Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là tài liệu vô cùng quan trọng liên quan đến bất động sản, đóng vai trò là bằng chứng pháp lý xác nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đất của cá nhân hoặc tổ chức. Vậy thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc về cơ quan nào? Hãy cùng Muaban.net tìm hiểu qua bài viết dưới đấy nhé!
1. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc về cơ quan nào?
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được chia thành hai trường hợp dưới đây.
1.1. Trường hợp cấp mới Giấy chứng nhận
Điều 105 Luật Đất đai năm 2013 quy định về quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:
Theo luật, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản khác gắn liền với đất cho:
- Các cơ sở, tổ chức tôn giáo.
- Công dân Việt Nam đang định cư ở nước ngoài, các doanh nghiệp có vốn đầu tư ngoài để thực hiện dự án đầu tư.
- Tổ chức nước ngoài tại Việt Nam có chức năng ngoại giao.
Ngoài ra, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan “Tài nguyên và Môi trường” cùng cấp sẽ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất.
Theo luật, Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản khác gắn liền với đất cho:
- Các hộ gia đình, cá nhân.
- Cộng đồng dân cư.
- Công dân Việt Nam đang làm việc và định cư tại nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Ngoài tìm hiểu thông tin của các loại giấy tờ, bạn còn có thể tham khảo thêm những tin đăng về nhà đất tại Muaban.net |
1.2. Trường hợp cấp lại, cấp đổi giấy Giấy chứng nhận
Các trường hợp được cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản khác gắn liền với đất thì sẽ do sở “Tài nguyên và Môi trường” thực hiện theo quy định của Chính phủ, cụ thể:
- Đối với các địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận, chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, trong các trường hợp sau đây:
- Người đang sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản khác gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà, các tài sản khác gắn liền với đất.
- Cấp lại, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.
- Đối với các địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì việc cấp Giấy chứng nhận sẽ được thực hiện như sau:
- Sở Tài nguyên và Môi trường có quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất cho: Các cơ sở, tổ chức tôn giáo, công dân Việt Nam đang định cư ở nước ngoài, các doanh nghiệp có vốn đầu tư ngoài để thực hiện dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam có chức năng ngoại giao.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản khác gắn liền với đất cho: Các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt làm việc và định cư tại nước ngoài được sở hữu nhà gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
- Đối với các địa phương đã thành lập được Văn phòng đăng ký đất đai, việc chứng nhận quyền sử hữu nhà, tài sản khác gắn liền với đất vào Giấy chứng nhận đã cấp do Văn phòng hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ căn cứ vào điều kiện cụ thể tại địa phương về cấu trúc bộ máy tổ chức, cơ sở vật chất của Văn phòng đăng ký đất để quy định việc cho phép Sở Tài nguyên và Môi trường được ủy quyền cho Văn phòng đăng ký đất đai được phép cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà, tài sản khác gắn liền với đất.
Xem thêm: Tìm hiểu thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng và sở hữu đất đai, nhà ở
2. Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:
a) Đối với tổ chức:
Tại Điều 102 Luật đất đai năm 2013 quy định, để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì các tổ chức phải đáp ứng được những điều kiện sau đây:
- Đối với các tổ chức mà đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà, cùng các tài sản khác gắn liền với mảnh đất đó, thì việc sử dụng diện tích đất phải tuân thủ đúng theo mục đích mà mảnh đất đã được cấp cho.
- Đối với phần diện tích mà các tổ chức đang sử dụng đất nhưng chưa được cấp Giấy phép chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở, các tài sản khác gắn liền với đất sẽ được giải quyết như sau:
- Trong trường hợp này nhà nước sẽ thu hồi phần diện tích đất không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích, cho thuê trái phép, cho mượn đất, diện tích bị lấn, bị chiếm.
- Các tổ chức phải bàn giao lại phần đất đã sử dụng làm nhà ở cho Ủy ban nhân dân cấp huyện để quản lý.
- Trong trường hợp phần đất người dân đang ở phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì người sử dụng đất ở sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà, tài sản khác gắn liền với đất.
- Trường hợp là doanh nghiệp nhà nước sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, làm muối đã được Nhà nước giao đất mà doanh nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng một phần diện tích làm đất ở trước ngày 01/07/2004 thì phải lập phương án bố trí lại diện tích đất ở thành khu dân cư và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất phê duyệt trước khi bàn giao cho địa phương quản lý.
Như vậy, nếu muốn được cấp lại giấy chứng nhận thì các tổ chức đang sử dụng đất phải sử dụng diện tích đó đúng mục đích sử dụng.
b) Đối với cộng đồng dân cư:
Theo khoản 4 tại Điều 102 Luật đất đai năm 2013 quy định:
Đối với các cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở, các tài sản khác gắn liền với đất khi đủ các điều kiện dưới đây:
- Là đất được Nhà nước cho phép hoạt động.
- Là đất không có tranh chấp.
- Không phải là đất nhận chuyển nhượng hay nhận tặng cho sau ngày 01/07/2004.
Xem thêm: Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gồm các bước nào?
3. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Theo khoản 1 Điều 0 Thông tư số 24/20224/TT-BTNMT thì hồ sơ nộp khi thực hiện các thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà, tài sản khác gắn liền với đất bao gồm các giấy tờ như sau:
- Đơn cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà, tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04a/ĐK.
- Một trong các loại giấy tờ được quy định tại Điều 18 của Nghị định 43/2014/NĐ – CP và Điều 100 của Luật Đất đai đối với các trường hợp đăng ký về quyền sử dụng đất.
- Một trong các loại giấy tờ được quy định tại các Điều 31, 32, 33, 34 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP đối với các trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
- Trường hợp đã được đăng ký quyền sở hữu nhà ở, các công trình xây dựng thì buộc phải có sơ đồ nhà ở, các công trình (Trừ các trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà, các công trình đã có hồ sơ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã được xây dựng).
- Báo cáo các kết quả đã rà soát hiện trạng đang sử dụng đất đối với các trường hợp là các tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất trước ngày 1 tháng 7 năm 2004 theo Mẫu số 08a/ĐK và 08b/ ĐK.
- Các chứng từ có liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính, các loại giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).
- Trường hợp đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với các thửa đất liền kề phải có hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án nhân dân về việc xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề, kèm theo đó là sơ đồ thể hiện vị trí và kích thước phần diện tích của thửa đất mà người sử dụng phần đất liền kề đó được quyền sử dụng hạn chế.
Như vậy, Muaban.net đã giải đáp chi tiết cho bạn về “Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc cơ quan nào?” cũng như điều kiện và hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hãy thường xuyên truy cập vào Muaban.net để biết thêm những thông tin bổ ích về nhà đất, việc làm, học tập,… được cập nhật mỗi ngày.
Xem thêm:
- Tất tần tật về tranh chấp quyền sử dụng đất có thể bạn chưa biết
- Các hình thức sử dụng đất mà bạn nên biết