Remarketing là một trong các chiến lược tiếp thị phổ biến ngày nay, giúp các doanh nghiệp tái khẳng định thương hiệu và tăng tương tác với khách hàng tiềm năng. Vậy Remarketing là gì và nó khác gì sao với Retargeting? Làm thế nào để sử dụng chiến lược này hiệu quả? Cùng Muaban.net tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây.
1. Remarketing là gì?
Remarketing hay còn gọi là tiếp thị lại. Đây là một phương pháp sử dụng các nền tảng truyền thông như Website, mạng xã hội, Email,… để cung cấp nội dung nhằm gợi ý và nhắc nhở khách hàng về các thao tác quan trọng mà họ có thể đã bỏ sót hoặc quên, như hủy đơn hàng hoặc thanh toán chưa hoàn tất.
Bên cạnh đó, Remarketing còn được áp dụng để thúc đẩy doanh thu bằng cách thực hiện chiến lược gia tăng bán hàng (up-sell) hay bán chéo sản phẩm (cross-sell) để khách hàng tiềm năng tiến hành mua sắm nhiều hơn.
Hơn nữa, chiến lược này còn được dùng để tiếp thị và chăm sóc khách hàng ở từng giai đoạn, thời điểm khác nhau, dựa trên hành vi của từng khách hàng cụ thể, nhằm tạo ra trải nghiệm cá nhân hóa phù hợp nhất cho từng cá nhân.
Ví dụ đơn giản về Remarketing:
Bạn truy cập website nhà hàng để đặt bàn nhưng thoát trang trước khi hoàn tất. Sau đó, bạn bắt đầu thấy quảng cáo và thông tin về nhà hàng đó xuất hiện trên các trang web hoặc mạng xã hội. Những quảng cáo này có thể chứa thông tin về các món ăn hấp dẫn, đánh giá từ khách hàng hoặc chương trình khuyến mãi đặc biệt. Thậm chí, bạn còn nhận được Email từ nhà hàng nhắc nhở về việc hoàn tất đặt bàn và tặng mã giảm giá cho lần đặt tiếp theo.
Các hành động trên chính là Remarketing. Nhờ việc sử dụng Remarketing, nhà hàng đã giữ được sự quan tâm của bạn và thúc đẩy bạn quay lại hoàn tất việc đặt bàn. Công cụ này giúp nhà hàng tiếp cận lại khách hàng tiềm năng, tạo sự tương tác liên tục và tăng cơ hội chốt giao dịch.
Tham khảo: Social Media Marketing là gì? Chiến lược tiếp thị mạng xã hội hiệu quả
2. Lý do doanh nghiệp nên sử dụng Remarketing
Remarketing là công cụ mạnh mẽ trong chiến lược tiếp thị và quảng cáo trực tuyến, bởi những lợi ích tuyệt vời đem lại cho doanh nghiệp như:
- Tăng tỷ lệ chuyển đổi: Remarketing giúp tiếp cận lại những người đã quan tâm trước đó, tăng khả năng chuyển đổi thành khách hàng thực sự.
- Nâng cao nhận thức về thương hiệu: Đồng thời duy trì thương hiệu trong tâm trí khách hàng tiềm năng thông qua việc xuất hiện liên tục trên các trang web khác.
- Tiết kiệm chi phí: Remarketing tiếp cận khách hàng đã quan tâm, giúp tối ưu hóa ngân sách quảng cáo và tiết kiệm chi phí.
- Tùy chỉnh đối tượng: Cho phép tùy chỉnh đối tượng tiếp thị dựa trên hành vi trước đó của khách hàng, tăng hiệu quả quảng cáo.
- Theo dõi hiệu quả: Cung cấp thông tin chi tiết về hiệu quả chiến dịch để đánh giá và điều chỉnh chiến lược.
- Xây dựng mối quan hệ lâu dài: Giúp xây dựng lòng tin và tạo sự trung thành đối với thương hiệu thông qua tiếp xúc liên tục với khách hàng.
Xem ngay tin đăng tuyển dụng Marketer lương thưởng hấp dẫn:
3. Đối tượng của Remarketing là ai?
Như đã nói trên, Remarketing là chiến lược nhằm tiếp cận lại những người dùng đã từng tương tác hoặc ghé thăm trang web, ứng dụng di động hay các nền tảng khác của doanh nghiệp. Vì mục tiêu của Remarketing là nhắc nhở khách hàng về các thao tác quan trọng mà họ có thể đã bỏ sót như chưa hoàn tất hành động mua hoặc giao dịch. Do đó, đối tượng của Remarketing bao gồm:
- Khách truy cập trang web nhưng không có hành động chuyển đổi như mua hàng, nhận bản tin, thanh toán…
- Khách đã truy cập nhiều lần.
- Khách truy cập vào website thông qua quảng cáo Google Adwords hoặc con đường khác.
- Khách hàng đã hoàn thành mục tiêu cụ thể như đặt hàng, mua hàng và các hành động khác.
4. 5 Nguyên tắc Remarketing hiệu quả
Remarketing là một chiến lược quan trọng trong tiếp thị kỷ nguyên số, cho phép doanh nghiệp tiếp thị lại với những người dùng đã từng tương tác. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao và thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng, cần tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản dưới đây:
4.1. Nhấn mạnh các mục tiêu của thương hiệu
Trong chiến dịch Remarketing, doanh nghiệp cần tạo ra những quảng cáo thực sự đơn giản và trọng tâm có nhắc đến tên thương hiệu. Điều này giúp gây ấn tượng mạnh mẽ với người dùng và giữ cho thông điệp thương hiệu được nhận thức rõ ràng hơn.
4.2. Tăng tần suất xuất hiện sản phẩm khách hàng quan tâm
Để thu hút khách hàng quay trở lại và thực hiện hành động mua hàng, Remarketing nên tập trung vào việc nhắc nhở về những sản phẩm mà khách hàng quan tâm. Thông qua việc nắm bắt thông tin về lựa chọn sản phẩm của họ, Remarketing có thể hiển thị quảng cáo liên quan và hấp dẫn hơn, tăng khả năng chuyển đổi thành giao dịch.
4.3. Remarketing kịp thời
Một yếu tố quan trọng của Remarketing là tính kịp thời và cấp thiết. Quảng cáo Remarketing nên được đặt giới hạn thời gian, số lượng có hạn để tạo ra sự khan hiếm và áp lực mua hàng cho người dùng. Việc sử dụng cấu trúc thời gian cụ thể và số lượng quảng cáo giúp thúc đẩy người tiêu dùng hành động nhanh chóng, tăng khả năng chuyển đổi.
4.4. Sử dụng các mã giảm giá và coupon
Với sự thay đổi liên tục trong hành vi người tiêu dùng, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt hơn. Do đó, trong chiến dịch Remarketing, việc sử dụng mã giảm giá và coupon hấp dẫn giúp thúc đẩy khách hàng quay lại website thực hiện mua hàng. Sự xuất hiện của những ưu đãi hấp dẫn sẽ thu hút sự quan tâm của người dùng và tạo sự khác biệt so với đối thủ.
4.5. Tối ưu quảng cáo phù hợp với chiến dịch Remarketing
Tối ưu quảng cáo phù hợp trong chiến dịch Remarketing là việc bạn tùy chỉnh nội dung quảng cáo sao cho phù hợp với hành vi và sở thích trước đó của khách hàng. Bằng cách làm điều này, bạn có thể tạo sự kết nối mạnh mẽ hơn với khách hàng và tăng khả năng chuyển đổi.
Hơn nữa, hãy sử dụng đường dẫn tùy chỉnh để đưa khách hàng trực tiếp đến trang đích mà bạn muốn họ ghé thăm. Điều này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách hàng hoàn tất hành động mua hàng hoặc thực hiện các tương tác mong muốn, giúp tăng cơ hội chuyển đổi thành công.
Tham khảo: Performance Marketing là gì? Phương thức hoạt động hiệu quả
5. Rủi ro tồn tại trong một chiến dịch Remarketing
Một chiến dịch Remarketing có thể mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng đi kèm với một số rủi ro tiềm ẩn. Dưới đây là các rủi ro mà bạn cần lưu ý khi thực hiện chiến dịch Remarketing:
- Quá tập trung vào người dùng không phù hợp: Nếu không phân tích và tùy chỉnh đối tượng đúng cách, chiến dịch Remarketing có thể khiến người dùng cảm thấy bị làm phiền và không hài lòng. Điều này có thể gây tác động tiêu cực đến thương hiệu và làm giảm lòng tin của khách hàng.
- Hiển thị quảng cáo quá thường xuyên: Tần suất hiển thị quảng cáo quá cao, người dùng có thể cảm thấy khó chịu. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng mệt mỏi quảng cáo (Ad Fatigue) và làm giảm hiệu quả của chiến dịch.
- Không tùy chỉnh nội dung quảng cáo: Quảng cáo không được tùy chỉnh phù hợp với từng đối tượng khách hàng thì người dùng có thể cảm thấy không quan tâm hoặc bỏ qua quảng cáo.
- Mất kiểm soát về tương tác trên các nền tảng khác nhau: Một chiến dịch Remarketing thường thực hiện trên nhiều nền tảng khác nhau như Google Ads, Facebook và các mạng xã hội khác. Vì vậy nên việc không đồng bộ hóa trên các nền tảng này có thể dẫn đến rối loạn cũng như mất kiểm soát về hiển thị quảng cáo.
- Tiết lộ thông tin cá nhân: Remarketing liên quan đến việc sử dụng dữ liệu cá nhân của người dùng để nhắm chọn lại quảng cáo. Nếu không được thực hiện đúng cách, việc tiết lộ thông tin cá nhân có thể vi phạm quy định bảo mật dữ liệu và gây ra vấn đề pháp lý cho doanh nghiệp.
Để giảm thiểu các rủi ro này, doanh nghiệp cần đảm bảo thực hiện chiến dịch Remarketing một cách chính xác, phù hợp với đối tượng khách hàng cũng như tuân thủ các quy định về bảo mật dữ liệu.
6. Sự khác nhau giữa Remarketing và Retargeting
Remarketing và Retargeting là hai khái niệm tiếp thị trực tuyến phổ biến và có tính chất tương đồng. Do đó, những người khi mới bắt đầu tìm hiểu về Marketing sẽ dễ bị nhầm lẫn giữa 2 thuật ngữ này. Tuy nhiên, chúng có sự khác biệt nhất định về phạm vị, mục tiêu và thời gian áp dụng. Cụ thể:
Remarketing tập trung vào việc tiếp thị lại đối với những người dùng đã từng tương tác với doanh nghiệp. Còn Retargeting sử dụng cookie để theo dõi, hiển thị quảng cáo cho người dùng trên nhiều nền tảng và website khác nhau. Để hiểu rõ hơn, hãy tham khảo bảng so sánh dưới đây:
Tiêu chí | Remarketing | Retargeting |
Phạm vi | Áp dụng cho người dùng đã tương tác với doanh nghiệp trước đó nhưng chưa hoàn tất mua hàng. | Áp dụng cho người dùng đã truy cập website nhưng chưa có nhu cầu mua hàng. |
Mục tiêu | Nhắc nhở, kích thích và chuyển đổi hành vi của người dùng thành mua hàng. | Tập trung vào việc giữ thương hiệu trong tâm trí của khách hàng và thu hút họ truy cập website một lần nữa. |
Công cụ áp dụng | Đa dạng nền tảng tiếp thị trực tuyến như Google Ads, Facebook Ads, Email. | Có thể thực hiện thông qua công cụ quảng cáo và Email Marketing hoặc các công cụ Retargeting của bên thứ ba. |
Ghi nhận dữ liệu | Thu thập dữ liệu từ người dùng đã tương tác trên trang web của doanh nghiệp. | Theo dõi và ghi nhận hành vi ghé trang web (như thả cảm xúc, lướt trên trang, thực hiện các tác vụ,…) của người dùng để xác định quảng cáo phù hợp. |
Thời gian áp dụng | Thời gian tái chạy quảng cáo có thể kéo dài trong khoảng thời gian dài. | Các quảng cáo Retargeting thường hiển thị trong khoảng thời gian ngắn sau khi người dùng tương tác với trang web. |
Như vậy, Remarketing có phạm vi rộng hơn và có thể triển khai dưới nhiều hình thức, trong khi đó Retargeting chỉ tập trung vào việc sử dụng quảng cáo trả tiền để nhắm chọn lại khách hàng tiềm năng.
Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích nhất về Remarketing là gì cũng như lợi ích và cách triển khai chiến lược này hiệu quả. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình làm truyền thông Marketing. Đừng quên truy cập Muaban.net mỗi ngày để không bỏ lỡ các tin tức hữu ích về việc làm, tuyển dụng Marketing… nhé!
Xem thêm:
- Marketing Mix là gì? Tìm hiểu chi tiết 3 chiến lược Marketing Mix phổ biến
- Marketing tổng thể là gì? 7 bước xây dựng chiến lược Marketing tổng thể
- Nghiên cứu Marketing là gì? Quy trình Marketing Research hiệu quả