Wednesday, December 18, 2024
spot_img
HomeNhà đấtHướng dẫn chi tiết thủ tục làm giấy ủy quyền chuẩn xác...

Hướng dẫn chi tiết thủ tục làm giấy ủy quyền chuẩn xác nhất năm 2023

Việc ủy quyền cho người khác khi cần thực hiện một số hành động, giao dịch,… đang trở nên vô cùng cần thiết trong các trường hợp bất tiện. Tuy nhiên, để đảm bảo tính chính xác và pháp lý trong việc ủy quyền, việc làm giấy ủy quyền là một thủ tục không thể thiếu. Hãy cùng Mua Bán tìm hiểu thủ tục làm giấy ủy quyền cùng những thay đổi mới nhất trong bài viết bên dưới đây.

thủ tục làm giấy ủy quyền
Thủ tục làm giấy ủy quyền chi tiết, hợp pháp hóa quy định pháp luật

I. Giấy ủy quyền là gì?

Hiện tại, chưa có tài liệu chính thức nào ghi chép về khái niệm của giấy ủy quyền, chỉ có đề cập đến nó trong các văn bản luật chuyên ngành. Giấy ủy quyền là một loại giấy được sử dụng để xác nhận việc một người (người ủy quyền) đã chọn một người khác hoặc một tổ chức khác (người được ủy quyền) để đại diện và thực hiện một hoặc một số công việc cụ thể trong phạm vi được ủy quyền.

giấy ủy quyền là gì
Giấy ủy quyền là gì? thủ tục làm giấy ủy quyền như thế nào?

Theo Điều 107 Luật Sở hữu Trí tuệ, việc thực hiện giấy ủy quyền được quy định như sau:

1. Việc uỷ quyền tiến hành các thủ tục liên quan đến việc xác lập, duy trì, gia hạn, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ phải được lập thành giấy uỷ quyền.

2. Giấy uỷ quyền phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ đầy đủ của bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền;

b) Phạm vi uỷ quyền;

c) Thời hạn uỷ quyền;

d) Ngày lập giấy uỷ quyền;

đ) Chữ ký, con dấu (nếu có) của bên uỷ quyền.

3. Giấy uỷ quyền không có thời hạn uỷ quyền được coi là có hiệu lực vô thời hạn và chỉ chấm dứt hiệu lực khi bên uỷ quyền tuyên bố chấm dứt uỷ quyền.

giấy ủy quyền là gì
Giấy ủy quyền mang ý nghĩa trao quyền cho người được ủy quyền làm thay một số công việc

Lưu ý: Việc ủy quyền cần được lập thành văn bản và được xác nhận bởi cơ quan thẩm quyền. Nếu người được ủy quyền là người thân như ông bà, cha mẹ, vợ chồng, anh chị em ruột, con cái,… của người ủy quyền, thì giấy ủy quyền không cần phải xin chứng thực.

II. Điều kiện của giấy ủy quyền hợp pháp là gì?

Mặc dù là hành vi pháp lý đơn phương nhưng về bản chất, giấy uỷ quyền vẫn là giao dịch dân sự. Do đó, khi làm thủ tục làm giấy ủy quyền cần đáp ứng các điều kiện sau:

1. Yêu cầu về mặt nội dung

  • Giấy ủy quyền cần đảm bảo tính công bằng trong nội dung.
  • Nội dung của giấy ủy quyền phải tôn trọng quyền tự do và tự nguyện trong việc cam kết và thỏa thuận.
  • Nội dung của giấy ủy quyền không được vi phạm lợi ích quốc gia hoặc xâm phạm vào lợi ích chung và lợi ích hợp pháp của người khác.
  • Nội dung phải tuân theo luật pháp và đạo đức xã hội.
  • Giấy ủy quyền cần đảm bảo nêu rõ các cam kết về trách nhiệm và sẵn sàng chịu trách nhiệm nếu không thực hiện nghĩa vụ ủy quyền đúng cách hoặc không thực hiện đúng như thỏa thuận.
điều kiện làm giấy ủy quyền
Quy trình, thủ tục làm giấy ủy quyền có một số yêu cầu theo quy định pháp luật

2. Yêu cầu về mặt hình thức

  • Giấy ủy quyền phải tuân theo các quy tắc pháp luật về hình thức.
  • Nếu luật không quy định hình thức, thì các bên phải thỏa thuận và đồng ý về hình thức của giấy ủy quyền.

Tham khảo thêm: Mẫu Giấy Uỷ Quyền Công Ty Chính Xác Nhất 2020

III. Một số trường hợp không được phép ủy quyền

Uỷ quyền có nghĩa là các bên đồng ý cho một bên thực hiện một số công việc thay mặt trong phạm vi được ủy quyền. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng được phép làm thủ tục làm giấy ủy quyền. Có một số tình huống mà theo luật sẽ không được phép uỷ quyền cho người khác thực hiện công việc thay mình, bao gồm:

  • Khi đăng ký kết hôn: Khi muốn kết hôn, cả hai bên phải có mặt để cùng ký tên vào giấy đăng ký kết hôn và sổ hộ tịch, theo quy định tại khoản 1 của Điều 18 Luật Hộ tịch.
  • Khi ly hôn: Theo khoản 4 của Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, khi cả hai người quyết định ly hôn thì không được uỷ quyền cho người khác đứng ra thay mặt tham gia ly hôn. Tuy nhiên, theo quy định vẫn có thể uỷ quyền cho người khác nộp hồ sơ, nộp tạm ứng án phí,…
Trường hợp không được ủy quyền
Có một số trường hợp như đăng ký kết hôn, ly hôn,… mang tính chất nghiêm trọng không được ủy quyền
  • Khi gửi tiết kiệm tại ngân hàng: Theo quy định tại khoản 1 của Điều 12 Thông tư 48/2018/TT-NHNN, để gửi tiết kiệm tại ngân hàng, người có nhu cầu phải đến trực tiếp quầy giao dịch, trừ trường hợp gửi tiết kiệm trực tuyến.
  • Khi công chứng di chúc: Theo quy định tại khoản 1 của Điều 56 Luật Công chứng, người lập di chúc phải tự yêu cầu công chứng di chúc mà không được uỷ quyền cho người khác.
  • Khi yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2: Theo khoản 2 của Điều 46 Luật Lý lịch tư pháp 2009, người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 không được uỷ quyền cho người khác.

IV. Thời hạn của giấy ủy quyền là bao lâu?

Thời hạn của giấy ủy quyền
Thời hạn của giấy ủy quyền thường là 1 năm

Thời hạn ủy quyền có thể do các bên tự thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Nếu không có thỏa thuận thì hợp đồng ủy quyền sẽ có hiệu lực trong vòng 01 năm, bắt đầu từ ngày ngày cơ quan thẩm quyền phê duyệt các thủ tục làm giấy ủy quyền (theo quy định tại Điều 563 Bộ luật dân sự năm 2015).

V. Hướng dẫn thủ tục làm giấy ủy quyền chuẩn xác nhất

Thủ tục làm giấy ủy quyền hiện nay vô cùng đơn giản, người ủy quyền chỉ cần làm theo hướng dẫn bên dưới!

1. Chuẩn bị giấy tờ

Thủ tục làm giấy ủy quyền yêu cầu các giấy tờ cơ bản như sau:

Bên ủy quyền:

  • Chứng minh nhân dân /căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người ủy quyền (nếu có) và hộ khẩu (đặc biệt khi ủy quyền về tài sản chung thì cần cả giấy tờ của cả vợ và chồng).
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân (trường hợp ủy quyền về tài sản chung như nhà, đất).
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản (như nhà cửa, đất đai, ô tô, xe máy…) hoặc các giấy tờ, tài liệu khác liên quan đến quyền sở hữu và ủy quyền như giấy mời, giấy triệu tập, giấy đăng ký kinh doanh,…
Thủ tục làm giấy ủy quyền
Thủ tục làm giấy ủy quyền – Chuẩn bị giấy tờ

Bên nhận ủy quyền:

  • Chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người nhận ủy quyền.
  • Hộ khẩu của người nhận ủy quyền.

2. Nộp hồ sơ cho nhân viên tiếp nhận

Bước tiếp theo trong thủ tục làm giấy ủy quyền chính là nộp hồ sơ. Khi người yêu cầu ủy quyền đến cơ quan thẩm quyền nộp hồ sơ thì nên lưu ý nộp đầy đủ các tài liệu, giấy tờ cần thiết cho việc ủy quyền. Sau đó, nhân viên sẽ tiếp nhận và kiểm tra tính chính xác và đầy đủ của các loại giấy tờ này. Nếu thiếu thông tin, nhân viên tiếp nhận sẽ hướng dẫn bổ sung.

Tham khảo thêm: Mẫu giấy ủy quyền cập nhật chuẩn xác nhất 2023

3. Công chứng giấy ủy quyền

Thủ tục làm giấy ủy quyền
Công chứng giấy ủy quyền theo quy định pháp luật

Theo thủ tục làm giấy ủy quyền, với các trường hợp không cần công chứng thì có thể bỏ qua bước này và thực hiện lập giấy ủy quyền bằng cách ký tên và đóng dấu từ các bên.

Sau khi chuẩn bị sẵn sàng các giấy tờ như đã nêu, người ủy quyền cần liên hệ với phòng công chứng hoặc Ủy ban nhân dân để làm việc về công chứng hoặc chứng thực giấy ủy quyền/hợp đồng ủy quyền.

4. Nộp phí công chứng theo quy định, nhận giấy ủy quyền đã công chứng

Người yêu cầu công chứng cần tiến hành nộp phí công chứng theo các quy định pháp luật hiện hành. Sau khi hoàn tất việc nộp phí, người nộp phí sẽ được nhận lại giấy ủy quyền đã được công chứng, kèm theo một biên lai chứng minh rằng đã thanh toán phí công chứng.

Thủ tục làm giấy ủy quyền
Nộp phí công chứng

VI. Mẫu giấy ủy quyền cập nhật 2023

Để có thể hoàn tất thủ tục làm giấy ủy quyền một cách nhanh chóng và chính xác, người yêu cầu cần nắm rõ các mẫu giấy ủy quyền sau:

1. Mẫu giấy ủy quyền nhận bằng tốt nghiệp: Tải tại đây

2. Mẫu giấy ủy quyền viết tay: Tải tại đây

3. Mẫu giấy ủy quyền công ty cho cá nhân: Tải tại đây

4. Mẫu giấy ủy quyền cho người thân: Tải tại đây

5. Mẫu giấy ủy quyền nhận tiền: Tải tại đây

6. Mẫu giấy ủy quyền cá nhân cho cá nhân: Tải tại đây

7. Mẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc: Tải tại đây

8. Mẫu giấy ủy quyền đất đai: Tải tại đây

9. Mẫu giấy ủy quyền có xác nhận của địa phương: Tải tại đây

VII. Giải đáp một số thắc mắc về ủy quyền

Sau khi đã hiểu về bản chất của ủy quyền, thủ tục làm giấy ủy quyền, chúng ta sẽ cùng giải đáp một số câu hỏi phổ biến về uỷ quyền mà nhiều người quan tâm. Dưới đây là những câu hỏi phổ biến:

1. Có thể thực hiện ủy quyền cho nhiều người không?

Câu trả lời là có thể. Vì theo các quy định pháp luật khác cũng không cấm việc một người uỷ quyền cho nhiều người trong cùng một văn bản uỷ quyền. Vì vậy, người yêu cầu ủy quyền hoàn toàn có thể uỷ quyền cho nhiều người trong cùng một giấy uỷ quyền để họ cùng thực hiện một nhiệm vụ trong phạm vi được uỷ quyền.

Ủy quyền cho nhiều người được không
Có thể ủy quyền theo nhiều người, nhưng phải đảm bảo quy định

2. Khi nào việc ủy quyền sẽ hết hiệu lực?

Uỷ quyền thường sẽ kết thúc hiệu lực theo sự thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật. Thông thường, khi nhiệm vụ ủy quyền đã hoàn thành, các bên sẽ đồng ý chấm dứt uỷ quyền.

Hiệu lực của giấy ủy quyền
Hết liệu lực khi hoàn thành việc ủy quyền theo thỏa thuận

Nếu không có các thỏa thuận trước đó và pháp luật không quy định cụ thể thì uỷ quyền thường sẽ hết hiệu lực trong vòng 01 năm kể từ ngày bắt đầu xác nhận uỷ quyền theo đúng thủ tục làm giấy ủy quyền.

3. Mẫu giấy ủy quyền có được viết tay?

Hiện tại, không có quy định nào yêu cầu giấy uỷ quyền phải được gõ máy. Điều này có nghĩa là các bên có thể hoàn toàn viết tay khi thực hiện thủ tục làm giấy ủy quyền.

Mẫu giấy ủy quyền có được viết tay không
Giấy ủy quyền có thể viết tay, được pháp luật phê duyệt

Ngoài ra, theo Luật Công chứng, không phải mọi trường hợp uỷ quyền đều phải được công chứng. Do đó, người uỷ quyền hoặc người được uỷ quyền có quyền tự quyết định có đi công chứng cho việc uỷ quyền hay không.

4. Thực hiện ủy quyền lại có được không?

Luật Dân sự năm 2015 đã quy định cụ thể về việc uỷ quyền lại ở Điều 564. Theo quy định này, người được ủy quyền vẫn có thể uỷ quyền lại cho người khác trong những trường hợp sau:

  • Người được uỷ quyền lại đã đồng ý thỏa thuận.
  • Trong trường hợp xảy ra sự việc bất khả kháng và việc uỷ quyền lại có lợi hơn cho người ủy quyền, và nếu không uỷ quyền lại thì mục đích thực hiện giao dịch dân sự ban đầu sẽ không thể thực hiện được.
Ủy quyền lại được không
Có thể ủy quyền lại để đảm bảo quyền lợi

Tuy nhiên, thủ tục làm giấy ủy quyền lại sẽ không được phép vượt quá phạm vi uỷ quyền ban đầu và hình thức hợp đồng uỷ quyền lại cũng phải phù hợp với hình thức uỷ quyền ban đầu.

5. Làm giấy ủy quyền online được không?

Câu trả lời là được, người ủy quyền có thể thực hiện thủ tục làm giấy ủy quyền online thông qua các dịch vụ trực tuyến phù hợp. Tuy nhiên, hãy đảm bảo tuân theo quy định pháp luật và bảo mật thông tin.

Sử dụng các nền tảng có chứng chỉ bảo mật và chữ ký số để đảm bảo tính xác thực của tài liệu. Trước khi bắt đầu, hãy tìm hiểu rõ các quy định và tuân thủ hướng dẫn để thực hiện việc làm giấy ủy quyền trực tuyến một cách hợp pháp và an toàn.

làm giấy ủy quyền online được không
Có thể làm giấy ủy quyền online để tiết kiệm thời gian

Lời kết

Bài viết trên của Mua Bán đã chia sẻ đến quý bạn đọc thông tin và hướng dẫn thủ tục làm giấy ủy quyền đơn giản, chuẩn xác nhất. Hy vọng nội dung này sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình thực hiện ủy quyền của mình. Đừng quên theo dõi những tin tức mới nhất, cập nhật nhanh nhất tại Muaban.net về những lĩnh vực khác như bất động sản, dịch vụ, ô tô,…

Xem thêm: 

Miễn trừ trách nhiệm: Thông tin cung cấp chỉ mang tính chất tổng hợp. Muaban.net nỗ lực để nội dung truyền tải trong bài cung cấp thông tin đáng tin cậy tại thời điểm đăng tải. Tuy nhiên, không nên dựa vào nội dung trong bài để ra quyết định liên quan đến tài chính, đầu tư, sức khỏe. Thông tin trên không thể thay thế lời khuyên của chuyên gia trong lĩnh vực. Do đó, Muaban.net không chịu bất kỳ trách nhiệm nào nếu bạn sử dụng những thông tin trên để đưa ra quyết định.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ