Tuesday, June 25, 2024
spot_img
HomeNhà đấtNơi thường trú là gì? Sự khác nhau giữa thường trú, tạm...

Nơi thường trú là gì? Sự khác nhau giữa thường trú, tạm trú

Nơi thường trú là một khái niệm pháp lý quan trọng và không thể thiếu trong hầu hết các loại giấy tờ cũng như trong việc xác định địa điểm cư trú của người dân. Vậy cụ thể nơi thường trú là gì? Nơi thường trú và tạm trú khác nhau như thế nào? Hãy cùng Muaban.net tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết này nhé!

Nơi thường trú là gì? Sự khác nhau giữa thường trú, tạm trú
Nơi thường trú là gì? Sự khác nhau giữa thường trú, tạm trú

I. Nơi thường trú là gì?

Theo Luật Cư Trú năm 2020, nơi thường trú là nơi mà công dân sinh sống lâu dài, ổn định và phải được đăng ký thường trú. Vì vậy, điều quan trọng nhất trong việc xác định địa chỉ thường trú là quy trình đăng ký thường trú. Nếu công dân sinh sống lâu dài, ổn định tại một địa điểm cụ thể nhưng lại không đăng ký thường trú, thì sẽ không được coi là địa chỉ thường trú của người này tại địa điểm đó.

Nơi thường trú là gì?
Nơi thường trú là gì?

II. Nơi tạm trú là gì?

Theo quy định của Luật Cư Trú năm 2020, nơi tạm trú là nơi mà một người tạm thời sinh sống, thường trong một thời hạn cụ thể theo quy định của pháp luật và đã được ghi nhận thông qua quá trình đăng ký tạm trú. Trước đây, Sổ tạm trú là tài liệu pháp lý ghi nhận nơi tạm trú của một cá nhân. Hiện nay, việc đăng ký tạm trú của công dân sẽ được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu về cư trú. Tuy nhiên, không phải ai cũng có nơi tạm trú.

Việc đăng ký tạm trú có thể thực hiện qua 2 hình thức trực tiếp và trực tuyến. Công dân có thể đến Công an cấp xã tại nơi tạm trú để nộp hồ sơ trực tiếp. Để tiện lợi hơn, có thể đăng ký tạm trú trực tuyến thông qua một trong các website như Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an.

Nơi tạm trú là gì?
Nơi tạm trú là gì?

III. Nơi cư trú là gì?

Theo Luật Cư Trú 2020, nơi cư trú của công dân gồm nơi thường trú, nơi tạm trú và nơi ở hiện tại trong trường hợp không xác định được nơi thường trú hay nơi tạm trú.

Nghĩa là, khi nói đến nơi cư trú, ta đề cập đến cả nơi thường trú, nơi tạm trú và nơi ở hiện tại của một người. Trong trường hợp không xác định được nơi thường trú, ta sẽ xác định dựa trên nơi tạm trú. Nếu không xác định được nơi tạm trú, ta sẽ xác định dựa trên nơi ở hiện tại của người đó.

IV. Phân biệt sự khác nhau giữa nơi thường trú, nơi tạm trú

Sau đây là sự khác nhau của hai khái niệm nơi thường trú và nơi tạm trú:

Nơi thường trú Nơi tạm trú
Định nghĩa Là địa điểm sinh sống thường xuyên, lâu dài của công dân và đã được đăng ký thường trú Là nơi sinh sống tạm thời của công dân ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú
Thời hạn cư trú Thời hạn cư trú lâu dài và ổn định (Theo Luật Cư trú 2020 Khoản 8 Điều 2) Thời hạn tối đa 2 năm, được gia hạn nhiều lần (Theo Luật Cư trú 2020 Khoản 2 Điều 27)
Hạn đăng ký 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện để đăng ký thường trú theo quy định của Luật Cư Trú 2020 Sinh sống ở nơi đó trên 30 ngày thì phải đăng ký tạm trú

V. Điều kiện và thủ tục đăng ký thường trú

1. Điều kiện

Các trường hợp có thể đăng ký thường trú bao gồm:

  • Công dân có quyền đăng ký thường trú tại nơi ở hợp pháp thuộc sở hữu của mình.
  • Công dân cũng có thể đăng ký thường trú tại nơi ở hợp pháp không thuộc sở hữu của mình trong trường hợp nhập khẩu về nhà của người thân.
  • Đăng ký thường trú tại nơi ở hợp pháp khi thuê, mượn, ở nhờ nếu chủ sở hữu đồng ý.
  • Công dân có thể đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở.
  • Đăng ký nơi thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội và phải được người đứng đầu tại cơ sở đó cho phép.
Điều kiện để đăng ký nơi thường trú là gì?
Điều kiện để đăng ký nơi thường trú là gì?

2. Thủ tục

Theo Luật Cư Trú điều 22, thủ tục đăng ký thường trú như sau:

  • Người đăng ký thường trú phải nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký cư trú của địa phương mà họ đang cư trú.
  • Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan sẽ kiểm tra và cấp giấy tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký thường trú. Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, họ sẽ hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.
  • Trong thời gian 7 ngày làm việc, được tính ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định và cập nhật thông tin về địa điểm thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú. Họ cũng phải thông báo cho người đăng ký rằng thông tin đăng ký thường trú đã được cập nhật. Trong trường hợp từ chối đăng ký, cơ quan đăng ký phải trả lời bằng văn bản và phải nêu rõ lý do.
  • Người đã đăng ký thường trú nhưng chuyển đến nơi ở khác hợp pháp và đáp ứng đủ điều kiện để đăng ký thường trú, sẽ có trách nhiệm đăng ký thường trú tại địa điểm mới theo quy định của Luật Cư Trú, trong vòng 12 tháng tính từ ngày đủ điều kiện đăng ký.

Tham khảo: Thủ tục chuyển hộ khẩu TPHCM cần biết 3 điều này

VI. Điều kiện và thủ tục đăng ký tạm trú

1. Điều kiện

  • Nếu công dân di chuyển đến sinh sống tại một địa điểm hợp pháp nằm ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã mà họ đã đăng ký thường trú, với mục đích lao động, học tập hoặc vì lý do khác trong thời gian từ 30 ngày trở lên, họ cần tiến hành đăng ký tạm trú.
  • Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể được gia hạn nhiều lần.
Điều kiện đăng ký nơi tạm trú
Điều kiện đăng ký nơi tạm trú

2. Thủ tục

  • Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú tại cơ quan đăng ký cư trú của địa phương mà họ dự định tạm trú.
  • Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú, cơ quan đăng ký cư trú sẽ kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký. Trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, họ sẽ hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.
  • Trong vòng 3 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định và cập nhật thông tin về địa điểm tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú. Họ cũng phải thông báo cho người đăng ký rằng thông tin đăng ký tạm trú đã được cập nhật. Trong trường hợp từ chối đăng ký, cơ quan đăng ký phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  • Trong vòng 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn tạm trú đã đăng ký, công dân phải thực hiện thủ tục gia hạn tạm trú.

Tham khảo thêm: Địa chỉ thường trú là gì? Tạm trú là gì?

VII. Những thắc mắc liên quan đến nơi thường trú

Ngoài các nội dung trên, còn một số thắc mắc thường gặp liên quan đến nơi thường trú, sau đây Muaban.net sẽ giải đáp các thắc mắc này để bạn đọc hiểu rõ hơn về nơi thường trú.

Ngoài khái niệm nơi thường trú là gì, còn một số thắc mắc thường gặp liên quan đến nơi thường trú
Ngoài khái niệm nơi thường trú là gì, còn một số thắc mắc thường gặp liên quan đến nơi thường trú

1. Nơi thường trú được ghi dựa theo CCCD/CMND hay hộ khẩu?

Thông thường, địa chỉ thường trú được ghi trên Căn cước công dân (CCCD)/Chứng minh nhân dân (CMND) hay sổ hộ khẩu là giống nhau. Có một số trường hợp sẽ khác nhau. Đối với trường hợp này, nơi thường trú của mỗi công dân được xác định theo sổ hộ khẩu của họ, không phải dựa trên CMND/CCCD.

Sự khác nhau giữa nơi tạm trú và nơi thường trú là gì
Sự khác nhau giữa nơi tạm trú và nơi thường trú là gì?

Kể từ ngày 01/07/2021, Bộ Công an đã ngừng cung cấp sổ hộ khẩu giấy mới. Vì vậy, thay vì xác định nơi thường trú dựa trên sổ hộ khẩu, người dân sẽ xác định nơi thường trú dựa trên Cơ sở dữ liệu cư trú quốc gia.

2. Bắt buộc phải đăng ký thường trú trong những trường hợp nào?

Bắt buộc phải đăng ký thường trú trong những trường hợp sau đây:

  • Khi một cá nhân đã đủ 14 tuổi và sinh sống tại một địa phương trong thời gian dài, họ phải đăng ký thường trú tại cơ quan đăng ký cư trú của địa phương đó.
  • Người đã đăng ký tạm trú tại một địa phương, nhưng đã ở địa điểm đó trong thời gian từ 30 ngày trở lên, cũng phải chuyển sang đăng ký thường trú.
  • Công dân Việt Nam trở về từ nước ngoài để sinh sống tại Việt Nam cũng phải đăng ký thường trú.
  • Các trường hợp khác do quy định của pháp luật, chẳng hạn như khi một cá nhân thay đổi nơi cư trú từ một địa phương này sang địa phương khác.

Đăng ký thường trú là quy định pháp lý nhằm xác định và ghi nhận thông tin về địa điểm cư trú của công dân, giúp các cơ quan chính quyền địa phương quản lý dân cư, cung cấp các dịch vụ và quyền lợi tương ứng cho người dân trong khu vực đó.

Trường hợp bắt buộc phải đăng ký nơi thường trú là gì?
Trường hợp nào bắt buộc phải đăng ký nơi thường trú?

3. Không đăng ký thường trú bị xử phạt bao nhiêu?

Theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP Điều 8, cá nhân hoặc chủ hộ gia đình không tuân thủ đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc không thực hiện việc điều chỉnh thông tin trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú sẽ bị áp dụng mức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

4. Địa điểm đăng ký hộ khẩu thường trú ở đâu?

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi thường trú là nơi ở mà cá nhân thường xuyên cư trú, đã hoàn tất thủ tục đăng ký thường trú tại cơ quan công an có thẩm quyền và được ghi nhận trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về cư trú.

Thẩm quyền đăng ký thường trú được quy định như sau (theo Điều 9 của Thông tư số 52/2010/TT-BCA):

  • Công an quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền đăng ký thường trú tại địa phương đó.
  • Công an xã, thị trấn có thẩm quyền đăng ký thường trú tại các xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh.

Đây là quy định về thẩm quyền đăng ký thường trú tại các cấp quản lý địa phương trong việc quản lý và ghi nhận thông tin về địa điểm cư trú của người dân.

Một số thắc mắc liên quan đến nơi thường trú là gì
Nơi thường trú là gì?

Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp nơi thường trú là gì mà Muaban.net muốn chia sẽ đến bạn đọc. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn. Ngoài ra, tại Muaban.net còn cập nhật hàng ngàn thông tin về nhà đất, công nghệ, tìm việc làm,… Đừng quên thường xuyên truy cập để không bỏ lỡ bất kỳ thông tin hữu ích nào nhé!

Xem thêm:

BÀI VIẾT MỚI NHẤT
spot_img
ĐỪNG BỎ LỠ