Giám đốc điều hành (CEO) là một chức vụ quan trọng, nắm giữ vai trò chủ chốt trong việc thực hiện chiến lược và xây dựng hướng phát triển của mỗi doanh nghiệp. Nhưng thực tế, công việc hàng ngày của một Giám đốc điều hành diễn ra như thế nào? Tham khảo bảng mô tả công việc giám đốc điều hành để có cái nhìn rõ hơn về những kỹ năng và trách nhiệm của vị trí này. Cùng Muaban.net tham khảo ngay sau đây!
1. Vị trí giám đốc điều hành (CEO) là gì?
Giám đốc điều hành hay còn gọi là CEO (Chief Executive Officer) là chức danh cao cấp nhất trong cấu trúc quản lý của một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Vị trí CEO chịu trách nhiệm quản lý và vận hành tổ chức, đồng thời là người có quyền lực cao nhất trong việc đưa ra các quyết định, hoạch định chiến lược và quản lý mọi hoạt động kinh doanh.
2. Vai trò của giám đốc điều hành
Trong cấu trúc quản lý của mỗi doanh nghiệp, CEO đóng vai trò trong việc đưa ra chiến lược và định hướng tổng thể phát triển của doanh nghiệp và đề xuất chiến lược phát triển kinh doanh cho công ty. CEO không chỉ là người lãnh đạo, định hình văn hóa và tầm nhìn của doanh nghiệp, mà còn là đại diện hình ảnh của thương hiệu trong các hoạt động truyền thông và quảng cáo.
Sự kết hợp giữa khả năng lãnh đạo, tầm nhìn chiến lược và kỹ năng giao tiếp hiệu quả làm nên một CEO thành công, đồng thời tạo ra sự ổn định và phát triển lâu dài cho doanh nghiệp.
3. Bảng mô tả công việc giám đốc điều hành
Vị trí Giám đốc điều hành (CEO) không chỉ là một trong những vị trí quan trọng nhất trong mọi doanh nghiệp, mà còn là người ảnh hưởng lớn đến hướng đi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là vai trò đòi hỏi sự nhạy bén trong chiến lược, sự linh hoạt trong vận hành, và khả năng quản lý tổng thể, đồng thời đảm bảo doanh nghiệp phát triển ổn định và hiệu quả. Để giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về vai trò và trách nhiệm của vị trí này, dưới đây là bảng mô tả công việc Giám đốc điều hành chi tiết nhất:
3.1. Hoạch định chiến lược kinh doanh
- Thu thập và phân tích ý kiến tham mưu từ Hội đồng quản trị và các lãnh đạo chủ chốt.
- Xác định và thiết lập tầm nhìn, sứ mệnh, và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.
- Định hình và hướng dẫn phát triển chiến lược và mục tiêu cho các phòng ban, đảm bảo sự đồng bộ với mục tiêu tổng thể của công ty.
- Giám sát và kiểm soát toàn diện tiến độ triển khai dự án, bao gồm cả việc đánh giá báo cáo từ các giám đốc và trưởng phòng, cũng như giám sát trực tiếp tại hiện trường.
- Phê duyệt và hoàn thiện các chính sách, quy định đặc thù áp dụng trong doanh nghiệp.
Xác định rõ trách nhiệm và công việc của từng bộ phận trong các dự án.
3.2. Quản trị dự án
3.7 Tổng hợp và báo cáo dữ liệu
- Chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp số liệu liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp và thực hiện phân tích, đánh giá để có cái nhìn sâu sắc về hiệu suất kinh doanh.
- Xây dựng báo cáo định kỳ, bao gồm các phân tích và số liệu quan trọng, để thuyết trình trước Hội đồng quản trị, cung cấp cái nhìn toàn diện về tình hình và tiến trình công việc của doanh nghiệp.
- Chịu trách nhiệm giải thích và giải trình về những số liệu hoạt động kém hiệu quả, cũng như đề xuất các biện pháp khắc phục và cải thiện, đảm bảo sự phát triển bền vững và hiệu quả của doanh nghiệp.
4. Quyền hạn của giám đốc điều hành trong doanh nghiệp
Giám đốc điều hành đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và đảm bảo thành công của doanh nghiệp, với quyền hạn chỉ đứng sau Chủ tịch. CEO có trách nhiệm chính trong việc quản trị và điều hành mọi khía cạnh của quy trình kinh doanh mà không cần sự chấp thuận từ Hội đồng quản trị.
Do đó quyền hạn của giám đốc điều hành trong doanh nghiệp sẽ bao gồm quản lý toàn diện các hoạt động đầu tư, kinh doanh, quản lý nhân sự và các hoạt động chung của công ty. Ngoài ra, CEO còn giữ vai trò là cố vấn chiến lược cho Chủ tịch, đồng thời có thẩm quyền trong việc đưa ra các quyết định quan trọng liên quan đến nhân sự, bao gồm tuyển dụng và thay đổi vị trí của nhân viên cấp cao.
5. Trách nhiệm của giám đốc điều hành
Giám đốc điều hành đóng vai trò rất quan trọng đối với việc quyết định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, trách nhiệm của một vị trí giám đốc điều hành không hề đơn giản. Bên cạnh việc đảm bảo những yêu cầu về công việc thì vị trí giám đốc điều hành cần phải đảm bảo những trách nhiệm chính sau đây:
5.1 Xác định chiến lược dài hạn
Trách nhiệm quan trọng nhất của một Giám đốc điều hành là xác định và thiết lập chiến lược dài hạn cho doanh nghiệp. Trong bối cảnh đầy thách thức khi phải đưa ra quyết định chiến lược, CEO phải hệ thống hóa tầm nhìn và định hướng phát triển một cách rõ ràng, minh bạch.
Điều này đòi hỏi sự truyền đạt cụ thể và chi tiết các ý định đến toàn bộ đội ngũ nhân viên để đảm bảo mọi người đều hiểu rõ mục tiêu và trách nhiệm của mình. Việc này giúp ngăn chặn sự phân tán và rời rạc, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của công ty.
5.2 Hình mẫu lãnh đạo cho nhân viên
Một Giám đốc điều hành không chỉ dẫn dắt doanh nghiệp bằng quyết sách và chiến lược, mà còn thông qua hành động và tác phong của mình. Là người đứng đầu, họ phải thiết lập và duy trì các chuẩn mực, tiêu chuẩn chuyên nghiệp trong tác phong làm việc của mình.
CEO cần phải thể hiện mình là hình mẫu mà họ mong muốn thấy ở các nhân viên của mình, từ đó tạo nên một môi trường làm việc năng động, đạo đức và chuyên nghiệp. Vai trò này không chỉ ảnh hưởng đến văn hóa công ty, mà còn là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng lòng tin và sự tôn trọng từ phía nhân viên.
5.3 Chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh
Vị trí Giám đốc điều hành đòi hỏi phải chịu trách nhiệm toàn diện về hiệu suất và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đây không chỉ là bằng chứng cho khả năng lãnh đạo mà còn là thước đo hiệu quả trong việc thực thi chiến lược và quản lý tổng thể.
CEO cần phải có sự kiểm soát chặt chẽ đối với tất cả các hoạt động kinh doanh, đồng thời đảm bảo rằng mục tiêu và hướng phát triển được truyền đạt một cách rõ ràng và hiệu quả tới toàn thể nhân viên. Việc này không chỉ giúp tối ưu hóa hiệu suất hoạt động mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững và thành công lâu dài của công ty.
5.4 Quản lý và cân bằng nguồn lực doanh nghiệp
Quản lý và cân bằng nguồn lực doanh nghiệp là một trong những trách nhiệm chính của Giám đốc điều hành. Trong môi trường kinh doanh đầy biến động, nơi mà các vấn đề về ngân sách và phân bổ nguồn nhân lực liên tục thay đổi, CEO cần phải có khả năng hiểu rõ và điều chỉnh chiến lược của mình một cách linh hoạt.
Việc này đòi hỏi sự am hiểu sâu rộng về các khía cạnh của doanh nghiệp và khả năng quản lý nguồn lực một cách hiệu quả để đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của công ty.
6. Yêu cầu công việc
Bên cạnh việc hiểu rõ về bản mô tả công việc, nhà tuyển dụng và các ứng viên tìm việc làm cần phải hiểu rõ những yêu cầu cụ thể đối với vị trí Giám đốc điều hành. Đây không chỉ là vị trí đòi hỏi kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, mà còn cần có những kỹ năng, phẩm chất đặc biệt để có thể đáp ứng những trách nhiệm quan trọng của vị trí này. Dưới đây là những yêu cầu cho vị trí Giám đốc điều hành:
6.1 Kiến thức, kinh nghiệm
Giám đốc điều hành cần có kinh nghiệm về kỹ năng chuyên môn mà còn có những kinh nghiệm trong việc giải quyết vấn đề và quản lý khủng hoảng. Họ cần có kiến thức sâu rộng về nhiều khía cạnh của doanh nghiệp như sản phẩm/dịch vụ, tài chính, nhân sự, marketing, kinh doanh. Kinh nghiệm và kiến thức này giúp CEO xác định cơ hội và thách thức, từ đó đưa ra quyết định hợp lý và hiệu quả.
6.2 Tầm nhìn chiến lược
CEO cần có tầm nhìn chiến lược và khả năng nhìn nhận tổng thể các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Họ cần cập nhật kiến thức liên tục để không bị tụt hậu. Một CEO với tầm nhìn chiến lược sẽ dễ dàng quản lý hiệu suất của các bộ phận và khai thác tối đa năng lực của nhân viên.
6.3 Tư duy sáng tạo
CEO cần phải có tư duy sáng tạo, không ngừng nghĩ ra những ý tưởng mới và tiên phong. Sự sáng tạo này là cơ sở cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể đứng vững trước các đối thủ cạnh tranh.
6.4 Truyền cảm hứng
CEO phải có khả năng truyền cảm hứng và tạo động lực cho nhân viên, tìm kiếm và giữ chân những người đồng hành có tư duy tích cực. Họ cần phải là người đầu tiên thể hiện sự cống hiến hết mình cho tổ chức, ngoài ra CEO còn là người động viên và khuyến khích nhân viên thông qua các chế độ đãi ngộ, khen thưởng và tổ chức các cuộc thi đua lành mạnh.
6.5 Tố chất bẩm sinh
CEO cần có những tố chất bẩm sinh như chỉ số thông minh (IQ), chỉ số cảm xúc (EQ), tư duy tổng hợp, phân tích, sáng tạo, tính cách nhanh nhạy, mạnh mẽ, quyết đoán và thần thái của một nhà lãnh đạo, thể hiện qua sự uy lực và quyền lực.
7. Mức lương vị trí giám đốc điều hành (CEO)
Mức lương của CEO phụ thuộc vào ngành nghề và kinh nghiệm làm việc. Theo báo cáo của Navigos Group, ba ngành có mức lương CEO cao nhất bao gồm Ngân hàng – Dịch vụ tài chính, Bảo hiểm nhân thọ và Bất động sản.
Ngành Nghề | Mức lương CEO (USD/tháng) |
---|---|
Ngân hàng – Dịch vụ Tài chính | 40.000 |
Bảo hiểm Nhân thọ | 7.000 – 40.000 |
Bất động sản | 30.000 (Miền Bắc) – 40.000 (Miền Nam) |
8. Tìm việc làm giám đốc tại Muaban.net
Nếu bạn đang tìm hiểu về bảng mô tả công việc giám đốc với mục đích là để thu hút ứng viên hoặc nhà tuyển dụng thì các bạn có thể truy cập vào Muaban.net để thực hiện điều đó. Tại Muaban.net là trang rao vặt tin đăng tuyển dụng, là cầu nối giữa người tìm việc làm và người tuyển dụng. Do đó nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm ứng viên hoặc tìm việc làm giám đốc thì bạn có thể truy cập ngay tại đây.
Đó là toàn bộ thông tin về bảng mô tả công việc giám đốc điều hành, hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về yêu cầu và mô tả công việc của vị trí CEO này. Đừng quên truy cập vào trang blog của Muaban.net thường xuyên để cập nhật những tin tức thú vị khác!
Xem thêm:
- Bảng mô tả công việc nhân viên sales
- Bảng mô tả công việc nhân viên kinh doanh
- Bảng ô tả công việc nhân viên hành chính