Lần đầu ở trọ chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những rắc rối khi bắt đầu làm quen với cuốc sống mới, môi trường mới, bạn bè mới. Mời quí phụ huynh cùng các bạn tân sinh viên cùng tìm hiểu những phiền toái thường gặp của một sinh viên năm nhất là gì nhé!
>>> Cách tìm phòng trọ gần trường học ít người biết
Nhớ nhà

Theo một cuộc khảo sát tại các trường đại học tại TPHCM, thì có đến 90% các bạn tân sinh viên tỉnh lẻ có chung câu trả lời là ” Nhớ nhà” khi mới xuống Thành phố đi học. Cũng thật dễ hiểu thôi, vì trong suốt 17 năm ở nhà cùng bố mẹ, thì khi bắt đầu một cuộc sống mới xa rời nơi thân quen thì ” nhớ nhà” là cảm giác không thể tránh khỏi.
Tuy nhiên, cảm giác này chỉ kéo dài từ 1 đến 2 tháng đầu. Khi bắt nhịp được với môi trường mới thì cảm giác này cũng phần nào được vơi bớt. Để tránh có cảm giác này, khi thuê phòng trọ, các bạn sinh viên nên rủ bạn bè, anh chị cùng quê với mình ở chung. Cách dễ dàng để thoát khỏi cảm giác này nhanh hơn đó là bạn nên thường xuyên gọi điện thoại về nhà cho bố mẹ. Tiếp theo là cởi mở với những người xung quanh, người xưa có câu ” trước lạ sau quen” lâu dần khoảng cách người mới sẽ không còn nữa.
Cuộc sống tập thể

Đa số sinh viên thuê phòng trọ đều ở chung từ 2 người trở lên. Rất hiếm người có đủ nguồn tài chính để thuê phòng trọ 1 người ở. Môi trường tập thể yêu cầu người ở phải đưa tính tập thể lên hàng đầu. Tuy nhiên, mối người mỗi tính nên sẽ không tránh khỏi việc mỗi người mỗi ý, lâu dần sẽ dễ hình thành mâu thuẩn. Mâu thuẩn có thể xảy ra từ những việc rất nhỏ như dọn vệ sinh, đi chợ,…nhưng nếu không được giải quết sẽ rất dễ gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Chính vì vậy, nếu xác định ở ghép chung với người khác, bạn nên trau dồi cho mình thêm các kỹ năng và cách ứng xử trong môi trường tập thể. Khi bắt đầu ở chung, các bạn nên cùng nhau thảo luận để đưa ra những quy tắc chung của phòng từ việc phân công vệ sinh phòng, đi chợ (nếu nấu ăn), khu vực riêng và chung… đó có thể là những việc nhỏ, nhưng rất cần thiết để gắn kết mọi người trong tập thể với nhau.
>>> Bật mí kinh nghiệm tìm phòng trọ sinh viên giá rẻ “như ý”
Chi tiêu tài chính

Vì là sinh viên năm nhất, nếu chưa được dạy cách quản lý tài sản, bạn sẽ dễ bị chi tiêu quá đà dẫn đến thiếu trước hụt sau. Hàng tháng bạn sẽ được bố mẹ cấp cho một khoản tiền để sử dụng trong tháng. Bạn nên tự lập cho mình một kế hoạch tài chính càng chi tiết càng tốt. Xác định những khoản chi tiêu cố định như: tiền phòng, tiền điện nước, wifi,… Bên cạnh đó, bạn cần xác định hạn mức chi tiêu hàng ngày cho cho việc ăn uống đảm bảo duy trì sức khỏe tốt và các khoản phát sinh khác. Một kế hoạch tài chính chi tiết, sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý tài chính bản thân, từ đó có mức chi tiêu hợp lý.
Ốm đau, bệnh tật, tự chăm sóc bản thân

Thay đổi môi trường sống đồng nghĩa với việc bạn phải nâng cao ý thức tự chăm sóc bản thân. Ba mẹ không thể chăm sóc bạn trực tiếp như trước. Bạn cần chuẩn bị cho mình một túi thuốc mini, môt số loại thuốc cảm thông thường, để chẳng may có bị ốm thì cũng có cách xử lý kịp thời khi bạn bè chưa kịp giúp đở.
>>> 6 Lưu ý khi tìm người ở ghép chung cư hay phòng trọ
Thiếu thốn về cơ sở vật chất
Ở trọ thì chắc chắn là sẽ không có đầy đủ cơ sở vật chất như ở nhà. Bạn phải tự mình trang bị tất cả các đồ dùng cần thiết. Nếu ở chung với nhiều bạn, thì bạn có thể thượng lượng những vật dụng có thể sử dụng chung với các bạn cùng phòng của mình để tiết kiệm chi phí. Việc mua chung các vật dụng, cũng sẽ giúp ý thức bảo quản tài sản tốt hơn.
>>> Có thể bạn quan tâm: phòng trọ cho thuê giá rẻ
Dễ bị sa ngã, nhậu nhẹt, tệ nạn xã hội

Với sinh viên năm nhất, việc xa nhà sẽ có rất nhiều bở ngỡ khiến bạn dễ bị sa ngã vào những cuộc vui vì không có ai quản lý trực tiếp. Bạn cần tỉnh táo, tạo ra cho mình một nguyên tắc riêng, không đi chơi, tụ tập quá khuya. Cách tốt nhất là nên chọn các phòng trọ có giờ giới nghiêm, để nâng cao ý thức bản thân hơn.
Tóm lại: Lần đầu tiên thuê phòng trọ sinh viên năm nhất cần trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để không mắc phải những rắc rối không đáng có. Xác định mục tiêu rõ ràng để bố mẹ an tâm khi cho con học xa nhà!
>>> Xem tiếp: Có nên ở ghép ngay từ năm nhất?