Tuesday, May 14, 2024
spot_img
HomePhong thủyMẫu văn khấn tạ mộ ngoài đồng đầy đủ nhất và cách...

Mẫu văn khấn tạ mộ ngoài đồng đầy đủ nhất và cách sắm lễ

Lễ tạ mộ người thân, ông bà, tổ tiên đã khuất là một nghi thức có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện tình cảm, sự trân trọng và biết ơn đến ông cha ta. Bài viết này Mua Bán gửi đến bạn 5 mẫu văn khấn tạ mộ ngoài đồng và cách sắm lễ chuẩn nghi thức truyền thống Việt Nam. Mời quý vị cùng theo dõi!

Văn khấn tạ mộ ngoài đồng
Văn khấn tạ mộ ngoài đồng

I. Giới thiệu về lễ tạ mộ

1. Lễ tạ mộ là gì?

Lễ tạ mộ là một nghi thức trang trọng được tổ chức để tưởng nhớ và cầu nguyện cho những người đã mất đi. Lễ tạ mộ thường được tổ chức vào ngày giỗ của người đó hoặc vào các ngày lễ khác như ngày khánh thành mộ, những ngày cuối năm,…

Nghi thức tạ mộ thường khác nhau tùy theo vùng miền, quốc gia và tôn giáo. Tuy nhiên, những hoạt động chung của lễ tạ mộ thường bao gồm đặt hoa, nến tại mộ, cầu nguyện, dâng lễ và thỉnh cầu để linh hồn của người đã khuất được an nghỉ.

2. Ý nghĩa của lễ tạ mộ

Ý nghĩa của lễ tạ mộ
Ý nghĩa của lễ tạ mộ

Một trong những truyền thống quý báu của người Việt Nam là “Uống nước nhớ nguồn”. Do đó, lễ tạ mộ là một nét đặc trưng văn hóa có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt.

Mồ yên mả đẹp sẽ giúp cho gia chủ và con cháu có cuộc sống mạnh khỏe, hòa thuận, được “âm phù, dương trợ”, từ đó có được sự bình yên, may mắn và đạt được nhiều thành công. Ngoài ra, đây cũng là cách để chấn yểm, xua đuổi vong linh xấu xâm nhập vào mộ phần ông bà tổ tiên, tránh gặp phải những điều xui rủi, vận hạn.

3. Các loại lễ tạ mộ theo phong tục Việt Nam

Trong phong tục của người Việt có các loại tạ mộ dưới đây:

  • Lễ cúng tạ mộ đầu năm (còn gọi là tạ mộ thanh minh)
  • Lễ tạ mộ cuối năm (thường diễn ra vào khoảng 24 – 30 âm lịch)
  • Lễ tạ mộ khánh thành
  • Lễ tạ mộ kết phát
  • Lễ tạ mộ kết mối (mối đùn)
  • Lễ tạ mộ tam đại
  • Lễ tạ mộ 3 ngày
  • Lê tạ mộ ngày giỗ
  • Lễ tạ mộ cúng rằm tháng 7
  • Lễ tạ mộ của dòng họ, dòng tộc

Trong số đó, các lễ tạ mộ thường được chú trọng là lễ tạ mộ ngày giỗ, lễ tạ mộ cuối năm và lễ tạ mộ khánh thành.

4. Thời gian làm các lễ tạ mộ

Thời gian làm lễ tạ mộ sẽ tùy vào phong tục của từng vùng miền cụ thể. Thông thường thì thời gian diễn ra sẽ ứng tên nghi lễ. Cụ thể:

  • Lễ tạ mộ ngày giỗ: Diễn ra vào kỷ niệm ngày mất của người đã khuất;
  • Lễ cúng tạ mộ cuối năm: Diễn ra vào ngày 23 đến 30 tháng chạp âm lịch;
  • Lễ tạ mộ khánh thành: Diễn ra vào ngày hoàn thành xong công trình hoặc gia chủ có thể coi ngày tốt, ngày hợp tuổi nhằm mang lại may mắn.

II. Chuẩn bị lễ vật cho lễ tạ mộ

Lễ vật cúng tạ mộ
Lễ vật cúng tạ mộ

Phần lễ vật cho việc cúng tạ mộ có thể được chuẩn bị đơn giản nhưng khi cúng phải thể hiện sự thành tâm và kính trọng. Thông thường mâm lễ vật sẽ bao gồm:

  • Xôi và gà luộc
  • Trái cây và hoa
  • Rượu trắng
  • Chè (trà)
  • Trầu cau
  • Vàng mã

Ở một số địa phương, lễ vật cúng tạ mộ còn bao gồm các vật phẩm khác như áo, giày, túi xách, hộp đựng mỹ phẩm hoặc các vật dụng cá nhân khác. Lễ vật cúng tạ mộ thường được đặt tại nơi mộ phần hoặc tại nhà thờ, đền, chùa,… Khi tạ mộ, người tham dự lễ tạ mộ sẽ cúi đầu và cầu nguyện cho người đã mất.

III. Phân biệt lễ tạ mộ và lễ tảo mộ theo phong tục Việt

Phân biệt lễ tạ mộ và lễ tảo mộ theo phong tục Việt
Phân biệt lễ tạ mộ và lễ tảo mộ theo phong tục Việt

Theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam thì tạ mộ và tảo mộ là hai lễ hoàn toàn khác nhau. Cụ thể:

  • Về ý nghĩa: Tảo mộ là lễ tưởng nhớ người đã mất thông qua việc thăm viếng, lau chùi, sửa sang và trang trí mộ nhằm bày tỏ tình cảm tôn kính người đã qua đời. Trong khi đó, lễ tạ mộ là lễ tưởng nhớ người đã khuất thông qua việc cầu nguyện và dâng lễ vật như hoa, hương, nến và thực phẩm,… nhằm cầu nguyện cho linh hồn của người đã mất được an nghỉ.
  • Về thời điểm: Lễ tảo mộ thường được diễn ra vào các ngày lễ Tết truyền thống hoặc vào ngày lễ Giỗ của người đã mất còn lễ tạ mộ thường được tổ chức vào ngày kỷ niệm ngày mất của người đó hoặc vào các ngày lễ đặc biệt như khánh thành, lễ Phục Sinh,…

Tóm lại, lễ tảo mộ và lễ tạ mộ là hai hoạt động tưởng nhớ người đã mất khác nhau về ý nghĩa, thời điểm và các hoạt động trong nghi thức. Tuy nhiên, cả hai hoạt động đều là cách để bày tỏ lòng tôn kính và tưởng nhớ đến người đã qua đời.

IV. Các mẫu bài văn khấn tạ mộ ngoài đồng và các dịp lễ

Cúng tạ mộ
Cúng tạ mộ

Dưới đây là các bài văn khấn tạ mộ mà Blog Mua Bán tổng hợp lại đầy đủ, chính xác nhất, mời các bạn cùng theo dõi:

1. Văn khấn tạ mộ ngoài đồng ngắn gọn

“Nam mô a di đà phật!!! Nam mô a di đà phật!!! Nam mô a di đà phật!!!

Con kính lạy:

– Quan đương xứ thổ địa chính thần…

– Thổ địa Ngũ phương Long mạch Tôn thần…

– Tiền thần Chu Tước, Hậu thần Huyền Vũ, Tả thần Thanh Long, Hữu thần Bạch Hổ…

– Liệt vị Tôn thần cai quản ở xứ này…

Con kính lạy vong linh…..

Hôm nay là ngày [ngày thực tế]… tháng [tháng thực tế]… năm [năm thực tế]…, nhằm tiết … Chúng con là:…………… Thành tâm sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Chư vị Tôn Thần về việc lễ tạ mộ phần….

Nguyên có vong linh thân nhân của gia đình chúng con là: [tên người đã mất]……… hiện phần mộ an táng ở nơi này.

Đội ơn Chư vị Tôn thần che chở, ban ân, vong linh được yên ổn nơi chín suối.

Lại nhờ có duyên lành, gia đình chúng con được vong linh thường về ghé thăm, linh ứng giúp chỉ dẫn các công các việc được đầu xuôi đuôi lọt, nhờ thế toàn gia được an ninh khang thái, từng bước tiến bộ.

Hôm nay nhằm ngày lành tháng tốt, gia đình chúng con sắm sửa lễ tạ mộ mong báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính.

Cúi xin Chư vị Tôn Thần lai giáng án tiền, nhận hưởng lễ vật, chứng minh tâm đức…

Cúi mong vong linh chấp kỳ lễ bạc, lời kêu tiếng khấn, tờ đơn cánh sớ, tùy phương ứng biến, độ trì toàn gia, từ trẻ tới già, luôn được vui tươi, mạnh khỏe…

Chúng con dâng biếu vong linh tài mã gồm: (đọc đầy đủ tên các đồ mã dâng cho vong)

Âm dương cách trở, bát nước nén hương, giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám….

Cẩn cáo!!!”

(Nguồn: Tổng hợp)

2. Bài văn khấn tạ mộ cuối năm

Nghi thức tạ mộ cuối năm
Nghi thức tạ mộ cuối năm

Văn khấn lễ tạ mộ cuối năm mẫu 1

(Cúng tạ mộ để xin phép Thổ thần Thổ địa ở nơi đó cho Ông bà về ăn Tết)

“Kính lạy:

– Ngài Kim niên Đương cai Thái tuế Chí đức Tôn thần, Kim niên hành binh, Công tào phán quan….

– Ngài bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương….

– Ngài bản xứ thần linh Thổ địa tôn thần.

– Các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ long mạch Tôn thần, Tiền Chu tước, Hậu Huyền vũ, Tả Thanh long, Hữu Bạch hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản ở trong xứ này….

Chúng con …[đọc họ tên vợ, họ tên chồng]…

Địa chỉ …[đọc nơi ở]

Sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Tôn thần, kính viếng vong linh là: [Tên của ông bà, tổ tiên,…], Tuổi … [đọc tuổi âm lịch],…

Tạ thế ngày… [đọc ngày mất]….

Phần mộ ký táng tại…[đọc nơi chôn cất]….

Nay nhân ngày (Ví dụ: Cuối năm, khánh thành, thanh minh hoặc thăm mộ) con xin cúi lạy Thần linh đất này, Thành hoàng bản thổ nơi đây, đất lành chim đậu, đức dày thanh cao, giữ lành công lao, có kết có phát nhờ vào thần quan, tôn thần long mạch cao sang, nhị thập tứ hướng nhị thập tứ sơn quanh vùng….

Chọn nơi đây an táng mộ phần, thỏa yên muôn thủa, hồng ân đời đời, gia ân mãi mãi không thôi, chúng con xin có vài lời cầu xin: Bái tạ thủ mộ thần quan, cho chân linh dưỡng cho hài cốt nguyên vẹn toàn, phù hộ con cháu trần gian, an khang mạnh khỏe, làm ăn gặp may, âm dương cách trở, bát nước nén hương, biểu tấm lòng thành, cúi xin chứng giám….

Phục duy cẩn cáo!

(Khấn 3 lần rồi đốt vàng tiền).

(Nguồn: Tổng hợp)

Văn khấn tạ mộ cuối năm mẫu 2

“Nam mô a di đà Phật!!!

Nam mô a di đà Phật!!!

Nam mô a di đà Phật!!!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương…

– Con kính lạy ngài Địa tạng vương bồ tát…

– Con kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế Chí đức Tôn thần, Kim niên hành binh, Công tào Phán quan…

– Con kính lạy ngày Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương quản cai nơi nghĩa trang…

– Con kính lạy Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa Tôn thần…

– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ Long Mạch Tôn thần, các ngài Tiền Chu tước, Hậu Huyền Vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản trong nơi nghĩa trang này…

– Con kính lạy hương linh cụ:..[tên người mất]…

Hôm nay là ngày [ngày thực tế lúc làm lễ] tháng Chạp, năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến.

Tín chủ (chúng) con là: [tên người (nhiều người) đang làm lễ]…

Ngụ tại:…[nói sống]…

Chúng con sắm sanh phẩm vật, hương hoa trà quả, kim ngân tài mã, dâng hiến trình cáo Tôn thần….

Kính rước vong linh bản gia tiên tổ chúng con là: Kỵ nhật là…[tên người mất]…

Có phần mộ táng tại…[địa chỉ phần mộ]…

Được về với gia đình đón mừng năm mới, để cho cháu con được phụng sự trong tiết xuân thiên, báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin Tôn thần, Phủ thùy doãn hứa.

Âm dương cách trở…

Bát nước nén hương…

Thành tâm kính lễ…

Cúi xin chứng giám…

Phù hộ độ trì

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!”

(Nguồn: Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam, NXB Văn Hóa – Thông Tin)

3. Bài văn khấn tạ mộ khánh thành

Nghi thức tạ mộ khánh thành
Nghi thức tạ mộ khánh thành

Bài văn khấn tạ mộ khánh thành được dùng trong lễ tạ mộ khánh thành (sau khi hoàn thành công trình mộ phần):

“Nam mô a di đà phật!!

Con kính lạy:

– Quan đương xứ thổ địa chính thần…

– Thổ địa Ngũ phương Long mạch Tôn thần,…

– Tiền thần Chu Tước, Hậu thần Huyền Vũ, Tả thần Thanh Long, Hữu thần Bạch Hổ…

– Liệt vị Tôn thần cai quản xứ này…

Con kính lạy vong linh… [tên người mất]

Hôm nay là ngày [ngày thực tế]… tháng [tháng thực tế]… năm [năm thực tế]…,

Chúng con là: …[tên một hãy những người đang tạ lễ]…

Thành tâm sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Chư vị Tôn Thần về việc lễ tạ mộ phần….

Nguyên có vong linh thân nhân của gia đình chúng con là:…[tên người mất]… hiện phần mộ an táng ở nơi này. Đội ơn Chư vị Tôn thần che chở, ban ân, vong linh được yên ổn vui tươi nơi chín suối. Lại nhờ có duyên lành, gia đình chúng con được vong linh thường về ghé thăm, linh ứng giúp chỉ dẫn các công các việc được đầu xuôi đuôi lọt, nhờ thế toàn gia được an ninh khang thái, từng bước tiến bộ.

Nay nhâm ngày lành tháng tốt, gia đình làm lễ tạ mộ mong báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin Chư vị Tôn Thần lai giáng án tiền, nhận hưởng lễ vật, chứng minh tâm đức…

Cúi mong vong linh chấp kỳ lễ bạc, lời kêu tiếng khấn, tờ đơn cánh sớ, tùy phương ứng biến, độ trì toàn gia, từ trẻ tới già, luôn được vui tươi, mạnh khỏe….

Chúng con dâng biếu vong linh tài mã gồm ư:… [đọc tên các lễ vật dâng cho vong]…

Âm dương cách trở,

Bát nước nén hương,

Giãi tấm lòng thành,

Cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo!!!”

(Nguồn: Tổng hợp)

4. Bài văn khấn tạ mộ ngày giỗ

Nghi thức tạ mộ ngày giỗ
Nghi thức tạ mộ ngày giỗ

Đây là bài văn khấn tạ mộ trong ngày giỗ của ông bà tổ tiên:

“Nam mô a di Đà Phật!!!

Nam mô a di Đà Phật!!!

Nam mô a di Đà Phật!!!

Con lạy 9 phương Trời, 10 phương Chư Phật, Chư Phật mười phương…

Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn thần…

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân…

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quảnxứ này…

Hôm nay là ngày [ngày thực tế]… tháng [tháng thực tế]… năm [năm thực tế]…,

Ngày trước giỗ – Tiên Thường… [tên ngày giỗ]

Tín chủ con là:..[họ tên của người gia chủ làm lễ]…

Ngụ tại:..[nơi ở của người gia chủ làm lễ]

Nhân ngày mai là ngày giỗ của [Họ tên của người mất]…

Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ, thành tâm dâng lễ, quả cau lá trầu, hương hoa, trà quả, đốt nén tâm hương, trước ngay án tọa Tôn thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tâu trình….

Chúng con kính mời các vị Bản gia Thổ Công, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh hiển linh chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành….

Kính thưa các vị Thần linh, Gia tiên chúng con và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về nơi đây cùng hâm hưởng…

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì…

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!”

(Nguồn: Tổng hợp)

V. Những lưu ý quan trọng về lễ tạ mộ

Lưu ý về lễ tạ mộ
Lưu ý về lễ tạ mộ

Lễ tạ mộ nghi thức được thực hiện nhằm tạ ơn các vị thần linh, ông bà tổ tiên và cầu mong những điều may mắn, sự bình an và phát lộc. Chính vì vậy mà những người thực hiện lễ cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng về lễ vật cũng như bài khấn. Dưới đây là những điều cần lưu ý để hạn chế những điều không tốt có thể xảy đến, đồng thời đảm bảo được sự kính trọng đối với những người đã khuất:

  • Khi tạ mộ gia tiên chúng ta cần quan tâm đến những phần mộ ở xung quanh: Đây có thể là mộ phần của những người có quan hệ bà con lâu đời với gia chủ hoặc những người hàng xóm thân thiết với người đã mất.
  • Người nên đi tạ mộ là những cụ lớn tuổi, họ sẽ lo việc cúng và bái khấn tổ tiên;
  • Những người không nên đi tạ mộ: Đây là một nghi thức thể hiện sự thành kính và rất linh thiêng. Hơn nữa, xung quanh lễ cúng có rất nhiều hơi lạnh, ma quỷ nên một số người sau đây nếu tham gia có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe:
    • Những người đang có tình trạng sức khỏe không tốt (bệnh tật, đau ốm, phụ nữ mang thai,…);
    • Những trẻ em dưới 10 tuổi;
    • Phụ nữ/ con gái đang trong thời kỳ kinh nguyệt;
  •  Về thời gian đi tạ mộ:
    • Không nên đi tạ mộ quá sớm: Sương gió buổi sớm sẽ không tốt cho sức khỏe, nhất là khi có trẻ nhỏ;
    • Không nên đi tạ mộ quá muộn vì âm khí nhiều không tốt cho sức khỏe;
  • Quá trình cúng lễ:
    • Không nên làm lễ quá lớn, quá linh đình;
    • Không ăn đồ cúng ở nghĩa trang vì sẽ mất vệ sinh và làm lạnh bụng;
    • Không nên vui đùa ngoài nghĩa trang;
    • Sau khi tạ mộ về mọi người cần hơ lửa hoặc tắm nước gừng để xua tan hơi lạnh và loại bỏ âm khí.

VI. Tổng kết

Như vậy bài viết trên đã gửi đến bạn đọc một số bài văn khấn tạ mộ ngoài đồng cũng như những thông tin xoay quanh nghi lễ tạ mộ theo truyền thống của người dân Việt Nam. Hy vọng bài viết sẽ giúp bài hiểu rõ hơn về phong tục mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc ấy và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho ngày lễ tạ mộ trong gia đình. Truy cập Website Muaban.net để cập nhật các thông tin mới nhất nhé!

Xem thêm:

BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ