Chúng ta thường hay nghe nhắc đến từ khoa ngoại trong y học. Tuy rằng khá quen thuộc nhưng có ai đã từng thắc mắc khoa ngoại là gì? Bác sĩ ngoại khoa sẽ điều trị về vấn đề gì hay không? Và để trở thành bác sĩ Khoa ngoại, thì cần có kiến thức chuyên môn như thế nào? Trình độ ra sao? Hãy cùng khám phá những thông tin xoay quanh chủ đề này nhé!
Tìm hiểu tổng quát về Khoa ngoại
Cụm từ Khoa ngoại có lẽ đã không còn xa lạ nữa, thế nhưng ý nghĩa đầy đủ của từ Khoa ngoại sẽ bao gồm những tầng ý nghĩa thế nào, cùng xem qua nhé!
Khoa ngoại là gì?
Về bề nổi, Khoa ngoại hay ngoại khoa là khoa chuyên điều trị các bệnh ngoại khoa bằng phương pháp phẫu thuật. Đặc biệt là những phẫu thuật liên quan đến yếu tố thẩm mỹ, thì lựa chọn điều trị ngoại khoa luôn là lựa chọn hàng đầu.
Xem thêm >>> Bác sĩ nội trú là gì? Nên học bác sĩ nội trú hay không?
Bởi các thiết bị y tế để thực hiện những cuộc phẫu thuật ngoại khoa bắt buộc phải tiên tiến và hiện đại để việc tiếp cận những khu vực cần phẫu thuật trở nên thuận tiện hơn, tránh ảnh hưởng bề mặt rộng.
Những bệnh nhân có nhu cầu điều trị theo phương pháp ngoại khoa thường sẽ thuộc các trường hợp sau:
- Được sự đồng thuận của các bác sĩ, chuyên gia các khoa: đa khoa, tim mạch, thần kinh,…
- Tình trạng bệnh cụ thể, sức khỏe đủ để thực hiện phẫu thuật thì sẽ được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn, xét nghiệm và sẽ được lên một kế hoạch chi tiết cho cuộc phẫu thuật
- Sẽ luôn có bác sĩ, y tá theo dõi cho bệnh nhân sau khi hoàn thành phẫu thuật để nhận ra các biến chứng bất thường và điều trị kịp thời.
- Bệnh nhân phải tuân thủ lịch tái khám định kỳ và thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ
Đối với việc lựa chọn điều trị ngoại khoa, đây là một trong những phương pháp vừa nhanh chóng, vừa hiệu quả mà khi bệnh nhân không thể chữa trị bằng thuốc. Thế nhưng nó cũng là một phương pháp với nhiều rủi ro và nhiễm trùng sau mổ.
Khoa ngoại gồm những bệnh gì?
Những bệnh nhân mắc bệnh khoa ngoại thường có chung một nguyên nhân đó là rối loạn các hoạt động, thay đổi các cấu trúc trong cơ thể của mình. Hầu như những vấn đề này thường sẽ được cải thiện bằng cách dùng thuốc hoặc phẫu thuật để điều chỉnh.
Những loại bệnh lý thuộc khoa ngoại có thể kể đến:
- Về hệ tiêu hóa: Ung loét tiêu hóa, Ung thư dạ dày,…
- Về cơ quan chức năng bên trong cơ thể: Sỏi túi mật, Lá lách, Viêm ruột,…
- Về trực tràng – hậu môn: Ung thư đại trực tràng, Trĩ ngoại,…
- Về hô hấp: Thực quản, Chứng tràn khí màng phổi,…
Mục tiêu của khoa ngoại
Đối với ngành y nói chung và khoa ngoại nói riêng, những “thiên thần áo trắng” mang trọng trách cứu người, hy vọng cho bệnh nhân thì đều hướng đến một mục tiêu chung:
- Đem đến sức khỏe cho bệnh nhân, giúp bệnh nhân được điều trị một cách triệt để bệnh lý của họ bằng những cách đơn giản không đau đớn và quá trình phục hồi sẽ không thấy mệt mỏi.
- Giảm thiểu triệt để các rủi ro, biến chứng trong lúc điều trị và cả sau điều trị
- Giúp quá trình điều trị sẽ ngắn hạn, có kế hoạch cụ thể.
- Giúp bệnh nhân hiểu rõ về bệnh tình của mình và sẽ hợp tác điều trị.
Xem thêm >>> Cơ hội việc làm của ngành kinh tế quốc tế năm 2022
Bao quát chân dung bác sĩ ngoại khoa
Bác sĩ ngoại khoa là gì?
Bác sĩ ngoại khoa chính là người có chuyên môn để điều trị các bệnh lý về ngoại khoa, bao gồm cả các buổi tiểu phẫu và đại phẫu. Phải đảm nhận việc điều trị, tư vấn, quản lý tình trạng bệnh nhân và đem đến cho bệnh nhân những phương pháp điều trị tiên tiến và phù hợp với họ nhất.
Trách nhiệm công việc đối với bác sĩ ngoại khoa
Để có thể trở thành một bác sĩ ngoại khoa là một điều không hề đơn giản, vừa phải đánh đổi thời gian, sức khỏe và trí tuệ. Và là một bác sĩ ngoại khoa bạn phải là người có đủ kiến thức và có trách nhiệm với công việc.
- Không ngừng tìm hiểu, khám phá thêm những kiến thức mới để phục vụ cho việc nâng cao trình độ của chính mình
- Phải có trách nhiệm hoàn thành tốt tất cả công việc được giao
- Đặc biệt là phải có tâm với nghề. Để luôn có một sự hứng thú và hạnh phúc khi làm việc với bệnh nhân.
Những yêu cầu đối với một bác sĩ ngoại khoa là gì?
Về trình độ chuyên môn
Đã là bác sĩ, thì việc yêu cầu về trình độ chuyên môn cũng vô cùng hợp lý. Vậy đối với bác sĩ khoa ngoại thì cần có chuyên môn thế nào?
- Tốt nghiệp Đại Học Y chính quy, hoặc tốt nghiệp thạc sĩ, chuyên khoa I trở lên, hay có thể bạn là một bác sĩ nội trú chuyên khoa ngoại.
- Có Chứng chỉ hành nghề, các loại chứng chỉ liên quan khác
Yêu cầu kinh nghiệm
Để có thể đảm nhận vai trò điều trị chính cho bệnh nhân, thì bác sĩ khoa ngoại phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc tại bệnh viện hoặc ở vị trí tương đương.
Vì đây là một công việc đặc thù ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của một con người nên phải có bề dày kinh nghiệm nhất định để có thể linh hoạt ứng phó với tất cả các tình huống có thể xảy ra.
Thái độ làm việc
Ở bất kì ngành nghề nào, thì thái độ làm việc cùng đều rất quan trọng. Người ta vẫn hay nói “ lương y như từ mẫu”, cái tâm của bác sĩ khi khám và chữa bệnh là rất quan trọng. Phải có thái độ trung thực, tận tình với bệnh nhân, hết mình với công việc của mình.
Quyền lợi và mức lương cơ bản mà một bác sĩ ngoại khoa được hưởng
Quyền lợi
- Được đóng tất cả các loại bảo hiểm theo đúng như quy định từ nhà nước
- Sẽ được hưởng chế độ do nhà nước quy định theo đúng pháp luật
- Lúc bạn nghỉ hưu vẫn sẽ nhận được lương hưu hằng tháng
- Và các chế độ riêng khác nhau tùy vào bệnh viện
Mức lương
Mức lương trung bình của các bác sĩ ở khoa ngoại khoảng từ 10 – 20 triệu đồng cho một tháng. Nhưng tùy thuộc vào phúc lợi bệnh viện hoặc trình độ mà có thể thay đổi linh động để phù hợp hơn. Bạn có thể tham khảo chi tiết hơn về yêu cầu, mô tả công việc và mức lương của bác sĩ ngoại khoa tại một số thị trường tuyển dụng để nắm rõ hơn về mức lương của công việc này.
Xem thêm >>> Bật mí mẫu CV xin việc viết tay chuẩn, ấn tượng năm 2022
Bác sĩ ngoại khoa là làm gì? – Mô tả công việc đầy đủ nhất
Khám bệnh, tư vấn và điều trị các bệnh ngoại khoa
Khám bệnh chính là khâu đầu tiên mà bác sĩ cần phải làm để biết được tình trạng bệnh nhân. Sau đó xác định loại bệnh sẽ phải đưa ra phương hướng điều trị và tư vấn cụ thể.
Đây chính là khâu yêu cầu về kiến thức chuyên môn cao để đưa ra những giải pháp tốt nhất cho bệnh nhân.
Tiến hành làm các thủ thuật, phẫu thuật khi cần thiết
Phẫu thuật là công việc mà bác sĩ ngoại khoa vẫn thường hay làm nhất. Để có thể thực hiện tốt công việc này, họ vẫn cần sự hỗ trợ từ một đội ngũ nhân viên y tế có chuyên môn hỗ trợ thực hiện.
Trực và hỗ trợ phòng khám theo sự phân công của trưởng khoa phòng khám, bệnh viện
Mỗi đêm đều phải có bác sĩ ở lại trực và đương nhiên sẽ được lên lịch phân công cụ thể. Lịch trực sẽ được thay đổi thường xuyên để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bác sĩ.
Đóng góp, tham gia vào quá trình hội chuẩn bệnh
Việc tập hợp nhiều bác sĩ khoa ngoại có chuyên môn cao để hội chuẩn cho bệnh nhân sẽ luôn đem đến những giải pháp mới mẻ, với tỉ lệ thành công cao. Đương nhiên việc tập hợp để hội chuẩn chỉ dành cho những trường hợp tình trạng bệnh đặc biệt khó.
Tổng kết bệnh án cho bệnh nhân
Mỗi bác sĩ ngoại khoa đều sẽ có một cuốn sổ ghi chép như vật bất ly thân, ghi lại tình trạng sức khỏe của bệnh nhân để đánh giá mức độ hồi phục hoặc các biểu hiện khác thường của bệnh nhân để điều trị kịp thời.
Công việc mỗi ngày của bác sĩ đó là phải làm tổng kết bệnh án một cách rõ ràng để có thể dễ dàng theo dõi tình trạng của bệnh nhân.
Thực hiện vận hành và bảo quản trang thiết bị y tế của bệnh viện
Tất cả trang thiết bị của khoa ngoại đều là những thiết bị tiên tiến nhất và đa số đều là được nhập khẩu từ nước ngoài với chi phí đắt đỏ. Thế nên các bác sĩ đều phải có trách nhiệm vận hành và bảo quản thật tốt các trang thiết bị của bệnh viện.
Kê thuốc cho bệnh nhân
Để hỗ trợ cho quá trình điều trị và phục hồi của bệnh nhân, thì việc kê đơn thuốc là công việc rất quan trọng. Phải phù hợp với tình trạng hiện tại của bệnh nhân để đưa ra những toa thuốc phù hợp.
Phải kiểm tra xem bệnh nhân có dị ứng với bất kì thành phần thuốc nào hay không, vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bệnh nhân.
Một số công việc khác
Ngoài những công việc nêu ở trên thì bác sĩ ngoại khoa còn có rất nhiều công việc khác phải thực hiện:
- Nghiên cứu khoa học
- Đào tạo bác sĩ thực tập
- Nhận nhiệm vụ và sự phân công từ trưởng khoa
Làm thế nào để trở thành một bác sĩ khoa ngoại giỏi?
Nhiệm vụ và trách nhiệm luôn đặt ở hàng đầu
Làm việc trong khoa ngoại, để trở thành một bác sĩ giỏi thì bạn phải biết cân bằng rất nhiều thứ và trước hết phải tự tìm hiểu xem nhiệm vụ chính của một bác sĩ khoa ngoại là gì, cũng như phải đảm bảo sẽ thực hiện thật tốt nhiệm vụ đó.
Muốn trở thành một bác sĩ ngoại khoa giỏi thì bạn phải thực hiện các công việc sau:
- Chẩn đoán chính xác bệnh lý của bệnh nhân sau khi khám.
- Hướng dẫn bệnh nhân cách điều trị và dặn dò họ để bệnh nhân biết cách điều trị.
- Hợp tác phẫu thuật với nhiều bác sĩ để thực hiện một ca phẫu thuật suôn sẻ.
- Kê đơn,và hướng dẫn cho bệnh nhân thuốc để điều trị
- Không ngừng tích lũy thêm kiến thức chuyên môn, trau dồi kinh nghiệm dày dặn để phục vụ cho công việc.
Đương đầu và cố gắng vượt qua những thử thách, khó khăn trong nghề
Không có một nghề nghiệp nào là dễ dàng, con đường để khoác lên mình chiếc áo blouse trắng đã rất khó khăn và thử thách từ lúc trước khi bước vào trường Y, cho đến lúc ngồi trên ghế nhà trường cũng trải qua rất nhiều bài thi khó nhằn.
Sau 6 năm học, thử thách cho nghề lương y vẫn chưa dừng lại, bạn sẽ tiếp tục đương đầu với những kỳ kiến tập để tích lũy kinh nghiệm. Rồi sau đó lại tiếp tục hành trình đến với công việc chuyên khoa đồng hành cùng bệnh nhân của mình.
Là một nghề nghiệp đặc thù, bạn nắm trong tay là sức khỏe, là tính mạng con người, thường xuyên phải thực hiện các ca phẫu thuật trực tiếp hết sức phức tạp và nguy hiểm. Thế nên, chắc chắn là bạn phải có tâm lý thực sự vững vàng đây là một trong những yếu tố cần thiết để giúp cho bác sĩ có thể bình tĩnh hơn để đối mặt với khó khăn trong công việc này.
Có trình độ giáo dục và được cấp phép làm nghề
Để trở thành bác sĩ ngoại khoa giỏi, bạn bắt buộc phải tốt nghiệp từ một trường Y đạt chuẩn, những kiến thức chuyên ngành, bằng cấp liên quan đến ngành nghề và luôn liên tục nâng cao kiến thức của mình.
Điều này thể hiện được giá trị của một người bác sĩ và thể hiện rằng bạn xứng đáng và có đủ tố chất để khoác lên mình chiếc áo blouse trắng.
Có những kỹ năng mềm phục vụ cho công việc
Bên cạnh đó, người bác sĩ ngoại khoa cần trang bị thêm cho mình những kỹ năng mềm cần thiết:
- Xử lý và giải quyết tình huống: Trong quá trình làm việc, sẽ luôn có những vấn đề phát sinh mà chính bác sĩ và ekip đôi khi cũng không lường trước được. Bạn cần có kỹ năng để trấn an bệnh nhân, sau đó đưa ra các phương hướng giải quyết hợp lý và thỏa đáng nhất.
- Kỹ năng giao tiếp: Việc này sẽ giúp cho quá trình truyền đạt của bác sĩ đến bệnh nhân sẽ dễ dàng hơn. Hoặc giúp cho việc hợp tác với các y tá, trợ lý trong quá trình làm việc chung sẽ hiểu ý nhau hơn trách để lại sơ sót.
Các bước chuẩn bị bạn cần biết nếu muốn trở thành một bác sĩ ngoại khoa
Học bác sĩ ngoại khoa thi khối nào?
Đa phần muốn trở thành bác sĩ ngành Y nói chung hay bác sĩ ngoại khoa sẽ phải học các môn liên quan đến khối B: Toán, Hóa, Sinh. Nhưng hiện tại có rất nhiều trường Y xét tuyển ngành học này với nhiều khối thi hơn:
- Khối A: A00 (Toán, Lý, Hoá), A02 (Toán, Lý, Sinh)
- Khối B: B00 (Toán, Hóa, Sinh), B01 (Toán, Sinh, Sử) , B03 (Toán, Sinh, Văn), B04 (Toán, Sinh, Giáo dục công dân)
- Khối D: D01 (Toán, Văn, Anh), D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh, D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
Tìm hiểu thêm các thông tin việc làm Marketing, PR liên quan tới các khối |
Điều kiện xét tuyển của chuyên ngành bác sĩ
Đối với điểm chuẩn xét tuyển vào ngành bác sĩ, các bác sĩ tương lai phải có điểm chuẩn trung bình từ 26,5 điểm trở lên.
Thời gian và học phí đào tạo
Đối với thời gian đào tạo của sinh viên ngành y thì đều rơi vào khoảng từ 6 năm trở lên và tùy theo hệ đào tạo của các trường sẽ khác nhau. Nếu bạn muốn nâng cao thêm để học đến thạc sĩ, tiến sĩ thì thời gian đào tạo sẽ càng lâu hơn.
Học phí đào tạo đối với sinh viên ngành y sẽ giao động từ 14,3 đến 220 triệu đồng cho một năm. Tùy theo ngành học và trường mà bạn theo học sẽ có mức học phí chênh lệch khác nhau, nhưng các trường đều có học bổng để khích lệ sinh viên.
Cơ hội của bác sĩ ngoại khoa là gì?
Sau khi đại dịch COVID-19 vừa kết thúc, tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực y tế hiện tại của Việt Nam và cả các quốc gia khác đang trong tình trạng báo động. Thế nên hầu hết các sinh viên ngành y nói chung hay ngoại khoa nói riêng hoàn toàn không cần lo đến vấn đề tìm việc làm.
Cơ hội việc làm của một bác sĩ ngoại khoa vô cùng rộng mở tại môi trường trong nước lẫn nước ngoài. Hiện nay, Long An là một trong số các tỉnh có ngành y tế phát triển dẫn đến nhu cầu tuyển dụng trong ngành này cũng khá cao.
Các trường đào tạo bác sĩ chuyên khoa tốt nhất Việt Nam?
Miền Bắc
- Trường Đại học Y Hà Nội
- Học viện Quân y
- Đại học Y khoa Thái Bình
- Đại học Y Hải Phòng
Miền Nam
- Đại học Y dược TP.HCM
- Đại học Y Dược Cần Thơ
- Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
KẾT BÀI
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về bác sĩ ngoại khoa và các bước để trở thành bác sĩ ngoại khoa. Thế nhưng đã là một bác sĩ, dù ở bất kì khoa nào thì nhiệm vụ và trách nhiệm của mình đều vô cùng quan trọng, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
Chúng tôi mong rằng bài viết này sẽ bổ ích với bạn và hãy cùng đón chờ những bài viết tiếp theo của Muaban.net nhé!
__Tú Sương_
>>>Có thể bạn quan tâm:
- Gợi ý cách chọn nghề hợp tuổi cực chuẩn xác cho 12 con giáp
- Advisory là gì? Advisory có vai trò đối với doanh nghiệp như thế nào?
- Leader là gì? Bí quyết trở thành 1 leader giỏi