã giao nhưng kiểm tra chưa sử dụng, bạn có thể thu hồi hóa đơn trong cùng tháng hoặc điều chỉnh giảm 100% giá trị hóa đơn nếu có phát sinh ở tháng sau. Còn hàng hóa, dịch vụ đã giao và sử dụng, cần lập biên bản trả hàng/dịch vụ từ hai bên và bên mua có trách nhiệm thực hiện xuất hóa đơn trả hàng/dịch vụ.
- Trường hợp thứ hai là điều chỉnh thông tin bên mua hàng: Kiểm tra hoá đơn đúng mã số thuế, bạn thực hiện lập biên bản điều chỉnh ghi chú rõ nội dung sai trước và sau điều chỉnh. Trường hợp hoá đơn sai mã số thuế, bạn cần lập cả hóa đơn điều chỉnh và biên bản điều chỉnh, tương tự tường trình rõ nội dung sai trước và sau điều chỉnh. ghi rõ nội dung sai trước và sau điều chỉnh.
- Trường hợp khác là lỗi kê khai sai, thiếu số lượng về tình hình sử dụng hóa đơn: Ngay khi phát hiện, bạn cần đề xuất giải quyết với người nộp thuế – nộp tờ khai điều chỉnh hoặc bên bán phải thay đổi các thông tin trên hóa đơn đã phát hành trước đó với cơ quan thuế, đồng thời thông báo cho khách hàng về các nội dung đã thay đổi.
1.5 Bạn đã từng làm những dạng báo cáo kế toán, tài chính nào?
Với dạng câu hỏi đi sâu vào chuyên môn này, bạn cần cho nhà tuyển dụng một câu trả lời thật trung thực về những báo cáo mà bản thân đã thực hiện, bởi có thể họ sẽ hỏi thêm những câu hỏi chi tiết liên quan đến báo cáo mà bạn đã đề cập.
1.6 Bạn sẽ xử lý như thế nào trong trường hợp bảng cân đối tài khoản không cân?
Xét theo nguyên tắc, bảng cân đối tài khoản trong kế toán phải cân, bởi hệ thống bao giờ cũng kiểm tra bút toán kép.
Gợi ý trả lời: Trong trường hợp bảng không cân đối, có thể kiểm tra lại số dư đầu kỳ, phát sinh trong kỳ cộng với số dư cuối kỳ có bị thiếu tài khoản nào không. Đồng thời sử dụng Excel kiểm tra làm tròn số thập phân một cách chính xác.
1.7 Hãy nêu những khó khăn bạn gặp phải khi làm kế toán và cách bạn xử lý chúng
Khi nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này, thông qua câu trả lời của bạn, họ sẽ đánh giá 2 yếu tố: Một là khả năng giải quyết và xử lý vấn đề, hai là khả năng rút kinh nghiệm qua lỗi sai.
Để thuyết phục nhà tuyển dụng với 2 yếu tố trên, bạn cần nêu ra cụ thể tình huống kèm những con số chi tiết (nếu có) mà mình đã gặp phải và cách xử lý vấn đề. Và đừng quên, đưa ra những bài học mà bản thân đã rút ra từ sự cố đó cũng như kinh nghiệm mà bạn nghĩ rằng đã có được sau khi trải qua tình huống.
1.8 Hãy nêu một ví dụ về 1 sự cố/khó khăn kế toán mà bạn đã xử lý thành công
Với câu hỏi này, bạn hãy nhắc đến những khó khăn, thử thách mà bản thân đã từng đối mặt khi giải quyết vấn đề cùng kết quả cuối cùng là tiết kiệm ngân sách, giảm phạt, giảm rủi ro,…cho công ty. Nhấn mạnh tình huống trên như một sự cố thanh tra thuế, sự cố về lỗi hệ thống,….
Dưới đây là một số cơ hội việc làm phổ thông mà bạn có thể đăng ký ứng tuyển:
1.9 Hãy kể về quy trình kế toán bạn đã viết hoặc chỉnh sửa
Đối với những ứng cử viên đã từng có kinh nghiệm, thì đây ắt hẳn là câu hỏi không quá khó khăn. Tuy nhiên, nếu bạn chưa có kinh nghiệm hãy chủ động tham khảo trước và đọc qua quy trình hiện tại của công ty, cố gắng hiểu và nắm rõ các quy trình thì bạn sẽ trả lời câu hỏi này một cách dễ dàng.
Nếu là người đã từng có kinh nghiệm làm việc, đây ắt hẳn sẽ là câu hỏi không quá khó khăn với bạn. Tuy nhiên, nếu chưa có kinh nghiệm, bạn có thể tham khảo những quy trình hiện tại của công ty để nắm rõ được thông tin một cách dễ dàng hơn.
1.10 Các câu hỏi phỏng vấn kế toán cơ bản khác
Ngoài các câu hỏi lý thuyết về chuyên môn kể trên, để được nhà tuyển dụng đánh giá cao cả về kiến thức lẫn kinh nghiệm thực tiễn, bạn cần ghi điểm và vượt qua tốt những câu hỏi như:
- Giới thiệu sơ lược về bản thân và kinh nghiệm đã có trong công việc kế toán
- Bạn có quyền hạn gì trong khuôn khổ công việc kế toán của mình?
- Bạn thích và không hài lòng những gì với nghề kế toán?
- Nếu ở vai trò là kế toán tiền mặt thì khi số liệu của bạn không trùng khớp với số liệu của thủ quỹ, cách bạn xử lý vấn đề là gì?
- Nếu bạn tiếp nhận công việc kế toán trưởng thì cần có những kiến thức và kỹ năng quan trọng nào?
Đọc thêm: Tìm hiểu đối tượng kế toán là gì? Cách xác định và phân loại đối tượng kế toán
2. Những điều cần lưu ý khi đi phỏng vấn kế toán
Sau khi đã chuẩn bị kỹ càng 1 lượng kiến thức nhất định cùng kinh nghiệm thực hành kế toán tương đối, các bạn đã có thể bắt tay vào nộp đơn xin việc. Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi đi phỏng vấn kế toán giúp bạn tăng cơ hội trở thành kế toán viên tương lai.
- Tìm hiểu kỹ thông tin về nhà tuyển dụng
Thông qua Website và thông tin tuyển dụng, bạn cần phải tìm hiểu kỹ công ty mà mình đang ứng tuyển hoạt động về lĩnh vực gì, sản phẩm, dịch vụ là gì,…Điều này giúp bạn tránh được những công ty lừa đảo, đa cấp; đồng thời sự hiểu biết của bạn về công ty đó giúp nhà tuyển dụng đánh giá cao về bạn, chứng tỏ được bạn thực sự quan tâm đến công ty và vị trí mà bạn đang ứng tuyển.
- Chuẩn bị đầy đủ kiến thức và nghiệp vụ kế toán
Kiến thức chuyên môn là điều không chỉ riêng ngành kế toán mà bất kỳ một ngành nghề nào cũng rất quan trọng và cần được chuẩn bị kỹ càng khi đi phỏng vấn. Thêm vào đó, kế toán là một công việc yêu cầu tính chính xác tuyệt đối, làm việc với nhiều số liệu nên bạn cần chú ý tránh sai sót ở những câu hỏi liên quan đến chuyên ngành của mình.
- Nhớ kỹ thời gian khi đi phỏng vấn
Khi đã có lịch hẹn phỏng vấn, bạn nên đến trước khoảng 10 – 15 phút. Điều này, giúp bạn có thêm thời gian để ổn định tinh thần, bình tĩnh, tự tin hơn khi bước vào phỏng vấn. Thế nhưng, bạn cũng không nên đến quá sớm và tối kỵ nhất là việc đến muộn. Nếu trường hợp đến muộn, bạn có thể liên hệ với người phỏng vấn để giải thích lý do và mong họ thông cảm.
- Chú ý trang phục khi đi phỏng vấn
Khi xác định đi xin việc nghĩa là bạn đã xác định mình chuẩn bị đi làm. Do đó, bạn cần xem lại phong cách ăn mặc của mình đã chỉn chu và phù hợp với môi trường, tác phong làm việc hay chưa. Tốt nhất bạn nên mặc áo sơ mi kết hợp quần âu, vải jean hoặc váy. Đặc biệt, nên tránh ăn mặc theo kiểu sinh viên với áo phông, áo thun, màu sắc lòe loẹt,…
Đối với các bạn nữ cần chú ý vấn đề trang điểm, không nên makeup quá đậm, nên trang điểm theo phong cách nhẹ nhàng.
- Biểu hiện trong buổi phỏng vấn
Khi bắt đầu bước vào phòng phỏng vấn, hãy chuẩn bị tâm thế bình tĩnh, tự tin và nhìn vào ánh mắt người phỏng vấn và luôn mỉm cười.
Tập trung lắng nghe thật kỹ những câu hỏi của người phỏng vấn để có thể đưa ra câu trả lời ngắn gọn, súc tích. Những câu hỏi bạn cảm thấy không chắc chắn thì không nên trả lời vòng vo mà hãy nói em một cách khéo léo: “Em chưa từng gặp vấn đề này nên không rõ lắm, anh/chị có thể giải thích giúp em được không?”
- Thái độ sau khi kết thúc phỏng vấn
Kết thúc buổi phỏng vấn vẫn chưa phải là lúc bạn hết cơ hội gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Một cái cúi chào và lời cảm ơn sau khi phỏng vấn xong giúp bạn thể hiện được sự chân thành và lịch sự đối với nhà tuyển dụng.
Tiếp đến, hãy gửi thêm một email với lời cảm ơn vì nhà tuyển dụng đã trao cơ hội cho mình cũng như mong muốn nhận ra những thiếu sót mà bản thân cần cải thiện. Hành động này giúp nhà tuyển dụng thấy được sự tinh tế, cầu toàn và luôn trau dồi bản thân.
Trên đây là tổng hợp bộ câu hỏi phỏng vấn kế toán thường gặp cùng gợi ý trả lời giúp ứng viên ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Hy vọng nội dung bài viết sẽ thực sự hữu ích giúp bạn nắm rõ hơn về xu hướng việc làm hiện nay. Nếu bạn đang có nhu cầu hoặc định hướng tìm kiếm ngành nghề liên quan đến kế toán thì có thể tham khảo tại chuyên mục Việc làm kế toán của kênh Mua Bán nhé.
Xem thêm:
- Kế toán bán hàng là gì? Chi tiết công việc của kế toán bán hàng
- Ngành kế toán nên học trường nào ở Hà Nội tốt nhất?
- Mẫu CV xin việc kế toán chuẩn không cần chỉnh dành cho bạn