Saturday, April 27, 2024
spot_img
HomeViệc làmTìm hiểu đối tượng kế toán là gì? Cách xác định và...

Tìm hiểu đối tượng kế toán là gì? Cách xác định và phân loại đối tượng kế toán

Đối tượng kế toán là gì? Có những loại đối tượng kế toán nào và làm sao để xác định? Đây là những câu hỏi thường gặp của rất nhiều người quan tâm đến nghề kế toán. Hãy cùng tìm hiểu về khái niệm này trong bài viết sau cùng với Mua Bán nhé!

Đối tượng kế toán là gì?
Đối tượng kế toán là gì?

Định nghĩa kế toán là gì?

Hiện nay, kế toán được hiểu theo nghĩa chuyên ngành và nghĩa đời thường như sau:

Định nghĩa theo chuyên ngành

Kế toán là công việc ghi chép và tính toán bằng số dưới hình thái giá trị, hiện vật và thời gian lao động để phản ánh, kiểm tra sự vận động của tài sản, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn của Nhà nước cũng như của từng tổ chức, doanh nghiệp.

Định nghĩa theo ngôn ngữ đời thường

Kế toán được hiểu một cách đơn giản là công việc ghi chép, tiếp nhận, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thái giá trị, hiện vật và thời gian lao động của một tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, hoặc cơ sở kinh doanh tư nhân. Do đó, kế toán là một bộ phận quan trọng trong quản lý kinh tế.

Đối tượng kế toán là gì?

Định nghĩa đối tượng kế toán là gì?
Định nghĩa đối tượng kế toán là gì?

Đối tượng của kế toán được hiểu là quá trình hình thành và biến động của toàn bộ tài sản thuộc doanh nghiệp, tổ chức cần được kế toán quản lý và phản ánh trong quá trình hoạt động của đơn vị, tổ chức hoặc doanh nghiệp. Đối tượng kế toán được chia thành hai bộ phận tồn tại song song là nguồn vốn và tài sản.

>>>Xem thêm: Công việc của kế toán trong doanh nghiệp và tố chất để trở thành một kế toán giỏi

Tìm hiểu về đối tượng kế toán

Tìm hiểu về đối tượng kế toán
Tìm hiểu về đối tượng kế toán là gì

Để tìm hiểu về đối tượng kế toán, bạn cần phải biết về các loại tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp.

Tài sản

Chúng ta biết rằng bất kỳ đơn vị nào dù thuộc lĩnh vực sản xuất hay phi sản xuất muốn duy trì hoạt động của mình thì nhất thiết phải có một số loại tài sản nhất định, bao gồm nhiều loại khác nhau. Tài sản đó thuộc quyền quản lý, sử dụng của đơn vị để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh và các nhiệm vụ khác theo mục tiêu đã xác định.

Trong một doanh nghiệp luôn tồn tại hai loại tài sản là tài sản vô hình và tài sản hữu hình:

  • Tài sản vô hình là tài sản không có hình thái vật chất, bao gồm: quyền thương mại, bằng sáng chế, thương hiệu, cổ phần, cổ phiếu và các hợp đồng tách biệt với tài sản.
  • Tài sản hữu hình sẽ bao gồm: Nhà xưởng, thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu, phương tiện vận tải, công cụ dụng cụ, tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.
Các loại tài sản của đối tượng kế toán là gì?
Các loại tài sản của đối tượng kế toán là gì?

Tất cả các tài sản và biến động tài sản có thể được phản ánh bằng các con số chính xác và minh bạch. Nói một cách chính xác, tất cả tài sản thuộc sở hữu của một doanh nghiệp có thể được thể hiện bằng tiền.

Nguồn vốn

Nguồn vốn trong doanh nghiệp chủ yếu tồn tại dưới hai hình thức là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.

Vốn chủ sở hữu là tài sản của doanh nghiệp được sử dụng vào các mục đích kinh doanh khác nhau. Loại vốn này được đóng góp bởi các cổ đông hoặc thành viên hội đồng quản trị của công ty. 

Các loại nguồn vốn của đối tượng kế toán là gì?
Các loại nguồn vốn của đối tượng kế toán là gì?

Vốn chủ sở hữu đóng vai trò là nhà tài trợ chính cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Loại vốn này được hình thành chủ yếu từ vốn đầu tư của chủ sở hữu, cộng với vốn từ các loại quỹ, lợi nhuận chưa phân phối, chênh lệch tỷ giá hối đoái, đánh giá lại tài sản.

Nguồn vốn thứ hai đến từ nợ phải trả. Các khoản nợ này lại được quy định chia thành khoản nợ ngắn hạn và khoản nợ dài hạn. Chủ nợ của doanh nghiệp thường là ngân hàng, chủ đầu tư, nhà cung cấp. Bên cạnh đó, trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp luôn phát sinh các khoản nợ phải trả.

>>> Xem thêm: 3 tiêu chí quyết định mức lương ngành kế toán

Nếu đang tìm kiếm việc làm, bạn có thể tham khảo nhanh các tin tuyển dụng tại đây:

Công ty BB Giấy Kiến An cần tuyển 2 Tài xế xe tải
1
  • Hôm nay
  • Huyện Bình Chánh, TP.HCM
Công ty vận tải Anh Tuấn Hiệp tuyển tài xé xe cẩu 15 tấn, có chỗ ở lai
1
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận 9, TP.HCM
Cty TNHH Vận tải và Thương mại Tấn Hưng cần tuyển: 4 Tài xế xe tải
1
  • Hôm nay
  • Quận 6, TP.HCM
Tuyển gấp lái xe nâng hàng làm tại Hà Nội
0
  • Hôm nay
  • Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Công ty TNHH vĩnh Thảo cần tuyển lái xe bằng C
1
  • Hôm nay
  • Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Cty tuyển dụng lái xe dấu D quận 7
1
Cty tuyển dụng lái xe dấu D quận 7 10 triệu - 11 triệu/tháng
  • Hôm nay
  • Quận 7, TP.HCM
TUYỂN LÁI XE BẰNG D, ĐƯA ĐÓN CHUYÊN GIA NHẬT VÀ NV KHU CÔNG NGHIỆP
1
  • Hôm nay
  • Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Cty Junk&Co Việt Nam tuyển lái xe bằng C, làm tại Hà Nội
1
  • Hôm nay
  • Quận Long Biên, Hà Nội
Cần tuyển  2 lái xe  16 chỗ chạy tour du lịch,  dua don VP, công tác
0
  • Hôm nay
  • Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Công ty bao bì Nguyễn Liêm tuyển 2 tài xế bằng dấu C
1
  • Hôm nay
  • TP. Thủ Đức - Quận Thủ Đức, TP.HCM
Cần tuyển lái xe tải thùng kín
0
  • Hôm nay
  • Thị Xã Từ Sơn, Bắc Ninh
CÔNG TY TNHH TM VÀ DVVT TUẤN THÀNH TUYỂN DỤNG LÁI XE HẠNG C
2
  • Hôm nay
  • Huyện Sóc Sơn, Hà Nội
CẦN TUYỂN  GẤP TÀI XẾ CHẠY LIÊN TỈNH, CHẠY XE CÔNG NGHỆ GRAB
0
  • Hôm nay
  • Quận 8, TP.HCM
Công ty TNHH XD-TM Tài Hưng cần tuyển gấp tài xế lái xe tải
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
CẦN TUYỂN TÀI XẾ XE TẢI VÀ XE CON CÔNG VIỆC ỔN ĐỊNH
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
TUYỂN LÁI XE BẰNG C ĐI LÀM LUÔN
1
TUYỂN LÁI XE BẰNG C ĐI LÀM LUÔN 16 triệu - 17 triệu/tháng
  • Hôm nay
  • Huyện Chương Mỹ, Hà Nội
ĐƠN DƯƠNG - NHÂN VIÊN GIAO HÀNG - LƯƠNG 400K/NGÀY (12-15 TRIỆU/THÁNG)
1
  • Hôm nay
  • Huyện Đơn Dương, Lâm Đồng
Cần tuyển tài xế xe tải nhỏ chạy nội thành, lương cao
1
  • Hôm nay
  • Quận 8, TP.HCM

Vai trò của đối tượng kế toán là gì?

Vai trò của đối tượng kế toán là gì?
Vai trò của đối tượng kế toán

Tài sản trên được hình thành từ hai nguồn chính là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả, được vận động thường xuyên trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, việc cập nhật liên tục, chính xác, đầy đủ số lượng của từng loại tài sản giúp cho công tác quản lý doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.

Hướng dẫn cách xác định đối tượng kế toán là gì?

Như đã biết, kế toán là công cụ không thể thiếu trong công tác quản lý của bất kỳ đơn vị nào, công tác kế toán có tốt hay không đều ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Trong đó trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý. 

Xác định đối tượng kế toán
Xác định đối tượng kế toán

Để làm rõ và cụ thể hóa đối tượng kế toán, chúng ta có thể lấy hoạt động cụ thể của một doanh nghiệp sản xuất để minh họa. Trước hết, để tiến hành hoạt động, doanh nghiệp cần phải có và có các tài sản hữu hình và vô hình như sau:

  • Nhà xưởng, máy móc, thiết bị, kho bãi, phương tiện vận tải
  • Các loại nguyên vật liệu
  • Công cụ, dụng cụ
  • Hàng hóa, thành phẩm
  • Tiền mặt
  • Tiền gửi ngân hàng
  • Chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu)
  • Các khoản đơn vị, cá nhân còn nợ doanh nghiệp: Phải thu khách hàng, tạm ứng, phải thu khác…
  • Các mặt hàng thuộc về lợi thế cửa hàng, bằng sáng chế, bằng sáng chế, thương hiệu.
Cách xác định đối tượng kế toán là gì?
Cách xác định đối tượng kế toán

Các tài sản trên thường xuyên di chuyển, thay đổi trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về số lượng hiện có và tình hình vận động của từng loại tài sản nói trên là nhiệm vụ cơ bản của một người làm công tác kế toán.

Để tiến hành công tác này, vấn đề đầu tiên và quan trọng là phải xác định đúng nội dung mà kế toán cần phản ánh ở đâu? Khi nào? Ở trạng thái nào? Xác định tốt những điều đó được gọi là xác định đối tượng kế toán.

Ví dụ:

  • Khi doanh nghiệp vay vốn để mua tài sản, đối tượng kế toán là số tiền vay và tài sản cần mua.
  • Khi xuất tiền để mua hàng hóa, đối tượng kế toán là tiền và hàng hóa.

>>>Xem thêm: Học kiểm toán ra làm gì? Học ở đâu và cơ hội thăng tiến

Phân loại đối tượng kế toán như thế nào?

Các loại đối tượng kế toán là gì?
Các loại đối tượng kế toán là gì?

Theo quy định của luật kế toán, các loại đối tượng kế toán được phân loại như sau:

Đối tượng hạch toán thuộc hoạt động thu, chi NSNN, hành chính sự nghiệp, bao gồm:

  • Tiền, tài sản và vật chất cố định.
  • Nguồn kinh phí và quỹ.
  • Các khoản thanh toán
  • Thu chi và hoạt động liên quan đến thu chi.
  • Các khoản thu, chi cũng như cân đối NSNN.
  • Tín dụng và đầu tư tài chính của Nhà nước.
  • Xử lý nợ và nợ công.
  • Tài sản công cộng.
  • Tài sản và các khoản phải thu, phải trả liên quan đến đơn vị.

Đối tượng trong hoạt động doanh nghiệp được phép dùng ngân sách nhà nước.

Đối tượng hạch toán trong hoạt động kinh doanh, ngoài đối tượng quy định tại khoản 4, bao gồm:

  • Tài sản.
  • Vốn chủ sở hữu, nợ phải trả.
  • Doanh thu và các loại chi phí.
  • Thuế và các khoản nộp NSNN khác.
  • Kết quả liên quan đến hoạt động kinh doanh.
  • Các tài sản, khoản phải thu và nợ phải trả khác liên quan đến đơn vị.

Đối tượng kế toán trong hoạt động ngân hàng, bảo hiểm, tín dụng, chứng khoán và đầu tư tài chính, bao gồm:

  • Các đối tượng được đề cập tại khoản 3.
  • Tín dụng, đầu tư tài chính.
  • Các khoản của đơn vị.
  • Các giấy tờ có giá.

Trên đây là những kiến thức mà Mua Bán cung cấp về đối tượng kế toán. Qua bài viết này, hy vọng bạn sẽ hiểu rõ khái niệm, vai trò cũng như cách phân loại đối tượng kế toán là gì. Ngoài ra, hãy thường xuyên ghé thăm Muaban.net để xem thêm những bài viết mới nhất về nghề nghiệp, kinh tế và đời sống nhé!

>>> Xem thêm:

BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ