Phân tích tài chính là gì và các yếu tố khi phân tích tài chính cần biết? Hiện tại, đang có những phương pháp phân tích tài chính nào được sử dụng? Hãy cùng Mua Bán tham khảo ngay những vai trò của phân tích tài chính dưới đây.
1. Khái niệm phân tích tài chính là gì?
Phân tích tài chính (Financial Analysis) là quá trình sử dụng các số liệu và phân tích, đánh giá các kết quả về tài chính của doanh nghiệp trong thời gian cố định. Dựa vào kết quả phân tích tài chính, các nhà quản trị sẽ biết được rằng doanh nghiệp hoạt động tốt hay không? Thông qua đó, bạn sẽ tìm ra được những điểm yếu để khắc phục nó giúp quá trình kinh doanh tốt hơn.
Nếu bạn chưa biết chuyên viên phân tích tài chính là gì thì họ chính là người thực hiện công việc phân tích tài chính này. Thông qua phân tích tài chính, những nhà đầu tư sẽ đưa ra được các kế hoạch kinh doanh và thời gian thực hiện thích hợp. Quá trình phân tích tài chính sẽ được thực hiện thông qua nhiều cách thức khác nhau, tùy mục tiêu của nhà phân tích.
2. Những yếu tố trong phân tích tài chính là gì?
Phân tích tài chính là công cụ để đánh giá doanh nghiệp. Cho dù bạn phân tích tài chính doanh nghiệp lớn hay nhỏ thì đều phải có các yếu tố cơ bản sau đây:
2.1 Phân tích yếu tố cấu trúc tài sản
Cấu trúc tài sản này yêu cầu bạn cần cân bằng được nguồn tiền ra và nguồn tiền vào. Trong đó gồm có cấu trúc tiền của doanh nghiệp là nguồn vốn, tài sản… Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp của bạn đã hoạt động ổn định và có nguồn vốn chủ động thì sao? Lúc này, các nhà đầu tư sẽ không quan tâm đến vấn đề cân bằng tài chính của doanh nghiệp nữa.
2.2 Phân tích yếu tố kết quả hoạt động kinh doanh
Các công ty, doanh nghiệp đều có chủ trương hướng đến tối đa vấn đề lợi nhuận và mở rộng thị phần. Do đó, đánh giá được lợi nhuận và thị phần của doanh nghiệp là sẽ đánh giá được hoạt động kinh doanh của họ. Tuy nhiên, khi xem xét quá trình hoạt động hiệu quả hay không thì bạn cần nhìn nhận vấn đề tổng quan hơn, cần quan tâm đến sự tác động qua lại giữa tài chính và hoạt động kinh doanh.
2.3 Phân tích yếu tố rủi ro
Rủi ro luôn là một yếu tố tiềm ẩn trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Và không có bất kỳ doanh nghiệp nào không bị đe dọa bởi rủi ro tài chính. Do đó, yếu tố phân tích rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp phát hiện những tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh. Qua quá trình phân tích rủi ro, doanh nghiệp sẽ đưa ra được những biện pháp khắc phục hoặc phòng tránh rủi ro.
2.4 Phân tích yếu tố tầm ảnh hưởng
Tầm ảnh hưởng là giá trị được xây dựng nên sau quá trình xây dựng và phát triển trong khoảng thời gian dài. Tầm ảnh hưởng được kết hợp bởi các yếu tố nguồn lực bên trong – bên ngoài, hình tượng của doanh nghiệp… Yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp nhìn nhận tốt hơn vị trí thực tế của mình trên thị trường. Thông qua tầm ảnh hưởng, doanh nghiệp sẽ đưa ra những chính sách nâng cao nhân lực – năng lực – tạo thêm giá trị của mình.
>>> Xem thêm: Công việc của kế toán trong doanh nghiệp và tố chất để trở thành một kế toán giỏi
3. Các phương pháp phân tích tài chính
Hiện nay có nhiều phương pháp được sử dụng trong quá trình phân tích tài chính. Vậy các phương pháp phổ biến được sử dụng để phân tích tài chính là gì?
3.1 Phương pháp phân tích so sánh
Nếu bạn muốn biết phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong phân tích tài chính là gì thì đó chính là so sánh. Trong phương pháp này, tiêu chuẩn gốc được lựa chọn để làm căn cứ cho việc so sánh. Một số chỉ tiêu gốc được các nhà phân tích sử dụng:
- Số liệu tài chính ở các kỳ trước (trong khoảng 3 – 5 năm liền kề) để đánh giá và đưa ra dự báo xu hướng cho các chỉ tiêu tài chính.
- Số liệu trung bình ngành nhằm đánh giá sự tiến bộ trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp với mức độ trung bộ của ngành. Nếu không có số liệu này, nhà phân tích có thể sử dụng số liệu của doanh nghiệp điển hình trong ngành để làm căn cứ.
- Số liệu về kế hoạch, số dự toán để đánh giá doanh nghiệp có đạt các mục tiêu tài chính trong năm.
Điều kiện để sử dụng các tiêu chí này là cần phải có cùng nội dung kinh tế cần phản ánh, bằng phương pháp tính toán, các đơn vị đo lường giống nhau. Phương pháp này cần phải tuân thủ theo chuẩn mực kế toán đã được ban hành. Nếu có thay đổi phương pháp kế toán, doanh nghiệp cần trình bày rõ ràng trong báo cáo tài chính. Như vậy, các nhà phân tích tài chính sẽ đánh giá được sự ảnh hưởng của phương pháp kế toán với chỉ tiêu phân tích.
3.2 Phương pháp loại trừ
Phương pháp này được sử dụng khi doanh nghiệp cần xác định được các mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu tài chính giả định, các nhân tố khác không thay đổi. Tác dụng của phương pháp loại trừ trong phân tích tài chính là gì? Là giúp nhà phân tích thấy được nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời, phát hiện được sự bất lợi/lợi thế trong hoạt động doanh nghiệp. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể định hướng phát triển các hoạt động kinh doanh trong tương lai.
3.3 Phương pháp cân đối liên hệ
Trong các báo cáo tài chính đều có đặc trưng chung là thể hiện được sự cân đối giữa tài sản và nguồn vốn; giữa doanh thu, chi phí và kết quả; giữa dòng tiền vào với dòng tiền ra… Trong đó, có một số cân đối cơ bản dưới đây:
- Tổng tài sản doanh nghiệp = tài sản ngắn hạn + tài sản dài hạn
- Tổng tài sản doanh nghiệp = tổng nguồn vốn của doanh nghiệp
- Lợi nhuận doanh nghiệp = Doanh thu – Chi phí
- Dòng tiền thuần = dòng tiền vào – dòng tiền ra
Dựa vào các yếu tố trên, phương pháp cân đối sẽ liên hệ và xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố đến biến động chỉ tiêu phân tích. Doanh nghiệp sẽ nhận thấy được, loại tài sản nào có biến động ảnh hưởng đến biến động tổng tài sản doanh nghiệp? Dựa vào biến động của từng bộ phận, chỉ tiêu phân tích theo phương pháp cân đối sẽ được đánh giá đầy đủ hơn.
3.4 Phương pháp phân tích tương quan
Đối với các số liệu tài chính trong bản báo cáo tài chính đều có sự tương quan với nhau. Như tương quan giữa doanh thu với khoản nợ từ khách hàng, hàng tồn kho. Doanh thu của doanh nghiệp càng tăng thì số dư nợ này cũng gia tăng, hoặc doanh thu tăng thì yêu cầu về hàng dự trữ càng tăng.
Phương pháp này giúp doanh nghiệp đánh giá về biến động các chỉ tiêu tài chính hợp lý hơn. Thông qua kết quả phân tích tương quan, doanh nghiệp có thể xây dựng được các tỷ số tài chính phù hợp, phục vụ dự báo tài chính tốt hơn.
>>> Xem thêm: Đòn bẩy tài chính – Cân đối thế nào để gia tăng lợi nhuận?
4. Vai trò của phân tích tài chính là gì?
Phân tích tài chính có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp, chủ đầu tư, người lao động… Bạn hãy thử tham khảo những vai trò cơ bản của phân tích tài chính là gì dưới đây:
4.1 Đối với chủ đầu tư
Với các chủ đầu tư, vai trò của phân tích tài chính là gì? Nó được xem như là công cụ khảo sát cơ bản nhất để các nhà đầu tư lựa chọn kênh đầu tư phù hợp. Ngoài ra, phân tích tài chính cũng đóng vai trò dự đoán các điều kiện cũng như kết quả tài chính trong tương lai. Đây cũng là yếu tố giúp các nhà đầu tư đánh giá được khả năng hoàn vốn, mức độ rủi ro và sinh lãi khi đầu tư.
Như vậy, phân tích tài chính đóng vai trò cung cấp thông tin về điều kiện tài chính, tình hình kinh doanh và kết quả kinh doanh, tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.
4.2 Đối với bên cung cấp tín dụng
Phân tích tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Trong đó, khả năng trả nợ của doanh nghiệp sẽ được phân tích trên yếu tố ngắn hạn và dài hạn. Nếu là vay ngắn hạn thì bên cung cấp tín dụng quan tâm đến khả năng đáp ứng nhanh của doanh nghiệp khi đến hạn trả. Nếu là khoản vay dài hạn thì bên cung cấp tín dụng sẽ quan tâm đến khả năng sinh lời và khả năng hoàn trả của doanh nghiệp.
Các chủ ngân hàng hoặc nơi cho vay tín dụng sẽ quan tâm chủ yếu là khả năng trả nợ; chú ý đến lượng tiền và các tài sản có thể chuyển thành tiền nhanh chóng. Bên cạnh đó, khoản vốn chính là khoản bảo hiểm của doanh nghiệp khi có yếu tố rủi ro cũng được họ quan tâm.
Đồng thời, kỹ thuật phân tích tài chính cũng sẽ dựa vào bản chất cũng như thời hạn nợ. Và phân tích tài chính giúp người cho vay nắm bắt được cơ cấu tài chính, khả năng thanh toán của doanh nghiệp ở hiện tại và tương lai.
4.3 Đối với doanh nghiệp
Với doanh nghiệp thì họ quan tâm đến lợi nhuận và khả năng trả nợ đầu tiên trong quá trình hoạt động kinh doanh. Nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nợ, kinh doanh lỗ thì chắc chắn họ không tồn tại và không phát triển được. Do đó, phân tích tài chính đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp thì vai trò của phân tích tài chính là gì? Là giúp doanh nghiệp xác định được nơi đầu tư hiệu quả; tìm hiểu được nguồn vốn tài trợ cho doanh nghiệp; và cách quản lý hoạt động tài chính hàng ngày. Đây đều là những vai trò có ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình họat động và phát triển của doanh nghiệp.
>>> Xem thêm: Mức lương ngành tài chính ngân hàng của 9 vị trí phổ biến
4.4 Đối với cơ quan nhà nước
Với các cơ quan nhà nước, vai trò của phân tích tài chính là gì? Là giúp cơ quan nhà nước nắm bắt được các thông tin cần thiết; quản lý được quy trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, cơ quan nhà nước cũng sẽ đánh giá, kiểm tra cũng như kiểm soát được các vấn đề về tài chính, tiền tệ, kinh doanh… Thông qua phân tích tài chính, cơ quan nhà nước sẽ đánh giá được các doanh nghiệp có tuân thủ pháp luật hay không, nếu không thì sẽ tiến hành xử lý nghiêm theo quy định.
4.5 Đối với người lao động
Phân tích tài chính không chỉ đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp mà còn có vai trò đối với người lao động. Kết quả hoạt động kinh doanh tốt sẽ giúp người lao động có thu nhập tốt hơn và ngược lại. Vì thông qua kết quả cụ thể của phân tích báo cáo tài chính là gì, người lao động sẽ nắm được sự ảnh hưởng đối với thu nhập của họ.
Ngoài ra, ở một số doanh nghiệp, người lao động được tham gia góp vốn đầu tư với số cố phần nhất định. Nên các bản phân tích tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng đến lợi ích của người lao động.
Những nội dung chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ được phân tích tài chính là gìcũng như vai trò của nó trên thực tế.
Bên cạnh đó, nếu đang có nhu cầu việc làm marketing, thu ngân,… bạn có thể tham khảo ngay Muaban.net. Thông tin tuyển dụng luôn được cập nhật thường xuyên mỗi ngày với các mức lương hấp dẫn nhất. Chúc bạn nhanh chóng tìm được việc làm phù hợp chế độ đãi ngộ tốt nhất!
>>>Tìm hiểu thêm: Mẫu CV xin việc kế toán chuẩn không cần chỉnh dành cho bạn
– Vân Anh (Content Writer) –