Tuesday, May 21, 2024
spot_img
HomeNhà đấtThửa đất là gì? Hướng dẫn tra cứu thông tin thửa đất...

Thửa đất là gì? Hướng dẫn tra cứu thông tin thửa đất chi tiết

Thửa đất là một thuật ngữ xuất hiện khá nhiều trong các văn bản pháp luật về đất đai hay giấy tờ pháp lý khi mua bán nhà đất. Vậy bạn có hiểu rõ thuật ngữ thửa đất là gì? Cùng Mua Bán tìm hiểu về khái niệm này và hướng dẫn cách tra cứu thông tin thửa đất thông qua bài viết dưới đây nhé!

Thửa đất là gì
Thửa đất là gì

I. Hiểu rõ thửa đất là gì?

Dựa trên Điều 3 Văn bản hợp nhất 21/VBHN-VPQH được cập nhật vào ngày 10/12/2018. Thửa đất là “phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ“. Hiểu đơn giản hơn, thửa đất là phần diện tích đất đã được xác định ranh giới rõ ràng các thông tin như: thông số diện tích, địa chỉ, vị trí và số thửa.

Khái niệm Thửa Đất là gì
Khái niệm Thửa Đất là gì

Việc xác định diện tích của thửa đất sẽ được các cơ quan có thẩm quyền hoặc các cơ quan địa chính tại khu vực đó đo đạc và xác định chính xác theo quy định của Luật đất đai. Thông qua quá trình khảo sát khu vực đó, cơ quan sẽ tiến hành xây dựng bản đồ chi tiết nhằm tránh phát sinh những trường hợp tranh chấp quyền sử dụng đất đai.

Việc xác định diện tích của phần thửa đất sẽ được các cơ quan có thẩm quyền
Việc xác định diện tích của phần thửa đất sẽ được các cơ quan có thẩm quyền

Nếu xảy ra trường hợp tranh chấp về diện tích thửa đất, người dân có thể liên hệ đến cơ quan địa chính đo đạc thửa đất hoặc cơ quan có thẩm quyền để được hỗ trợ, giải quyết các vấn đề liên quan.

Tham khảo ngay những tin đăng bán đất tại Muaban.net:

Bán tòa nhà mặt tiền nguyễn văn trỗi phường 8 quận phú nhuận . Tphcm
9
Bán nhà hẻm xe hơi đường Hòa Bình, Phường Hòa Thạnh, Quận Tân Phú
20
  • Hôm nay
  • Phường Hòa Thạnh, Quận Tân Phú
Tôi chính chủ cần bán nhà 3 tầng phan huy ích hẻm xe hơi
11
  • Hôm nay
  • Phường 15, Quận Tân Bình
BÁN NHÀ ĐẤT 167 ẤP 3 LÊ VĂN LƯƠNG, PHƯỚC KIỂN, NHÀ BÈ
8
  • Hôm nay
  • Xã Phước Kiển, Huyện Nhà Bè
GIẢM 200TR_NHÀ ĐẸP 5 TẦNG_LÔ GÓC_NGÕ RỘNG 3 MÉT_FUL NỘI THẤT_MINH KHAI
7
  • Hôm nay
  • Phường Bạch Mai, Quận Hai Bà Trưng
Nhượng 3876m2 đất xã Lộc Ngãi, Bảo Lâm Lâm Đồng, sau hành chính huyện
4
  • Hôm nay
  • Xã Lộc Ngãi, Huyện Bảo Lâm
Bán Nhà MT 71 Đỗ Tấn Phong, P9, Phú Nhuận, tiện kinh doanh, mua bán
9
  • Hôm nay
  • Phường 9, Quận Phú Nhuận
 NHẬN KÝ GỬI BÁN NHÀ VÀ ĐẤT NỀN KHU ĐỒNG DIỀU CAO LỔ Q8
6
  • Hôm nay
  • Phường 4, Quận 8
BÁN NHÀ GÓC 3 MẶT TIỀN, VỊ TRÍ SẦM UẤT BẬC I PHÙ HỢP KD MỌI NGÀNH NGHỀ
24
  • Hôm nay
  • Phường 6, Quận Gò Vấp
Chính chủ bán căn hộ 250m2 view trực diện sông tại M8 Phú Mỹ Hưng
9
  • Hôm nay
  • Quận 7, TP.HCM
Bán nhà hẻm 4m đường Khuông Việt, Phường Phú Trung, Quận Tân Phú
24
  • Hôm nay
  • Phường Phú Trung, Quận Tân Phú
 Bán nhà mặt phố Đông Quan, Cầu Giấy, 60m2, 5 tầng, mặt tiền 5,2m
1
  • Hôm nay
  • Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy
Chính chủ bán nhà ngõ 92 Kim Giang, Hoàng Mai, Hà Nôi. DT 32m2x 5 tầng
10
  • Hôm nay
  • Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai
Bán nhà Đặng Văn Sâm,Phú Nhuận 3tỷ 580/62m2.Có Sổ Hồng Riêng
23
  • Hôm nay
  • Phường 9, Quận Phú Nhuận
Chính chủ bán gấp nhà 29/14 đường số 8, Phường Linh Tây, Quận Thủ Đức
6
  • Hôm nay
  • Phường Linh Tây, TP. Thủ Đức - Quận Thủ Đức
Nhà 1/ Sông vàm thuật  p5 Gv 4x14 đúc 1T2L hẻm xh giá 6,95 tỷ
1
  • Hôm nay
  • Phường 5, Quận Gò Vấp
Chính chủ bán gấp nhà vườn Củ Chi giá rẻ, có hồ bơi, vườn cây
4
  • Hôm nay
  • Xã Tân Thông Hội, Huyện Củ Chi
Bán nhà mặt tiền nguyễn trọng tuyển phường 2, quận tân bình
3
  • Hôm nay
  • Phường 2, Quận Tân Bình
Chính chủ bán nhà 39/8/1 đường số 4 P.Linh Tây TP Thủ Đức, 4x12m 1 lầu
9
  • Hôm nay
  • Phường Linh Tây, TP. Thủ Đức - Quận Thủ Đức
Chính chủ bán gấp nhà mặt tiền 1153 Kha Vạn Cân, Linh Trung, Thủ Đức
8
  • Hôm nay
  • Phường Linh Trung, TP. Thủ Đức - Quận Thủ Đức

II. Thông tin chi tiết của thửa đất trên giấy chứng nhận

Bên cạnh việc tìm hiểu về khái niệm thửa đất là gì, bạn cần phải nắm rõ những thông tin của thửa đất trên giấy chứng nhận. Để nắm bắt chính xác những thông tin này, cùng Mua Bán tham khảo phần viết sau đây:

Thông tin chi tiết của thửa đất trên giấy chứng nhận
Thông tin chi tiết của thửa đất trên giấy chứng nhận

Dựa trên điều 6 theo thông tư 23/2014TT – BTNMT quy định những thông tin trên thửa đất sẽ được cập nhật theo những yếu tố sau:

  • Thửa đất số: Đây là số ký hiệu của thửa đất đã được xác định diện tích. Số này sẽ được ghi trên bản đồ địa chính của Bộ quản lý Tài nguyên và Môi trường.
Trong trường hợp khu vực chưa có bản đồ địa chính, bắt buột phải sử dụng bản trích đo địa chính để có thể cấp giấy chứng nhận thửa đất và cấp hiệu của thửa đất. Trong trường hợp bản trích đo địa chính một thửa đất thì Thửa đất số tại đó được quy định là số “01”.
  •  Tờ bản đồ số: Đây là số thứ tự thửa đất trên bản đồ địa chính đã được cấp giấy chứng nhận trong phạm vị đơn vị hành chính theo cấp xã.
Trong trường hợp khu vực chưa có bản đồ địa chính, tiến hành sử dụng bản trích đo địa chính để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Địa chỉ thửa đất: Thông tin địa chỉ của thửa đất sẽ được xác định dựa trên các yếu tố sau, bao gồm: tên khu vực thửa đất (Khu dân cứ, thôn xóm, ấp, lô,…); số nhà tại thửa đất đó, tên đường (nếu có); tên cơ quan đơn vị hành chính tại khu vực đó (Cấp xã, huyện và tỉnh)
  • Diện tích thửa đất: Dựa trên tổng diện tích mà cơ quan đo đạc ghi nhận, diện tích của thửa đất sẽ được ghi bằng chữ số Ả Rập theo đơn vị tính là mét vuông (m2) được làm tròn đến số thập phân thứ 1.
Trong trường hợp vị trí của thửa đất sở hữu chung cư, thì trên giấy chứng nhận thửa đất chỉ viết diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng chung của các chủ căn hộ chung cư theo quy định dựa trên Điều 49 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
  • Hình thức sử dụng: Thông tin hình thức sử dụng thửa đất sẽ được xác định dựa trên quyền sử dụng đất của chủ sở hữu thửa đất.
    •  Sử dụng riêng: Trong trường hợp người chủ sở hữu toàn bộ diện tích thửa đất, người chủ có thể là cá nhân, gia đình hoặc là 1 tổ chức, cơ sở, v.v….
    • Sử dụng chung: Trong trường hợp trên cùng 1 thửa đất được sở hữu bởi nhiều người khác nhau.
    • Thửa đất có vườn, ao với diện tích đất ở và diện tích đất khác, sử dụng riêng và sử dụng chung: Ghi “Sử dụng riêng” kèm theo mục đích sử dụng và diện tích đất sử dụng riêng. Ghi “Sử dụng chung” kèm theo mục đích sử dụng và diện tích đất sử dụng chung.
Ví dụ:
  • Sử dụng riêng: Đất ở 120m2, đất trồng cây lâu năm 300m2.
  • Sử dụng chung: Đất ở 50m2, đất trồng cây hàng năm 200m2.

Lưu ý: Trong mọi trường hợp, bạn cần ghi rõ mục đích sử dụng và diện tích cụ thể cho từng loại đất, bao gồm cả đất sử dụng riêng và đất sử dụng chung.

  • Mục đích sử dụng đất: Việc sử dụng đất có mục đích sẽ được ghi và đề cập rõ ràng trong sổ địa chính. Mục đích sử dụng thửa đất sẽ trình bày dựa trên điều Điều 11 trong bộ Luật Đất đai 2013 và Điều 3 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định như sau:
  1. Mục đích sử dụng đất theo nhóm đất nông nghiệp: Ghi mục đích sử dụng đất theo các tên gọi cụ thể của nhóm đất nông nghiệp như sau:
    • “Đất chuyên trồng lúa nước”
    • “Đất trồng lúa nước còn lại”
    • “Đất trồng lúa nương”
    • “Đất trồng cây hàng năm khác”
    • “Đất trồng cây lâu năm”
    • “Đất rừng sản xuất”
  1. Mục đích sử dụng đất theo nhóm đất phi nông nghiệp: Ghi mục đích sử dụng đất theo các tên gọi cụ thể của nhóm đất phi nông nghiệp như sau:
    • “Đất ở tại nông thôn”
    • “Đất ở tại đô thị”
    • “Đất xây dựng trụ sở cơ quan”
    • “Đất quốc phòng”
    • “Đất an ninh”
    • “Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp”
  2. Mục đích sử dụng đất cho một người vào nhiều mục đích:
    • Trong trường hợp thửa đất được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất cho một người mà người đó sử dụng đất với nhiều mục đích khác nhau, phải ghi đầy đủ tất cả các mục đích đó.
    • Nếu đã xác định mục đích chính và mục đích phụ, ghi “(là chính)” sau mục đích chính.
  3. Thửa đất có nhiều người sử dụng và nhiều mục đích khác nhau:
    • Trong trường hợp này, khi cùng một thửa đất có nhiều người sử dụng và mỗi người sử dụng vào một mục đích khác nhau, thì mỗi Giấy chứng nhận cho từng người phải ghi rõ mục đích sử dụng đất của người đó.
    • Ghi chú thích “thửa đất còn sử dụng vào mục đích… của người khác” trong điểm Ghi chú của Giấy chứng nhận.
  4. Thửa đất có vườn, ao và sử dụng nhiều mục đích khác nhau:

    • Trong trường hợp thửa đất có vườn, ao và một phần diện tích được công nhận là đất ở, phần còn lại được công nhận sử dụng vào mục đích thuộc nhóm đất nông nghiệp, thì ghi “Đất ở” và diện tích đất ở được công nhận kèm theo.
    • Tiếp theo, ghi lần lượt từng mục đích sử dụng đất cụ thể thuộc nhóm đất nông nghiệp và diện tích kèm theo.

Lưu ý: mục đích sử dụng đất cần được ghi rõ, chi tiết và thống nhất với quy định đã nêu trong hướng dẫn.

  • Thời hạn sử dụng đất: Tương tự như phần mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất sẽ được ghi theo nguyên tắc sau đây:
  1. Nhận đất từ Nhà nước hoặc thuê đất từ Nhà nước: Ghi thời hạn theo quyết định giao đất hoặc hợp đồng thuê đất.
  2. Công nhận quyền sử dụng đất từ Nhà nước: Ghi thời hạn sử dụng được công nhận theo quy định pháp luật về đất đai.
  3. Sử dụng đất có thời hạn sử dụng: Ghi “Thời hạn sử dụng đất đến ngày …/…/…” với ngày tháng năm hết hạn sử dụng đất.
  4. Sử dụng đất ổn định lâu dài: Ghi “Lâu dài” để chỉ thời hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài.

  5. Thửa đất ở có vườn, ao và diện tích đất ở và diện tích khác có thời hạn sử dụng khác nhau: Ghi thời hạn sử dụng đất theo từng mục đích sử dụng đất:

    • “Đất ở: Lâu dài”
    • “Đất… (tên mục đích sử dụng) đến ngày …/…/…” (ngày hết hạn sử dụng)
  • Nguồn gốc sử dụng đất: Thông tin nguồn gốc của đất được điền theo quy định của Luật Đất Đai 2013. Cụ thể nguồn gốc sử dụng đất sẽ điền theo trường hợp sau:
  • Giao đất từ Nhà nước không thu tiền sử dụng đất: Ghi “Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất”.

  • Giao đất từ Nhà nước có thu tiền sử dụng đất (bao gồm đấu giá, mua căn hộ, miễn giảm nghĩa vụ tài chính): Ghi “Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất”.

  • Cho thuê đất trả tiền một lần cho toàn thời gian thuê: Ghi “Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần”.

  • Cho thuê đất trả tiền hàng năm: Ghi “Nhà nước cho thuê đất trả tiền hàng năm”.

  • Công nhận quyền sử dụng đất và nộp tiền sử dụng đất: Ghi “Công nhận QSDĐ như giao đất có thu tiền sử dụng đất”.

  • Công nhận quyền sử dụng đất không nộp tiền sử dụng đất: Ghi “Công nhận QSDĐ như giao đất không thu tiền sử dụng đất”.

  • Thửa đất có thay đổi nguồn gốc sử dụng đất khi cấp mới hoặc cấp lại Giấy chứng nhận: Dựa trên nguồn gốc sử dụng đất đã ghi trên Giấy chứng nhận ban đầu và thể hiện theo quy định.

  • Chuyển quyền sử dụng đất và ghi nguồn gốc sử dụng đất: Ghi lần lượt hình thức chuyển và nguồn gốc sử dụng đất tương ứng.

  • Chuyển mục đích sử dụng đất và ghi nguồn gốc sử dụng đất: Ghi theo quy định với từng tình huống chuyển mục đích.

  • Thuê đất từ doanh nghiệp đầu tư hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế: Ghi theo hình thức thuê và nguồn gốc sử dụng đất.

  • Thửa đất gồm nhiều phần diện tích và nguồn gốc sử dụng đất khác nhau: Ghi từng loại nguồn gốc và diện tích tương ứng.

  • Miễn, giảm nghĩa vụ tài chính theo quy định pháp luật: Ghi miễn, giảm vào Giấy chứng nhận theo quy định.

Xem thêm: Trích lục bản đồ địa chính: Trình tự, thủ tục và giấy tờ

III. Tài sản gắn liền với thửa đất

Theo quy định của pháp luật về đất đai, những tài sản gắn liền với đất sẽ thuộc chủ sở hữu khu đất đó. Bao gồm những tài sản được quy định dưới đây:

Tài sản gắn liền với thửa đất
Tài sản gắn liền với thửa đất
  • Nhà ở và các công trình xây dựng: Những công trình xây dựng trên mảnh đất, chẳng hạn như nhà ở, nhà máy, cửa hàng, doanh nghiệp, nhà kho, cơ sở trưng bày sản phẩm, nhà máy, xưởng sản xuất, xưởng chế tác mỹ nghệ, chuồng nuôi gia súc gia cầm, nhà vệ sinh, tường bao… đều thuộc quyền sở hữu của người sở hữu đất.
  • Các kết cấu và công trình trên đất: Các công trình xây dựng trên mặt đất như nhà, xưởng, chuồng nuôi, nhà vệ sinh, tường bao, và các công trình hạ tầng khác.
  • Các khu vực thực hiện hoạt động sản xuất: Các khu vực như ao, hồ, giếng nước, cảnh quan, khu vực trồng cây cối…
  • Các diện tích rừng, đồi, cây cối: Những diện tích đất có cây cối, rừng, đồi đất cũng được coi là tài sản gắn liền với đất và thuộc quyền sở hữu của người sở hữu đất.

IV. Điều kiện để thực hiện tách thửa đất

Việc thực hiện tách thửa đất cần phải tiến hành dựa trên các điều kiện được quy định rõ ràng như sau:

  • Thửa đất cần tách thửa phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Diện tích tách thửa tối thiểu và hạn mức tối đa: Việc tách thửa đất phải tuân thủ các quy định về diện tích tối thiểu và hạn mức tối đa cho một thửa đất do cơ quan chức năng quy định.
  • Người chủ sở hữu đất cần thỏa mãn các điều kiện:
    • Cần có hộ khẩu thường trú tại địa phương liên quan.
    • Có những căn cứ, giấy tờ đảm bảo thửa đất hoạt động ổn định từ trước đến nay, đảm bảo rằng việc tách thửa đất không làm ảnh hưởng đến quyền sở hữu và sử dụng của người khác.
    • Đảm bảo không có tranh chấp về quyền sử dụng đất đai liên quan đến thửa đất cần tách.
Điều kiện để thực hiện tách thửa đất
Điều kiện để thực hiện tách thửa đất

Những điều kiện này đảm bảo rằng việc tách thửa đất được thực hiện một cách hợp pháp, có tính minh bạch và bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan.

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết tách thửa đất trồng cây lâu năm 2023

V. Những hành vi bị nghiêm cấm tuyệt đối

Những hành vi bị nghiêm cấm trong việc quản lý và sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật. Cùng Mua Bán tham khảo một số hành vi bị nghiêm cấm dưới đây:

  • Các hành động như việc xâm phạm, chiếm dụng, làm hủy hoại diện tích đất đai của người khác mà không có quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp.
  • Có những hành vi không tuân thủ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố hoặc thực hiện sử dụng đất không đúng với mục đích đã được phê duyệt.
  • Không sử dụng đất hoặc sử dụng đất cho mục đích khác với mục đích đã được quy định trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Vi phạm các quy định của pháp luật khi thực hiện quyền sử dụng đất, bao gồm việc sử dụng đất không đúng quy định hoặc không tuân thủ các nghĩa vụ tài chính liên quan.
  • Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt quá hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của luật.
  • Sử dụng đất hoặc tiến hành giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất mà không thực hiện đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước trong việc sử dụng đất.
  • Sử dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm quy định về quản lý đất đai, bao gồm việc lợi dụng vị trí để thuận lợi cho bản thân hoặc người thân.
  • Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin không chính xác về đất đai theo quy định của pháp luật.
  • Gây trở ngại hoặc khó khăn cho việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Những hành vi trên thường được nghiêm cấm để bảo vệ quyền và lợi ích của các bên liên quan và duy trì trật tự trong việc sử dụng và quản lý đất đai.

Những hành vi bị nghiêm cấm tuyệt đối
Những hành vi bị nghiêm cấm tuyệt đối

VI. Quyền chung của chủ sở hữu thửa đất

Quyền chung của chủ sở hữu thửa đất sẽ đảm bảo rằng người sử dụng đất có được sự bảo vệ và đảm bảo quyền lợi trong việc sử dụng và quản lý đất đai. Những quyền đó bao gồm:

  • Có quyền được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để thể hiện quyền sử dụng đất đúng theo mục đích đã được phê duyệt. Theo đó, họ được coi là chủ sở hữu của nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất.
  • Có quyền hưởng các kết quả và lợi ích từ công việc lao động và đầu tư của mình trên đất.
  • Được hưởng lợi ích từ công trình công cộng, được hướng dẫn và hỗ trợ từ phía Nhà nước trong việc bảo vệ và cải tạo đất nông nghiệp, làm tăng giá trị sử dụng đất.
  • Được Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp về đất đai khỏi các hành vi xâm phạm của người khác.
  • Trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất đối với mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế, xây dựng công trình quan trọng, người chủ thửa đất có quyền được bồi thường theo quy định của pháp luật.
  • Người sử dụng đất có quyền khiếu nại, tố cáo và khởi kiện đối với những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của họ và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.
Quyền chung của chủ sở hữu thửa đất
Quyền chung của chủ sở hữu thửa đất

VII. Hướng dẫn tra cứu thông tin thửa đất chi tiết

Việc tra cứu thông tin thửa đất là một trong những bước quan trọng để các nhà đầu tư bất động sản đưa ra được những phương án giao dịch hợp lý. Do đó, Mua Bán sẽ hướng dẫn cho bạn những cách tra cứu thông tin thửa đất chi tiết nhất:

Hướng dẫn tra cứu thông tin thửa đất chi tiết
Hướng dẫn tra cứu thông tin thửa đất chi tiết

1. Tại cơ quan có thẩm quyền

Người dân có thể tiến hành tra cứu thông tin về thửa đất tại cơ quan có thẩm quyền. Tại các cơ quan gồm các Phòng Đăng Ký Đất Đai và Trung Tâm Sở Tài Nguyên và Môi Trường. Dựa trên Thông tư 34/2014/TT-BTNMT bạn cần phải thực hiện thủ tục tra cứu theo từng bước sau:

  • Điền phiếu yêu cầu hoặc gửi văn bản yêu cầu: Người dân cần điền phiếu yêu cầu tra cứu thông tin tại cơ quan có thẩm quyền hoặc gửi văn bản yêu cầu cung cấp thông tin liên quan đến thửa đất mà họ quan tâm.
  • Tiếp nhận yêu cầu: Quầy tiếp nhận tại cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận yêu cầu tra cứu từ người dân.
  • Xử lý yêu cầu và thông báo chi phí: Cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý yêu cầu từ người dân và thông báo các khoản chi phí cần nộp cho việc tra cứu thông tin.
  • Nhận kết quả tra cứu: Người dân sẽ nhận được kết quả tra cứu thông tin về thửa đất (thường vào ngày làm việc tiếp theo sau khi yêu cầu được xử lý).
  • Thực hiện nghĩa vụ tài chính: Người dân sẽ thực hiện đóng tài chính cho cơ quan bằng cách nộp các khoản chi phí đã thông báo bởi cơ quan có thẩm quyền.

2. Online

Việc tra cứu tại cơ quan sẽ có những hạn chế nhất định về địa điểm và thời gian, do đó nhằm hỗ trợ quy trình tra cứu thửa đất của người dân trở nên thuận tiện hơn. Chủ thửa đẩt có thể việc hiện tra cứu thông tin online thông qua trang web chính thức của từng tỉnh thành. Dưới đây là hướng dẫn tra cứu thửa đất online tại Hà Nội và TP.HCM:

  • Tại Thủ Đô Hà Nội

Bước 1: Truy cập vào đường đãn tại: https://quyhoach.hanoi.vn

Bước 2: Tiến hành chọn loại quy hoạch hình thửa đất quy hoạch phù hợp ở phần “Các lớp bản đồ” (nằm phía bên góc phải màn hình)

Bước 3: Tiến hành xem vị trí bằng cách nhập thông tin tọa độ thửa đất.

Bước 4: Sau đó, bật tính năng so sánh để có thể xem tình trạng thửa đất đang quy hoạch so với thực tế.

Bên cạnh đó, bạn có thể truy cập vào http://qhkhsdd.hanoi.gov.vn/ để tiến hành tra cứu thông tin thửa đất.

Tra cứu số thử đất Thành phố Hà Nội
Tra cứu số thử đất Thành phố Hà Nội
  • Tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Bước 1: Người dùng truy cập vào đường link sau: https://thongtinquyhoach.hochiminhcity.gov.vn/

Bước 2: Chọn biểu tượng “kính lúp” nằm góc trái màn hình để tiến hành tra cứu.

Bước 3: Chọn mục “Số thửa đất” điền các thông tin địa chỉ của thửa đất bao gồm quận, huyện, xã, phường, số thửa đất.

Bước 4: Nhấn vào ô “Tìm kiếm” sau đó sẽ hiện ra kết quả thông tin thửa đất.

Tra cứu số thửa đất Thành phố Hồ Chí Minh online
Tra cứu số thửa đất Thành phố Hồ Chí Minh online

VIII. Những câu hỏi phổ biến liên quan đến thửa đất

1. Số thửa đất là gì?

Dựa trên điều 3 khoản 2 của thông tư 25/2014/TT -BTNMT đã quy định rằng số thửa đất là số thứ tự của thửa đất được đăng ký. Số thửa đất là số được xác định dành riêng cho mỗi thửa đất nên không có sự trùng lặp về số thứ tự giữa các thửa đất với nhau.

2. Hợp thửa đất là gì?

Hợp thửa đất là trường hợp gộp chung các quyền sử dụng đất của nhiều chủ sở hữu trên 2 hoặc nhiều thửa đất liền kế nhau thành 1 thửa đất do 1 chủ sở hữu đứng tên và xác định thành “quyền sử dụng chung” trên thửa đất đó được đăng ký theo quy định của pháp luật.

3. Ranh giới thừa đất là gì?

Ranh giới của một thửa đất là một dãy đường gấp khúc được tạo thành bằng cách nối các cạnh của thửa đất lại với nhau, đóng kín phần diện tích thuộc về thửa đất đó. Thực tế, đây là một khái niệm vô cùng phổ biến và quen thuộc trong việc quản lý và sử dụng đất đai ở Việt Nam. Nó là cơ sở quan trọng để xác định ranh giới và diện tích sử dụng đất của người sử dụng đất

4. Tách thừa đất là gì?

Tách thửa đất là quy trình chuyển quyền sử dụng đất từ chủ sở hữu ghi tên trong sổ đỏ sang một hoặc nhiều người khác. Theo quy định hiện hành, việc tách thửa hoặc phân chia đất đai là quá trình chuyển quyền sở hữu đất từ người sở hữu ghi tên ban đầu sang một hoặc nhiều chủ mới khác nhau.

5. Trích lục thừa đất là gì?

Trích lục thửa đất hoặc trích lục bản đồ địa chính là quá trình sao chép lại các thông tin về một thửa đất, bao gồm kích thước, hình dáng, vị trí, và các chi tiết khác. Những thông tin này có vai trò quan trọng trong việc cơ quan Nhà nước quản lý đất đai một cách hiệu quả hơn và hỗ trợ trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến đất đai.

Đó là toàn bộ thông tin về khái niệm về thửa đất và cách tra cứu thông tin thửa đất. Mua Bán hy vọng rằng thông qua bài viết trên sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc thửa đất là gì. Đừng quên truy cập thường xuyên vào Muaban.net để cập nhật những tin tức tuyển dụng việc làm hoặc những chủ đề thú vị khác.

Xem thêm:

Hoàng Ngọc
Mình là Hoàng Ngọc - Content SEO Specialist với hơn 2 năm kinh nghiệm sáng tạo nội dung trong lĩnh vực phong thủy, xem ngày tốt, học tập. Mình hy vọng với thông tin mà mình cung cấp sẽ mang lại giá trị hữu ích cho bạn.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ