Friday, December 27, 2024
spot_img
HomeViệc làmTrợ giảng là gì? Kỹ năng cần thiết để trở thành trợ...

Trợ giảng là gì? Kỹ năng cần thiết để trở thành trợ giảng

Giáo dục là một lĩnh vực được đầu tư và quan tâm rất. Trong quá trình giảng dạy, bên cạnh những giảng viên thì còn có sự tham gia của các trợ giảng. Dù trợ giảng không phải là người đứng lớp chính nhưng lại hỗ trợ giáo viên chính và đóng vai trò quan trọng với buổi học. Bài viết dưới đây, Muaban.net sẽ giúp bạn hiểu rõ trợ giảng là gì? Mời các bạn cùng tìm hiểu nhé!

Trợ giảng là gì?

Theo luật pháp, tại Khoản 2 Điều 54 Luật Giáo dục đại học năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2018 quy định như sau: Chức danh giảng viên bao gồm trợ giảng, giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư. 

trợ giảng
Trợ giảng là gì?

Có thể nói, trợ giảng giữ vai trò như là một loại hình giảng viên trong giảng dạy tại các trường đại học. Nếu phân tích theo tên gọi, thì từ “trợ” được hiểu là “hỗ trợ”. Thế nên, trợ giảng được hiểu là người giữ vai trò hỗ trợ trong việc giảng dạy cùng với các giảng viên chính, giáo sư và phó giáo sư. Trợ giảng chưa được đóng vai trò thiết yếu trong việc giảng dạy mà chỉ có thể đóng vai trò là người hỗ trợ. Trong vai trò là một giảng viên, trợ giảng cũng cần phải đáp ứng các tiêu chí chung được quy định ở Khoản 1 Điều 54 Luật Giáo dục đại học năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2018, cụ thể là các cá nhân có nhân thân rõ ràng, có phẩm chất, đạo đức, có sức khỏe và trình độ đáp ứng các yêu cầu của luật định. Trình độ mà trợ giảng đáp ứng được đề cập đến ở đây được quy định tại Khoản 3, Điều 54, Luật Giáo dục đại học năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2018, đó là trợ giảng có trình độ từ cấp bậc đại học trở lên.

>>> Có thể bạn quan tâm: Sinh viên mới ra trường nên tìm việc như thế nào ?

Tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 40/2020/TT- BGDĐT ngày 26 tháng 10 năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đã quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập quy định về tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của trợ giảng gồm các tiêu chí sau:

  • Nắm vững kiến thức cơ bản của môn học được phân công hướng dẫn thực hành, thí nghiệm, thực tập và có kiến thức tổng quát về một số môn học có liên quan trong chuyên ngành đào tạo; (điểm a)

Dù không đóng vai trò chính trong các hoạt động giảng dạy như là giảng viên, nhưng trợ giảng cũng có một vài hoạt động liên quan đến việc giảng dạy và nội dung giảng dạy. Do vậy, nếu các giảng viên không đủ hiểu biết đến nội dung giảng dạy dẫn đến việc khó truyền đạt các nội dung bài học đến với người học, hoặc truyền đại sai,… từ đó sẽ không đảm bảo được chất lượng giảng dạy. Đó là lý do mà yếu tố về sự hiểu biết về nội dung giảng dạy được phân công đặt làm tiêu chí đầu trong những tiêu chí về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ.

trợ giảng
Trợ giảng là gì?
  •  Hiểu và thực hiện đúng mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình các môn học được phân công thuộc chuyên ngành đào tạo. Xác định được thực tiễn và xu thế phát triển đào tạo, nghiên cứu của chuyên ngành ở trong và ngoài nước; (điểm b)

Bên cạnh việc hiểu biết về nội dụng các môn học, thì trợ giảng cũng phải hiểu về các mục tiêu và kế hoạch định hướng chương trình đào tạo. Việc đào tạo hiện nay được chia thành mục tiêu ứng dụng hoặc mục tiêu để nghiên cứu. Khi trợ giảng nắm rõ được các mục tiêu và kế hoạch giảng dạy sẽ giúp cho trợ giảng có cái nhìn tổng quát về chương trình đào tạo, để từ đó vận dụng các kiến thức của bản thân cho phù hợp với mục tiêu và kế hoạch đào tạo, thực hiện tốt các nhiệm vụ đặt ra. Bên cạnh đó, thì việc đào tạo luôn đi sát với thực tiễn, nên trợ giảng cũng phải nắm bắt được các vấn đề để phù hợp với thực tiễn đào tạo.

  • Sử dụng có hiệu quả và an toàn các phương tiện dạy học, trang thiết bị dạy học (điểm c)

Các phương tiện và trang thiết bị dạy học là điều không thể thiếu trong các hoạt động giảng dạy tại trường đại học như màn hình, máy chiếu, loa, … , giúp cho việc giảng dạy được hiệu quả, để người dạy có thể truyền đạt tối đa những kiến thức cần thiết và cho người học có thể dễ dàng tiếp thu kiến thức cần học. Các trợ giảng phải biết sử dụng những thiết bị này trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

  • Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ trong thực hiện các nhiệm vụ của chức danh trợ giảng (hạng III).(điểm d)

Trong thời đại bùng nổ công nghệ hiện nay thì ứng dụng công nghệ thông tin là điều không thể thiếu. Phương pháp giảng dạy truyền thống sẽ không đạt được hiệu quả cao trong thời đại ngày nay. Ứng dụng công nghệ thông tin có thể thể hiện dưới nhiều mặt khác nhau như giảng dạy trực tuyến, nhận kết quả bài tập trực tuyến, phân bài tập,…. Ngoài ra thì xu thế hội nhập cũng yêu cầu con người nói chung và các cá nhân làm việc trong lĩnh vực giáo dục nói riêng phải có khả năng về ngoại ngữ. Các trợ giảng cũng vậy, việc sử dụng ngoại ngữ vừa hỗ trợ nâng cao năng lực của trợ giảng đồng thời cũng giúp cho việc giảng dạy thêm chất lượng, đáp ứng hiệu quả của nhu cầu giáo dục.

Vai trò, nhiệm vụ và công việc của trợ giảng

Vai trò, nhiệm vụ và công việc của trợ giảng được pháp luật quy định tại Điều 2 Thông tư số 20/2020/TT- BGDĐT vào ngày 27 tháng 07 năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định chế độ làm việc của giảng viên cơ sở giáo dục đại học và Điều 4 Thông tư số 40/2020/TT- BGDĐT vào ngày 26 tháng 10 năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập. Cụ thể các nhiệm vụ, công việc của trợ giảng như sau:

  • Hỗ trợ giảng viên (hạng III), giảng viên chính (hạng II), giảng viên cao cấp (hạng I) trong các hoạt động giảng dạy, bao gồm: Chuẩn bị bài giảng, phụ đạo, hướng dẫn bài tập, thảo luận, thí nghiệm, thực hành, thực tập và chấm bài; (điểm a, khoản 1 Điều 4)
trợ giảng
Vai trò, nhiệm vụ và công việc của trợ giảng

Các giảng viên sẽ là người trực tiếp thực hành các hoạt động giảng dạy trên trường đại học. Thông thường, việc giảng dạy cần được chuẩn bị rất kĩ càng và với khối lượng công việc lớn. Vì thế mà trợ giảng có trách nhiệm trong việc hỗ trợ cho giảng viên từ việc chuẩn bị các bài giảng. Đến khi triển khai trực tiếp giảng dạy thì trợ giảng sẽ tiến hành phụ đạo cho các giảng viên, ví dụ như việc giúp giảng viên phân công giảng dạy, chủ yếu là phần các nội dung đơn giản,… Ngoài ra, thì trợ giảng là người trực tiếp hướng dẫn bài tập, thí nghiệm, thảo luận, thực tập cho sinh viên, thực hành, học viên. Số lượng sinh viên và học viên ở các trường đại học thông thường có số lượng lớn, các giảng viên khó mà có thể tiến hành hướng dẫn được cho tất cả các sinh viên, học viên. Từ đó thì trợ giảng sẽ đóng vai trò hỗ trợ cho giảng viên trong việc hướng dẫn sinh viên và giải đáp những khúc mắc trong môn học sinh viên gặp khó khăn trong quá trình học tập. Bên cạnh đó, trợ giảng cũng giúp tích lũy thêm kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy và tìm ra phương thức giảng dạy, đồng thời trao đổi với sinh viên sau này.

  • Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy; tham gia hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học; (điểm b, Khoản 1 Điều 4)

Nâng cao trình độ, chuyên môn và nghiệp vụ là điều không thể thiếu. Học tập và bồi dưỡng là điều không thể ngừng nghỉ để nâng cao chuyên môn cho các trợ giảng, mở rộng vốn tri thức, cung cấp kiến thức cho sinh viên và việc nâng cao kiến thức cũng giúp ích phục vụ cho công việc trợ giảng sau này. Bên cạnh đó, khi trình độ trợ giảng được nâng cao sẽ giúp cho hoạt động giảng dạy được hiệu quả. Ngoài ra, việc tham gia các hoạt động thực tiễn sẽ giúp các trợ giảng có cái nhìn thực tiễn để áp dụng việc giảng dạy trong thực tiễn, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của các trường đại học.

  • Tham gia công tác quản lý, công tác Đảng, đoàn thể và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy chế tổ chức, hoạt động của cơ sở giáo dục đại học công lập và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Không chỉ tham gia vào các hoạt động giảng dạy mà trợ giảng còn được tham gia vào các hoạt động quản lý khác trong công tác giảng dạy của nhà trường như công tác quản lý học sinh, công tác đoàn, công tác Đảng,… theo sự phân công của nhà trường. Việc tham gia này giúp nhà trường trong hoạt động quản lý sinh viên và các học viên, đồng thời cũng tích lũy kinh nghiệm quản lý cho trợ giảng.

Tìm thêm công việc phù hợp với bạn ở tin đăng dưới đây: 

CẬN TẾT !CÔNG TY CẦN TUYỂN NHÂN VIÊN GIAO HÀNG
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
Tuyển Gấp Nam Nữ Bán Hàng Tại Siêu Thị Khu Vực Gò Vấp
1
  • Hôm nay
  • Quận Gò Vấp, TP.HCM
Việc làm full time - Part time sinh viên.
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Bình, TP.HCM
Việc làm sinh viên part time/ full time xoay ca
5
  • Hôm nay
  • Quận 11, TP.HCM
💥 TUYỂN GẤP NHÂN VIÊN BÁN HÀNG/TRỰC QUẦY HÀNG TẠI KHU VỰC PHÚ NHUẬN
4
  • Hôm nay
  • Quận Phú Nhuận, TP.HCM
Cuối Năm Tuyển Gấp Nam Nữ Phụ Bán Hàng Quận Tân Phú
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
💐💐BÌNH TÂN CẦN TUYỂN 03 NAM/NỮ PHỤ KIỂM HÀNG ĐÓNG GÓI
2
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
Cần tuyển Nam nữ phụ kho đóng gói dán tem
1
  • Hôm nay
  • Quận 12, TP.HCM
CẦN GẤP LĐPT KHU VỰC TP HCM ĐI LÀM NGAY
2
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
CO.OPMART BÌNH THẠNH TUYỂN NHÂN VIÊN NAM/NỮ BÁN HÀNG CUỐI NĂM
2
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM
 CẦN NHẬN THÊM NHÂN VIÊN LÀM TRƯỚC VÀ SAU TẾT TẠI BÌNH TÂN
2
  • Hôm nay
  • Quận Bình Tân, TP.HCM
Công ty cần tuyển NV kho làm việc trong dịp Tết và lâu dài
1
  • Hôm nay
  • Huyện Hóc Môn, TP.HCM
Việc Làm Tết - Tuyển Nhân Viên Đóng Hàng ,Dán Tem ( Không Thu Phí )
1
  • Hôm nay
  • Quận Tân Phú, TP.HCM
QUẬN 6 CẦN NỮ PHỤ BÁN HÀNG & ĐÓNG GÓI HÀNG TẾT
1
  • Hôm nay
  • Quận 6, TP.HCM
Cửa hàng chị cần người phụ dọn dẹp sắp xếp tạp vụ
0
  • Hôm nay
  • Quận 11, TP.HCM
KHO VẬN CẦN TUYỂN GẤP NHÂN VIÊN PHỤ KHO VÀ GIAO HÀNG
1
  • Hôm nay
  • Quận Bình Thạnh, TP.HCM

Các kỹ năng cần thiết để trở thành một trợ giảng là gì?

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng này rất quan trọng vì bạn cần phải giao tiếp thường xuyên với giáo viên chính để luôn nắm được tình hình học tập của các bạn trong lớp. Điều này đòi hỏi bạn cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt để quá trình trao đổi với sinh viên cũng như với giáo viên để làm việc một cách hiệu quả.

Kỹ năng quản lý lớp

Thông thường trợ giảng sẽ là người thay giáo viên quản lý lớp và giữ lớp ổn định trước mỗi giờ học. Bạn cần phải có khả năng quan sát lớp và luôn giữ tốt tình trạng lớp trong tầm kiểm soát của mình đồng thời kịp thời ứng phó khi có tình huống ngoài ý muốn xảy ra.

trợ giảng
Kỹ năng quản lý lớp

Kỹ năng quan sát và đánh giá

Trong quá trình đánh giá năng lực của học viên, giáo viên không chỉ dựa trên quan sát của riêng bản thân mình mà còn cần sự hỗ trợ của trợ giảng để đưa ra những đánh giá khách quan và hợp lí nhất.

Vì vậy, trong buổi học cần chú ý quan sát các học viên trong lớp mình có năng động và tích cực hoạt động xây dựng bài không. Việc quan sát giúp bạn nắm được khả năng tiếp thu bài của học sinh, biết được học sinh nào gặp khó khăn để giải đáp kịp thời và đảm bảo chất lượng của buổi học.

Triển vọng nghề nghiệp

Khi trở thành một trợ giảng, bạn có thể tiến bộ qua từng cấp độ từ cấp sơ cấp cho đến trợ giảng cấp cao (HLTA). Bạn sẽ thăng tiến bằng cách tích lũy kinh nghiệm và lấy bằng cấp từ đó có phương thức đào tạo thích hợp.

trợ giảng
Triển vọng nghề nghiệp

Khi tiến bộ, bạn sẽ đảm nhận nhiều trách nhiệm hơn ở cấp độ HLTA, từ đó bạn sẽ tham gia vào việc lập kế hoạch bài học, phát triển các tài liệu hỗ trợ và cung cấp bài học mà không cần phải giám sát. Nhưng bạn cũng có thể chịu trách nhiệm hỗ trợ các trợ giảng khác.

Làm công việc hỗ trợ giảng dạy cũng có thể đóng vai trò là bước đệm tuyệt vời để trở thành một giáo viên. Công việc nãy sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn sâu sắc về thực tế và vai trò của một giáo viên. 

Ngoài công việc trợ giảng ra, bạn cũng có thể tìm cho mình một số công việc khác mà không cần đòi hỏi quá nhiều kiến thức như việc làm trợ giảng tiếng anh, việc làm bán thời gian tại Rạch Giá, việc làm Cần Giuộc

Bài viết trên Muaban.net đã mang đến những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn công việc trợ giảng là như thế nào, động thời chỉ ra những kỹ năng cần thiết cho những ai muốn trở thành trợ giảng. Hy vọng bài viết này cung cấp cho bạn thông tin hữu ích, chúc các bạn thành công!

>>> Xem thêm:

  • 4 kĩ năng cần thiết phải có của một giáo viên dạy tiếng anh tốt
  • Tuyển giáo viên tiếng Anh cần lưu ý những gì?
  • Cách kiếm tiền online cho học sinh không cần vốn uy tín tại nhà

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tổng hợp. Muaban.net nỗ lực để nội dung truyền tải trong bài cung cấp thông tin đáng tin cậy tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, không nên dựa vào nội dung trong bài để ra quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư, sức khỏe. Thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực. Do đó, Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hoàng Ngọc
Mình là Hoàng Ngọc - Content SEO Specialist với hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực phong thủy, xem ngày tốt, học tập. Mình hy vọng với thông tin mà mình cung cấp sẽ mang lại giá trị hữu ích cho bạn.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ