Một trong những nhân sự không thể thiếu tại bất kỳ doanh nghiệp nào đó chính là nhân viên kinh doanh. Vậy nhân viên kinh doanh là gì? Trách nhiệm công việc, kỹ năng và yêu cầu ra sao? Lộ trình thăng tiến và mức thu nhập như thế nào? Hãy cùng Mua bán tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây!
I. Nhân viên kinh doanh là gì?
Nhân viên kinh doanh là người tiếp xúc trực tiếp/gián tiếp với khách hàng để giới thiệu, tư vấn và thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm/dịch vụ phù hợp do doanh nghiệp cung cấp.
Nhân viên kinh doanh hay còn được gọi với cái tên khác như Account Executive, Sales Executive, Sale Staff,… tùy thuộc vào lĩnh vực khác nhau mà sẽ có tên gọi khác nhau.
Mục đích cuối cùng của nhân viên kinh doanh là thúc đẩy bán hàng, tăng doanh thu mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Sale Staff sẽ thuộc bộ phận Sales và Marketing hoặc chỉ riêng Sales tùy theo tính chất công việc, quy mô và lĩnh vực hoạt động của công ty. Vị trí này sẽ hoạt động dưới sự quản lý của trưởng phòng kinh doanh tiếp thị.
II. Công việc của nhân viên kinh doanh là gì?
“Công việc của nhân viên kinh doanh là gì?” là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm. Phần lớn cho rằng Sale Staff chỉ cần tiếp cận khách hàng, tư vấn và thuyết phục họ mua sản phẩm/dịch vụ. Tuy nhiên, ngoài nhiệm vụ chính như trên thì bạn cần phải đảm nhận một số công việc khác mà Mua bán chia sẻ dưới đây:
1. Tìm kiếm và phát triển nguồn khách hàng tiềm năng
Nhiệm vụ đầu tiên của nhân viên kinh doanh đó là xây dựng cho mình một mạng lưới khách hàng nhất định. Tùy theo công ty mà bạn có thể tìm nguồn khách hàng qua các kênh mạng xã hội hoặc được phân công chăm sóc tệp khách hàng có sẵn từ dữ liệu của công ty.
Nhân viên kinh doanh cần phải lắng nghe cũng như giải đáp mọi vấn đề của khách hàng nhằm xây dựng một hình ảnh đẹp trong lòng họ. Từ đó tạo được mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài, dễ thuyết phục họ sử dụng sản phẩm/dịch vụ của công ty trong tương lai.
2. Lập kế hoạch kinh doanh sản phẩm
Một sản phẩm muốn được công chúng đón nhận phải trải qua nhiều giai đoạn như sản xuất, ra mắt thị trường, quảng cáo, truyền thông,… Chỉ cần sơ xuất một khâu thì nguy cơ sản phẩm bị đào thải là rất cao.
Do đó, việc lên kế hoạch chi tiết, logic và có tính khả thi là một điều quan trọng và rất cần thiết cho mỗi sản phẩm. Và chính nhân viên kinh doanh sẽ đảm nhận lập các kế hoạch bán hàng này.
3. Thuyết phục khách hàng mua sản phẩm
Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất để đem lại doanh số cho công ty cũng như khách hàng có quyết định mua và sử dụng sản phẩm/dịch vụ của công ty hay không. Ở công việc này cần người nhân viên có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng thuyết phục khách hàng đồng ý mua hàng.
4. Hoàn thiện hợp đồng
Việc lên hợp đồng và ký nên được thực hiện càng nhanh càng tốt để tránh khách hàng thay đổi ý định. Sau khi ký hợp đồng, bộ phận kinh doanh sẽ phối hợp cùng một số bộ phận liên quan khác như kế toán, kỹ thuật để triển khai hợp đồng và đảm bảo yêu cầu từ khách hàng.
Nhân viên cần theo dõi quá trình triển khai hợp đồng, đảm bảo mang lại những điều tốt nhất cho khách hàng cũng như phối hợp với các bộ phận liên quan để giải quyết các vấn đề phát sinh một cách nhanh chóng.
5. Chăm sóc khách hàng trước và sau khi mua hàng
Nhân viên kinh doanh phải chủ động liên hệ với các khách hàng đang sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp để xem khách hàng có hài lòng hay khó khăn gì không để kịp thời giải đáp.
Ngoài ra, bạn cũng cần nắm rõ mốc thời gian kết thúc để thuyết phục khách hàng tái ký hợp đồng. Hơn nữa, bạn cũng cần chủ động gửi thông tin ưu đãi, khuyến mãi, chăm sóc khách hàng để thuyết phục họ tiếp tục sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
>>> Tham khảo thêm: Dân IT là gì? 8 vấn đề xung quanh nghề IT không phải ai cũng biết
6. Nắm rõ quy trình kinh doanh
Nhân viên kinh doanh cần nắm rõ quy trình kinh doanh như sau:
- Chăm sóc khách hàng
- Bán hàng
- Xử lý khiếu nại
- Nhận và giải quyết thông tin của khách hàng
Ngoài ra, bạn cần điền đầy đủ các thông tin cần thiết vào biểu mẫu có sẵn của công ty. Điều này sẽ giúp tránh các sai sót cũng như có tư liệu để giải quyết các vấn đề phát sinh sau này.
7. Các công việc khác
Ngoài những nhiệm vụ chính trên thì nhân viên kinh doanh cần phải làm những công việc khác như:
- Phối hợp với các phòng ban khác để hỗ trợ quá trình kinh doanh.
- Đánh giá, phân tích thị trường.
- Theo dõi các doanh thu, báo cáo về kết quả kinh doanh của công ty/doanh nghiệp.
III. Kiến thức, kỹ năng cần có để trở thành nhân viên kinh doanh
Để có thể trở thành nhân viên kinh doanh, bạn cần trang bị các kiến thức và kỹ năng mà Mua bán chia sẻ dưới đây!
1. Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng của nhân viên bán hàng. Đây là yếu tố cần thiết để quảng bá sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng giúp hoặc khơi gợi họ thấy được sự cần thiết của sản phẩm, dịch vụ muốn bán.
2. Kỹ năng lắng nghe
Nhân viên kinh doanh cần phải biết cách lắng nghe cũng như tiếp thu để hiểu được như cầu và mong muốn thật sự của khách hàng. Kỹ năng này sẽ giúp tạo sự đồng cảm để bạn tư vấn khách hàng không bị khô khan và giúp xây dựng mối quan hệ thân thiết với họ hơn.
3. Vốn hiểu biết, khả năng nắm bắt tốt
Nhân viên kinh doanh cần trang bị cũng như cập nhật những kiến thức về xã hội liên quan đến lĩnh vực bạn đang làm. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng tư vấn và khơi gọi nhu cầu cho khách hàng hơn.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần trang bị kỹ năng nắm bắt tâm lý để có thể dẫn dắt và thuyết phục khách hàng. Kỹ năng này cũng sẽ giúp bạn nhận ra các khó khăn của khách khi chần chừ chưa đưa ra quyết định mua hàng. Từ đó có thể đưa ra các giải pháp để giúp khách hàng mua hàng nhanh hơn.
4. Kỹ năng nghiên cứu – chuẩn bị
Nhân viên kinh doanh cần phải nghiên cứu, chuẩn bị trước những tài liệu, thông tin cần thiết trước khi gặp gỡ và thuyết phục khách hàng.
5. Kỹ năng hợp tác
Kết nối và hợp tác là một kỹ năng cần thiết của nhân viên kinh doanh. Mở rộng mối quan hệ sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội tiếp cận với khách hàng tiềm năng hơn.
6. Chịu được áp lực lớn
Nhân viên kinh doanh chính là những người phải chịu áp lực nhiều từ KPI, doanh số, khách hàng. Do đó, chịu được áp lực lớn trong công việc cũng là một kỹ năng không thể thiếu khi muốn trở thành Sale Staff.
IV. Tiêu chí để đánh giá một nhân viên kinh doanh
Để đánh giá nhân viên kinh doanh, các doanh nghiệp, công ty thường dựa trên hai tiêu chí cơ bản sau:
1. Thái độ làm việc
Thái độ làm việc là một tiêu chí quan trọng để đánh giá một nhân viên kinh doanh có tích cực và sẵn sàng vì công việc hay không. Các đức tính cần có của một nhân viên kinh doanh là:
- Tính trung thực trong lời nói, văn bản, hồ sơ và công việc.
- Nhiệt tình, hăng hái với công việc, không ngại thử thách.
- Có trách nhiệm công việc, luôn hoàn thành tốt nhất có thể.
- Thân thiện, hòa đồng với đồng nghiệp và cấp trên.
- Có ý chí cầu tiến trong công việc, luôn phấn đấu để đạt doanh số đề ra.
2. Năng lực chuyên môn
Với những bạn mới bước vào nghề sẽ còn nhiều bỡ ngỡ, ít kinh nghiệm và chưa có nhiều kiến thức. Tuy nhiên nếu kiên trì học hỏi sẽ giúp phát triển năng lực làm việc. Nhân viên kinh doanh phải luôn cố gắng học tập từ đồng nghiệp và lãnh đạo để nâng cao bản thân.
Ở tiêu chí này, nhân viên kinh doanh cần phải thể hiện được mức độ làm việc hiệu quả, luôn hoàn thành công việc tốt nhất, tư duy logic cũng như sự phát triển trong công việc.
>>> Tham khảo thêm: Marketing Specialist là gì? 7 kỹ năng cần có để trở thành một Marketing Specialist
V. Mức thu nhập của nhân viên kinh doanh
Nhân viên kinh doanh là một trong những ngành nghề có mức thu nhập rất cao vì được hưởng hoa hồng theo doanh thu. Đặc biệt là khi làm trong những lĩnh vực mà sản phẩm có giá trị lớn như bất động sản, bảo hiểm, ngân hàng,… thì phần trăm hoa hồng là nguồn thu nhập dồi dào cho Seller.
Mức lương của nhân viên kinh doanh có 2 loại là lương cứng và lương mềm. Trong đó, lương cứng là lương sẽ nhận mỗi tháng khi đạt đủ KPI, còn lương mềm là phần hoa hồng hay mức thưởng khi bán được sản phẩm/dịch vụ.
Dưới đây là mức lương nhân viên kinh doanh tính theo kinh nghiệm làm việc mà bạn có thể tham khảo:
- Sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm: Lương sẽ dao động từ 4 – 8 triệu đồng/ tháng + % doanh số/ tháng
- Nhân viên kinh doanh từ 1 – 3 năm: 6 – 12 triệu đồng/ tháng + % doanh số/ tháng
- Nhân viên kinh nghiệm từ 3 – 5 năm: 10 – 20 triệu đồng/ tháng + % doanh số/ tháng.
Lưu ý: Mức lương sẽ cao hơn hoặc thấp hơn phụ thuộc vào từng vị trí cụ thể và loại hình doanh nghiệp khác nhau.
VI. Lộ trình thăng tiến của nhân viên kinh doanh
Giống như tháp nhu cầu Maslow, con người sẽ mong muốn mọi thứ theo hệ cấp bậc và nhu cầu thăng tiến cũng thế. Đối với nhân viên kinh doanh, lộ trình thăng tiến sẽ được chia thành các cấp bậc cụ thể dưới đây:
- Cấp 1: Nhân viên kinh doanh. Ở cấp bậc, yêu cầu kinh nghiệm thường dưới 1 năm.
- Cấp 2: Chuyên viên kinh doanh/Trưởng bộ phận kinh doanh. Đây là nhóm nhân viên Sales cấp cao hơn, hay nói cách khác là phụ trách nhóm thứ nhất. Ở vị trí này thường sẽ yêu cầu kinh nghiệm từ 2 – 3 năm.
- Cấp 3: Trưởng phòng kinh doanh. Đây là cấp quản lý sẽ phụ trách nhóm cấp 1 và cấp 2. Vị trí này sẽ yêu cầu thâm niên 3 năm ở cùng vị trí trưởng phòng kinh doanh hoặc 5 – 7 năm ở vị trí tương đương.
- Cấp 4: Giám đốc kinh doanh. Đây là vị trí quản lý chuyên môn và chuyên quản lý nhóm cấp 3. Vị trí này cần ít nhất 5 năm ở vị trí giám đốc kinh doanh cùng ngành nghề, hoặc 10 năm trở lên ở vị trí trưởng phòng kinh doanh cùng ngành nghề.
VII. Học ngành gì nếu muốn làm nhân viên kinh doanh?
Nhân viên kinh doanh là một ngành nghề khá hot và được nhiều bạn trẻ quan tâm, Vậy học ngành gì để trở thành nhân viên kinh doanh?
1. Quản trị kinh doanh
Ngành quản trị kinh doanh sẽ giúp bạn có kiến thức về cách tạo nguồn vốn, quản lý kinh doanh, các chiến lược quảng bá sản phẩm, dịch vụ,… Vì vậy, học ngành này thì tương lai bạn có thể quản lý kinh doanh cho riêng mình hoặc trở thành chuyên viên kinh doanh đều được.
2. Quản trị bán hàng
Học ngành quản trị bán hàng, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức, kỹ năng chuyên môn như hành vi bán hàng, quản trị và chăm sóc khách hàng,… Do đó, nếu muốn trở thành Seller thì đây cũng là một ngành học đáng cân nhắc.
3. Marketing
Khi học ngành Marketing, sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức về phân tích thị trường, chiến lược quảng cáo sản phẩm – dịch vụ, phát triển thương hiệu,… Và những kiến thức trên đều cần đối với nhân viên sales. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp bạn có thể làm Marketing hoặc rẽ hướng sang nhân viên kinh doanh đều được.
4. Tâm lý học
Tâm lý học là một ngành học giúp bạn học hỏi rất nhiều về giao tiếp, cách thấu hiểu con người. Đây là một ngành sẽ trang bị cho bạn nhiều kiến thức chuyên sâu về nghiên cứu hành vi, tư tưởng,… tác động đến thể chất, tinh thần cũng như hành vi của con người.
Do đó, nếu học ngành này bạn sẽ biết cách nắm bắt tâm lý khách hàng, biết được nhu cầu của họ và cần làm gì để thuyết phục họ mua sản phẩm của bạn hơn.
5. Các ngành liên quan đến báo chí và xã hội học
Những ngành học liên quan đến truyền thông, báo chí hay khoa học xã hội sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về xã hội cũng như kỹ năng cần thiết như giao tiếp, cách thuyết phục đối phương, tư duy logic,… Đây đều là những yếu tố rất cần thiết đối với một nhân viên kinh doanh.
Như vậy là Mua Bán đã chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích nhất về nhân viên kinh doanh là gì cũng như mức lương và những kỹ năng, yêu cầu của ngành nghề này. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nhân viên Sale và lựa chọn cho mình một công việc phù hợp. Đừng quên truy cập Muaban.net mỗi ngày để không bỏ lỡ những tin tức mới nhất về tìm việc làm, mua bán nhà đất trên toàn quốc nhé!
Xem thêm những cơ hội việc làm hấp dẫn ngay tại đây:
>>> Xem thêm:
- QS là gì? Kỹ sư QS làm những công việc gì? Lương có cao không?
- Kỹ sư phần mềm là gì? Tất tần tật về ngành kỹ sư phần mềm
- Công tố viên là gì? Vai trò và sự khác biệt so với luật sư, kiểm sát viên?